You are on page 1of 1

Tình huống 3: câu a) Theo anh/chị,việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với

ông T có phù hợp với pháp luật không?Vì sao?


-Có thể thấy, trong quá trình làm việc ông T có nhiều vi phạm trong công tác quản lý nên
công ty A đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng.Việc chấm dứt hợp đồng lao
động Công ty A có báo trước có báo trước cho ông T kể từ ngày 1/2/2022(3 ngày) và có
thông qua( trao đổi miệng) ban chấp hành công đoàn.
- Ông T và công ty A có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng kể từ ngày
1/1/2021 đến ngày 31/12/2021.Sau khi hết hợp đồng lần 1,ngày 1/1/2022,công ty A và
ông T tiếp tục ký tiếp Phụ lục hợp đồng lao động số 1609007/PLHĐLĐ và thời hạn hợp
đồng tính từ ngày 1/1/2022 không ghi rõ thời gian chấm dứt hợp đồng nên có thể thấy
giữa ông T và công ty A tồn tại hợp đồng không xác định thời hạn.
-Ở đây,việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với ông T là không phù hợp với pháp
luật lao động vì căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 có quy định
khi đơn phương chấm dứt lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên
không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động thì người sử
dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất là 45 ngày đối với hợp đồng lao
động không xác định thời hạn.Trong khi đó việc chấm dứt hợp đồng công ty A chỉ báo
trước với ông T 3 ngày là không phù hợp với quy định của Bộ luật lao động 2019.
-Ngoài ra, theo quy định tại điều 122 của Bộ luật lao động 2019 thì trước khi ra quyết
định kỷ luật sa thải thì Công ty A phải tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện công
đoàn cơ sở của Công ty A và ông T có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác
bào chữa. Việc xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản nhưng Công ty A không
thực hiện.Vì vậy nên việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với ông T là không phù
hợp với quy định của Bộ luật lao động 2019.

You might also like