You are on page 1of 3

*Tóm tắt Bản án số 211/2009/DSPT ngày 16/9/2009 về vụ việc “Tranh chấp di sản

thừa kế”
Nguyên đơn: Anh Phan Văn Được
Bị đơn: Anh Phan Văn Tân,chị Phan Thị Hương
Nội dung: ông Mười và bà Lùng là vợ chồng,hai người có 7 người con
là:Thảo,Tân,Xuân,Nhành,Hoa,Được,Hương.Di sản để lại là một căn nhà cấp 4 diện tích
khoảng 100m2 tại khu Kim Sơn,thị trấn Long Thành.Ngày 8/7/2004 bà Lùng để lại nhà
đất cho 7 người con đồng thời thừa hưởng để thừa cúng cho mẹ.Anh Được là người quản
lý nhà đất.Năm 2005, năm anh chị em họp lại chia di sản của mẹ anh,nhưng anh Tân và
chị Hương không đồng ý. Anh Được yêu cầu chi di sản thừa kế của mẹ anh cho 7 anh chị
em,anh Được được sở hữu sử dụng nhà đất và chia bằng tiền cho 6 anh chị em tương ứng
với phần di sản được hưởng.
Quyết định của Toà án: Toà án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Được đối với anh
Tân và chị Hương cùng những người có nghĩa vụ liên quan về việc tranh chấp di sản thừa
kế giao cho anh Được quyền sở hữu sử dụng căn nhà diện tích 57,25 m 2.Anh Được phải
có trách nhiệm thanh toán giá trị di sản thừa kế cho anh Tân và chị Hương mỗi người số
tiền là 37.424.000 đ.

*Di sản dùng vào việc thờ cúng:


Câu 4.4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh
chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
-Ngoài anh Tân,chị Hương không đồng ý việc chia di sản thì năm anh chị em còn lại đều
đồng ý.Nội dung trong bản án là: “ Ngày 8/7/2004 mẹ anh lập di chúc để lại đất cho 07
anh chị em, hiện tại anh quản lý nhà đất , năm 2005 năm anh chị em họp lại chia di sản
của mẹ anh, nhưng anh Tân và chị Hương không đồng ý.”
Câu 4.5: Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
-Toà án chấp nhận chia di sản dùng vào việc thờ cúng chia bảy anh chị em .Đoạn của di
chúc cho thấy Toà án đã chấp nhận là: “Tại tờ di chúc ngày 8 tháng 7 năm 2004 bà Lùng
để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ,anh Được là người
đang quản lý di sản, hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho
anh Được sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận” , “Vì vậy anh Được được sở hữu phần của
anh Thảo,anh Xuân,anh Nhành,chị Hoa,và phần của anh Được tổng số là 187.120.000đ,
anh Được phải thanh toán cho anh Tân,chị Hương, mỗi người là 37.424.000đ”.
Câu 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS và giải
pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.
- Về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng: có thể thấy ở khoản 3 Điều 648 và Điều 670
Bộ luật dân sự 2005 đều cho phép người lập di chúc có quyền để lại một phần tài sản của
mình dùng vào việc thờ cúng và nghiễm nhiên phần tài sản này không được dùng để chia
thừa kế.Kế thừa những quy định đó tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về
phần tài sản di chúc chỉ định dùng vào việc thờ cúng cũng không được chia thừa kế chỉ
được phép để lại một phần di sản vào việc thờ cúng.Tuy nhiên lại không xác định rõ một
phần là bao nhiêu.Điều này,sẽ tạo ra sự khác biệt trong mỗi Toà án bởi mỗi Toà án sẽ có
sự xác định về “một phần” khác nhau.Do đó,trong tương lai cần có những sửa đổi,bổ
sung thích hợp đối với quy định về di sản thờ cúng như trên.
-Về giải pháp của Toà án,theo em trong vụ việc được nghiên cứu của Toà án có phần
chưa thuyết phục.Điểm không hợp lý đó là theo khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự 2005
quy định:
“Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng
thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ
định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.”. Mà di sản là tài sản thuộc
sở hữu của người chết.Nó bao gồm:vật,tiền,giấy tờ có giá và quyền tài sản.Do đó quyền
sử dụng đất không thể là toàn bộ tài sản của người chết.Như vậy,để lại di sản hoàn toàn
có thể định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất của mình trong việc thờ cúng.Vậy nên,việc bà
Lùng viết di chúc để lại căn nhà cấp 4 trên diện tích khoảng 100m 2 đất là hoàn toàn hợp
lý và có căn cứ. Bên cạnh đó,phần diện tích đất cũng không đáng kể.Vì thế đáng lý ra
phần tài sản này không thuộc sở hữu riêng của bất cứ cá nhân nào và không được quyền
chuyển dịch,sử dụng đất này. Trong vụ việc này thì Toà án chấp nhận chia thừa kế căn
nhà cấp 4 là di sản thừa kế là không đúng.Thay vào đó,thì Toà án cần phải xem xét tìm
người quản lý phần di sản trên vì trong di chúc của bà Lùng không có chỉ định một người
quản lý di sản.Toà án cần tạo điều kiện cho các con của bà Lùng cũng là những người
thừa kế của bà thoả thuận đề cử ra 1 người quản lý phần di sản này và có trách nhiệm
trong việc thờ cúng.

You might also like