You are on page 1of 5

I )Lý thuyết:

1. Phân tích định nghĩa việc làm theo quy định pháp luật Việt Nam.Hãy cho biết ý
nghĩa pháp lý của những định nghĩa này.
- Theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật lao động 2019 có quy định: “Việc làm là hoạt động lao
động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm”
-Từ định nghĩa trên ta có thể thấy rõ dưới góc độ pháp lý ,việc làm được cấu thành bởi 3
yếu tố:
+ Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản
xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ
thống,tính thường xuyên và tính nghề nghiệp.Vì vậy người có việc làm thông thường
phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và
trong thời gian tương đối ổn định.
+ Tạo ra thu nhập: là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập.
+ Hoạt động này phải hợp pháp:hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái
pháp luật,không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm.Tuỳ theo điều
kiện kinh tế-xã hội,tập quán,quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy
định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là
việc làm.Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lý của việc làm.
2.So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
+Giống nhau:
-Đều có chức năng tư vấn,giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao
động,cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động,thu thập,cung
cấp thông tin về thị trường lao động,tổ chức đào tạo,tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm
việc làm và đào tạo kỹ năng,dạy nghề,hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ
nghề này sang nghề khác.
-Được thu phí,miễn giảm thuế,tự chủ về tài chính.
-Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm,đều là tổ chức dịch vụ việc làm.
+Khác nhau:
Trung tâm dịch vụ việc Doanh nghiệp hoạt động
làm dịch vụ việc làm
Cơ sở pháp lý -Điều 37 Luật Việc làm -Điều 39 Luật Việc làm
Bản chất Đơn vị sự nghiệp việc Doanh nghiệp(bản chất
làm(bản chất xã hội). kinh tế).
Mục đích chủ yếu -Hỗ trợ người lao động tìm -Tìm kiếm lợi
kiếm việc làm:cung cấp nhuận:hoạt động dịch vụ
thông tin việc làm,giới việc làm có thu phí.
thiệu việc làm. -
-Thực hiện các vấn đề về
bảo hiểm thất nghiệp.
Thành lập -Thành lập và hoạt động -Có giấy phép hoạt động
theo quy định của Chính dịch vụ việc làm do UBND
phủ,phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc Sở lao động
do Thủ tướng Chính phủ Thương binh xã hội được
phê duyệt. uỷ quyền cấp.
Chủ thể thành lập -Cơ quan nhà nước,tổ chức -Bất kỳ chủ thể nào phù
chính trị-xã hội hợp với quy định của Luật
doanh nghiệp.
Trách nhiệm -Xây dựng và thực hiện kế -Báo cáo về tình hình hoạt
hoạch hoạt động hằng năm động của doanh nghiệp 6
đã được cấp có thẩm quyền tháng,hàng năm(Cơ sở
phê duyệt pháp lý:Điều 4 Nghị định
-Cung cấp thông tin về thị 52/2014/NĐ-CP).
trường lao động cho các cơ
quan tổ chức ,phân tích dự
báo thị trường lao động
phục vụ xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội.
3) Phân tích trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước và của người sử dụng lao
động
+Trách nhiệm của nhà nước trong việc giải quyết việc làm
-Thứ nhất,Nhà nước định ra chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội năm năm và hằng năm.Chỉ tiêu việc làm mới có thể hiểu là số lao động mới cần
tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp,tổ chức,đơn vị cá nhân sử dụng
lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập
hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động,sắp xếp lại lao động.Có thể nói định
ra chỉ tiêu việc làm mới là bước đầu trong chính sách giải quyết việc làm cho người lao
động.Dựa vào chỉ tiêu việc làm mới,nhà nước có thể đánh giá được cung-cầu của thị
trường lao động.Từ đó,nhà nước có các kế hoạch phát triển kinh tế để tạo ra việc làm
mới,đồng thời quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề để đảm bảo cầu đủ cho cung và cung
đáp ứng được cầu.
-Thứ hai,Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo ra việc làm cho người lao động.Để
thực hiện chính sách này,Nhà nước đề ra hai giải pháp:
+Một là,hỗ trợ người lao động để họ tự tạo việc làm,hỗ trợ người lao động
tìm kiếm việc làm trong nước hoặc nước ngoài và thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động.
+Hai là,tạo điều kiện thuận lợi cho NSDLĐ phát triển,mở rộng hoạt
động,sản xuất kinh doanh để tạo ra việc làm cho NLĐ bằng các biện pháp cụ thể
-Thứ ba,Nhà nước lập chương trình việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ
trợ tạo ra việc làm cho NLĐ.
-Thứ tư,Nhà nước cho phép thành lập và phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc
làm.
+Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc giải quyết việc làm
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, khi có nhu cầu nhân công lao động thì
người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm
để tổ chức tuyển chọn người lao động.
- Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho một số đối
tượng lao động đặc thù, trường hợp nhiều người cùng có đủ điều kiện tuyển dụng thì
phải ưu tiên tuyển dụng lao động là thương, bệnh binh; con liệt sĩ, con thương bệnh
binh, con em gia đình có công; người tàn tật, phụ nữ, người có quá trình tham gia lực
lượng vũ trang, người tham gia lực lượng thanh niên xung phong, người đã bị mất
việc làm từ một năm trở lên.
- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ
lệ người lao động là người tàn tật, lao độngû nữ vào làm việc. Doanh nghiệp tiếp nhận
số người lao động là người tàn tật vào làm việc thấp hơn tỷ lệ quy định thì hàng tháng
phải nộp vào quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền theo quy định, nếu cao
hơn thì khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất sẽ
được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm. Doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của
Nhà nước.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động dịch vụ, người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động phải đảm bảo công việc thường xuyên liên tục theo hợp
đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, phải có trách nhiệm tổ chức nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho người lao động theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật và làm việc
có trách nhiệm, hiệu quả cao. Phải đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang
làm việc mới trong doanh nghiệp.
- Khi có sự thay đổi về cơ cấu hoặc công nghệ mà cần phải cho người lao động thôi
việc, người sử dụng lao động căn cứ vào nhu cầu của công việc và thâm niên làm việc,
tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi
việc sau khi đã trao đổi nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải công bố
danh sách. Trước khi quyết định cho thôi việc phải báo cho cơ quan lao động địa
phương biết để cơ quan này nắm được tình hình lao động của địa phương và có kế
hoạch hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hoặc tạo điều kiện giải quyết việc làm cho
người lao động mất việc làm.
4)Hãy cho biết ý nghĩa của Quỹ giải quyết việc làm đối với vấn đề giải quyết việc
làm.
-Quỹ giải quyết việc làm có các ý nghĩa như sau:
+ Đóng vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia.
+ Quỹ có mục đích trực tiếp hỗ trợ,duy trì và tạo việc làm cho người lao động,người
sử dụng lao động
+Trợ giúp các chương trình,dự án tạo việc làm,trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc
làm;trung tâm áp dụng khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng lao động.
+Quỹ được sử dụng làm vốn cho vay để giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu của
chương trình giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho giải quyết việc làm cấp
huyện.
5) Theo bạn,nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghề,đào
tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với người lao động được pháp luật lao
động Việt Nam quy định như thế nào?
-Theo Điều 60 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho
việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng
nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động
trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Theo quy định trên, về cơ bản người sử dụng lao động có 02 trách nhiệm về hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề:

+ Người lao động bắt buộc phải có hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động. Để đảm bảo cho các hoạt động
này được diễn ra thường xuyên, liên tục trong các năm, người sử dụng lao động phải xây
dựng kế hoạch hàng năm và dành kinh phí cho các hoạt động đào tạo này. Kế hoạch hàng
năm về đào tạo của người sử dụng lao động có thể được xây dựng chung với các kế
hoạch khác của người lao động hoặc được xây dựng riêng. Kinh phí cho đào tạo được
người sử dụng lao động trích ra từ số tiền của mình, không thu từ người lao động.

+Sau khi đã xây dựng kế hoạch hàng năm và trích kinh phí thì người sử dụng lao động
phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm. Để đảm bảo
các hoạt động này chắc chắn được diễn ra, người sử dụng lao động phải thông báo kết
quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao
động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thông báo kết quả này không chỉ có giá trị chứng
minh người sử dụng lao động thực hiện được đầy đủ các hoạt động đào tạo cần thiết mà
còn giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm rõ tình hình của người sử dụng lao động,
người lao động, đánh giá đúng về chất lượng lao động, việc làm trên thị trường lao động,
trong các doanh nghiệp và người sử dụng lao động khác.

You might also like