You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ

BÀI THẢO LUẬN


Buổi thảo luận 2
Môn: Luật Lao động
Giảng viên: Lê Ngọc Anh

Lớp: AUF47

1
Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành công
việc
Bùi Thị Thanh Mai 2253601015166 Hoàn thành tốt
Thiềm Gia Hân 2253801015098 Hoàn thành tốt
Trịnh Thị Thanh Ngân 2253801015199 Hoàn thành tốt
Nguyễn Thị Huyền Diệu 2253801012041 Hoàn thành tốt
Nguyễn Như Ngọc 2253801013118 Hoàn thành tốt

2
A. Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức
2. Hãy phân tích quan điểm của ILO về việc làm bền vững.
Theo ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc
làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm được
tôn trọng. mục tiêu chính của ILO ngày nay là tạo cơ hội cho nam và nữ có
được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn
và tôn trọng giá trị nhân phẩm. Theo Tổng giám đốc ILO Juan Somavia thì việc
làm bền vững là kết quả của sự nỗ lực giảm nghèo, nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc hướng tới đạt được sự công bằng trong lao động. Chiến lược hành
động của ILO là thông qua các chương trình cụ thể để phát triển việc làm bền
vững với tiêu chí là định hướng cho các chính sách kinh tế - xã hội của các nước
dựa trên sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý và sự tham gia của nhiều phía
trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Năm 2007, ILO phát triển khái niệm việc làm bền vững gồm 04 vẩn đề:
 Việc làm đầy đủ quyền con người với đúng trình độ cá nhân;
 việc làm với các điều kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ hội phát
triển và hoàn thiện các kĩ năng cá nhân;
 Việc làm có an sinh xã hội (ASXH), an toàn tại nơi làm việc hướng tới
chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro;
 Việc làm có đối thoại xã hội thông qua tự do hiệp hội, tự do phát ngôn,
được tham gia đối thoại cởi mở giữa Chính phủ, người sử dụng lao động
và người lao động, được tham gia xây dựng các chính sách, chiến lược có
liên quan.

3. Hãy trình bày chức năng của Trung tâm dịch vụ việc làm Tp.HCM và thực tiễn
thực hiện các chức năng này trong thời gian qua. So sánh trung tâm dịch vụ việc
làm với hoạt động dịch vụ việc làm.

Chức năng của Trung tâm dịch vụ việc làm Tp.HCM bao gồm:
- Hoạt động tư vấn.
- Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của
người sử dụng lao động.
- Thu thập phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng,
dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di
chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và
các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.
- Tổ chức thực hiện chương trình việc làm của Thành Phố theo kế hoạch được Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội giao hằng năm.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ lao động cho các văn phòng đại diện, tổ chức, cá nhân nước ngoài
theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Thành phố.
3
- Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn, theo số liệu thống kê từ Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm, các trung tâm dịch vụ việc làm đã tiếp nhận 146.000
hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, hơn 128.000 người được hỗ trợ giải
quyết trợ cấp thất nghiệp.
Quý I/2023, các trung tâm dịch vụ việc làm đã giới thiệu việc làm cho gần 350.000
người; hơn 4.200 người được hỗ trợ học nghề.
Tuy nhiên, bước vào quý II/2023, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước khó khăn
kéo theo thị trường lao động, việc làm có nhiều biến động.
Nguyên nhân do ảnh hưởng từ việc lạm phát ở nhiều quốc gia đẩy giá thành nguyên vật
liệu tăng cao, xung đột địa chính trị dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này
khiến nhiều doanh nghiệp trong nước thiếu đơn hàng phải cắt giảm giờ làm, người lao
động tạm ngừng việc hoặc thôi việc…,

Để chủ động ứng phó với thực trạng trên, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ
Chí Minh luôn bám sát tình hình sử dụng lao động, phương án cắt giảm lao động của
các doanh nghiệp cũng như nguyện vọng của người lao động để đưa ra những giải pháp
phù hợp như tư vấn, hướng dẫn, giám sát doanh nghiệp giải quyết chế độ chính đáng
cho người lao động bị thôi việc, mất việc (đảm bảo tiền lương, phép năm, trợ cấp thôi
việc, mất việc, đóng và chốt sổ bảo hiểm xã hội theo quy định); rà soát, sàng lọc lao
động và lên kế hoạch hỗ trợ pháp lý, đào tạo lại; đồng thời tổ chức sàn giao dịch việc
làm, kết nối với các doanh nghiệp khác và những đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ việc làm để có nhiều kênh thông tin về việc làm, kịp thời hỗ trợ người lao động
ngay khi doanh nghiệp lên kế hoạch cắt giảm.

Tóm lại, trong thời gian qua Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh đã
thực hiện được hầu hết các chức năng mà Trung tâm đề ra và đang không ngừng hoàn
thiện chất lượng các dịch vụ của mình.

- Điểm giống nhau giữa trung tâm dịch vụ việc làm với hoạt động dịch vụ việc làm:
 Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
 Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
 Thu thập, cung cấp, phân tích và dự báo thị trường lao động.
 Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
CSPL: Điều 38, 40 Luật Việc làm 2013.

- Điểm khác nhau:


Trung tâm dịch vụ việc làm Hoạt động dịch vụ việc làm
Cơ sở pháp - Điều 37 Luật Việc làm 2013 - Điều 39 Luật Việc làm 2013
lý - Nghị định 196/2013/NĐ-CP - Nghị định 52/2014/NĐ-CP

Cách thức - Được thành lập và hoạt động - Là doanh nghiệp được thành lập
4
thành lập và phải phù hợp với quy hoạch do và hoạt động theo quy định của
hoạt động Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. pháp luật về doanh nghiệp.

Hình thức - Là đơn vị sự nghiệp công lập. - Là doanh nghiệp.


hoạt động
Chức năng - Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ - Hoạt động dịch vụ việc làm thu
hưởng bảo hiểm thất nghiệp. phí theo quy định của pháp luật về
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, giới phí, lệ phí.
thiệu, cung cấp thông tin việc làm - Hoạt động vì mục đích có lợi
miễn phí. nhuận.

Điều kiện Không có - Phải có giấy phép hoạt động dịch


(nếu có) vụ việc làm do cơ quan quản lý
nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.

B. Câu hỏi, bài tập nâng cao


Tình huống: Tranh chấp về yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo
 Nguyên đơn: Công ty TNHH Công nghiệp K (Sau đây gọi tắt là Công ty); địa
chỉ: Đường 24/3, thị trấn C, huyện S, tỉnh Phú Yên. Uỷ quyền cho ông Đặng
Thế S - Trưởng phòng Hành chính (theo văn bản uỷ quyền ngày 10/12/2020 của
Tổng giám đốc Công ty); có mặt.
 Bị đơn: Ông Đặng Trường A, sinh năm 1984; nơi cư trú: thôn N, xã S, huyện S,
tỉnh Phú Yên; có mặt.
Người kháng cáo: Nguyên đơn công ty TNHH Công nghiệp K
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện ngày 22/10/2020 và quá trình giải quyết vụ án, đại diện nguyên đơn
trình bày:
Ngày 10/3/2016, Công ty TNHH công nghiệp K (gọi tắt là Công ty) tuyển dụng và ký
kết hợp đồng lao động tuyển dụng ông Đặng Trường A vào làm việc tại công ty thời
hạn 3 năm. Ngày 26/3/2016, Công ty và ông A ký bản cam kết sau đào tạo, tuy nhiên
bản cam kết không nêu rõ thời gian đào tạo, kinh phí đào tạo. Sau đó, ông A được cử đi
đào tạo để nhận chứng chỉ Trưởng ca vận hành chuyên ngành điện đồng phát. Công ty
đã cử ông A tham gia 02 khoá đào tạo, sát hạch đặc biệt do Trung tâm điều độ hệ thống
điện quốc gia tổ chức, cụ thể:
 Lần đầu: Từ ngày 29/3/2016 đến ngày 31/3/2016 tại thành phố Q, tỉnh B nhưng
ông A trượt kỳ thi này.
 Lần hai: Từ ngày 10/10/2016 đến ngày 13/10/2016 tại thành phố N, tỉnh K và
ông A đậu kỳ thi này.

5
Ngoài ra, ông A còn tham gia quá trình đào tạo lý thuyết tập trung do Công ty tổ chức
từ tháng 6/2016 đến tháng 11/2017.
Ngày 02/01/2019, ông A ký phụ lục hợp đồng lao động 2019 tiếp tục làm việc đến
ngày 21/01/2019 ông A nhận thưởng nội bộ và cam kết tiếp tục làm việc 01 năm tính
từ ngày 01/01/2019, nếu nghỉ việc phải hoàn trả tiền thưởng.
Trong các ngày 15/2/2019 và 21/2/2019, Công ty đã làm việc với ông A để thỏa thuận
ký hợp đồng lao động mới nhưng ông A không đồng ý. Đến ngày 28/2/2019, Công ty
và ông A có buổi làm việc, lập thành văn bản nhưng hai bên vẫn không đi đến thống
nhất để ký hợp đồng lao động mới. Ngày 01/3/2019 ông A tự ý nghỉ việc không thông
báo cho công ty biết. Công ty nhiều lần thông báo, giải thích đề nghị ông A quay lại
làm việc, nếu không phải hoàn trả chi phí đào tạo và các khoản khác do vi phạm cam
kết nhưng ông A không hợp tác. Nay, Công ty khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông A
hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo và các khoản chi phí khác do vi phạm cam kết với số
tiền 270.267.351đ, cụ thể:
Tiền thưởng đặc biệt 2018: 2.880.000đ; Tiền lương (từ tháng 3/2016 đến tháng
02/2017): 61.288.196đ; Tiền bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp: 9.988.000đ; Trợ cấp
tiền ăn: 365.500đ; Tiền phí công đoàn 2%: 908.000đ; Tiền bảo hiểm tai nạn: 576.124đ;
Chi phí khám sức khỏe: 356.000đ; Chi phí đào tạo tập trung tại Công ty: 13.250.000đ;
Tiền ăn, ở, đi lại tại Quy Nhơn: 1.452.879đ; Tiền ăn, ở, đi lại tại Nha Trang:
2.355.152đ; Tiền lệ phí thi: 50.000.000đ; Đồng phục, giày bảo hộ: 769.500đ; Chi phí
thiệt hại: 126.078.000đ.
Đối với việc ông A tự ý nghỉ việc vì cho rằng thời hạn trong hợp đồng lao động đã hết,
Công ty không yêu cầu xem xét trách nhiệm và giải quyết bồi thường theo pháp luật.
Đơn phản tố ngày 18/4/2021 và quá trình giải quyết vụ án, bị đơn Đặng Trường A trình
bày: Tôi thừa nhận có ký hợp đồng lao động ngày 10/3/2016, Bản cam kết sau đào tạo
ngày 26/3/2016, các phụ lục hợp đồng lao động ngày 14/1/2017, ngày 02/1/2018, ngày
02/1/2019 và thỏa thuận tiền thưởng các năm 2016,2017,2018 và cam kết tiền thưởng
ngày 21/01/2019. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tôi không đồng ý vì: Căn
cứ Điều 19 BLLĐ 2019 thì thời hiệu khởi kiện đã hết do đó tôi đề nghị HĐXX đình chỉ
giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đồng thời yêu cầu giải quyết buộc
Công ty trả tiền lương + tiền trợ cấp tăng ca tháng 02/2019 thành tiền 6.734.000đ.
Tại bản lao động sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 15 tháng 9 năm 2021 của TAND
Huyện S đã quyết định:
Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc bị đơn Đặng
Trường A phải hoàn trả cho Công ty TNHH Công nghiệp K tổng số tiền
57.697.648đ gồm các khoản chi phí đào tạo, tiền lương và tiền thưởng đặc biệt
năm 2018.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án
của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng bên phải thi hành
án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 BLDS.
2. Không chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về hoàn trả chi phí đào tạo
và tiền lương với tổng số tiền 73.528.579đ.

6
3. Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn về áp dụng thời hiệu
đình chỉ giải quyết vụ án.
4. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện với tổng số tiền 139.041.124đ của nguyên
đơn.
5. Đình chỉ một phần yêu cầu phản tố buộc Công ty trả tiền lương + tiền trợ cấp
tăng ca tháng 02/2019 thành tiền 6.734.000đ của bị đơn.
6. Hậu quả của việc đình chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, thời hạn kháng cáo và quy định về thi hành án của
đương sự.
Ngày 29/9/2021, nguyên đơn công ty TNHH công nghiệp K có đơn kháng cáo toàn bộ
bản án sơ thẩm yêu cầu chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn bồi
thường tổng chi phí đào tạo là 144.189.351đ. Tại đơn kháng cáo bổ sung ngày
24/9/2021, nguyên đơn yêu cầu bị đơn hoàn trả tiền lương và tiền lương người dạy mà
KCP chi trả với tổng số tiền 74.538.196đ, và giữ nguyên các nội dung khác của bản án.
Ngày 14/10/2021, bị đơn ông Đặng Trường A kháng cáo quá hạn. Toà án cấp phúc
thẩm không chấp nhận kháng cáo quá hạn của bị đơn vì lý do kháng cáo quá hạn không
chính đáng.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Nguyên đơn chỉ yêu cầu hoàn trả khoản tiền lương từ tháng 3/2016 đến tháng 2/2017 là
61.288.196đ. Riêng khoản tiền thưởng đặc biệt 2.880.000đ và khoản tiền lương chi trả
ông Châu Quang S đào tạo nội bộ với số tiền 13.250.000đ nguyên đơn xin rút lại yêu
cầu.
Bị đơn cho rằng thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn không còn nên đề nghị Tòa đình
chỉ vụ án, việc bị đơn nghỉ việc là do yêu cầu công ty tăng chế độ nhưng không thực
hiện,
Hỏi:
a. Bị đơn cho rằng, “việc bị đơn nghỉ việc là do yêu cầu công ty tăng chế độ
nhưng không thực hiện”. Vậy, bị đơn có bị xem là vi phạm cam kết làm
việc hay không? Vì sao?
Bị đơn có bị xem là vi phạm cam kết làm việc. Theo cam kết lao động mà ông A đã tự
ký vào ngày 10/3/2016 với thời hạn 3 năm và bản cam kết sau đào tạo được ông A ký
vào ngày 26/3/2016 thì việc ông A tự ý nghỉ việc mà không thông báo cho công ty biết
vào ngày 1/3/2019 là đã vi phạm cam kết làm việc. Ngoài ra ông A có ký cam kết tiếp
tục làm việc 01 năm tính từ ngày 01/01/2019, nếu nghỉ việc phải hoàn trả tiền thưởng
nên việc ông A vi phạm cam kết này cũng dẫn đến cơ sở cho việc hoàn trả. Chiếu theo
Điều 37 BLLĐ 2012, trường hợp của ông A không thoả mãn các điều kiện để được đơn
phương chấm dứt hợp đồng, vì vậy ông A đã vi phạm cam kết làm việc, đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Ông A có nghĩa vụ theo Điều 43 BLLĐ 2012 vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái
pháp luật. Ngoài ra ông A cũng phải trả phí đào tạo theo Điều 62 luật này.
b. Dựa vào tình huống nêu trên, hãy soạn và tư vấn cho người sử dụng
lao động các trường hợp mà người lao động phải hoàn trả chi phí
đào tạo và cách tính chi phí đào tạo mà người lao động phải hoàn
trả?
7
Có 3 trường hợp mà người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo:
- Trường hợp thứ nhất: NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62
BLLĐ 2012 và trong hợp đồng có điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
và các khoản bồi thường khác (nếu có) khi NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc
cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nếu NLĐ không thực hiện đúng theo các
cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề thì NLĐ sẽ phải hoàn trả chi phí đào
tạo và các khoản bồi thường khác (nếu có) cho NSDLĐ nếu vi phạm các cam kết trong
hợp đồng đào tạo nghề, kể cả khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hay đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

- Trường hợp thứ hai: NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62
BLLĐ 2012 nhưng trong hợp đồng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả
chi phí đào tạo hoặc bồi thường do NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho
doanh nghiệp. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo hoặc
bồi thường cho NSDLĐ nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật
hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật (trong các trường
hợp được quy định tại Điều 36 và 37 BLLĐ 2012).

- Trường hợp thứ ba: Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
thì NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 43
BLLĐ 2012, kể cả trong trường hợp giữa NSDLĐ và NLĐ không ký hợp đồng đào tạo
nghề, hoặc có ký hợp đồng đào tạo nghề nhưng trong hợp đồng không quy định về về
thời gian NLĐ cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo, chi phí đào
tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Trước đó, 2 bên ký kết hợp đồng lao động. Sau đó 15 ngày, Công ty và ông A ký bản
cam kết sau đào tạo (Đào tạo nghề). Tuy nhiên, bản cam kết không nêu rõ thời gian đào
tạo, kinh phí đào tạo.

Như vậy, ở tình huống trên NSDLĐ có thể áp dụng cả trường hợp 1 và 3
Áp dụng trường hợp 1 vì tuy trong cam kết không quy định cụ thể kinh phí đào tạo
nhưng vẫn có thể có quy định trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp
NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động. Còn trường hợp 3, NLĐ là ông A tự ý nghỉ việc mà
không thông báo cho công ty biết. Mặc dù công ty đã nhiều lần thông báo, giải thích đề
nghị ông A quay lại làm việc, nhưng ông A không hợp tác. Ông A đã vi phạm hợp
đồng lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

c. Dựa vào tình huống nêu trên, hãy soạn và tư vấn hãy soạn và tư vấn
cho người lao động các trường hợp mà người lao động không phải
hoàn trả chi phí đào tạo.
Trong trường hợp NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62
BLLĐ 2012 nhưng trong hợp đồng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả
chi phí đào tạo hoặc bồi thường do NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho
8
doanh nghiệp. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo hoặc
bồi thường cho NSDLĐ nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật
hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật (trong các trường
hợp được quy định tại Điều 36 và 37 BLLĐ 2012).
Áp dụng trường hợp 2 vì ngay từ đầu công ty và ông A không có thỏa thuận kĩ trong
cam kết về vấn đề kinh phí đào tạo và ông A đơn phương chấm dứt hợp đồng theo
đúng pháp luật, dẫn đến không thể quy định rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
trong trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động là bao nhiêu.

—HẾT—

You might also like