You are on page 1of 7

- LUẬT VIỆC LÀM 2013

- LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2014


BÀI 2: VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ
I. VIỆC LÀM
1. Khái niệm
a. Dưới góc độ pháp lý
- Theo ILO: Quan niệm về việc làm của ILO được thể hiện qua khái
niệm người có việc làm: “Người có việc làm là những người làm một
việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán
bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang
tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không
được nhận tiền công hoặc hiện vật.”
- Theo PLLĐ VN: Điều 9 BLLĐ 2019: “Việc làm là hoạt động lao
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.”
- Phản ánh được tính kinh tế, XH và dấu hiệu đặc trưng pháp lý của NN
pháp quyền
- Cấu thành bởi 3 yếu tố: là hoạt động lao động có
 Yếu tố lao động trong việc làm khác với lao động thông thường
ở chỗ phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và chuyên
nghiệp
 Yếu tố tạo ra thu nhập (thu nhập trực tiếp và gián tiếp – khả
năng thu nhập trong tương lai)
 Phải hợp pháp (có sự khác nhau ở các quốc gia do quan niệm
đạo đức, chính trị), phải được pháp luật cho phép thực hiện,
được pháp luật thừa nhận
b. Dưới góc độ kinh tế - lao động
- “Việc làm là một vấn đề có tính cá nhân, trong đó có sự trả công
(bằng tiền hoặc hiện vật) do có sự tham gia có tính chất cá nhân và
trực tiếp của NLĐ vào quá trình sản xuất”
c. Dưới góc độ kinh tế - xã hội
- “Việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm
biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người”
2. Trách nhiệm giải quyết việc làm
- Là trách nhiệm chung của toàn XH
a. Trách nhiệm giải quyết việc làm của NN
- NN phải có trách nhiệm tạo ra các cơ chế chính sách việc làm, chỉ tiêu
việc làm
- Có sự thay đổi trong các thời kỳ kinh tế
b. Trách nhiệm giải quyết việc làm của NSDLĐ
- Đảm bảo đúng việc làm cho những NLĐ đã thỏa thuận trong hợp
đồng
- Trách nhiệm giải quyết việc làm chung cho mọi đối tượng lao động
trong XH
- NN có sự hỗ trợ cho NSDLĐ về thuế, vốn trong các trường hợp có sử
dụng nguồn lao động là nữ, người khuyết tật
c. Trách nhiệm của NLĐ đối với vấn đề giải quyết việc làm
- Bản thân NLĐ phải nỗ lực tìm kiếm việc làm cho chính mình
- Tự đăng ký học nghề để nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn
- Có hỗ trợ học phí học nghề
II. HỌC NGHỀ, TẬP NGHỀ
1. Quyền học nghề và dạy nghề
a. Quyền học nghề (Khoản 1 Điều 59 BLLĐ 2019), Quyền dạy
nghề (Khoản 2 Điều 59 BLLĐ 2019)
- Được quyền lựa chọn nghề học, nơi học
- Các hình thức học nghề tại doanh nghiệp
 NSDLĐ tuyển người vào đào tạo nghề để làm việc (điều 61
BLLĐ)
 Học nghề để làm việc cho NSDLĐ là việc NSDLĐ tuyển
người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc
 Thời gian học nghề: theo chương trình đào tạo của từng
trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp
 NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
cho NLĐ trong quá trình thực hiện HĐLĐ (điều 60, 62 BLLĐ)
 Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
cho NLĐ không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của
NSDLĐ. NSDLĐ xây dựng kết hoạch hằng năm và dành
kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề....Đồng thời hằng năm, NSDLĐ phải báo
cáo về kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ....Cho Sở LĐTBXH
 Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
cho NLĐ ở trong nước hay nước ngoài từ kinh phí của
NSDLĐ được thực hiện dưới hình thức Hợp đồng đào
tạo nghề
- Tập nghề (điều 61 BLLĐ)
 Để làm việc cho NSDLĐ là việc NSDLĐ tuyển người vào để
hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc
làm tại nơi làm việc
 Thời gian tập nghề: không quá 3 tháng
- NSDLĐ tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình
thì:
 Không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
 Không được thu học phí
 Phải đăng ký hợp đồng đào tạo theo quy định Luật Giáo dục
nghề nghiệp
 Nếu người được học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham
gia lao động thì NSDLĐ phải trả lương theo mức do 2 bên thỏa
thuận
- Điều kiện người học nghề, tập nghề
 Đủ 14 tuổi trở lên
 Có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của học nghề
 Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành phải
từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao
2. Hợp đồng đào tạo nghề (điều 61, 62 BLLĐ)
a. Khái niệm
- Hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp NLĐ được đào tạo
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước
ngoài từ kinh phí của NSDLĐ, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho
NSDLĐ
b. Hình thức hợp đồng đào tạo nghề
- Hợp đồng đào tạo nghề phải được ký kết bằng văn bản và phải làm
thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản

c. Nội dung
III. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Khái niệm
- Là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị
mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm
việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2. Đối tượng áp dụng
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định giới hạn
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
- Người lao động theo quy định nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp
việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều
hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì NLĐ và NSDLĐ của
hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm
thất nghiệp
3. Mức đóng
- NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng
- NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang
tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- NN hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
của những NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách
trung ương bảo đảm
4. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Trợ cấp thất nghiệp
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
- Hỗ trợ học nghề
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì
việc làm cho NLĐ
- Hưu trí
a. Trợ cấp thất nghiệp
- Điều kiện hưởng: điều 49 Luật Việc làm
 Chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc
 Đã đóng BH thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian
24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đối với
HĐLĐ – HĐ làm việc không xác định thời hạn và HĐLĐ – HĐ
làm việc từ 12 tháng – 36 tháng
 Đã đóng BH thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên đối với HĐLĐ
theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng
 Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ
việc làm
 Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ
hưởng BH thất nghiệp (ở trung tâm dịch vụ việc làm), trừ các
trường hợp sau
 Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
 Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
 Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc
 Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù
 Chết
- Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập của VN
- Doanh nghiệp dịch vụ việc làm là một doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực việc làm
- Trung tâm dịch vụ việc làm có chức năng thu tiền BH thất nghiệp còn
doanh nghiệp dịch vụ việc làm thì không có chức năng này
- Tại sao sau khi nộp hồ sơ lên TTDVVL thì sau 15 ngày mới được
hưởng trợ cấp BH thất nghiệp?
 Nhằm mục đích để NLĐ tự mình cố gắng tìm kiếm việc làm,
trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thật sự chỉ trợ cấp cho những
người thất nghiệp thật sự
- Mức hưởng trợ cấp BH thất nghiệp: điều 50 Luật Việc làm, điều 88
TT 28/2015
 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của NLĐ được xác
định như sau
- Thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: điều 50 Luật Việc làm
 Từ đủ 12 tháng – 36 tháng: được hưởng 3 tháng
 Sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng: được hưởng thêm 1 tháng
nhưng tối đa không quá 12 tháng
- Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
 Được tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ
cấp thất nghiệp
b. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
- Điều 54 Luật Việc làm, điều 14 NĐ 28/2015
- NLĐ đang đóng BH thất nghiệp bị chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV mà
có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì được tư vấn, giới thiệu việc làm
miễn phí thông qua TTDVVL
c. Hỗ trợ học nghề
- Điều kiện được hỗ trợ học nghề: điều 55 Luật Việc làm
 Chấm dứt HĐLĐ hoặc HDDLV, trừ điểm a, b khoản 1 điều 49
 Đã nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TTDVVL
 Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ
hưởng BH thất nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại điểm a,
b, c, d, đ, e khoản 4 điều 49 Luật Việc làm
 Đã đóng BH thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong vòng 24
tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐVL
- Thời gian, mức hỗ trợ học nghề: điều 56 Luật Việc làm, điều 25 NĐ
28/2015, điều 3 QĐ 17/2021
 Học nghề > 3 tháng: tối đa 4,5 triệu/người/khóa
 Học nghề đến 3 tháng: tối đa 1,5 triệu/tháng
 Nếu học có ngày lẻ không đủ tháng: từ 14 ngày trở xuống = ½
tháng; từ 15 ngày trở lên = 1 tháng
d. NSDLĐ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ
năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ
- Điều kiện được hỗ trợ: điều 47 Luật Việc làm, điều 3 Chương II NĐ
28/2015
- Thời gian được hỗ trợ: khoản 2 điều 47 Luật Việc làm
- Mức được hỗ trợ: điều 4 Chương II NĐ 28/2015, điều 55 TT 28/2015

You might also like