You are on page 1of 3

Thảo luận Luật Lao động

2. Quan điểm của ILO về lao động bền vững


Theo ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc
làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm được
tôn trọng. mục tiêu chính của ILO ngày nay là tạo cơ hội cho nam và nữ có
được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn
và tôn trọng giá trị nhân phẩm.
Theo Tổng Giám đốc ILO thì việc làm bền vững là kết quả của sự nỗ lực giảm
nghèo, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới đạt được sự công bằng
trong lao động. Chiến lược hành động của ILO là thông qua các chương trình cụ
thể để phát triển việc làm bền vững với tiêu chí là định hướng cho các chính
sách kinh tế - xã hội của các nước dựa trên sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý
và sự tham gia của nhiều phía trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Bài tập tình huống
Ai: Công ty K vs Đặng Trường A
Cái gì: - 10/3/2016 A ký hợp đồng lao động với Công ty K thời hạn 3 năm.
26/3/2016 A ký bản cam kết sau đào tạo và đc cử đi đào tạo. Ngày 02/01/2019 A
ký phụ lục hợp đồng tiếp tục làm việc đến 21/01/2019 và cam kết tiếp tục làm
việc 01 năm tính từ ngày 01/01/2019, nếu nghỉ việc thì phải hoàn trả tiền lương.
- Ngày 15/02/2019 và 21/02/2019, Công ty thỏa thuận ký hợp đồng mới với A
nhưng A ko đồng ý.
Tại sao: Ngày 1/3/2019 A tự ý nghỉ việc không thông báo cho Công ty biết nên
Công ty khởi kiện yêu cầu A hoàn trả toàn bộ chi phí
CSPL: Điều 62 BLLĐ 2019
Phán quyết:
a. Bị đơn cho rằng, “việc bị đơn nghỉ việc là do yêu cầu công ty tăng chế độ
nhưng không thực hiện”. Vậy, bị đơn có bị xem là vi phạm cam kết làm
việc hay không? Vì sao?
=> Theo khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2019, hợp đồng đào tạo nghề phải có đủ các
nội dung chủ yếu sau đây:
(a) Nghề đào tạo
(b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo
(c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo
(d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
(đ) Trách nhiệm của nsdlđ
(e) Trách nhiệm của nlđ
Mà theo nội dung vụ án thì vào ngày 26/3/2016 Đặng Trường A tự nguyện ký
bản cam kết sau đào tạo với Công ty K. Nếu bị đơn không thực hiện đúng cam
kết thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo, tiền lương trong thời gian đào tạo,
các khoản phụ cấp khác trong thời gian đào tạo tập trung cũng như thời gian
không làm việc tại Công ty. Ngày 01/03/2019, Đặng Trường A nghỉ việc là vi
phạm cam kết nên phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ các chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, bản cam kết ngày 26/03/2016 không có thoả thuận về việc công ty K
phải tăng chế độ cho bị đơn A sau khi hoàn thành khóa học đào tạo nghề, yêu
cầu này của bị đơn phát sinh sau khi bản cam kết đã kết thúc nên Công ty K có
quyền không thực hiện yêu cầu của bị đơn
Sửa
- Cam kết làm việc sau khi học xong thiếu dữ liệu
- Cam kết làm việc sau khi nhận tiền thưởng: nld nhận thưởng rồi xong cty bắt
làm thêm 1 năm nữa ko thì trả lại tiền thưởng. Cam kết này ko đúng PL vì ảnh
hưởng đến quyền tự do việc làm, khoản tiền thưởng là khoản tiền đương nhiên
đc nhận của nld.
- Câu hỏi a: hành vi của nld là vi phạm cam kết làm việc. Dựa vào cam kết làm
việc đc thoả thuận ntn (cam kết sau đào tạo ko đủ dữ liệu và cam kết tiền
thưởng). Vi phạm cam kết làm việc ko có nghĩa là đơn phương nghỉ việc trái PL
b. Dựa vào tình huống nêu trên, hãy soạn và tư vấn cho người sử dụng lao
động các trường hợp mà người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo và
cách tính chi phí đào tạo mà người lao động phải hoàn trả?
=> Nsdlđ và nlđ ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62 BLLĐ 2019, trong
hợp đồng có điều khoản quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo khi
nlđ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho nsdlđ. Trong trường hợp này, nếu
nlđ không thực hiện đúng hay vi phạm các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng
đào tạo nghề thì nlđ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho nsdlđ, kể cả khi nlđ đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật hoặc trái pháp luật (khoản
3 Điều 40 BLLĐ)
Ngoài ra, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: “Người tốt
nghiệp các khóa đào tạo do NSDLĐ cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm
việc NSDLĐ theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp
không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.”
=> Cách tính chi phí đào tạo: khoản 3 Điều 62 BLLĐ
Khoản 3 Điều 40 dẫn chiếu về Đ62, mà dẫn về Đ62 thì phụ thuộc vào thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng đào tạo
c. Dựa vào tình huống nêu trên, hãy soạn và tư vấn hãy soạn và tư vấn cho
người lao động các trường hợp mà người lao động không phải hoàn trả chi
chí đào tạo.
=> Nsdlđ và nlđ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62 BLLĐ 2019
nhưng trong hợp đồng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả chi phí
đào tạo hoặc bồi thường do nlđ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho
doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nlđ sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo
hoặc bồi thường cho nsdlđ nếu nlđ chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp
luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật (trong
các trường hợp được quy định tại Điều 34 và 35 BLLĐ).

You might also like