You are on page 1of 6

CŨNG CỐ KIẾN THỨC, GIẢI BÀI TẬP MẪU, HƯỚNG DẪN NỘI

DUNG ÔN THI CUỐI KỲ


PHẦN A - NỘI DUNG ÔN TẬP :
Tất cả các chương đã học bao gồm, lưu ý các nội dung :
- Quan hệ lao động, các quan hệ khác có liên quan tới quan hệ lao động
- Các chủ thể của quan hệ lao động
- Việc làm, qui định về học nghề và đào tạo nghề
- Thử việc
- Hơp đồng lao động và các vấn đề liên quan tới Hợp đồng lao động
- Chuyển người lao động sang làm việc khác
- Chấm dứt HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và trái pháp
luật
- Trách nhiệm của các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
- Và các vấn đề khác liên quan tới HĐLĐ
- THời giờ làm việc, nghỉ ngơi
- NGhỉ phép
- Tiền lương, lương làm bình thường, lương làm thêm giờ, tiền lương ngừng
việc , tiền phép, tiền xăng xe đi nghỉ phép…
- Các qui định đối với lao động đặc thù: lao động nữ, lao động trẻ em, lao động
là người cao tuổi
- Xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Tranh chấp lao động và đình công
- Tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp
- Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với NLĐ bị tai nạn, bệnh nghề
nghiệp…
PHẦN B : HÌNH THỨC THI VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Thi trắc nghiệm + tự luận trong thời lương 75 phút bao gồm 20-25 câu hỏi TN; 04-
05 câu tự luận dạng nhận định đúng sai và bài tập tình huống.
Được sử dụng tài liệu
Lưu ý: Xem thêm Luật An toàn lao động vệ sinh lao động 2015. Lưu ý mục 2 từ
Điều 38 đến điều 50.
PHẦN C: CŨNG CỐ LẠI CÁC KIẾN THỨC QUAN TRỌNG
1. XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG:
1.1 Đối với bài tập tình huống liên quan tới tiền lương cần lưu ý:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và để tính khoản tiền bồi
thường nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ bao gồm:
- Mức lương theo công việc
- Các phụ cấp lương
- Các khoản bổ sung ( nếu có) . Lưu ý là phải ghi các khoản bổ sung theo lương
(mới tính)
• Lưu ý: Không bao gồm các khoản hỗ trợ như hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca,
tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền giữ trẻ… sẽ không tính vào lương
Ví dụ: Trong hợp đồng lao động, anh A và Công ty có thỏa thuận lương của anh A
bao gồm: mức lương theo công việc là 20 triệu, phụ cấp khu vực 4 triệu, phụ cấp
trách nhiệm 2 triệu, tiền ăn trưa 4 triệu, tiền xăng xe 5 triệu, tiền điện thoại 4 triệu
 Thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hay để tính khoản
tiền bồi thường nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là: 20 triệu + 4
triệu + 2 triệu = 26 triệu.
• Cơ sở pháp lý:
- Chương tiền lương BLLĐ 2019, Điều 90 BLLĐ 2019
- Các điều 40,41,42,43, 46,47,48 BLLĐ 2019
- Mục 2 Nghị định 145/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao
động 2019.
- Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 để xác định khoản nào được
tính vào lương để xác định khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và
để tính khoản tiền bồi thường nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

1.2 Tính đơn giá tiền lương ngày, tiền lương giờ
- Tiền lương ngày bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc mà đơn vị sử
dụng lao động áp dụng trong một tháng.
Ví dụ : Thỏa thuận trong HĐLĐ của anh A như sau : mức lương theo công việc
là 10 triệu, phụ cấp độc hại 4 triệu, phụ cấp chức vụ 2 triệu, hỗ trợ tiền điện thoại
500ngàn, hỗ trợ chổ ở 1,5 triệu. Doanh nghiệp áp dụng số ngày làm việc là 24
ngày/ tháng
Thì đơn giá tiền lương ngày của anh A:
+ Tiền lương tháng: 10 triệu ( mức lương theo công việc ) + 4 triệu ( phụ cấp
độc hại) + 2 triệu (phụ cấp chức vụ ) = 16 triệu
+ Tiền lương ngày : 16 triệu : 24 ngày = 660 ngàn ( làm tròn)

- Tiền lương giờ: Bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn trong
ngày mà đơn vị áp dụng.
Ví dụ: Doanh nghiệp của anh A theo ví dụ trên áp dụng ngày làm việc 07 giờ vậy,
tiền lương giờ của anh A là :
+ Tiền lương tháng của anh A như ví dụ trên là 16 triệu,
+ Tiền lương ngày đã tính ra 660 ngàn
 Tiền lương giờ: 660.000 : 7 = 94.000
Cơ sở pháp lý:
+ Mục 2 Nghị định 145/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao
động 2019.
+ Điều 54 Nghị định 145/2020
+ Điều 90 BLLĐ 2019
1.3 Tính tiền lương ngừng việc:
* Các bài tập về tinh tiền lương cho những ngày ngừng việc mà do lỗi của NSDLĐ
thì cần lưu ý: Tiền lương cho những ngày ngừng việc sẽ bằng tiền lương tháng CHIA
cho số ngày làm việc trong tháng mà đơn vị sử dụng lao động áp dụng NHÂN VỚI
SỐ NGÀY NGỪNG VIỆC
Ví dụ: Trong tháng 5/2021 anh A phải ngừng việc 10 ngày doanh nghiệp sửa
chữa lại văn phòng. Biết mức lương theo công việc là 10 triệu, phụ cấp độc hại
4 triệu, phụ cấp chức vụ 2 triệu, hỗ trợ tiền điện thoại 500 ngàn, hỗ trợ chổ ở 1,5
triệu. Doanh nghiệp áp dụng số ngày làm việc là 26 ngày/ tháng
Thì tiền lương 10 ngày ngừng việc của anh A là: Lấy tiền lương tháng của anh A
chia cho 26 ngày và nhân cho 10, cụ thể:
(10 tr + 4tr + 2tr) : 26 x 10 ngày = 6.153.000 đ ( làm tròn)
- Cơ sở pháp lý:
+ Mục 2 Nghị định 145/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao
động 2019
+ Điều 54 Nghị định 145/2020
* Nếu ngừng việc mà do sự kiện bất khả kháng (ví dụ như dịch bệnh covid…) thì
áp dụng điều 99 BLLĐ 2019. Lưu ý về tiền lương tối thiểu vùng theo NGHỊ ĐỊNH SỐ
38/2022 như sau:
Mức lương Địa bàn áp dụng
4.680.000 đồng/ tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
4.160.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
3.640.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng
3.250.000 đồng/tháng
IV
Cơ sở pháp lý:
+ Điều 99 BLLĐ 2019
+ Nghị định 90/2019 ngày 15/11/2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
1.4 Tính tiền nghỉ phép năm:
• Lưu ý tiền lương để tính tiền nghỉ phép năm cũng giống như cách xác định tiền
lương ở trên; bao gồm : Mức lương theo công việc; các phụ cấp lương; các
khoản bổ sung (nếu có) và Không bao gồm các khoản hỗ trợ như hỗ trợ tiền ăn
trưa, tiền ăn giữa ca, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền giữ trẻ… sẽ không tính vào
lương
Áp dụng điều 66 Nghị định 145/2020 để tính số ngày nghỉ hằng năm của người
lao động làm việc chưa đủ 12 tháng như sau:
+ Lấy số ngày nghỉ hàng năm CỘNG với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm
niên (nếu có), CHIA cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm
để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
+ Tính tiền nghỉ phép năm thì lấy: Tiền lương ngày x số ngày nghỉ phép năm
chưa được nghỉ
Ví dụ: Anh A chấm dứt HĐLĐ đúng quy định của pháp luật vào ngày 01/ 5/2021
nhưng chưa nghỉ hàng năm. Biết người lao động có 11 năm làm việc tại DN. Tiền
lương của tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 26 triệu đồng. Công ty
có 26 ngày làm việc trong một tháng. Anh A sẽ được thanh toán tiền lương cho
những ngày chưa nghỉ là:

▪ Số ngày nghỉ trong năm và nghỉ theo thâm niên: 12 ngày + 2 ngày = 14
ngày .
▪ Số tháng làm việc trong năm 2021 là 4 tháng ( từ ngày 01/01/2021 -
01/05/2021)
▪ Số ngày nghỉ phép năm của năm 2021 là: 14 ngày : 12 tháng x 04 tháng =
4,66 ngày
 Tiền phép năm của anh A là : (26 triệu : 26 ngày) x 4,66 = 4.660.000 đồng

Cơ sở pháp lý:

- Điều 114,Điều 115 BLLĐ 2019


- Điều 66 Nghị định 145 /2020

2. TÍNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC, MẤT VIỆC KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
2.1 Tính thời gian làm việc của NLĐ
* Nếu làm nhiều hợp đồng thì thời gian làm việc tính theo các hợp đồng đó. Nhưng
nhớ phải tính thời gian của từng hợp đồng và hợp đồng nào chưa thực hiện xong
thì tính thời gian thực tế đã làm
Ví dụ : Anh A có 03 HĐLĐ với công ty; HĐ thứ nhất 12 tháng bắt đầu từ 01/01/2010,
thứ hai 24 tháng, thứ ba không xác định thời hạn. Anh làm việc đến tháng 6/2021 thì
có đơn xin chấm dứt HĐ. Thì thời gian làm việc của anh A là: 1năm + 2năm + 7năm
6 tháng = 10 năm 06 tháng
• Thời gian làm việc được hưởng trợ cấp phải trừ đi thời gian tham gia BHXH,
sau khi trừ đi rồi mới làm tròn theo nghị định số 145/2020 nếu số tháng lẻ trên 06
tháng thì làm tròn 01 năm, nếu dưới thì làm tròn 0,5 năm
2.2. Tiền lương tính trợ cấp, thôi việc
• Như hướng dẫn ở mục 1, tiền lương chỉ bao gồm: Mức lương theo công việc;
các phụ cấp lương; các khoản bổ sung (nếu có) và Không bao gồm các khoản
hỗ trợ như hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền
giữ trẻ… sẽ không tính vào lương
3. LƯU Ý VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT
3.1 Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật từ phía NLĐ:
- Thì NLĐ không được trợ cấp thôi việc, nhưng nếu có tham gia BHTN thì vẫn
được hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Phải bồi thường cho NSDLĐ theo qui định tại Điều 40BLLĐ là nữa tháng tiền
lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng tiền lương cho những ngày
không báo trước.
Ví dụ : Anh A làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, anh A đơn phương chấm
dứt HĐLĐ và thực hiện nghĩa vụ báo trước 15 ngày. Biết rằng HĐLĐ hai bên có thỏa
thuận mức lương theo công việc là 15 triệu, phụ cấp chức vụ 5 triệu, phụ cấp độc hại
5 triệu. Hỗ trợ tiền ăn trưa 2 triệu, tiền xăng 1triệu, tiền chổ ở 2triệu. Doanh nghiệp
áp dụng làm việc 25 ngày/ tháng. Vậy anh A phải bồi thường cho NSDLĐ bao nhiêu
tiền?
Giải: Tiền lương của anh A : 15tr + 5 tr + 5tr = 25 triệu.
Anh có 30 ngày vi phạm báo trước, tiền lương của 30 ngày là:
(25triệu : 25 ngày) x 30ngày (vi phạm) = 30 triệu
 Vậy anh A phải bồi thường : ½ tháng lương = 12,5 tr + 30 tr = 42,5 triệu
3.2 Nếu NLĐ làm việc qua nhiều HĐLĐ với NSDLĐ thì chỉ HĐLĐ nào đơn phương
trái pháp luật thì mới không tính trợ cấp, thời gian làm việc của các hợp đồng khác
vẫn tính trợ cấp.
4. LƯU Ý VỀ SỰ CHUYỂN HÓA HỢP ĐỒNG
 Nếu hết hạn HĐLĐ mà hai bên chưa ký HĐLĐ mới mà NLĐ vẫn làm việc thì sẽ
trở thành HĐlD( không xác định thời hạn.

_ GOOD LUCK TO YOU_____________________________

You might also like