You are on page 1of 6

1.

Tình huống 14:

Ngày 08/02/2017, Công ty L. đã ký với anh Văn hợp đồng lao động số
VH000315/2017 xác định thời hạn 01 năm (kể từ ngày 08/02/2017 đến ngày
07/02/2018), với vị trí kỹ thuật viên sản xuất Cell tại L.Display.
Để anh Văn nắm bắt được chuyên môn và gắn bó với lâu dài với L. Display;
ngày 25/02/2017, Công ty L. đã ký với anh Văn hợp đồng đào tạo số VH000315/2017-
ĐT, với nội dung: Công ty L. tổ chức để anh Văn sang thành phố Gumi Hàn Quốc học
khóa đào tạo kỹ thuật trong thời hạn 47 ngày. Công ty L. lo thủ tục và chịu trách
nhiệm chi trả mọi chi phí cho anh Văn tham gia khóa học (bao gồm: Chi phí tổ chức
khóa học; vé máy bay; phụ cấp lưu trú, công tác phí; chi phí đi lại; lệ phí vi sa, hộ
chiếu..; tiền thuê khách sạn, nhà nghỉ; tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế trong thời gian đào tạo). Anh Văn có nghĩa vụ phải tham gia đầy đủ và thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của khóa đào tạo; tự thanh toán mọi chi tiêu cá nhân ngoài
các khoản mà Công ty L. đã hỗ trợ như trên. Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho
Công ty L. chi phí đào tạo khi không hoàn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc
đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo
thời gian làm việc cho Công ty L. như cam kết…
4 Bản án số 01/2017/TLST-LĐ ngày 21 tháng 6 năm 2017 về tranh chấp học nghề
theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 698/2017/QĐXXST-LĐ ngày 22 tháng 8 năm
2017.
Để đảm bảo cho các Hợp đồng lao động và Hợp đồng đào tạo nêu trên; ngày
01/3/2017, ông Hoàng là bố đẻ của anh Văn đã ký với Công ty L. cam kết bảo lãnh
của gia đình cho anh Văn. Trong đó, ông Hoàng cam kết:
- Anh Văn sẽ thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng đào tạo và chính sách của
Công ty L. liên quan đến đào tạo; cam kết hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi
thường cho Công ty L. thay cho anh Văn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo của Công ty L. về việc anh Văn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi thường liên quan theo hợp đồng đào tạo
- Trả một khoản tiền phạt tương đương 195.144.999đ cho Công ty L. trong trường
hợp anh Văn trốn ở lại nước ngoài trong và sau thời gian đào tạo; số tiền phạt nêu
trên sẽ trả cho Công ty L. trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được thông báo
về việc anh Văn trốn ở lại nước ngoài.
Thực hiện Hợp đồng Đào tạo số VH000315/2017-ĐT nói trên, Công ty L. đã lo
mọi thủ tục để anh Văn được cấp thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc trong thời hạn 02
tháng. Ngày 13/3/2017, Công ty L. đã tổ chức đưa đoàn người lao động Việt nam sang
Hàn Quốc để theo học khóa đào tạo. Anh Văn đã nhập cảnh vào Hàn Quốc qua cửa
khẩu sân bay quốc tế Incheon. Vào hồi 19h30 ngày 13/3/2017, khi tới sân bay Incheon,
anh Văn đã tách khỏi đoàn và không trở lại. Hiện tại, anh Văn đang cư trú bất hợp
pháp tại Hàn Quốc. Mặc dù đã được nhiều đồng nghiệp công tác tại Công ty L.
khuyên nhủ nhưng anh Văn đã trao đổi và nhắn tin cho họ cũng như gia đình là không
trở lại theo học khóa đào tạo do Công ty L. tổ chức.
Dự trù chi phí cho anh Văn theo khóa học bao gồm: Chi phí làm hộ chiếu
200.000đ, chi phí cấp thị thực là 450.000đ, vé máy bay là 12.375.000đ, tiền ký túc xá
là 16.638.783đ, chi phí đi lại bằng xe bus là 1.691.924đ, chi phí ăn uống là
11.253.868đ, chi phí giảng viên là 105.486.852đ, phòng đà tạo là 489.694đ, tiền tài
liệu là 772.400đ, tiền công tác phí là 35.392.500đ, tiền lương là 8.519.645đ, tiền đóng
bảo hiểm là 1.874. 324đ; tổng cộng là 195.144.999đ.
Thực tế, Công ty L. đã chi để anh Văn theo học khóa học nghiệp vụ tại Hàn Quốc
gồm các khoản: Chi phí tại Việt Nam gồm: Chi phí cấp visa là 450.000đ, tiền vé
máy bay là 14.440.932đ, tiền tạm ứng công tác phí mà anh K đã nhận là
17.707.500đ; tổng cộng là 32.598.432đ.
Chi tại Hàn Quốc cho 21 người theo khóa học là 2.787.829.113đ; bình
quân chi phí cho mỗi người là 132.753.767đ (trong đó chi phí cho 21 người
tiền ký túc xá là 349.414.450đ, tiền thuê xe bus để đi lại là 35.530.400đ, chi
phí giảng viên là 2.378.026.500đ, tiền phòng đào tạo là 8.637.363đ, tiền tài
liệu là 16.220.400đ).
Tổng cộng các khoản mà Công ty L đã chi để anh Văn theo học các
khóa học chuyên môn tại Hàn Quốc là 165.352.199đ.
Công ty L. yêu cầu anh Văn phải trả 100% chi phí đào tạo là
165.352.199đ; trong trường hợp anh Văn không trả được thì ông Hoàng và
bà Phạm phải trả thay số tiền trên. Ông Hoàng và bà Phạm phải trả khoản
tiền phạt là 195.144.999đ. Kể từ ngày 28/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm,
anh Văn phải trả lãi của số tiền chi phí đào tạo theo mức lãi suất 20%/năm.
Ông Hoàng và bà Phạm đã được Tòa án tống đạt hợp lệ thông báo thụ
lý vụ án, nhiều lần tống đạt giấy triệu tập, thông báo về phiên họp kiểm tra
việc giao nộp chứng cứ, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; nhưng
ông Hoàng và bà Phạm đều không giao nộp chứng cứ và đều không có mặt
theo triệu tập của Tòa án.
Hỏi:

1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là
đúng hay trái pháp luật? Vì sao?
2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chị
trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo?
Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35%
tổng thời gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm dứt
hợp đồng lao động đúng pháp luật. Vậy, anh Văn phải chịu trách nhiệm hoàn
trả chi phí đào tạo như thế nào?

Tóm tắt bản án:


- Đối tượng
+ Công ty L.
+ Anh Văn
+ Ông Hoàng và bà Phạm
- Nội dung: Anh Văn là kỹ thuật viên sản xuất làm việc cho Công ty L. Để
nâng cao tay nghề nhân viên, Công ty L. đã gừi anh Văn sang nước ngoài để
đào tạo, 2 bên đã ký kết Hợp đồng đào tạo với nội dung: “Anh Văn có nghĩa vụ
phải tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khóa đào
tạo; tự thanh toán mọi chi tiêu cá nhân ngoài các khoản mà Công ty L. đã hỗ
trợ như trên. Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty L. chi phí đào tạo
khi không hoàn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm
dứt Hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo thời gian làm
việc cho Công ty L. như cam kết…”. Để đảm bảo anh Văn thực hiện đúng nghĩa
vụ, Công ty L. có ký kết thêm với cha của anh Văn 1 cam kết bảo lãnh về việc
ông và bà Phạm phải hoàn trả chi phí cũng như các khoản tiền phạt, tiền trả
chậm lãi trong trường hợp anh Văn thực hiện không đúng hợp đồng. Trong lúc
thực hiện hợp đồng, anh Văn đã bỏ trốn và không tiếp tục đi học như thỏa
thuận với Công ty L. nên Công ty L. đã kiện và yêu cầu anh và gia đình phải
hoàn trả chi phí đào tạo cũng như các khoản bồi thường.
1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là đúng
hay trái pháp luật? Vì sao?
- Về bảo lãnh: Luật Lao động không quy định về việc bảo lãnh trong hợp đồng
lao động nên trong trường hợp này sẽ áp dụng Điều 55, 56 Luật người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và các quy định của
BLDS 2015 về bảo lãnh. Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56 Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
“1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp người lao động không đủ
tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 25 của Luật này hoặc để thực hiện các
biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của
Luật này.
2. Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự
nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của người
lao động.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 335 BLDS 2015:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên
có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ”.
→ Như vậy trong tình huống trên, để đảm bảo cho việc anh Văn (bên được bảo
lãnh) thực hiện đúng các nghĩa vụ trong Hợp đồng lao động và Hợp đồng đào
tạo mà anh đã ký với Công ty L. (bên nhận bảo lãnh), cũng như để bảo vệ các
lợi ích cho Công ty L. trong trường hợp anh Văn thực hiện không đúng, không
đầy đủ thì việc Công ty L. ký cam kết bảo bảo lãnh với cha của anh Văn (bên
bảo lãnh) là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa
thuận về việc bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh nên Công ty L. hoàn toàn có quyền đề nghị và
thỏa thuận với ông Hoàng về việc ông phải thay mặt anh Văn hoàn trả toàn bộ
chi phí cũng như số tiền phạt vi phạm và tiền chậm lãi.
- Về phạt vi phạm: Luật Lao động không quy định về việc phạt vi phạm trong
hợp đồng lao động nên trong trường hợp này sẽ áp dụng BLDS 2015. Theo
Điều 418 BLDS 2015 quy định:
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt
vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm
và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận
về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên
vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Trong bản án 01, các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong trường hợp bên vi
phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Cụ thể: hoàn trả
chi phí đào tạo và chi phí bồi thường cho Công ty L về việc anh Văn không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi thường liên
quan theo hợp đồng đào tạo; trả một khoản tiền phạt tương đương
195.144.999đ cho Công ty L. trong trường hợp anh Văn trốn ở lại nước ngoài
trong và sau thời gian đào tạo. Việc thỏa thuận phạt vi phạm trên được các bên
đồng ý, anh Văn còn được ông Hoàng là cha ruột của mình bảo lãnh khi không
thực hiện đúng hợp đồng.
Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác
có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của
Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất
nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy
định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
→ Vậy việc công ty L. yêu cầu anh Văn trả lãi của số tiền chi phí đào tạo theo
mức lãi suất 20%/năm là đúng quy định của pháp luật. Do đó, thỏa thuận phạt
vi phạm trên là hợp lí, không vi phạm pháp luật.
2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chị trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 62 và Khoản 3 Điều 40 BLLD 2019, thì người học
nghề, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo trong các trường hợp sau
đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Theo
đó, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019 thì “phải hoàn trả chi
phí đào tạo cho người sử dụng lao động các khoản chi phí đào tạo theo Điều
62 cùng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: trong trường hợp này, tuy
người lao động không đơn phương chấm dứt trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu
giữa họ và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận trước về việc người lao
động phải hoàn trả chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo (điểm d Khoản 2
Điều 62 BLLD 2019) thì dựa vào căn cứ để yêu cầu người lao động hoàn trả,
mức hoàn trả và phương thức hoàn trả, họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
chi phí đào tạo lại cho doanh nghiệp.
Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35%
tổng thời gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm
dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Vậy, anh Văn phải chịu trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo như thế nào?
Pháp luật hiện hành không quy định về việc người lao động phải hoàn trả chi
phí đào tạo trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng đúng với quy
định pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào thỏa thuận giữa NLĐ và
NSDLĐ để xét xem NLĐ có phải hoàn trả chi phí đào tạo hay không. 
- Căn cứ yêu cầu người lao động hoàn trả: Trong tình huống trên, anh Văn và
Công ty L đã ký kết với nhau 2 bản Hợp đồng là Hợp đồng lao động và Hợp
đồng đào tạo. Trong đó, tại Hợp đồng đào tạo số VH000315/2017- ĐT, 2 bên
đã thỏa thuận về việc: “Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty L. chi
phí đào tạo khi không hoàn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc đơn
phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo
thời gian làm việc cho Công ty L. như cam kết…”
- Mức hoàn trả: chi phí đào tạo là 165.352.199đ (hoàn trả 100%)
→ Như vậy, anh Văn vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho
Công ty ngay cả khi anh đã hoàn thành khóa đào tạo bởi lẽ anh chỉ làm việc
được 35% tổng thời gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo, tức là anh vi
phạm thỏa thuận trong hợp đồng với công ty L. Mức hoàn trả chi phí đào tạo
lúc này tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên hoặc theo thỏa thuận đã được cam kết
trước đó trong hợp đồng.

You might also like