You are on page 1of 1

Bài tập 2:

1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây
là đúng hay trái pháp luật? Vì sao?
- Về thỏa thuận bảo lãnh: Trong vụ việc trên, thỏa thuận bảo lãnh là đúng quy định
của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 275 BLDS 2015, hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh
nghĩa vụ. Như vậy, Hợp đồng Đào tạo là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Trong Hợp đồng
này, anh Văn có nghĩa vụ tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
của khóa đào tạo. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 335 BLDS 2015 về bảo
lãnh “1.Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa
vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”. Theo đó, ông
Hoàng đã cam kết nếu anh Văn không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì ông Hoàng sẽ bồi thường chi phí đào tạo thay cho anh Văn. Do vậy, thỏa
thuận bảo lãnh được thực hiện đúng pháp luật.
- Về phạt vi phạm: Phạt vi phạm là đúng quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong
hợp đồng. Trong vụ việc trên, ông Hoàng đã cam kết bảo lãnh cho anh Văn, đồng thời
cam kết trả một khoản tiền phạt tiền phạt cho công ty L. trong trường hợp anh Văn
trốn lại nước ngoài trong và sau thời gian đào tạo; số tiền phạt sẽ được trả cho Công ty
L. trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được thông báo về việc anh Văn trốn ở lại
nước ngoài. Theo đó, việc phạt vi phạm đã được thỏa thuận giữa ông Hoàng và Công
ty L. trong hợp đồng bảo lãnh. Do đó, phạt vi phạm trong vụ việc trên là đúng quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, giữa các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất phát
sinh trong trường hợp ông Hoàng thực hiện chậm

You might also like