You are on page 1of 12

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI

(Mang tính chất tham khảo)


#Mối liên hệ giữa các chế tài thƣơng mại
Tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định các chế tài trong thương mại, bao gồm Buộc
thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam là thành
viên và tập quán quốc tế. Vậy mối liên hệ giữa các chế tài trên như thế nào, chúng có được kết hợp
với nhau trong cùng một vụ việc hay không, hay những chế tài nào có hậu quả pháp lý mâu thuẫn
nhau, loại trừ nhau.

- Điều 297 quy định về chế tài Buộc thực hiện hợp đồng, theo đó Buộc thực hiện đúng hợp
đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp
khác để hợp đồng thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài này có mối liên hệ
với các chế tài khác như sau:
1. Chế tài bồi thường thiệt hại: được kết hợp mặc nhiên, không cần thỏa thuận trược theo
Điều 299 khoản 1.
2. Chế tài phạt vi phạm: được kết hợp mặc nhiên, không cần thỏa thuận trược theo Điều 299
khoản 1.

3. Chế tài Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: có thể kết hợp với nhau với điều kiện các bên phải
thỏa thuận trước là cho phép kết hợp theo Điều 299 khoản 1

4. Đình chỉ thực hiện hợp đồng: không được kết hợp, dẫu các bên có thỏa thuận trược, vì hậu
quả pháp lý của chúng mâu thuẫn lẫn nhau.
5. Hủy bỏ hợp đồng: không được kết hợp, dẫu các bên có thỏa thuận trược, vì hậu quả pháp
lý của chúng mâu thuẫn lẫn nhau (trừ trường hợp hủy bỏ một phần hợp đồng).
- Điều 300 quy định về phạt vi phạm, theo đó Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng có thỏa thuận. Chế tài này
có mối liên hê với các chế tài khác như sau:
1. Chế tài bồi thường thiệt hại: Được kết hợp và không cần thỏa thuận kết hợp trước (Điều
307 khoản 2)
2. Chế tài buộc thực hiện hợp đồng: Được kết hợp và không cần thỏa thuận kết hợp trước
(Điều 299 khoản 1)
3. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng: có quyền kết hợp vì hậu quả pháp lý không trái
ngược nhau.
4. Chế tài hủy bỏ hợp đồng: Có quyền kết hợp vì hậu quả pháp lý không trái ngược nhau.
5. Chế tài đình chỉ hợp đồng: Có quyền kết hợp vì hậu quả pháp lý không trái ngược nhau.

- Điều 302 quy định về Bồi thường thiệt hại, theo đó Bôi thường thiệt hại là việc bị vi phạm
bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Chế tài này có
mối liên hệ với các chế tài khác như sau:

1. Chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Đước kết hợp theo Điều 299 khoản 1.

2. Chế tài phạt vi phạm: Được kết hợp theo Điều 307 khoản 2.
3. Chế tài Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Được kết hợp theo Điều 309 khoản 2.

4. Chế tài Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Được kết hợp theo Điều 311 khoản 2.
5. Chế tài hủy bỏ hợp đồng: Được kết hợp theo Điều 314 khoản 3.

Ngoài ra tài Điều 316 còn quy định một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thương thiệt hại
đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.

- Điều 308 quy định Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, theo đó tạm ngừng thực hiện họp
đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nếu thỏa mãn một số quy
định của pháp luật. Mối liên hệ giữa chế tài này với các chế tài khác như sau:

1. Chế tài buộc thực hiện hợp đồng: Được kết hợp nhưng các bên phải có thỏa thuận kết hợp trước
theo khoản 1 Điều 299.
2. Chế tài phạt vi phạm: Được kết hợp vì hậu quả pháp lý không trái ngược nhau.
3. Chế tài Bồi thường thiệt hại: Được kết hợp theo Điều 309 khoản 2.

4. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng: Không được kết hợp vì hậu quả pháp lý khác nhau.
5. Chế tài Hủy bỏ hợp đồng: Không được kết hợp vì hậu quả pháp lý khác nhau.
- Điều 310 quy định về Đình chỉ thực hiện hợp đồng, theo đó, đình chỉ thực hiện hợp đồng là
việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu thuộc một số trường hợp pháp luật quy
định. Mối liên hệ giữa chế tài này với các chế tài khác như sau:
1. Chế tài buộc thực hiện hợp đồng: Không được vì hậu quả pháp lý khác nhau. Chú ý, dẫu các bên
có thỏa thuận trước cũng không được kết hợp hai chế tài này.

2. Chế tài phạt vi phạm: Được kết hợp vì hậu quả pháp lý không trái ngược nhau.
3. Chế tài bồi thường thiệt hại: Được kết hợp theo Điều 311 khoản 2.
4. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Không được kết hợp vì hậu quả pháp lý trái ngược nhau.
5. Chế tài hủy bỏ hợp đồng: Không được kết hợp vì hậu quả pháp lý trái ngược nhau.
- Điều 312 quy định chế tài Hủy bỏ hợp đồng, theo đó Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn
toàn việc thực hiện tất cả hay một phần nghĩa vụ hợp đồng:

1. Chế tài buộc thực hiện hợp đồng: Chỉ được kết hợp với việc hủy bỏ một phần nghĩa vụ hợp đồng.
2. Chế tài phạt vi phạm: Được kết hợp vì hậu quả pháp lý không trái ngược nhau.
3. Chế tài Bồi thường thiệt hại: Được kết hợp theo Điều 314 khoản 3.

4. Chế tài Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Không được kết hợp vì hậu quả pháp lý khác nhau.
5. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng: Không kết hợp vì hậu quả pháp lý khác nhau.

Trên đây là quan điểm của tôi, và đương nhiên nó chỉ mang tính quy tắc, vẫn có những
trường hợp ngoại lệ.

Vấn đề chuyển rủi ro trong Luật Thƣơng mại 2005


Quy định về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 57 đến
Điều 61 Luật Thương mại 2005.

Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề pháp lý và nguyên tắc áp dụng pháp luật rất khó hiểu. Liệu có
sự chồng lấn giữa các điều luật trên. Bài này được trình bày theo quan điểm cá nhân, kiến thức sẽ
hiệu chỉnh, hoàn thiện sau khi tham khảo nhiều ý kiến của các chuyên gia sau.
Theo đó, tại Điều 57 quy định Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác
định, Điều 58 quy định Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định, Điều
59 quy định Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải
là người vận chuyển, Điều 60 quy định Chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên đường
vận chuyển, Điều 61 quy định Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác.
Vậy như được trình bày ở trên, nếu đọc qua ta sẽ thấy có sự chống lấn. Ví dụ trong trường
hợp Có địa điểm giao hàng xác định và hàng hóa cũng đang trên đường vận chuyển thì ta phải áp
dụng Điều 57 hay Điều 60. Hoặc trường hợp có địa điểm giao hàng xác định và hàng hóa cũng
ĐANG được người nhận hàng để giao thì ta áp dụng Điều 57 hay Điều 59. Hay, trường hợp hàng
hóa đang được người nhận hàng để giao chiếm giữ và đang trên đường vận chuyển thì ta áp dụng
theo Điều 59 hay Điều 60.
Trả lời được câu hỏi trên là một điều hết sức quan trọng để áp dụng các quy định về chuyển
rủi ro cho đúng.

Theo quan điểm của tôi, khi xét một trường hợp nó vừa thỏa mãn trường hợp chuyển rủi ro
của nhiều Điều luật từ Điều 57 đến Điều 60 thì ta nên áp dụng thời điểm chuyển rủi ro nào sớm nhất.
Ví dụ theo Điều 57, thi thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm nhận hàng, theo Điều 59 thì thời
điểm chuyển rủi ro là thời điểm bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa. Hai thời điểm này,
thời điểm nào tới trước thì ta sẽ áp dụng thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm đó.
Vì nó thỏa man cả 2 Điều luật trên thì một khi đã chuyển rủi ro theo thời điểm xảy ra trước
thì vấn đề chuyển rủi ro cho thời điểm xảy ra sau không còn quan trọng nữa.

Ngoài ra, có một số Điều luật mang xu hướng loại trừ lẫn nhau như Điều 57 và Điều 58, Điều
58 và Điều 59 thì không thể trùng nhau được.

Trên đây là quan điểm của tôi, ai học Luật và quan tâm đến lĩnh vực thương mại sẽ hiểu được
sự quan trọng của vấn đề này.

Hƣớng giải một bài toán xử lý tình huống


BÀI VIẾT: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG MẠI
Tình huống theo các chuổi thời gian như sau:

- Ngày 01/03/2007, công ty A ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty B, trong hợp đồng đòi
hỏi chất lượng hàng hóa phải đảm bảo để B có thể xuất khẩu hàng hóa trên cho C.
- Ngày 14/05/2007, công ty A giao hàng.
- 8/2007, công ty B xuất khẩu hàng hóa trên cho công ty C (điều kiện là phải giao đúng chất lượng)
- Ngày 09/09/2007, công ty C báo hàng hóa trên không đúng chất lượng cho B.

- Ngày 14/09/2007, công ty B gửi công văn cho công ty A báo về việc hàng hóa không đủ chất
lượng.
- Ngày 27/9/2007, A và B gửi “phần hàng hóa tồn kho còn lại” qua Đài Loan để kiểm tra, và kết quả
hàng hóa đúng là không đủ chất lượng.
- B gửi công văn yêu cầu A khắc phục, tuy nhiên, A tự mình tiếp tục đi kiểm định chất lượng tại
công ty tại Việt Nam, và kết quả là đúng chất lượng. A không thực hiện việc khắc phục hậu quả.
- Ngày 01/01/2008, A khời kiện B yêu cầu B thanh toán tiền hàng B còn thiếu và lãi suất trả chậm
thanh toán. B không chấp nhận và chỉ thanh toán giá trị thực tế hàng hóa không đạt yêu cầu về chất
lượng.
Đồng thời B yêu cầu A bồi thường thiệt hại do việc công ty B vi phạm đơn hàng với công ty C vì sử
dụng hàng hóa do A cung cấp, bao gồm tiền phạt vi phạm và chi phí cho việc gia công tái chế tại
Đức. Biết rằng chi phí phát sinh cho việc tái chế tại Đức đắt gấp mấy lần tại Việt Nam (dẫu đáng lẽ
B có khả năng nhận hàng về và tái chế tại Việt Nam mà B không thực hiện).
Hỏi: Đề ra đường lối giải quyết.

Hƣớng xử lý
Mở màn, trước khi sinh viên muốn xử lý những tình huống này, nhiệm vụ của các bạn cần nhận biết
được tình huống này muốn đề cập đến những mảng kiến thức nào. Đối với bài này có rất nhiều
mảng kiến thức để chúng ta xử lý. Bao gồm: Chứng thư giám định; Vi phạm hợp đồng; Tạm ngừng
thanh toán; Bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ hạn chế tổn thất; Thời hạn khởi kiện; Thời hiệu khiếu nại.
Chúng ta sẽ cùng đi từ từ và điểm qua những khối kiến thức tuyệt vời này nhé.
Căn cứ theo Điều 1 LTM 2005 quy định phạm vi điều chỉnh của luật thương mại bao gồm hoạt
động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ
theo khoản 1 Điều 2 LTM 2005 về đối tượng áp dụng bao gồm thương nhân hoạt động thương mại;
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 LTM 2005, thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp và có đăng ký kinh doanh; Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 LTM thì hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa; Căn cứ theo khoản 2
Điều 3 LTM, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản; Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 LTM, hoạt
động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
Từ những cơ sở trên, xác định công ty A và công ty B đều là thương nhân, đang hoạt động thương
mại, cụ thể là hoạt động mua bán hàng hóa. Vậy mọi tranh chấp liên quan sẽ chịu sự điều chỉnh của
luật thương mại và pháp luật liên quan khác.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 318 LTM, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu
nại là 06 tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng về chất lượng hàng hóa. Căn
cứ theo Điều 319 LTM, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm,
kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Vậy trong tình huống này, thời hạn khởi kiện và thời hạn khiếu nại về chất lượng hàng hóa vẫn còn.
Các vấn đề pháp lý sau:

1. Chứng thư giám định


Căn cứ theo khoản 1 Điều 260 LTM, chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của
hàng hóa theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.

Căn cứ theo Điều 261 LTM, chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định
nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không
trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
Vậy trong tình huống này, A và B cùng yêu cầu công ty giám định tại Đài Loan cung cấp dịch vụ
giám định do đó, chứng thư giám định của công ty có giá trị pháp lý đối với cả A và B. Việc A tự
động đi thuê thương nhân Việt Nam giám định lại thì chứng thư giám định sau không có giá trị pháp
lý đối với các bên trong hợp đồng.

Vậy theo kết quả giám định trong chứng thư giám định thì chất lượng hàng hóa không đạt.
2. Vi phạm hợp đồng

Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 LTM, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định
của luật này.

Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 LTM, vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên, gây thiệt
hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Từ những tình tiết của đề bài, vì mục đích B giao kết hợp đồng với A là để có bán cho C. A đã vi
phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là cung cấp hàng hóa không đúng chất lượng, làm cho B không đạt
được mục đích của việc giao kết hợp đồng trên.
3. Tạm ngừng thanh toán
Căn cứ theo khoản 3 Điều 51 LTM, bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không
phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự
không phù hợp đó.
Vậy, B có quyền tạm ngừng thanh toán, B chưa cần thanh toán vì nghĩa vụ thanh toán chưa phát
sinh, do đó cũng chưa phát sinh nghĩa vụ trả lãi do chậm thanh toán.
4. Bồi thương thiệt hại
Căn cứ Điều 302 LTM thì bồi thường thiệt hại là việc bị vi phạm bồi thường những tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Trong tình huống này, có hành vi vi phạm pháp luật của A (phân tích ở trên), có tổn thất bao gồm
chi phí phát sinh tái chế và tiền B vị phạt vi phạm do việc vi phạm hợp đồng với C, và có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và hậu quả.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 305 LTM quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất, bên yêu cầu bồi
thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp
đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại
không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi
thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

Vậy B sẽ được A bồi thường tuy nhiên đáng lẽ B có thể hạn hạn chế được thiệt hại nếu như B tái
nhập hàng hóa và tái chế tại Việt Nam vì C đã đồng ý, B không làm việc đó, phần chi phí phát sinh
vì hành vi này của B, A sẽ không phải bồi thường.

Đề thi lớp TM DS QT 38B

Câu 2: So sánh hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại và đại lý thƣơng mại theo quy định của
Luật thƣơng mại 2005

Tiêu chí so sánh Nhượng quyền thương mại Đại lý thương mại
Giống nhau - Đều là hoạt động thương mại
- Các bên trong trong hoạt động thương mại này đều là thương nhân
- Hợp đồng giữa các bên phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý
tương đường
- Thời hạn của các hoạt động thương mại này mang tính dài hạn
- Bên đại lý, bên nhận quyền nhân danh chính mình, sử dụng tư cách pháp lý của mình
trong giao dịch với bên thứ ba.
Đối Quyền thương mại Hàng hóa, dịch vụ
tượng Bên nhận quyền không kinh doanh hàng Hàng hóa, dịch vụ do bên giao đại lý sản xuất
hóa, dịch vụ có sẵn do bên nhượng sẵn
quyền cung cấp mà phải tự mình sản
xuất theo đúng tiêu chuẩn của bên
nhượng quyền
Nghĩa Bên nhận quyền phải trả phí nhượng Bên nhận đại lý được nhận thù lao
vụ tài quyền
Khác chính
nhau

Sự Kiểm soát nhiều đối tượng khác như sản Bên giao đại lý chỉ kiểm soát về doanh số
kiểm phẩm, công thức, hình thức phục vụ…
soát nhằm bảo đảm sự đồng bộ

Chủ sở Hàng hóa dịch vụ thuộc sở hữu của bên Bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu
hữu đối nhận quyền
với
hàng
hóa

Giá Bên nhượng quyền không được ấn định Bên giao đại lý có thể ấn định giá mua, giá
hàng giá bán hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ
hóa, giá Bên đại lý có quyền ký kết với nhiều thương
dịch vụ nhân làm đại lý

Đề thi Lớp QTL K37

Câu 2: Hãy cho biết sự khác biệt giữa dịch vụ Logistiecs và dịch vụ quá cảnh hàng hóa theo
quy định của pháp luật hiện hành

Tiêu chí Dịch vụ Logistics Dịch vụ quá cảnh


phân
biệt
Khái Là hoạt động thương mại, theo đó Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng
niệm thương nhân tổ chức thực hiện một hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận ngoài qua lãnh thổ Việt Nam kể cả việc trung
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao công việc khác trong thời gian quá cảnh.
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa thương mại, theo đó thương nhân thực hiện
theo thỏa thuận với khách hàng để việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của
hưởng thù lao tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt
nam để hưởng thù lao
Khách Khách hàng của dịch vụ logistics có thể Khách hàng của dịch vụ quá cảnh là các tổ
hàng của là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc chức, cá nhân nước ngoài sở hữu hàng hóa
doanh không phải là cá nhân, tổ chức Việt quá cảnh
nghiệp Nam
dịch vụ
Thời Tùy trường hợp mà thời gian dịch vụ có Thời gian quá cảnh tối đa 30 ngày
gian hợp thể dài ngắn khác nhau
đồng
Điều Bên cung ứng dịch vụ là thương nhân Bên cung ứng dịch vụ phải có đăng ký kinh
kiện chủ có đăng ký kinh doanh để thực hiện doanh dịch vụ vận tải và dịch vụ giao nhận
thể một hoặc một số hoạt động logistics cụ hàng hóa
thể theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của mình
Giới hạn Trừ trường hợp khác, toàn bộ trách Thương nhân dịch vụ quá cảnh sẽ chịu trách
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh nhiệm về tất cả các vấn đề kiên quan đến
nhiệm dịch vụ logistics không vượt quá giới hàng hóa quá cảnh khi hàng hóa đó đang quá
hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ cảnh trong lãnh thổ Việt Nam. Không có giới
hàng hóa hạn trách nhiệm
Cầm giữ Thương nhân kinh doanh dịch vụ Thương nhân cung ứng dịch vụ quá cảnh
và định logistics có quyền cầm giữ một số không có quyền định đoạt hàng hóa quá cảnh
đoạt lượng hàng hóa nhất định và các chứng để thanh toán thù lao dịch cụ quá cảnh
từ liên quan đến số lượng hàng hóa để
đòi nợ đã đến hạn của khách hàng và
định đoạt tài sản cầm giữ khi đủ điều
kiện định đoạt
Hình Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập
thức hợp có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị
đồng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi pháp lý tương đương
cụ thể
Đề lớp TM 37
Câu 2: Phân tích các yếu tố pháp lý của một thƣơng nhân sản xuất hàng hóa cần cân nhắc khi
lựa chọn hình thức hợp đồng đại lý hay hình thức hợp đồng phân phối để tạo lập một mạng
lƣới tiêu thục hàng hóa thông qua các thƣơng nhân độc lập?

Tiêu chí Hợp đồng đại lý Hợp đồng phân phối


phân
biệt
Bản chất Bản chất là hợp đồng dịch vụ Bản chất là hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể Bên giao đại lý và bên nhận đại lý đều Không bắt buộc các bên phải là thương nhân
phải là thương nhân
Hình Hợp đồng đại lý phải được lập thành Hợp đồng phân phối có thể bằng lời nói, văn
thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có bản hoặc hành vi cụ thể
giá trị tương đương
Quyền Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với Bên mua hàng hóa hàng hóa là chủ sở hữu
sở hữu hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý hàng hàng
hàng hóa
Gía hàng Trong một số trường hợp, bên giao đại Nhà phân phối không được ấn định giá bán
hóa lý có thể ấn định giá mua, giá bán hàng hàng hóa
hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ
Kiểm Bên giao đại lý có quyền kiểm tra, giám Nhà phân phối không có quyền kiểm tra,
tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại giám sát bên nhận phân phối
sát lý
Chịu rủi Bên giao đại lý chịu rủi ro về hàng hóa Ai là chủ sở hữu thì chịu rủi ro về hàng hóa
ro
Thù lao Thù lao là chênh lệch giá hoặc hình Không có thù lao
thức hoa hồng
Vậy, tùy mục đích của các bên mà chúng ta nên lựa chọn hợp đồng nào cho nó phù hợp

Lớp CLC40B

Câu 2: Trong quan hệ ủy thác mua hàng theo Luật Thƣơng mại 2005, bên nhận ủy thác nhân
danh chính mình mua hàng từ bên thứ ba cho bên ủy thác căn cứ các thỏa thuận trong hợp
đồng ủy thác. Vậy, bên ủy thác cần ràng buộc bên nhận ủy thác bằng điều khoản nào để đảm
bảo quyền lợi của mình trong trƣờng hợp hàng hóa do bên thứ ba giao có khiếm khuyết ẩn tì
nên khi đƣa vào sử dụng mới phát hiện đƣợc khiếm khuyết đó. Giải thích tại sao?
Căn cứ vào Điều 155 LTM 2005 thì Uỷ thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện
đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác

Căn cứ theo khoản 3 Điều 164 LTM thì bên nhận ủy thác không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã
bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác và căn cứ theo khoản 6 Điều 165 LTM thì bên nhận ủy
thác có nghĩa vụ giao hàng đúng theo thỏa thuận.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 318 LTM thì thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên
không thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại về chất lượng hàng hóa là sáu tháng kể từ ngày giao hàng.
Căn cứ theo Điều 319 LTM thì thời hạn khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 2
năm.

Vậy trong những khoản thời gian này, bên ủy thác có thể áp dụng các điều khoản về yêu cầu phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại để yêu cầu bên nhận ủy thác khắc phục hậu quả vì bên nhận ủy thác đã
không mua hàng hóa theo số lượng, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng… theo thỏa thuận.

Đề Dân sự K42
So sánh ủy thác mua bán hàng hóa và đại diện cho thƣơng nhân theo quy định của pháp luật
hiện hành
Tiêu chí so sánh Đại diện cho thương nhân Uỷ thác mua bán hàng hóa
Giống nhau - Đều là hoạt động trung gian thương mại
- Hợp đồng giữa các bên phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý
tương đường
- Bên đại diện và bên nhận ủy thác đều được hưởng thù lao
- Bên đại diện và bên nhận ủy thác có thể làm đại diện hoặc làm ủy thác cho nhiều chủ
thể
- Đây là một dạng quan hệ ủy quyền có thù lao
Khái niệm Đại diện cho thương nhân là việc một Uỷ thác mua bán hàng hóa là hoạt động
thương nhân nhận ủy nhiệm của thương thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực
nhân khác để thực hiện các hoạt động hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận
dẫn của thương nhân đó và được hưởng với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác
thù lao về việc đại diện
Điều kiện Bên giao đại diện và bên đại diện đều Bên nhận ủy thác phải là thương nhận, bên
chủ thể phải là thương nhân ủy thác không bắt buộc là thương nhân

Bản chất Bên đại diện thực hiện các hoạt động Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán
thương mại trên danh nghĩa của bên hàng hóa trên danh nghĩa của chính mình
giao đại diện
Trách Vì bên giao đại diện là một bên trong Vì bên nhận ủy thác là một bên trong hợp
nhiệm với hợp đồng, nên bên giao đại diện sẽ chịu đồng với bên thứ ba, nên bên nhận ủy thác sẽ
bên thứ 3 trách nhiệm trong hợp đồng này chịu trách nhiệm trong hợp đồng này

Tuân thủ Bên đại diện tuân thủ chỉ dẫn của bên Bên giao đại lý có thể ấn định giá mua, giá
chỉ dẫn giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ
phạm điều kiện của pháp luật Bên đại lý có quyền ký kết với nhiều thương
nhân làm đại lý
Quyền cầm Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, Pháp luật không quy định cho bên đại diện
giữ tài liệu được giao để bảo đảm cho việc quyền cầm giữ
thanh toán các khoản thù lao và chi phí
đã đến hạn
Tính chất Mang yếu tố lâu dài Mang yếu tố vụ việc
Phạm vi đại Thực hiện các hoạt động thương mại Thực hiện việc mua bán hàng hóa
diện

Đề Thƣơng mại K42


So sánh đại diện cho thƣơng nhân và môi giới thƣơng mại theo quy định của pháp luật hiện
hành

Tiêu chí so sánh Môi giới thương mại Đại diện cho thương nhân
Giống nhau - Đều là hoạt động trung gian thương mại
- Hợp đồng giữa các bên phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý
tương đường
- Các bên được môi giới và bên giao đại diện là một bên trong hợp đồng với bên thứ ba
và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng này
- Bên môi giới và bên đại diện được thù lao
Khái niệm Môi giới thương mại là hoạt động Đại diện cho thương nhân là việc một thương
thương mại, theo đó một thương nhân nhân nhận ủy nhiệm của thương nhân khác
làm trung gian cho các bên mua bán để thực hiện các hoạt động thương mại với
hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong việc danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân
đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán đó và được hưởng thù lao về việc đại diện
hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù
lao theo hợp đồng môi giới
Điều kiện Bên môi giới bắt buộc phải là thương Bên giao đại diện và bên đại diện đều phải là
chủ thể nhân, bên được môi giới có thể là thương nhân
thương nhân hoặc không phải thương
nhân
Phạm vi Bên môi giới chỉ tham gia vào hoạt Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương
động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch mại trên danh nghĩa của bên giao đại diện.
vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp Có thể thực hiện luôn cả trong việc thực hiện
đồng mua bán và không được tham gia hợp đồng giữa các bên
thực hiện hợp đồng giữa các bên môi
giới, trừ trường hợp có ủy quyền của
bên được môi giới.
Hình thức Có thể là lời nói, văn bản hoặc hành vi Được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
hợp đồng pháp lý pháp lý tương đương
Quyền Quyền hưởng thù lao phát sinh từ thời Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời
hưởng thù điểm các bên được môi giới đã ký hợp điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
lao đồng với nhau
Tính chất Mang yếu tố vụ việc Mang yếu tố lâu dài

You might also like