You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ
LỚP: 96 – QTL43A


BÀI THẢO LUẬN BỘ MÔN LUẬT NGÂN HÀNG


BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

STT Họ và tên MSSV Chức vụ


1 Vũ Thị Lan 1853401020116 Nhóm trưởng
2 Trần Lê Phương Anh 1853401020018 Thành viên
3 Nguyễn Văn Lãm 1853401020115 Thành viên
4 Nguyễn Thị Ninh Giang 1853401020052 Thành viên
5 Nguyễn Khánh Linh 1853401020123 Thành viên
6 Nguyễn Thị Phương Linh 1853401020127 Thành viên
7 Phan Hoài Linh 1853401020130 Thành viên

Năm học: 2021-2022


MỤC LỤC
Câu hỏi:................................................................................................................................. 1

1. Một người nước ngoài có được thành lập ngân hàng tại Việt Nam?...............................1

2. Anh (chị) hãy phân biệt hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nước và hoạt động tín
dụng của các tổ chức tín dụng............................................................................................1

3. Nêu 5 điểm khác biệt cơ bản trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp và một TCTD là công ty cổ phần theo Luật Các TCTD, tại
sao lại có sự khác biệt đó?..................................................................................................3

Nhận định:............................................................................................................................ 6

1. Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận...........................................6

2. Tổ chức tín dụng được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không muốn khôi
phục hoạt động...................................................................................................................6

3. Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm soát mà tổ
chức tín dụng không thể hoạt động bình thường................................................................6

4. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng..........................7

5. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ được
thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.......................7

6. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần........7

7. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng.............................................................8

8. Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ...........................................8

9. Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà tổ chức
tín dụng phải phá sản hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác.........................................8

10. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt
thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng..........................................................9
3

BUỔI THẢO LUẬN SỐ 2

Câu hỏi:

1. Một người nước ngoài có được thành lập ngân hàng tại Việt Nam?

Một người nước ngoài không được thành lập ngân hàng tại Việt Nam.

CSPL: Điều 4.2, Điều 6.2, Điều 17.1, Điều 74  Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ
sung 2017; Điều 9.2.e Thông tư 40/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi Điều 1.2 Thông tư
17/2018/TT-NHNN

Ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại (bao gồm NHTM cổ phần và NHTM
TNHH 1TV), ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã → Điều 4.2 Luật Các TCTD
2010

Điều kiện về chủ thể sáng lập thành lập Ngân hàng:

 NHTMCP: Cổ đông sáng lập là cá nhân phải mang quốc tịch VN → Điều 9.2.e
Thông tư 40/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi Điều 1.2 Thông tư 17/2018/TT-NHNN

 NHTM TNHH 1TV: Chủ thể thành lập và đồng thời là chủ sở hữu là Nhà nước →
Điều 6.2 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017

 NH chính sách: Do CP thành lập → Điều 17.1 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ
sung 2017

 NH HTX: Chủ thể thành lập bao gồm tất cả quỹ tín dụng nhân dân và pháp nhân
góp vốn khác. → Điều 74 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017

Như vậy một người nước ngoài không được thành lập ngân hàng tại Việt Nam

2. Anh (chị) hãy phân biệt hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nước và hoạt
động tín dụng của các tổ chức tín dụng

Tiêu chí Hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động tín dụng của các tổ
Nhà nước chức tín dụng

Chủ thể Ngân hàng Nhà nước (khoản 3 Điều 2 Tổ chức tín dụng (Chương IV Luật
thực Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ
hiện 2010) sung 2017)

Bản Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà Hoạt động đi vay để cho vay.
4

chất Nhà nước là hoạt động thực hiện chức


năng quản lý nhà nước (là ổn định giá
trị đồng tiền, đảm bảo sự an toàn
trong hoạt động ngân hàng và hệ
thống các TCTD).

Mục Không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động tín dụng của của các
đích tín TCTD đa phần nhằm mục đích tìm
dụng kiếm mục tiêu lợi nhuận.

Chủ thể Là các TCTD và Chính phủ. Là các tổ chức và cá nhân trong xã
nhận tín hội.
dụng

Hình Hình thức tái cấp vốn dưới ba dạng:


thức thể
- Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có
hiện - Hoạt động bao thanh toán;
giá;

- Chiết khấu giấy tờ có giá; - Bảo lãnh ngân hàng;

- Hình thức khác - Cho vay theo hồ sơ - Cho thuê tài chính;
tín dụng. - Cho vay;
- Cho vay trong trường hợp đặc biệt.
- Chiết khấu giấy tờ có giá và các
- Bảo lãnh cho các TCTD vay vốn công cụ chuyển nhượng;
nước ngoài; - Các nghiệp vụ tín dụng khác.
- Tạm ứng cho NSNN

Thời Ngắn hạn (Tái cấp vốn) và không quá Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
hạn 02 năm hoặc theo phương án phục hồi
(Trường hợp đặc biệt)
5

3. Nêu 5 điểm khác biệt cơ bản trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là
công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp và một TCTD là công ty cổ phần theo Luật
Các TCTD, tại sao lại có sự khác biệt đó?

05 điểm khác biệt cơ bản trong cơ cấu tổ chức giữa của một doanh nghiệp là công ty
cổ phần theo Luật Doanh nghiệp và một TCTD là công ty cổ phần theo Luật Các TCTD là:

Tiêu chí TCTD là công ty cổ phần theo Luật Công ty cổ phần theo Luật
Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi Doanh nghiệp 2020
bổ sung năm 2017

Bầu, bổ nhiệm bộ Luật quy định cụ thể, chi tiết các giới Luật không quy định chi tiết,
máy quản trị và hạn trong việc bầu, bổ nhiệm bộ máy chỉ quy định các tiêu chuẩn
điều hành quản trị, điều hành: làm thành viên trong bộ máy
quản trị và điều hành.
- Các trường hợp không được đảm
nhiệm chức vụ (Điều 33);

- Các trường hợp không cùng đảm


nhiệm chức vụ (Điều 34);

- Các trường hợp đương nhiên mất tư


cách (Điều 35).
6

Sự tham gia của Có sự tham gia của NHNN trong việc Việc tổ chức bộ máy quản
chủ thể khác tổ chức bộ máy quản trị, điều hành: trị, điều hành không có sự
trong tổ chức bộ tham gia của chủ thể khác.
- Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, trường
máy quản trị,
hợp đương nhiên mất tư cách của Ban
điều hành
quản trị, điều hành đều phải có văn
bản báo cáo NHNN (Điều 35.2, 36.3);

- NHNN có quyền chỉ định, tạm đình


chỉ các chức danh trong Ban quản trị,
điều hành (Điều 37.1);

- Danh sách ứng viên Ban quản trị,


điều hành để bầu, bổ nhiệm phải được
báo cáo và có sự chấp thuận của
NHNN bằng văn bản (Điều 51).

Mô hình quản trị Mô hình quản trị phức tạp hơn: Công ty có quyền lựa chọn
mô hình quản trị theo 1 trong
- Không được lựa chọn mô hình quản
2 mô hình (Điều 137.1).
trị;

- Vừa có Ban kiểm soát, vừa có thành


viên HĐQT độc lập và các Ủy ban
trực thuộc.

Đại hội đồng cổ - Ít nhất phải có 100 cổ đông, trừ ngân - Ít nhất phải có 03 cổ đông
đông hàng thương mại được kiểm soát đặc (Điều 111.1.b);
biệt đang thực hiện phương án chuyển
- Không yêu cầu tỉ lệ sở hữu
giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ
của các cổ đông;
Chương VIII của Luật này (Điều
52.6); - Chỉ hạn chế quyền chuyển
nhượng cổ phần phổ thông
- Mỗi cá nhân sở hữu không quá 5%,
của cổ đông sáng lập (Điều
tổ chức sở hữu không quá 15%, trừ
120);
một số trường hợp ngoại lệ (Khoản 1,
2 Điều 55); - HĐQT có thẩm quyền yêu
cầu triệu tập ĐHĐCĐ (Điều
7

- Nhiều hạn chế được đặt ra trong 140).


việc chuyển nhượng cổ phần của ban
Quản trị, điều hành, ban kiểm soát và
cổ đông sáng lập (Điều 56);

- NHNN có thẩm quyền yêu cầu triệu


tập ĐHĐCĐ (Điều 60).

Ban kiểm toán Phải thành lập kiểm toán nội bộ trực - Tùy từng trường hợp mà có
nội bộ thuộc Ban kiểm soát (Điều 41). hoặc không có Ủy ban kiểm
toán nội bộ (Điều 137.1.a);

- Ủy ban kiểm toán nội bộ


trực thuộc Hội đồng quản trị
(Điều 137.1.b).

Những khác biệt trên xuất phát từ đặc trưng cơ bản của các tổ chức tín dụng nói
chung và của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo quy định của Luật Các tổ chức tín
dụng so với công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đó là đối tượng kinh
doanh của các tổ chức tín dụng là tiền tệ. Đối tượng kinh doanh này dẫn đến các rủi ro cao,
do đó cần phải có các yêu cầu, các quy định chi tiết hơn để điều chỉnh hoạt động của các tổ
chức tín dụng.

Thứ nhất, về bầu, bổ nhiệm bộ máy quản trị và điều hành, hoạt động của các tổ chức
tín dụng có nhiều rủi ro, do đó đòi hỏi những người lãnh đạo, điều hành phải đạt các điều
kiện, tiêu chuẩn nhất định. Thêm vào đó, việc Luật Các tổ chức tín dụng đặt ra quy định về
các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, không cùng đảm nhiệm chức vụ, đương
nhiên mất tư cách nhằm đảm bảo tính minh bạch, tách bạch trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng.

Thứ hai, về sự tham gia của chủ thể khác trong tổ chức bộ máy quản trị, điều hành
mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước không chỉ can thiệp vào việc thanh
tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng mà còn can thiệp vào hệ thống lãnh đạo,
điều hành nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, hạn chế các
rủi ro có thể xảy ra.

Thứ ba, về mô hình quản trị: Việc quy định cụ thể cơ cấu tổ chức và không có quyền
lựa chọn mô hình quản trị đối với các tổ chức tín dụng là công ty cổ phần nhằm đảm bảo sự
8

thành lập của Ban kiểm soát nội bộ, một bộ phận bắt buộc phải có nhằm bảo đảm phòng
ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra cũng như đảm bảo tính trung
thực, hợp lý, đầy đủ cho hệ thống thông tin tài chính và hệ thống thông tin quản lý.

Thứ tư, về Đại hội đồng cổ đông: Việc quy định số lượng cổ đông và tỷ lệ vốn điều
lệ tối đa mà một cổ đông nắm giữ xuất phát từ điều kiện về vốn điều lệ cao của các tổ chức
tín dụng. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu triệu tập Đại hội
đồng cổ đông nhằm đảm bảo việc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước như đã nói
trên.

Thứ năm, với đặc trưng là hoạt động kinh doanh rủi ro cao thì việc thành lập kiểm
toán nội bộ là bắt buộc nhằm đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng diễn ra một cách
an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật thông qua sự rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về tính
thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập
cũng như đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định.

Nhận định:

1. Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.

Nhận định trên là SAI

Không phải tất cả các TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận, trong
đó có thể kể đến như, ngân hàng chính sách (thường là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước,
được thành lập thực hiện các hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phục vụ các
chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước)

CSPL: Điều 3 Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Điều 17.1 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung
2017

2. Tổ chức tín dụng được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không
muốn khôi phục hoạt động

Nhận định trên là SAI

Căn cứ khoản 1 Điều 155 Luật CTCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017, TCTD không
được phép chủ động nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không muốn khôi phục
hoạt động. Chỉ khi nào Ngân hàng Nhà nước có văn bản về việc chấm dứt kiểm soát đặc
biệt, hoặc văn bản không áp dụng hay chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng
thanh toán của tổ chức tín dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín
dụng đó vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó mới được phép làm đơn yêu
9

cầu tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản
doanh nghiệp.

CSPL: khoản 1 Điều 155 Luật CTCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017

3. Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm
soát mà tổ chức tín dụng không thể hoạt động bình thường

Nhận định trên là SAI

CSPL: khoản 1 Điều 148, khoản 1 Điều 155 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung
2017. 

Căn cứ khoản 1 Điều 148 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017, Ban kiểm
soát đặc biệt không có nhiệm vụ nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm soát mà
tổ chức tín dụng không thể hoạt động bình thường. Việc nộp đơn xin phá sản phải do tổ
chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp, căn cứ theo khoản 1 Điều 155 Luật Các
TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017.

4. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng

Nhận định trên là sai.

CSPL: Khoản 4 Điều 109 Luật các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bổ sung
2017.

Công ty tài chính được tiến hành mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay
cho khách hàng

5. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ
được thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.

Nhận định trên là sai.

CSPL: khoản 8 Điều 4 Luật các  tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bổ sung 2017.

Vì tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình
thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài,
công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Trong đó Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng
thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại
hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính
100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính. Nên Tổ chức tín dụng nước
10

ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì có thể thành lập dưới hình thức chi nhánh
của ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty
tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên
doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

6. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ
phần.

Nhận định trên là sai.

CSPL: Khoản 1 Điều 55 Luật các  tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bổ sung 2017.

Vì ngân hàng thương mại cổ phần là một loại hình tổ chức tín dụng là công ty cổ
phần. Trong loại hình này một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều
lệ của một tổ chức tín dụng.

7. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng

Nhận định trên là sai.

CSPl: Khoản 13 Điều 4 Luật các  tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bổ sung 2017,
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2012/TT-NHNN sửa quy định về chấm dứt huy động và cho
vay vốn bằng vàng.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,
tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc,
lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Đồng thời Tổ chức tín dụng không được huy động
vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo
yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả.

8. Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ

Nhận định trên là sai.

Vì không phải mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ. Ví dụ tổ
chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

CSPL: Khoản 1 Điều 119 Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017

9. Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà
tổ chức tín dụng phải phá sản hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác

Nhận định SAI. 


11

CSPL: Khoản 2 Điều 146d Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017;
Điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 01/2-18/TT-NHNN cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín
dụng được kiểm soát đặc biệt. 

Giải thích: Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác,
kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trong trường hợp Khi đến hạn
trả nợ, trừ trường hợp trong thời gian phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng chưa được phê
duyệt hoặc trường hợp thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt; hoặc khi
giải thể, phá sản tổ chức tín dụng. Theo đó khoản vay đặc biệt vẫn phải hoàn trả khi hết
kiểm soát đặc biệt ngay cả trong trường hợp tổ chức tín dụng phá sản. 

10. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc
chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Nhận định SAI. 

CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 145a; Khoản 6 Điều 146b Luật các tổ chức tín dụng
2010 được sửa đổi, bổ sung 2017. 

Giải thích: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 145a Luật các tổ chức tín dụng 2010 được
sửa đổi, bổ sung 2017, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền quyết định hình thức
kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm
dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng. Ban
kiểm soát đặc biệt được thành lập bởi Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ kiến nghị Ngân
hàng Nhà nước quyết định: thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt
thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ
khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát
đặc biệt (khoản 6 Điều 146b). Theo đó, Ban kiểm soát đặc biệt không có thẩm quyền quyết
định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mà chỉ có
thẩm quyền kiến nghị để Ngân hàng nhà nước quyết định. 

You might also like