You are on page 1of 4

Câu hỏi phần ngân hàng nhà nước:

1. So sánh phương thức hình thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sự ra đời của
định chế NHTW ở các quốc gia trên thế giới. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau.
Sự khác biệt cơ bản của sự ra đời của các NHTW trên thế giới với sự ra đời NHNNVN:
* Thế giới: Nhân hàng tư nhân xuất hiện trước, giữ vai trò là chủ thể phát hành và kinh doanh
tiền tệ sau đó mới tách chức năng phát hành tiền tệ cho một ngân hàng duy nhất là Ngân hàng
trung ương còn các ngân hàng khác chỉ giữ vai trò kinh doanh tiền tệ.

*Việt Nam:
- 1951, xuất hiện ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sau này đổi
tên thành NHNNVN. Ngân hàng lúc bấy giờ với mục tiêu đầu tiên và cơ bản nhất là phát hành
tiền tệ và ổn định giá trị đồng tiền. Việt Nam lực chọn thiết lập Ngân hàng trung ương trước,
NHQGVN giữ vai trò là ngân hàng trung ương.
- Đến 1986, tách chức năng kinh doanh ra khỏi NHNN giao cho các đơn vị và ngân hàng chuyên
doanh, sau này làcác tổ chức tín dụng. NHNN chỉ còn chức năng phát hành tiền tệ và là cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau:
- Năm 1951, NHTW ở Việt Nam xuất hiện trước để đáp ứng nhu cầu cần một cơ quan phát hành
và ổn định giá trị của đồng tiền.
- Trên thế giới, nhu cầu của người dân là cần sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho nên xuất hiện
các ngân hàng tư nhân trước vừa cung ứng và kinh doanh tiền tệ.

2. Anh (chị) hãy đánh giá 0những ưu điểm và hạn chế cơ bản của mô hình ngân hàng trung
ương trực thuộc Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.
* Ưu điểm:
- Chính phủ dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức
độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong
từng thời kì. Giúp chính phủ thống nhất, phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô, trong đó có
chính sách tiền tệ ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội chung. Mô hình này được
xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế
trong thời kì tiền phát triển.
- Đảm bảo sự giám sát thường xuyên của chính phủ và kịp thời can thiệp để đảm bảo hài hòa các
lợi ích, hạn chế tình trạng “lạm dụng” vai trò, vị trí của mình và thiếu sự hợp tác với chính phủ.
- Giúp chính phủ nắm trong tay nguồn lực tài chính ổn định, tập trung của nên kinh tế để thực
hiện các mục tiêu mà chính phủ đặt ra.

* Hạn chế:
- Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính
sách tiền tệ.
- Việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia có sự can thiệp chính trị thường chỉ đạt
được những mục tiêu ngắn hạn. Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục
tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Sự can thiệp quá mức của chính phủ đối với NHTW.
- Mô hình này có thể biến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà
nước khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm phát.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay đối với các tổ chức tín dụng trong những
trường hợp nào? Có gì khác nhau trong những trường hợp này về điều kiện cho vay, mục
đích cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay?
* Theo điều 24 LNHNNVN 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay đối với các tổ chức
tín dụng trong những trường hợp:
- Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 11 của Luật này là: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
- Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các
trường hợp sau đây:
+Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ
chức tín dụng;
+Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác

Vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ Vay đặc biệt


có giá

Điều kiện - Là các tổ chức tín dụng được thành - Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng
cho vay lập và hoạt động theo Luật Các tổ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn
chức tín dụng; định của hệ thống các tổ chức tín
- Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và dụng; được đặt vào tình trạng kiểm
thuộc danh mục các giấy tờ có giá soát đặc biệt.
được sử dụng cầm cố vay vốn tại - Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả
Ngân hàng Nhà nước theo quy định năng chi trả do sự cố nghiêm trọng
tại Điều 8 của Thông tư này; khác; không bị đặt vào tình trạng kiểm
- Có mục đích vay vốn phù hợp với soát đặc biệt.
mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước trong từng
thời kỳ;
- Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại
Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy
định tại Điều 15 của Thông tư này;
- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng
Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay
vốn;

Mục đích cho Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và Nhằm phục hồi khả năng thanh toán
vay phương tiện thanh toán cho tổ chức của các TCTD khi các TCTD này lâm
tín dụng. Mục đích cuối cùng là và tình trạng mất khả năng thanh toán
nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế để tránh trường hợp các TCTD này đi
và thực hiện chính sách tiền tệ quốc đến phá sản; từ đó gây ảnh hưởng đến
gia và làm mất uy tín cũng như hoạt động
bình thường của hệ thống ngân hàng.
Hoạt động này không nhằm mục tiêu
lợi nhuận mà nghiêng về mục đích
thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tiền tệ.

Mức cho vay - Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước quyết định mức
trong từng thời kỳ, nhu cầu vay vốn, cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín
giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dụng trên cơ sở mất khả năng chi trả
dư nợ các khoản vay khác của tổ của tổ chức tín dụng.
chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà
nước, Ngân hàng Nhà nước quyết
định mức cho vay cầm cố đối với tổ
chức tín dụng đề nghị vay.
- Mức cho vay tối đa không vượt quá
giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm
được quy đổi theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.

Thời hạn cho Thời hạn cho vay cầm cố là dưới 12 Căn cứ vào đề nghị của tổ chức tín
vay tháng và không vượt quá thời hạn dụng, tình hình khả năng chi trả thực
còn lại của giấy tờ có giá được cầm tế của tổ chức tín dụng, Ngân hàng
cố. Thời hạn cho vay cầm cố bao Nhà nước quyết định thời hạn cho vay,
gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trường kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp cụ
hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là 2
ngày lễ thì thời hạn cho vay được năm. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ
kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo. trùng vào ngày nghỉ, nghỉ lễ thì thời
hạn vay được kéo dài sang ngày làm
việc tiếp theo.

4. Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước 30.000 tỷ
đồng theo đề nghị của Bộ Tài chính. Phân tích cơ sở pháp lý và những ảnh hưởng của hành
vi này đối với việc điều hành Chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. 
Theo điều 26 LNHNNVN 2010 về Tạm ứng cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng Nhà nước tạm
ứng cho ngân sách trung ương 30.000 tỷ đồng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà
nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong
năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Một trong những cách thức bù đắp thâm hụt Ngân sách là Chính phủ có thể vay NHTW, đây là
hình thức tài trợ tiền tệ cần hết sức thận trọng – NHTW chỉ có thể cho vay ngắn hạn và có bảo
đảm. Khi Chính phủ vay NHTW thì tổng lượng tiền sẽ tăng và điều này khó khăn cho mục tiêu
ổn định tiền tệ của chính sách tiền tệ.

You might also like