You are on page 1of 4

1.

Khái niệm:
Chính sách tái cấp vốn (TCV) bao gồm các quy định và điều kiện tái cấp vốn của NHTW đối với
các NH.
-là kênh cung ứng tiền vào lưu thông theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện vai
trò “người cho vay cuối cùng”
-Các NH đi vay NHTW để bù đắp hoặc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và hình thành nên bộ
phận dữ trự di vay.
Gthich bộ phận dự trữ đi vay: dự trữ 1 phần vốn đi vay, khi đến hạn trả lại cho NHTW.
2. Nội dung:
a, Quy định lãi suất:
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương đối với các
ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá
chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền
tệ.
Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví
dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu…
- Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho
NHTM. Theo quy định tại Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tái cấp vốn là hình thức cấp tín
dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ
chức tín dụng.
b, Quy định phi lãi suất: điều kiện giấy tờ có giá cầm cố thế chấp, hạn mức tái cấp vốn, thời hạn
vay, hình thức cho vay,…
3. Cơ chế tác động chính sách tái cấp vốn
a, Tác động đến lãi suất liên ngân hang:
NHTW ấn định hạn mức tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu.
Qua chính sách Tái cấp vốn thì NHTW ảnh hưởng tới NHTM qua cả hai con đường: khối lượng
và giá.
NHTW có thể giới hạn hoặc nới rộng khối lượng vốn khả dụng cho vay  ảnh hưởng khả năng
tạo tiền của NHTM
Do đó, Khi lượng vốn khả dụng thay đổi ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu vốn và do đó lãi
suất thị trường liên ngân hàng thay đổi.
b, Tác động đến dự trữ ngân hàng:
Khi NHTW thay đổi lãi suất tái chiết khấuthì lãi suất cho vay của các NHTM thay đổitừ đó
sẽ làm tăng (giảm) nhu cầu tín dụng
Khi LSTCK tăng lên NHTM phải giảm cung ứng tín dụng để phục hồi dự trữ
khi LSTCK giảm xuống các NHTM mở rộng cho vay.
c, Hiệu ứng thông báo:
Sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu được coi như dấu hiệu của định hướng CSTT của NHTW.
LSTCK tăng lên (dấu hiệu của chính sách tiền thắt chặt)
LSTCK giảm xuống (dấu hiệu của CSTT nới lỏng)
Tuy nhiên, hiệu ứng thông báo chỉ có hiệu quả khi lãi suất tái chiết khấu phù hợp với mức lãi
suất thị trường
*Trong trường hợp lãi suất tái chiết khấu cao hơn hoặc thấp hơn mức lãi suất thị trường, sự thay
đổi lãi suất thực chất là sự “điều chỉnh kỹ thuật” nhằm phù hợp với lãi suất thị trường.
Hiệu ứng thông báo, trong trường hợp này sẽ trở nên phản tác dụng.
4. Ưu và nhược điểm của chính sách tái cấp vốn
Ưu điểm: +điều chỉnh linh hoạt
+ thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng
Nhược điểm: +kém chủ động
+khó tác động ngược trở lại
+gây bối rối cho thị trường
1. Khái niệm: Ngân hàng trung ương điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái
chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó
làm giảm hoặc tăng lượng tiền trong lưu thông. Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn,
ngân hàng trung ương còn sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối
với dự trữ của hệ thống ngân hàng thương mại.

Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực
hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

c) Các hình thức tái cấp vốn khác

Đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương
tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn
cho tổ chức tín dụng theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
1.1. Thành tựu:
- Công cụ tái cấp vốn mà nòng cốt là việc xây dựng và điều hành khung lãi suất thời gian qua đã
dần hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường.
- Hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu
thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
- Rút ngắn được thời gian và thủ tục, quy trình xử lý đề nghị vay tái cấp vốn từng bước được
tinh giản, tạo thuận lợi cho các ngân hàng.
- Chủng loại giấy tờ có giá chấp thuận sử dụng trong quan hệ vay vốn với NHNN ngày càng
được mở rộng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quan hệ
vay vốn với NHNN.
- Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục
tiêu CSTT trong từng thời kỳ.
1.2. Những vấn đề nổi lên trong điều hành công cụ tái cấp vốn
- Lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung - cầu vốn trên thị trường tiền tệ.
- Hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương
tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng.
- Quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chế nhất định khiến cho nghiệp
vụ tái cấp vốn chưa phát huy được hiệu quả:
+ Việc phân bổ hạn mức chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các
ngân hàng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồng Việt Nam, tổng tài sản Có và
vốn tự có của ngân hàng mà chưa tính tới khối lượng giấy tờ có giá mà các ngân hàng nắm giữ.
+ Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở tại các tỉnh, thành còn bị kéo dài - Sự
quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới các nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng đều và nhìn
chung chưa cao.
2. Một số giải pháp hoàn thiện công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam
- Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ
- Mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch tái cấp vốn.
- Hoàn thiện quy trình thủ tục tái cấp vốn.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với giấy tờ có giá sử dụng trong công cụ
tái cấp vốn.

You might also like