You are on page 1of 3

LÃI SUẤT

1/ KHÁI NIỆM:
Lãi suất là giá cả của vốn tiền tệ được do bằng tỉ lệ số tiền lãi trên số tiền gốc mà
người đi vay phải trả cho người cho vay khi đến hạn phải trả, thông thường tính
theo % tháng hoặc % năm. Đối với người đi vay: Lãi suất vốn vay là chi phí hoặc
giá của vốn vay. Đối với người cho vay: Lãi suất là lợi tức khi cho vay vốn.
2/ PHÂN LOẠI:
a. Phân loại vốn vay theo mức mua của đồng tiền:
 Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản
tiền vay hoặc đầu tư... hay nói cách khác là tỷ lệ chưa được điều chỉnh
ảnh hưởng của lạm phát. Các lãi suất được ngân hàng niêm yết là lãi
suất danh nghĩa.
 Lãi suất thực là lãi suất đã tính đến lạm phát. Là lãi suất sau khi đã
loại trừ lạm phát.
b. Lãi suất cơ bản của ngân hàng.
Gồm ba loại lãi suất: lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất tiền ngân
hàng
 Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho người
gửi tiền trên số tiền ở tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Được xác định
thông qua công thức:
Itg = icb + i1
Itg : lãi suất tiền gửi; i1: tỉ lệ lãi cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền
gửi khác nhau.
 Lãi suất cho vay: bao gồm nhiều loại khác nhau tùy theo tính chất của
vốn vay và thời gian vay vốn, tuy vậy lãi suất cho vay thường được
xác định dựa trên lãi suất tiền gửi:
Icv = itg +x
Icv: lãi suất cho vay; itg: lãi suất tiền gửi; X: chi phí nghiệp vụ ngân
hàng, bao gồm tất cả các khoản chi phí hoạt động, phát triển vốn và
dự phòng rủi ro…
 Lãi suất liên ngân hàng: lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay tiền
nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ.
3/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT.
a) Cung cấu vốn trên thị trường
Cung vốn có được chủ yếu là các khoản tiền tiết kiệm của dân cư, vốn tạm
thời nhàn rỗi của doanh nghiệp. Khối lượng cung vốn phụ thuộc vào lãi suất,
với mức lãi suất cao dân cư sẽ ít giữ tiền mà đem gửi vào ngân hàng làm
lượng cung vốn tăng. Ngược lại khi lãi suất thấp dân cư sẽ tiết kiệm dưới
dạng tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị khác làm lượng cung vốn giảm.
b) Chính sách tài khóa của ngân hàng Trung ương:
Tùy vào tình hình kinh tế xã hội và mục đích của các chính sách nhằm ổn
định kinh tế vĩ mô mà ngân hàng Nhà nước có thể tác động vào cung tiền.
Khi ngân hàng Trung ương tăng cung tiền làm giảm lãi suất, ngược lại nếu
thắt chặt cung tiền sẽ làm lãi suất tăng lên. Dựa vào các công cụ như:
 Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng Trung ương cho ngân
hàng thương mại vay để giúp các ngân hàng thương mại khi gặp khó
khan về khả năng thanh khoản. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi
suất chiết khấu sẽ khiến cho các ngân hàng thương mại ít vay hơn làm
cho cung tiền giảm và ngược lại.
 Tỷ lệ dự trữ bặt buộc: là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng
thương mại bắt buộc phải giữ lại để đảm bảo khả năng thanh khoản
cho khách hàng, trong trường hợp số tiền người rút tăng lên đột ngột.
Khi ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm cho ngân
hàng thương mại giảm mức cho vay làm giảm cung tiền và ngược lại.
 Nghiệp vụ thị trường mở: Tùy vào tình hình cụ thể mà ngân hàng
trung ương thực hiện mua hoặc bán trái phiếu chính phủ, ngoại tệ, để
tăng thêm tiền trên thị trường hay rút khỏi lưu thông. Ngân hàng bán
trái phiếu và ngoại tệ, thu tiền đồng về làm giảm cung tiền. Ngân hàng
mua trái phiếu, ngoại tệ sẽ làm cho cung tiền tăng lên.
c) Ảnh hưởng lạm phát: Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một
thời ký nào đó, lãi xuất sẽ có xu hướng tăng. Điều này có thể giải thích như
sau: Thứ nhất là do quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để duy
trì lãi suất thực không đổi thì lãi suất danh nghĩa phải tăng. Thứ hai, khi mọi
người dự đoán rằng lạm phát sẽ tăng lên họ sẽ dành phần tiết kiệm của mình
cho việc dự trữ hàng hóa hoặc dạn thức tài sản khác như vàng, bất động
sản,...
d) Mức độ rủi ro: Rủi ro trong vay vốn gồm có người vay không trả tiền lãi
hoặc tiền gốc. Mức độ rủi ro càng coa thì lãi suất càng tăng và ngược lại.
Việc vay vốn với kỳ hạn sẽ có độ rủi ro cao hơn. Vì vậy về nguyên tắc lãi
suất dài hạn luôn lớn hơn lãi suất ngắn hạn.
e) Tình hình tài chính quốc tể: Đối với các nước có nền kinh tế nhỏ, duy trì tỉ
giá hối đoái như ở Việt Nam. Lãi suất quốc tế luôn luôn thấp hơn lãi suất
trong nước, sẽ có một luồng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam nhằm
hưởng lợi tức trong ngắn hạn khiến đồng nội tệ tăng giá buộc Ngân hàng
trung ương tăng cung tiền để ôn đỉnh tỷ giá làm lãi suất trong nước giảm.
f) Chính sách tiền tệ.
g) Chính sách tỷ giá
4/ VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT
Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:
- Lãi suất điều chỉnh sự cung ứng tiền trong nền kinh tế, từ đó tác động đến sự
tăng giảm sản lượng, đến công ăn việc làm và đến lạm phát.
- Lãi suất tác động đến tiêu dung và tiết kiệm của dân cư, từ đó ảnh hưởng đến
tổng cung tổng cầu toàn xã hội.
- Lãi suất làm công cụ điều hòa đến cung câu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế.
- Lãi suất là công cụ thực hiện hoạt động của các trung gian tài chính, đảm bảo
tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính đề ra các tổ
chức tồn tại và phát triển.
- Lãi suất ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và sử dụng vốn của các doanh
nghiệp.

You might also like