You are on page 1of 19

BÀI TẬP KẾ TOÁN

Bài 1.1: Tại doanh nghiệp KL, ngày 01/01/N có tài liệu về tài sản và nguồn vốn sau:
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Phải thu của khách hàng 170.000 Trả trước tiền hàng cho người bán 50.000
Đầu tư tài chính ngắn hạn 50.000 Thành phẩm tồn kho 380.000
Tiền mặt tại quỹ 100.000 Tạm ứng cho công nhân viên 20.000
Tiền gửi ngân hàng 255.000 Nguồn vốn kinh doanh 3.470.000
Vay ngắn hạn 130.000 Quỹ đầu tư phát triển 180.000
Phải trả cho người bán 150.000 Sản phẩm dở dang 50.000
Thuế và các khoản phải nộp NN 10.000 Tài sản cố định hữu hình 3.100.000
Các khoản phải trả người lao động 35.000 Chi phí trả trước dài hạn 120.000
Nhận ký quỹ ký cược dài hạn 70.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 140.000
Người mua ứng trước tiền hàng 60.000 Lợi nhuận chưa phân phối 50.000
Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Xác định tổng giá trị tài sản và tổng giá trị nguồn vốn của doanh nghiệp tại ngày 01/01/N.

Bài 1.2: Cho tình hình tài sản của một đơn vị tại thời điểm đầu kỳ như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
Tiền mặt 70.000 Tài sản cố định vô hình 1.000.000
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 175.000 Thuế GTGT được khấu trừ 12.000
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 14.000 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 9.000
Phải thu khác 5.000 Nguyên vật liệu 240.000
Tài sản cố định hữu hình 4.000.000 Công cụ, dụng cụ 30.000
Quỹ đầu tư phát triển 87.000 Phải trả công nhân viên 22.000
Phải trả cho người bán 67.000 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 63.000
Tiền gửi ngân hàng 150.000 Xây dựng cơ bản dở dang 500.000
Phải thu của khách hàng 60.000 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 18.000
Quỹ dự phòng tài chính 130.000 Nguồn vốn kinh doanh x
Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Tìm x và cho biết tổng giá trị tài sản, tổng giá trị nguồn vốn của doanh nghiệp lúc đầu kỳ.

Bài 1.3. Hãy cho biết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau thuộc quan hệ đối ứng kế toán cơ bản nào.
1. Nhà cung cấp chuyển hàng giá chưa thuế GTGT 100, thuế GTGT 10, trừ vào số tiền đã ứng
trước, quan hệ TS tăng, NV tăng
2. DN phát hành cổ phiếu thu tiền mặt để trả một phần số vốn vay dài hạn, tổng số cổ phần phát
hành là 100.000,mệnh giá 10.000/CP, giá phát hành 14.000.
3. Ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản giao dịch của doanh nghiệp sang tài khoản phong tỏa để mở
thư tín dụng theo yêu cầu của DN với số tiền 200.000USD
4. DN quyết định dành một phần lợi nhuận trị giá 2.000.000.000 đồng để hình thành quỹ khen
thưởng phúc lợi sau khi có kết quả của kiểm toán
5. Khách hàng chuyển khoản 300.000.000, thanh toán cho khoản nợ từ hoạt động mua hàng theo
hóa đơn số 120 số tiền chưa thuế 250.000.000, thuế GTGT 25.000.000.Số tiền chuyển vượt mức
phải thanh toán được dùng để đặt cọc cho lô hàng sau.
6. Mua xi măng để thi công công trình giá chưa thuế là 100.000.000,thuế GTGT 10.000.000 chưa
thanh toán cho người bán. Số xi măng trên được chuyển ngay đến công trình và nhập kho tại
công trình.
7. Cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp được hoàn số thuế GTGT với số tiền 450.000.000, sau từ
7 đến 10 ngày Kho bạc Nhà nước sẽ chuyển về tài khoản của DN.
8. DN sử dụng 01 xe ô tô do doanh nghiệp sản xuất để làm phương tiện cho bộ phận văn phòng,
giá thành sản xuất là 450.000.000 đồng.

1
Bài 1.4: Tại nghiệp KL trong tháng 05/N có các nghiệp kinh tế phát sinh được phản ánh như sau:
(Đơn vị tính: 1.000đ).
1. Nợ TK 141: 35.000
(CT. Nhân viên H: 35.000)
Có TK 111: 35.000
2. Nợ TK 111: 30.000
Nợ TK 112: 20.000
Có TK 131: 50.000
(CT. Khách hàng T: 50.000)
3. Nợ TK 152: 30.000
Nợ TK 133: 3.000
Có TK 141: 33.000
(CT. Nhân viên A: 33.000)
4. Nợ TK 414: 100.000
Có TK 411: 100.000
5. Nợ TK 334: 35.000
Có TK 111: 35.000
6. Nợ TK 331: 78.000
Có TK 311: 78.000
7. Nợ TK 111: 50.000
Có TK 112: 50.000
8. Nợ TK 211: 70.000
Nợ TK 133: 7.000
Có TK 311: 77.000
9. Nợ TK 333: 40.000
Có TK 112: 40.000
Yêu cầu: Nêu nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1.5. Hãy cho nhận xét đúng, sai về các nhận định sau và giải thích
1. Tài khoản tài sản luôn có số dư bên Nợ ngược lại tài khoản nguồn vốn luôn có số dư bên Có.
2. Nghiệp vụ kinh tế “Mua hàng giá chưa thuế 100, thuế GTGT 10, thanh toán ½ bằng chuyển khoản, số
còn lại chưa trả cho người bán“ thuộc quan hệ đối ứng TS tăng,TS giảm.
3. Quyết định tăng lương cho nhân viên do mức tăng của tiền lương tối thiểu vùng là chứng từ kế toán dùng
để ghi sổ.
4. Dự phòng là nhằm hình thành nguồn tài chính để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra.
5. So sánh số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán cho biết kết quả hoạt động của DN
trong một thời kỳ nhất định, nếu số cuối kỳ cao hơn số đầu kỳ chứng tỏ DN có kết quả hoạt động tốt hơn
kỳ trước và ngược lại.
6. Kế toán không phản ánh các tài sản nhận giữ hộ như nguyên vật liệu nhận về để gia công là nhằm tuân
thủ nguyên tắc thận trọng.
7. Theo nguyên tắc phù hợp,chi phí chỉ được ghi nhận khi có phát sinh doanh thu,thu nhập. Khi chưa phát
sinh doanh thu, thu nhập thì mọi khoản chi phí phát sinh được ghi nhận là khoản trả trước, sau này chuyển
vào chi phí của kỳ phát sinh doanh thu,thu nhập.
8. Nhằm tuân thủ nguyên tắc nhất quán, trong một doanh nghiệp tại một kỳ kế toán chỉ được sử dụng một
phương pháp tính giá hàng tồn kho.
9. Giá gốc được sử dụng ngay cả khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính với mục đích sáp nhập, hợp nhất.
10. Phương pháp ghi sổ kép được áp dụng cả trong kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
11. Tháng 8 DN cung cấp dịch vụ kiểm toán tổng giá trị hợp đồng 100.000.000, theo thỏa thuận ngay khi
ký hợp đồng khách hàng tạm ứng 40% giá trị hợp đồng. Tháng 11 hoàn thành dịch vụ được toán tiếp 40%,
số còn lại thanh toán sau 1 tháng.Doanh thu được ghi nhận tháng 8 là 40.000.000.
12. Đại hội cổ đông thông qua tỷ lệ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt, tổng số cổ phần là 1.000.000, mệnh giá
10.000đ/CP, tổng tài sản của DN sẽ giảm ngay 2.000.000.000.

2
Chương II: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bài 2.1. Tính giá NVL nhập kho cho các trường hợp sau (đơn vị tính:1.000đ)
1. Ngày 2/4 Công ty mua nhập kho 2.000 kg NVL, giá chưa thuế GTGT 10% là 136,5/kg. Công ty đã
thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt theo
giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 6.600
2. Ngày 10/4 nhập kho vật liệu M đã nhận được hóa đơn từ tháng trước. Số lượng ghi trên hóa đơn:
6.000kg,số lượng thực nhập: 5.500 kg. Thiếu trong định mức 300kg, thiếu ngoài định mức yêu cầu
nhân viên thu mua áp tải phải bồi thường 200kg
3. Ngày 15/4 Mua và nhập kho vật liệu N từ các hóa đơn nhận được trong tháng: Số lượng ghi trên
hóa đơn 35.000m, giá mua ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT 3,8/m; thực nhận 36.000m;trong
đó, số thừa giữ hộ cho bên bán là 1.000m
4. Ngày 20/4, Cty nhận góp vốn bằng 1.000kg NVL, giá thỏa thuận ghi trên biên bản giao nhận là
125/kg. Chi phí thuê ngoài thẩm định giá 10.000 và chi phí bốc dỡ thuê ngoài giá chưa có thuế
GTGT là 2.000 (thuế GTGT 10%), thanh toán bằng tiền mặt
5. Ngày 25/4, Nhập kho 5.000kg NVL thuê ngoài gia công, giá NVL mua chưa thuế GTGT là 45/kg,
chi phí gia công bao gồm cả thuế 5,5/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ chưa thuế là 5.000. Thuế GTGT
10%.
6. Ngày 28/4,nhập kho 250kg phế liệu, giá bán ước tính là 2,5/kg.

Bài 2.2: Tại công ty KL có tình hình nhập xuất vật liệu A trong tháng 09/N như sau: (đơn vị tính:
1.000đ).
A. Tồn kho đầu tháng: Số lượng: 1.000 kg, tổng giá vốn thực tế: 10.000.
B. Nhập kho vật liệu A trong tháng 09/N:
- Ngày 05/09 nhập kho 300 kg, đơn giá vốn thực tế: 10,5/1kg, thành tiền 3.150.
- Ngày 09/09 nhập kho 1.000 kg, đơn giá vốn thực tế: 10,0/1kg, thành tiền 10.000.
- Ngày 15/09 nhập kho 200 kg, đơn giá vốn thực tế: 10,2/1kg, thành tiền 2.040.
- Ngày 25/09 nhập kho 700 kg, đơn giá vốn thực tế 10,4 kg/1kg, thành tiền 7.280.
- Ngày 30/09 nhập kho 500 kg, đơn giá vốn thực tế: 10,3 /1kg, thành tiền 5.150.
C. Xuất kho vật liệu A dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng 09/N:
- Ngày 02/09 xuất kho 300 kg
- Ngày 08/09 xuất kho 800 kg
- Ngày 12/09 xuất kho 400 kg
- Ngày 22/09 xuất kho 700 kg
- Ngày 28/09 xuất kho 500 kg
Yêu cầu: Tính giá vốn thực tế của vật liệu A xuất kho trong tháng và tồn kho cuối tháng 09/N theo
phương pháp tính giá hàng tồn kho theo các phương pháp.

Bài 2.3: Tại Công ty T &V (doanh nghiệp sản xuất) có tài liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật
tư và thanh toán với các nhà cung cấp tháng 06/N như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
A. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau:
- TK 152: 180.000, trong đó:
+ Vật liệu chính A: 100.000 (số lượng 10.000 kg)
+ Vật liệu chính B: 55.000 (số lượng 5.000 kg)
+ Vật liệu phụ C: 25.000 (số lượng 1.000 hộp)
- TK 153: 15.000 (số lượng 1.000 chiếc dụng cụ X)
- TK 331: 22.000 (theo hóa đơn (GTGT) số 001321 ngày 20/05/N của công ty H).
B. Các chứng từ phản ánh nghiệp vụ thu mua và nhập vật tư trong tháng 06/N:
1. Ngày 10/06: Nhập kho vật liệu chính A, theo phiếu nhập kho số 135 ngày 10/6 số lượng vật liệu
chính A nhập kho 13.500kg, hóa đơn GTGT số 000353 ngày 10/06/N của công ty TH:
- Tổng giá mua chưa có thuế GTGT: 141.750
- Thuế GTGT được khấu trừ 5%: 7.087,5
- Tổng giá thanh toán: 148.837,5
- Chưa trả tiền cho công ty TH.

3
2. Phiếu chi số 116 ngày 11/06: chi tiền mặt trả tiền bốc dỡ vật liệu chính A của lần nhập kho ngày
10/06 số tiền: 450.
3. Ngày 15/06: Nhập kho vật liệu chính B, theo phiếu nhập kho số 136 ngày 15/06, số lượng vật
liệu chính B nhập kho 15.000 kg do đơn vị D góp vốn liên doanh, đơn giá vật liệu chính B do hội đồng
liên doanh đánh giá 11,5/1kg.
4. Ngày 23/06: Nhập kho công cụ dụng cụ X, theo phiếu nhập kho số 136 ngày 23/06 số lượng công
cụ dụng cụ X nhập kho 2.000 chiếc, hóa đơn GTGT số 000334 ngày 23/06/N của công ty Z:
- Tổng giá mua chưa có thuế GTGT: 29.000
- Thuế GTGT được khấu trừ 5% : 1.450
- Tổng giá thanh toán: 30.450
Chưa trả tiền cho công ty Z.
C. Công ty đã trả nợ cho các nhà cung cấp vật tư theo các chứng từ sau:
- Phiếu chi tiền mặt số 123 ngày 25/06 trả xong nợ cho công ty H, số tiền 22.000.
- Giấy báo nợ số 802 ngày 26/06: thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty Z, số tiền 30.450 (thanh toán
cho hóa đơn GTGT số 000334 ngày 23/06/N).
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Tài liệu bổ sung: Công ty T &V kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Bài 2.4: Tại một doanh nghiệp trong tháng 10/N có tài liệu như sau (đơn vị tính: 1.000đ):
I. Tồn kho đầu kỳ:
Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá
Vật liệu A m 5.000 20
Vật liệu B kg 12.000 25
II. Trong tháng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 02/10 doanh nghiệp mua vật liệu A nhập kho với giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% là:
154.000, số lượng 7.000m, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên doanh nghiệp
đã chi bằng tiền mặt 132 (đã bao gồm thuế GTGT 10%).
2. Ngày 05/10 doanh nghiệp nhập kho vật liệu do mua ngoài đã thanh toán bằng tiền mặt trong đó:
+ Vật liệu A: 3.000m - đơn giá 19 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%).
+ Vật liệu B: 15.000kg - đơn giá 25 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%).
3. Ngày 10/10 nhập kho vật liệu B với tổng giá thanh toán là 269.500 (đã bao gồm thuế GTGT 10%),
số lượng 10.000kg.
4. Ngày 22/10 nhập kho vật liệu do mua ngoài chưa trả tiền người bán.
+ Vật liệu A: 8.000m, đơn giá nhập kho là 19 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
+ Vật liệu B: 12.500kg, đơn giá nhập kho là 26 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
5. Ngày 27/10 xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm
+ Vật liệu A: 15.500m
+ Vật liệu B: 17.500kg
Yêu cầu:
1. Xác định trị giá thực tế vật liệu A và vật liệu B xuất kho trong tháng theo phương pháp bình quân
gia quyền cả kỳ dự trữ.
2. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản có liên quan.

Bài 2.5: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu trong kỳ như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đ).
I. Tồn kho đầu kỳ:
Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá
Vật liệu A kg 7.000 12,5
Vật liệu B kg 9.000 12,0
II. Tình hình nhập, xuất vật liệu trong kỳ:
1. Phiếu nhập kho số 10 ngày 05/06 kèm theo hoá đơn bán hàng số 1250 ngày 04/06 mua vật liệu A
với tổng giá thanh toán 13.200 (đã bao gồm thuế GTGT 10%), số lượng 1.000 kg. Doanh nghiệp đã nhập

4
kho đủ số lượng trên và đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển doanh nghiệp đã chi
bằng tiền mặt 1.100 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) theo phiếu chi số 50 ngày 05/06.
2. Ngày 10/06 theo hoá đơn GTGT 5562 doanh nghiệp mua vật liệu B còn nợ người bán:
+ Số lượng: 5.000kg
+ Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT: 60.000 (thuế suất thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp nhập kho
đủ theo phiếu nhập kho số 11 ngày 10/06. Số hàng thiếu doanh nghiệp đã báo cho bên bán.
3. Phiếu nhập kho số 12 ngày 15/06 kèm theo hoá đơn bán hàng số 3562 ngày 15/06 mua vật liệu B
với giá mua 18.750 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), số lượng 1.500 kg. Doanh nghiệp đã nhập kho đủ số
lượng trên và còn nợ người bán.
4. Phiếu nhập kho số 13 ngày 25/06 kèm theo hoá đơn bán hàng số 57896 ngày 17/06 mua vật liệu B
với giá thanh toán 31.625 (bao gồm thuế GTGT 10%), số lượng 2.500 kg. Doanh nghiệp đã nhập kho đủ
số lượng trên. Doanh nghiệp đã thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50% còn nợ người bán.
5. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 23 ngày 30/06 doanh nghiệp xuất kho vật liệu
+ Phục vụ sản xuất sản phẩm:
- Phân xưởng 1: 4.000 kg vật liệu A và 1500 kg vật liệu B.
- Phân xưởng 2: 1400 kg vật liệu A
+ Phục vụ quản lý doanh nghiệp: 700 kg vật liệu A và 500 kg vật liệu B.
+ Phục vụ bán hàng: 170 kg vật liệu A và 150 kg vật liệu B.
Yêu cầu:
1. Xác định trị giá thực tế vật liệu A và vật liệu B xuất kho trong tháng theo phương pháp bình quân
gia quyền cả kỳ dự trữ.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 2.6: Tại doanh nghiệp H trong tháng 03/N có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
A. Số dư ngày 01/3/N của một số tài khoản như sau:
- Tài khoản 152: 688.800, trong đó:
+ Vật liệu X: 551.800, số lượng: 520
+ Vật liệu Y: 137.000, số lượng: 250
- Tài khoản 153: 17.800 (chi tiết công cụ dụng cụ D số lượng 300).
B. Trong tháng 03/N có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Ngày 02/03: Nhập kho vật liệu X số lượng: 200 theo giá mua chưa có thuế GTGT: 230.000; Thuế
suất thuế GTGT: 10%, chưa trả tiền cho người bán.
2. Ngày 05/03: Nhập kho công cụ dụng cụ D, số lượng 500, đơn giá mua chưa có thuế GTGT là 62,
thuế suất thuế GTGT 10%, đã trả bằng TGNH.
3. Ngày 07/03: Nhập kho vật liệu Y do nhận vốn góp liên doanh. Số lượng: 100; Hội đồng liên
doanh định trị giá: 52.000.
4. Ngày 15/03: Nhập kho vật liệu do mua ngoài, chưa trả tiền cho người bán.
- Vật liệu X số lượng: 510, đơn giá mua chưa có thuế GTGT 10%: 1.100.
- Vật liệu Y số lượng: 320, đơn giá mua chưa có thuế GTGT 10%: 520.
5. Chi tiền mặt trả tiền thuê vận chuyển số vật liệu trên về kho, số tiền theo giá thanh toán là: 18.260
(trong đó thuế suất thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển được phân bổ cho hai loại vật liệu X và Y theo
số lượng.
6. Ngày 31/03: Tổng hợp xuất kho vật liệu, CCDC dùng cho SXKD.
- Dùng cho sản xuất sản phẩm: vật liệu X số lượng: 650; vật liệu Y số lượng: 420.
- Dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng: vật liệu Y số lượng: 60; CCDC D số lượng: 450 được phân bổ
dần trong 3 tháng.
- Dùng cho bộ phận QLDN: vật liệu Y số lượng: 30, CCDC D số lượng: 20 được phân bổ 1 lần.
7. Ngày 31/03: Phiếu báo hỏng công cụ dụng cụ ở bộ phận quản lý phân xưởng, loại phân bổ 50%
trong thời gian 1 năm, giá vốn khi xuất dùng: 9.500; phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 500.
8. Ngày 31/03: Kiểm kê phát hiện thiếu một số CCDC D số lượng 20; chưa rõ nguyên nhân.
9. Ngày 31/03: Kiểm kê phát hiện thừa một số nguyên vật liệu chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử
lý, trị giá: 7.000.
10. Ngày 31/03, đánh giá lại nguyên vật liệu trong kho tăng: 50.000.
Yêu cầu:
1. Tính toán, lập định khoản kế toán.
5
2. Lập bảng tổng hợp NXT
Tài liệu bổ sung:
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Giá vốn vật liệu, CCDC xuất kho tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Bài 2.7: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu trong kỳ như sau (đơn vị tính: 1.000đ):
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 153: 108.800
+ TK 153 A: 75.800 (10 chiếc)
+ TK 153 B: 33.000 (22 chiếc)
- TK khác có số dư phù hợp.
II. Tình hình nhập xuất trong kỳ:
1. Theo hoá đơn 89895 ngày 10/05 và phiếu nhập kho 02 ngày 10/05 doanh nghiệp mua 15 chiếc
công cụ A, giá mua chưa có thuế GTGT: 112.500, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi
phí vận chuyển số công cụ trên 660 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) căn cứ vào phiếu chi 578 ngày 10/05
2. Ngày 18/05 theo hoá đơn 89546 doanh nghiệp mua công cụ B nhập kho:
+ Số lượng: 25 chiếc
+ đơn giá: 1.650 (bao gồm thuế suất thuế GTGT 10%)
Tiền hàng doanh nghiệp chưa thanh toán, hàng nhập kho hết theo phiếu nhập kho 03.
3. Mua công cụ A nhập kho theo hoá đơn 56321 ngày 22/05 và phiếu nhập kho 07:
+ Số lượng: 10 cái
+ đơn giá: 7.500 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
Tiền hàng doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Doanh nghiệp xuất kho 10 chiếc công cụ A và 15 chiếc công cụ B cho bộ phận sản xuất, phân bổ
2 lần trong 2 năm theo phiếu xuất kho 05 ngày 20/05.
5. Theo phiếu xuất kho 06 ngày 25/05 doanh nghiệp xuất kho 2 chiếc công cụ A và 1 chiếc công cụ
B cho bộ phận văn phòng, phân bổ 3 lần trong 1 năm.
6. Bộ phận sản xuất báo hỏng một chiếc công cụ A có giá gốc 7.500, loại phân bổ 3 lần trong 1
năm đã phân bổ 2 lần. Giá trị công cụ thanh lý thu bằng tiền mặt 500. Số còn lại người phạm lỗi bồi thường.
7. Doanh nghiệp xuất kho công cụ A cho bộ phận sản xuất theo phiếu xuất kho 08 ngày 26/05, tổng
trị giá công cụ xuất dùng 75.400 phân bổ 2 lần trong 2 năm.
8. Giá trị công cụ phân bổ trong 3 năm xuất dùng kỳ trước phân bổ cho kỳ này:
+ Bộ phận sản xuất: 15.000
+ Bộ phận văn phòng: 5.000
+ Bộ phận bán hàng: 3.500
9. Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng còn nợ người bán tại hoá đơn 89546 ngày 18/05 theo phiếu
chi số 45 ngày 30/5.
10. Kiểm kê phát hiện thiếu một số công cụ dụng cụ, trị giá 9.000, thủ kho đã ký vào biên bản bồi
thường, đồng ý trừ lương 4.000, trả bằng tiền mặt: 5.000.
11. Đánh giá lại nguyên vật liệu trong kho giảm: 20.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản liên quan.
2. Lập bảng tổng hợp NXT
Biết rằng: Doanh nghiệp tính giá thực tế công cụ xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự
trữ.

Chương 3: Kế toán tài sản cố định


Bài 3.1: Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 03/N có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
1. Biên bản giao nhận tài sản cố định số 01 ngày 08/03, mua một thiết bị sản xuất, giá mua chưa có
thuế GTGT: 200.000, thuế suất thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa trả tiền người bán. Lệ phí trước bạ
doanh nghiệp đã chi bằng tiền mặt: 15.000. Tài sản trên được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản.

6
2. Biên bản nhượng bán tài sản cố định số 09 ngày 15/03 nhượng bán một dây chuyền sản xuất,
nguyên giá 500.000, đã khấu hao 140.000. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT (10%) là: 440.000, người mua
đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Biên bản thanh lý tài sản cố định số 10 ngày 23/03, thanh lý một xe ô tô có nguyên giá: 120.000,
số đã khấu hao: 105.000. Chi phí tân trang, sửa chữa xe ô tô trên: 16.500, trong đó thuế GTGT: 1.500,
doanh nghiệp chưa trả tiền cho đơn vị sửa chữa. Giá trị thu hồi từ thanh lý, doanh nghiệp đã thu bằng tiền
gửi ngân hàng: 55.000, trong đó thuế GTGT 5.000.
4. Biên bản giao nhận tài sản cố định số 30 ngày 24/03 nhận bàn giao một dãy nhà làm phân xưởng
sản xuất từ bộ phận xây dựng cơ bản. Giá công trình hoàn thành được duyệt: 1.123.000, tài sản này được
đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Bộ phận xây dựng cơ bản ghi chung sổ với bên sản xuất
kinh doanh).
5. Biên bản giao nhận tài sản cố định số 32 ngày 26/03 mua một thiết bị dùng cho sản xuất, giá mua
bao gồm cả thuế GTGT (10%): 330.000, đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn.
6. Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng 03/N:
- Bộ phận sản xuất: 115.000
- Bộ phận bán hàng: 25.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 37.000
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 3.2: Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 06/N có tài
liệu sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
1. Biên bản giao nhận tài sản cố định số 20 ngày 05/06 mua ba máy điều hoà nhiệt độ sử dụng ở bộ
phận quản lý doanh nghiệp, giá mua chưa có thuế GTGT 30.000/chiếc, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả
tiền người bán. Tài sản này đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
2. Ngày 06/06 mua một dây chuyền sản xuất, theo hóa đơn GTGT số 17382 ngày 06/06, giá mua
chưa có thuế GTGT: 500.000, thuế GTGT: 50.000, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Dây chuyền sản
xuất này phải qua quá trình lắp đặt. Chi phí lắp đặt, chạy thử trọn gói 22.000 (trong đó, thuế suất thuế GTGT
10%), đã thanh toán bằng tiền mặt. Ngày 14/06 biên bản giao nhận TSCĐ số 21, bàn giao dây chuyền cho
phân xưởng sản xuất. Dây chuyền này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
3. Biên bản giao nhận tài sản cố định số 24 ngày 17/06 nhận vốn góp liên doanh dài hạn của công
ty M một phần mềm máy tính, hội đồng liên doanh đánh giá phần mềm máy tính trên trị giá: 380.000.
4. Ngày 18/06, mua một dây chuyền sản xuất, dùng cho hoạt động của phân xưởng sản xuất số 1,
giá mua chưa có thuế GTGT 295.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Lệ phí trước bạ đã chi bằng tiền mặt: 15.000. Dây chuyền sản xuất này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát
triển.
5. Ngày 19/06, thanh lý một thiết bị sản xuất đang dùng ở phân xưởng sản xuất số 1. Theo biên bản
thanh lý số 30 và tài liệu kế toán, nguyên giá của thiết bị sản xuất trên là: 329.000, giá trị khấu hao luỹ kế:
291.600. Giá bán chưa có thuế GTGT 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt.
6. Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng 06/N:
- Bộ phận sản xuất: 200.000
+ PXSX I: 105.000
+ PXSX II: 95.000
- Bộ phận bán hàng: 35.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 45.000
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 3.3. DN A trong kỳ báo cáo có tài liệu sau:


1. Thay lốp xe ô tô dùng cho bộ phận quản lý, tổng chi phí chưa bao gồm thuế GTGT 10% là
16.000.000, dự tính phân bổ trong 2 năm.
2. Trích trước vào chi phí quản lý phân xưởng chi phí bảo dưỡng dây chuyền sản xuất, dự kiến năm
sau sẽ tiến hành bảo dưỡng. Tổng chi phí sửa chữa dự tính là 1,2 tỷ, phân bổ trong 4 năm.
3. Thuê ngoài sửa chữa cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, tổng chi phí sửa chữa chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 354.000.000, DN đã trích trước được 300tr trong 3 năm.
4. Đơn vị thi công cơi nới thêm 1 tầng khu văn phòng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, tổng giá
trị công trình là 1,2 tỷ thuế GTGT 120tr. DN sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đầu tư.
7
5. Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao công trình sửa chữa khu nhà để xe, tổng chi phí thực
hiện là 320.000.000, DN đã trích trước 400.000.000 trong 4 năm.

Chương 4: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.


Bài 4.1: Tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tài liệu tiền lương trong tháng 01/N như sau (đơn
vị 1.000 đ):
I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 50.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/N
1. Ngày 05/01: Giấy báo Nợ số 1225, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu số
15 để trả tiền lương cho công nhân viên: 50.000.
2. Ngày 05/01: Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 40.000 bằng tiền mặt theo phiếu chi số 35, số
còn lại doanh nghiệp tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Ngày15/01: Trích trước lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất: 15.000.
4. Các khoản khấu trừ vào lương của cnv:
- Thu hồi tạm ứng thừa: 10.000.
- Khấu trừ tiền bồi thường vật chất của công nhân phạm lỗi: 5.000.
5. Cuối tháng, ngày 31/01 tính tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 70.000 (Trong đó lương phép: 8.000); cho nhân
viên phân xưởng: 20.000; cho nhân viên bán hàng: 10.000 và nhân viên quản lý doanh nghiệp: 6.000.
- Tiền thưởng dịp lễ từ quỹ khen thưởng phải trả cho công nhân sản xuất:8.000, nhân viên phân xưởng:
4.000; nhân viên bán hàng: 2.000; nhân viên quản lý: 2.000.
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định .
7. Ngày 31/01: Thanh toán tiền lương và thưởng cho công nhân viên: 122.000 và lương kỳ trước
giữ hộ: 10.000 bằng tiền mặt theo phiếu chi số 40.
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 4.2: Tài liệu về tiền lương tại một DN SXKD như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu tháng 5/N:
- TK 334: 30.000
- TK 338: 8.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Bảng số liệu tiền lương phải trả cho CNV tập hợp được từ bảng tính lương tháng 5/N như sau:

Lương Lương Lương Ăn trưa,


Đơn vị
sản phẩm thời gian nghỉ phép ăn ca
- Công nhân SX PX I 80.000 5.000 4.500
+ Tổ SX SP A 50.000 3.000 2.500
+ Tổ SX SP B 30.000 2.000 2.000
- Công nhân PX SX II 108.400 5.400 5.000
+ Tổ SXSP A 64.800 3.000 3.000
+ Tổ SXSP B 43.600 2.400 2.000
- Bộ phận bán hàng 18.000 1.500
- Bộ phận QLPX số 1 12.000 900 1.000
- Bộ phận QLPX số 2 15.000 800
- Bộ phận QLDN 10.000 700
Cộng: 188.400 55.000 10.400 13.500
2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
3. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV:
- Tạm ứng của nhân viên quản lý: 2.000
- Bồi thường vật chất của công nhân SX PX số 1 (SP A): 500

8
4. Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo qui định cho cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản theo
Giấy báo Nợ số 1582 ngày 10/05.
5. Rút TGNH theo Giấy báo Nợ số 1832 về nhập quỹ tiền mặt theo Phiếu thu số 55 ngày 15/5 là: 100.000
6. Ngày 18/5, DN đã chi trả lương kỳ I cho CNV theo Phiếu chi số 85: 100.000
7. Trợ cấp BHXH phải trả cho CNV trong tháng 5 theo Bảng thanh toán BHXH là: 30.000
8. Ngày 28/5, DN rút TGNH theo Giấy báo Nợ số 1183 về nhập quỹ tiền mặt (Phiếu thu số 58) để trả
lương kỳ II và trợ cấp BHXH.
9. Ngày 30/5, DN đã chi trả xong tiền lương kỳ II và trợ cấp BHXH (Phiếu chi số 60).
Yêu cầu:
1. Lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản liên quan.
3. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào Sổ cái TK 334 và TK 338.

Chương 5: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bài 5.1: Tại một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm có các tài liệu sau: (Đơn vị tính:
1000đ).
1. Xuất kho vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm: 174.000.
2. Xuất kho vật liệu phụ và nhiên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm: 22.000.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 30.000, cho nhân viên phân xưởng:
6.000.
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định.
5. Trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ ở phân xưởng sản xuất: 14.000.
6. Tiền điện phải trả cho công ty điện lực tính cho phân xưởng sản xuất: 15.400 (bao gồm cả thuế
GTGT 10%), đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.
7. Các chi phí khác bằng tiền mặt phục vụ cho phân xưởng sản xuất: 1.000.
8. Trong kỳ, doanh nghiệp sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm và đã nhập kho.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Tài liệu bổ sung: - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là: 9.000.
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là: 11.000.

Bài 5.2: Tại doanh nghiệp KL sản xuất hai loại sản phẩm A và B, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
1. Xuất vật liệu chính dùng cho sản xuất: 160.000, trong đó dùng để sản xuất sản phẩm A: 95.000;
dùng để sản xuất sản phẩm B: 65.000.
2. Xuất kho vật liệu phụ dùng cho:
- Sản xuất sản phẩm A: 29.000
- Sản xuất sản phẩm B: 18.000
- Phục vụ phân xưởng sản xuất: 5.000
3. Tính ra tiền lương phải trả trong kỳ cho:
- Công nhân sản xuất sản phẩm A: 27.000
- Công nhân sản xuất sản phẩm B: 15.000
- Nhân viên phân xưởng: 6.000
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
5. Tiền điện phải trả cho công ty điện lực tính cho phân xưởng sản xuất: 11.000, thuế giá trị gia
tăng: 1.100, chưa trả tiền.
6. Khấu hao TSCĐ trích trong kỳ ở phân xưởng sản xuất: 7.500.
7. Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt ở phân xưởng sản xuất: 860.
8. Cuối kỳ, hoàn thành nhập kho 100 sản phẩm A và 50 sản phẩm B.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
2. Tính giá thành đơn vị của sản phẩm A và sản phẩm B.
Biết rằng:
9
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của sản phẩm A: 12.000; sản phẩm B: 9.000.
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của sản phẩm A: 17.000; sản phẩm B: 12.000.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A và sản phẩm B theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản
xuất.

Bài 5.3: Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tài liệu sau: (Đơn vị tính: 1000đ).
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa có thuế GTGT 10%: 20.000, đã trả bằng tiền mặt.
2. Xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế tạo sản phẩm: 45.000, cho nhu cầu quản lý phân xưởng sản
xuất: 7.000.
3. Tính ra lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 20.000, cho nhân viên phân xưởng 3.000.
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Điện mua ngoài chưa trả tiền dùng cho quản lý phân xưởng bao gồm cả thuế GTGT 10%: 2.200.
6. Chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt tại phân xưởng 500.
7. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành từ sản xuất, biết đầu kỳ và cuối kỳ không có sản phẩm dở
dang.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản.
2. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành.

Bài 5.4: Cho tài liệu tại doanh nghiệp A chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Đầu kỳ không có sản phẩm
dở dang. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
1. Xuất vật liệu chính để sản xuất sản phẩm: 315.000.
2. Mua vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, giá mua đã bao gồm thuế GTGT 5%: 47.250
và phục vụ cho nhu cầu chung ở phân xưởng là 15.750 (trong đó thuế suất thuế GTGT 5%). Tiền
mua chưa thanh toán.
3. Tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân trực tiếp sản xuất: 120.000; cho nhân viên quản lý
phân xưởng: 10.000.
Nợ TK 622: 120.000
Nợ TK 627: 10.000
Có TK 334: 130.000
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 622: 120.000 *24% = 28.800
Nợ TK 627: 10.000 *24% = 2.400
Nợ TK 334: 130.000*10,5% = 13.650
Có TK 338: 130.000 *34,5% = 44.850
5. Khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất 25.000.
Căn cứ bảng tính khấu hao
Nợ TK 627: 25.000
Có TK 2145: 25.000
6. Điện mua ngoài phục vụ sản xuất đã trả bằng tiền mặt 8.118 (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
Căn cứ hóa đơn điện
Nợ TK 627: 7380
Nợ TK 133: 738
10
Có TK 111: 8.118
7. Vật liệu chính sử dụng không biết nhập lại kho 15.000.
8. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 2.000 sản phẩm, còn dở dang 400 sản phẩm mức độ hoàn
thành 50%.
8a. Kết chuyển CP NVLTT
Nợ TK 154: 315.000 + 60.000 – 15.000 = 360.000
Có TK 621: 360.000
8b. Kết chuyển CP NCTT
Nợ TK 154: 120.000 + 28.800 = 148.800
Có TK 622: 148.800
8c. Kết chuyển CP SX chung
Nợ TK 154: 15.000 + 10.000 + 2.400 + 25.000 + 7.380 = 59.780
Có TK 627: 59.780
Nếu đánh giá giá trị sp dở dang theo CP NVL trực tiếp
Dck = (0+360.000)/(2.000 +400)*400 = 60.000
Z = 0 + (360.000 + 148.800 + 59.780) – 60.000 = 508.580
z = Z/Qht = 508.580/2.000 = 254,29
Nếu đánh giá giá trị sp dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
- CP NVL chính trực tiếp trong sp dở dang
Dck = (CP NVL chính trực tiếp trong sp dở dang đầu kỳ + CP
NVL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ)/(Số lượng sp hoàn thành
+ Số lượng sp dở dang)*Số lượng sp dở dang
= (0 + (315.000 – 15.000))/(2.000 + 400)*400 = 50.000

- CP vật liệu phụ trực tiếp trong sp dở dang


Dck = (CP VL phụ trực tiếp trong sp dở dang đầu kỳ + CP VL phụ
trực tiếp phát sinh trong kỳ)/(SL sp hoàn thành + SL SP dở
dang*Mức độ hoàn thành) * (SL sp dở dang * Mức độ hoàn thành)
= (0 + 60.000)/(2.000 + 400*50%)*(400*50%) = 5.455
- CP NCTT trong sp dở dang
Dck = (0 + 148.800)/(2.000 + 200)*200 = 13.527
- CP SX chung trong sp dở dang
Dck = (0 + 59.780)/(2.000 + 200)*200 = 5.435
Giá trị SP dở dang cuối kỳ
= 50.000 + 5.455 + 13.527 + 5.435 = 74.417
Tổng giá thành = Dđk + C – Dck
= 0 + (360.000 + 148.800 + 59.780) – 74.417 = 494.613
11
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành/SL sp hoàn thành
= 494.613/2.000 = 247,08
Căn cứ vào phiếu nhập kho
Nợ TK 155 : 494.613
Có TK 154: 494.613
TK 154 sẽ có số dư nợ cuối kỳ = Giá trị sp dở dang cuối kỳ = 74.417
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết doanh nghiệp
đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính.

Bài 5.5: Tình hình sản xuất hai loại sản phẩm A và B tại công ty PTL trong tháng 12/N như sau:
(Đơn vị tính 1.000đ).
1. Xuất nguyên vật liệu chính để chế tạo sản phẩm A là 180.000, sản phẩm B là 75.000.
2. Xuất kho nguyên liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm B: 15.000, cho quản lý phân xưởng: 3.500,
cho bán hàng: 1.500.
3. Thanh toán tiền điện, nước mua ngoài bằng tiền mặt, tổng số tiền theo giá hóa đơn chưa có thuế
là 24.000, thuế suất GTGT 10%.
4. Tính ra tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 45.000, sản phẩm B: 30.000, tiền
lương của nhân viên quản lý phân xưởng: 16.000.
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
6. Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất: 8.500, khấu hao nhà xưởng:6.500.
7. Thanh toán 50% tiền lương cho công nhân viên bằng tiền mặt.
8. Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 5 lần thuộc chi phí trả trước dài hạn cho sản xuất:
40.000, cho bán hàng: 10.000.
1. Nhập kho 1.000 sản phẩm A và 800 sản phẩm B hoàn thành, còn dở dang 200 sản phẩm A (mức
độ hoàn thành 30%) và 100 sản phẩm B (mức độ hoàn thành 40%)
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán.
2. Tính giá thành từng loại sản phẩm, biết doanh nghiệp xác định sản phẩm dở dang theo sản lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương và đầu kỳ không có sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất chung
được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo chi phí tiền lương của lao động
sản xuất trực tiếp.
Bài 5.6. Một DN SX 2 loại SP A và B thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế
toán hàng tồn kho theo PP KKTX, trong kì có phát sinh (Đvt: 1.000 đ)
1.Công ty nhập khẩu NVL Chính chuyển thẳng cho phân xưởng sản xuất chính để SX SP A và B.
Giá nhập khẩu là 12.000 USD, thuế nhập khẩu phải nộp theo thuế suất 5%, thuế GTGT hàng nhập khẩu
10%. Tỷ giá ngoại tệ thực tế: 16.500 đ/USD. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về công ty thanh toán bằng
tiền mặt gồm cả thuế GTGT là 4.400.
2.Các chi phí khác phát sinh như sau:
- Chi phí NCTT: 71.400
- Chi phí SXC: 25.140
3.Cuối kì phân xưởng SX chính nhập kho 600 SP A và 800 SP B. Còn lại 300 SP A và 200 SP B
dở dang. Cả hai loại sản phẩm cùng được SX trên 1 dây chuyền công nghệ, chi phí vật liệu chính sử dụng
hết ngay từ đầu giai đoạn sản xuất. Đầu kì không có SP dở dang.
Yêu cầu:
12
Tính giá thành từng loại sản phẩm nhập kho theo từng khoản mục. Biết hệ số quy đổi ra sản phẩm
tiêu chuẩn của sản phẩm A là 1,0; sản phẩm B là 1,2. Các chi phí để SX 2 loại sản phẩm này đều tiêu hao
tương đương theo tỷ lệ này, Sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí NVL chính.

Bải 5.7. Có số liệu về chi phí thực hiện dịch vụ và kết quả thực hiện dịch vụ cho thuê phòng ngủ tại
một khách sạn trong tháng như sau: (Đơn vị tính 1.000 đ)
Chỉ tiêu Loại phòng VIP Loại 1 Loại II
Số phòng ngủ của KS 50 250 200
Số lượt phòng cho thuê 410 3220 4804
Định mức chi phí/lượt Ph 200 148 110
Chi phí NVLTT 10 7,4 5,5
Chi phí NCTT 50 37 27,5
Chi phí SXC 140 103,6 77
Chi phí thực hiện phát sinh trong tháng
Chi phí NVLTT: 60.300
Chi phí NCTT: 304.640
Chi phí SXC: 841.060
Yêu cầu: Tính giá thành của lượt phòng theo từng cấp loại phòng, biết giá trị dịch vụ dở dang đầu tháng và
cuối tháng là không đáng kể.

Bài 5.8. Doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: Phân xưởng 1 và
phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:
- Chi phí sản xuất sản phẩm đó phát sinh trong kỳ: (Đơn vị tính: đồng)
Chi phí VLTT Chi phí NCTT Chi phí sản xuất chung
Phân xưởng 1 374.000.000 90.000.000 105.000.000
Phân xưởng 2 - 60.000.000 72.000.000
Kết quả sản xuất trong tháng:
- Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế
biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 60%.
- Phân xưởng 2 nhận 1.200 NTP phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 800
thành phẩm,còn 400 sản phẩm đang chế dở dang mức độ hoàn thành 50%.
Yêu cầu:
1.Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính
giá thành nửa thành phẩm
2.Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm.
Biết rằng:
- Hai phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kì
- Chi phí NVL phát sinh một lần từ đầu quy trình công nghệ; Các chi phí khác phát sinh dần dần theo
mức độ chế biến.

Chương 6: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh

13
Bài 6.1: Tại doanh nghiệp KL, trong tháng 09/N có các tài liệu sau:
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản: (Đơn vị tính: 1000đ).
- Tài khoản “Thành phẩm” 350.000
- Tài khoản “Tiền mặt” 70.000
- Tài khoản “Hàng gửi bán” 120.000
- Tài khoản “Phải thu của khách hàng” 110.000
- Các tài khoản khác có số dư bất kỳ.
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: 1000đ).
1. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng, tổng giá vốn: 50.000, tổng giá bán: 70.000
(chưa bao gồm thuế GTGT 10% tính trên tổng giá bán), khách hàng chưa trả tiền.
2. Nhập kho thành phẩm do sản xuất hoàn thành, giá thành sản xuất thực tế: 30.000.
3. Xuất kho thành phẩm gửi bán cho công ty A, tổng giá vốn: 37.000, tổng giá bán: 56.000 (chưa
bao gồm thuế GTGT 10%).
4. Chi phí vận chuyển số thành phẩm trên đến công ty A: 1.400, thuế GTGT: 140 đã thanh toán cho
công ty vận tải bằng TGNH.
5. Công ty A chấp nhận mua toàn bộ số hàng và chuyển tiền qua ngân hàng trả cho doanh nghiệp.
6. Số hàng gửi bán tháng trước khách hàng chấp nhận mua 50% và thanh toán cho doanh nghiệp
bằng tiền mặt: 88.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Số còn lại khách hàng trả lại cho doanh nghiệp, doanh
nghiệp đã nhập kho đủ.
7. Tính ra tiền lương phải trả trong tháng cho nhân viên bán hàng: 6.000, nhân viên quản lý doanh
nghiệp: 4.000.
8. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
9. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng: 3.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp: 4.000.
10. Các chi phí bằng tiền mặt khác đã chi cho bộ phận bán hàng: 700, bộ phận quản lý doanh nghiệp:
1.200.
11. Xác định kết quả tiêu thụ trong tháng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng.
2. Phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng.

Bài 6.2: Tại doanh nghiệp A có tài liệu sau: (Đơn vị tính: 1000đ).
I. Số dư đầu tháng:
1. TK Tiền mặt: 580.000 4. TK Hàng mua đang đi đường: 120.000
2. TK Tiền gửi ngân hàng: 1.800.000 5. TK Thành phẩm: 1.435.000
3. TK Phải thu của KH: 6. TK Hàng gửi bán: 1.090.000
- Dư nợ 650.000 7. TK TSCĐ hữu hình: 5.780.000
- Dư có 250.000 Các TK khác có số dư phù hợp
II. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Nhập kho sản phẩm hoàn thành từ phân xưởng sản xuất theo giá thành thực tế 380.000.
2. Xuất kho sản phẩm bán trực tiếp cho người mua, trị giá xuất kho: 120.000. Người mua trả bằng
tiền mặt theo giá bán chưa có thuế: 180.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
3. Xuất kho gửi bán thành phẩm, tổng giá vốn xuất kho: 200.000, tổng giá bán chưa có thuế: 280.000,
thuế suất thuế GTGT 10%.
4. Nhập kho số nguyên vật liệu đi đường mua kỳ trước giá mua: 120.000, thuế suất thuế GTGT
10%, tiền hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Nhập lại kho số thành phẩm gửi bán kỳ trước giá vốn: 390.000.
6. Nhận được thông báo của người mua đã nhận được số hàng gửi bán kỳ trước và chấp nhận thanh
toán, giá vốn: 450.000, giá bán chưa có thuế GTGT: 560.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
7. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền người mua trả nợ kỳ trước: 330.000.
8. Xuất kho thành phẩm giao cho người mua, trị giá xuất kho: 300.000, giá bán chưa có thuế GTGT:
380.000, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền hàng người mua đã ứng trước 250.000, số còn lại người mua
trả bằng tiền gửi ngân hàng.
9. Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong tháng là:

14
- Tiền lương nhân viên bán hàng: 2.800
- BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ qui định
- Khấu hao TSCĐ bộ phận tiêu thụ: 1.500
- Chi phí khác bằng tiền là 2.700
10. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng là:
- Tiền lương nhân viên QLDN: 6.700
- BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ qui định
- Khấu hao TSCĐ bộ phận tiêu thụ: 3.400
- Chi phí khác bằng tiền là: 3.200
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh.

Bài 6.3. Tại một DN X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, có tình hình sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ một số TK
- TK 157: 29.940 (Phiếu xuất kho số 60 ngày 18/5)
Chi tiết:
+ TK 157A: 15.540
+ TK 157B: 14.400
- TK 155: 51.700
Chi tiết:
+ TK 155A: 37.000, Số lượng: 500 kg
+ TK 155B: 14.700, Số lượng: 300 kg
- TK 331: 45.000
- TK 112: 260.000
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Phiếu nhập kho số 05 ngày 2/6, PX 1 nhập kho:
- 2.000 kg SP A, giá thành SX thực tế 150.000
- 1.500 kg SP B, giá thành SX thực tế 75.000
2. Phiếu nhập kho số 05 ngày 2/6, PX 2 nhập kho:
- 1.000 kg SP A, giá thành SX thực tế 76.000
- 2.500 kg SP B, giá thành SX thực tế 120.000
3. Hoá đơn GTGT số 62 ngày 5/6, DN xuất kho gửi bán cho Công ty Hoa Lan 500 kg SP A và 800 kg
SP B.
4. Hoá đơn GTGT số 63 ngày 6/6, DN xuất kho bán cho Nhà máy Vĩnh Xuân 300 kg SP A, đã thu bằng
tiền mặt.
5. Hoá đơn GTGT số 64 ngày 12/6, DN xuất kho gửi bán cho Công ty cơ khí Gia Lâm 200 kg SP A và
1.000 kg SP B.
6. Giấy báo Có 1372 ngày 20/6, Công ty Hoa Lan đã trả tiền cho DN theo Hóa đơn số 62 qua ngân
hàng.
7. Nhận được giấy báo Có số 1480 ngày 22/6 của Nhà máy cơ khí Mai Anh trả tiền cho Phiếu xuất kho
số 60 ngày 18/5 theo giá bán tháng này 200 kg SP A và 300 kg SP B.
8. Ngày 25/6, nhận được thông báo của Nhà máy Vĩnh Xuân. Do SP kém chất lượng, Nhà máy Vĩnh
Xuân yêu cầu trả lại SP A với số lượng bằng 1/3 số DN đã chuyển ở nghiệp vụ (4). DN chấp nhận và đã
nhập kho số hàng Nhà máy Vĩnh Xuân trả lại. Chi phí vận chuyển và bốc dỡ hàng về nhập kho là 500. DN
đã thanh toán cho Nhà máy Vĩnh Xuân và tiền vận chuyển bằng TGNH.
9. Hoá đơn GTGT số 65 ngày 28/6, DN bán cho Nhà máy chế tạo biến thế 100 kg SP A và 200 kg SP
B, khách hàng đã thanh toán bằng TGNH.
10. Chi phí bán hàng, chi phí QLDN phát sinh trong tháng phân bổ cho hàng bán ra tương ứng: 5.000
và 12.000
Yêu cầu:
1. Xác định trị giá vốn thực tế xuất kho trong tháng.
2. Xác định kết quả kinh doanh.
15
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản liên quan.
Biết rằng:
- Trị giá vốn thực tế xuất kho của SP A và SP B được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Giá bán SP A là 85/kg, SP B là 60/kg. Thuế suất thuế GTGT hai loại SP 10%.

Bài số 6.4. Tại một DN A có tình hình tiêu thụ SP như sau (đơn vị 1.000 đ):
1. Ngày 3/5, DN xuất kho 2.000 chiếc SP A và 3.000 chiếc SP B bán cho Công ty C. Công ty C chưa
thanh toán. Nếu thanh toán sớm trong vòng 15 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2%.
2. Ngày 7/5, DN xuất kho 1.000 chiếc SP A và 1.200 chiếc SP B gửi bán cho Công ty M.
3. Công ty M sau khi kiểm tra chấp nhận mua toàn bộ SP A và mua 1.000 chiếc SP B, trả lại 100 chiếc SP
B, DN đã nhập kho đủ (Phiếu nhập kho số 12 ngày 10/5). Số SP còn lại công ty đồng ý mua nhưng yêu cầu
DN phải giảm 10% giá bán. DN chấp nhận, Công ty M đã thanh toán bằng chuyển khoản (đã có Giấy báo
Có số 1121 ngày 10/5).
4. Ngày 12/5, Công ty C thanh toán toàn bộ tiền về số SP tiêu thụ ở nghiệp vụ (1) qua ngân hàng, chiết
khấu thanh toán được hưởng là 2%.
5. Ngày 17/5, DN xuất kho 3.000 chiếc SP A và 2.000 chiếc SP B đổi lấy 5.000 kg NVL X (thuế suất
thuế GTGT của NVL là 10%, giá mua chưa có thuế GTGT tương đương nhau).
6. Công ty C sau khi kiểm tra thấy 200 chiếc SP A và 100 chiếc SP B kém phẩm chất. Công ty C đã yêu
cầu trả lại SP A, DN đồng ý và nhờ Công ty C giữ hộ. Còn SP B Công ty C đề nghị DN giảm giá, DN
đồng ý giảm 20% giá bán và đã thanh toán cho Công ty C bằng tiền mặt (theo Phiếu chi 13 ngày 18/5).
7. Ngày 21/5, DN xuất kho bán cho Công ty H 3.000 chiếc SP A và 4.000 chiếc SP B, Công ty H chưa chấp
nhận thanh toán. Chi phí vận chuyển chưa thanh toán bên bán chịu 330, đã gồm thuế GTGT 10%.
8. Khi kiểm nhận nhập kho, Công ty H phát hiện thiếu 1/5 số hàng chưa rõ nguyên nhân nhưng theo hợp
đồng bên bán chịu và 1/4 số hàng thực nhận phẩm chất sai hợp đồng bên mua từ chối, đang bảo quản hộ.
Công ty H chỉ chấp nhận thanh toán theo đúng số hàng thực nhận phẩm chất đúng hợp đồng và đã thanh
toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung.
3. Lập sổ chi tiết thanh toán với người mua và bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 131
Biết rằng:
- Giá vốn: SP A là 20/chiếc, SP B 30/chiếc.
- Giá bán: SP A là 31/chiếc, SP B 36/chiếc.
- Thuế suất thuế GTGT 10%.

Bài số 6.5. Tại một đơn vị SXKD A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ có tình hình sau (đơn vị 1.000 đ):
1. Bộ phận SX chính nhập kho thành phẩm A và B. Số lượng SP A: 30.000 SP, đơn giá 65/SP; Số lượng
SP B: 24.000 SP, đơn giá 35/SP.
2. Đơn vị xuất kho thành phẩm gửi bán đại lý cho Công ty C, số lượng 10.000 SP A và 9.000 SP B. Hoa
hồng đại lý Công ty C được hưởng là 2%.
3. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho công ty D là 8.000 SP A và 9.000 SP B. Công ty D chưa thanh
toán.
4. Công ty D thông báo đã kiểm tra số hàng trên, có 500 SP A và 200 SP B không đủ tiêu chuẩn quy
định và yêu cầu đơn vị giảm giá. Đơn vị đồng ý giảm giá 5% giá bán của số thành phẩm trên, Công ty D
thanh toán cho đơn vị bằng chuyển khoản.
5. Công ty C thông báo là đã mua 7.000 SP A và toàn bộ SP B gửi bán ở nghiệp vụ (2). Công ty C đã
thanh toán cho đơn vị bằng chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng được hưởng.
6. Chi phí bán hàng và chi phí QLDN phát sinh như sau:
Nội dung Bộ phận Bộ phận
chi phí bán hàng QLDN
- Khấu hao TSCĐ 13.000 3.000
- Lương CNV 3.000 2.500
- Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
- Thuế nhà đất phải nộp 1.300
16
- Chi phí khác đã thanh 2.100 1.200
toán bằng chuyển khoản
(chưa có thuế GTGT)
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Xác định kết quả tiêu thụ.
3. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào Thẻ kho, Sổ chi tiết hàng hoá, Nhật ký chung, Sổ chi tiết thanh toán với
người mua.
Biết rằng:
- Trị giá thực tế xuất kho của SP A và B được xác định theo phương pháp thực tế đích danh.
- Giá bán của thành phẩm A và B như sau:
+ Thành phẩm A: 70/SP
+ Thành phẩm B: 50/SP
- Thuế suất thuế GTGT đầu vào, đầu ra là 10%.

Bài số 6.6. DN X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, trong tháng 8/N có tài liệu về tình hình tiêu thụ SP như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ của các TK:
- TK 155: 1.121.000
Trong đó:
+ SP A 366.000, số lượng 30 chiếc
+ SP B 715.000, số lượng 50 chiếc
- TK 157: 360.000 (Số lượng 24 chiếc)
- TK 131 (Dư Có): 750.000
Trong đó:
+ Phải thu của công ty K 50.000
+ Công ty Z ứng trước 800.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Căn cứ vào bảng kê Phiếu nhập kho, tổng hợp tình hình nhập kho thành phẩm:
- Nhập kho 120 SP A, tổng giá thành thực tế 1.434.000
- Nhập kho 100 SP B do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành, tổng giá thành là 1.495.000
2. Hoá đơn GTGT số 30, xuất kho chuyển bán cho Công ty Z 30 SP B, giá bán 448.500 chưa bao gồm
thuế GTGT 10%. DN cho Công ty Z hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên giá bán chưa có thuế GTGT,
công ty chi tiền mặt trả cho Công ty Z tiền chiết khấu và tiền ứng trước còn thừa.
3. Công ty N thông báo chấp nhận mua 2/3 số lượng hàng đã gửi tháng trước theo Hoá đơn số 36 gửi 24
SP B, tổng giá thanh toán 580.800, thuế suất thuế GTGT 10%. Số hàng còn lại Công ty N trả lại, đã kiểm
nhận và nhập kho.
4. Giấy báo Nợ số 15, chuyển TGNH thanh toán tiền thuê gia công cho Công ty M 1.320.000, đã bao gồm
thuế GTGT 10%.
5. Phiếu xuất kho số 30, xuất 40 SP A gửi bán đại lý cho Đại lý Ngân Giang.
6. Phiếu xuất kho số 40, xuất 50 SP A bán trực tiếp cho Công ty K, giá bán 13.500/SP chưa bao gồm thuế
GTGT 10%. Công ty K chuyển TGNH thanh toán toàn bộ tiền hàng kỳ này và số tiền còn nợ kỳ trước.
7. Phiếu xuất kho số 42, xuất kho bán trả góp cho ông An 10 SP B. Giá bán trả ngay 230.000 (chưa bao
gồm thuế GTGT 10%). Giá bán trả góp 252.000. Ông An đã trả 152.000 bằng tiền mặt, số còn lại sẽ
thanh toán đều đặn trong 10 tháng tiếp theo.
8. DN thông báo cho Công ty K hưởng chiết khấu 2% trên giá bán chưa có thuế GTGT vì mua với số
lượng lớn.
9. Đại lý Ngân Giang gửi bảng kê hàng bán lẻ để thanh toán hợp đồng bán đại lý. Đại lý đã bán hết toàn
bộ số lượng hàng gửi trong tháng. Căn cứ vào đó công ty viết Hoá đơn GTGT số 521 với giá bán 14.000/
SP chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Đại lý Ngân Giang chuyển tiền mặt thanh toán cho đơn vị sau khi trừ
hoa hồng được hưởng là 3% tính theo giá bán chưa có thuế GTGT.
10. Phiếu xuất kho số 45, xuất 5 SP A thưởng cho nhân viên là lao động giỏi quý I/N, hoạt động này
được trang trải bằng Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
11. Chi phí bán hàng tập hợp được trong tháng là:
17
- Tiền lương nhân viên bán hàng 4.000
- Trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
- Trích khấu hao TSCĐ 3.200
- Bao bì đóng gói SP đem bán 500
- Chi phí tiền mặt 540
12. Chi phí QLDN tập hợp được trong tháng là:
- Tiền lương nhân viên QLDN 6.000
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
- Trích khấu hao TSCĐ 5.000
- Chi phí khác bằng tiền mặt 860
13. Thuế thu nhập DN phải nộp thuế suất 28% lợi nhuận chịu thuế.
Yêu cầu: Tính giá hàng tồn kho theo PP NTXT
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh các bút toán kết chuyển cần thiết.
3. Lập sổ chi tiết thanh toán với khách hàng và bảng tổng hợp chi tiết TK 131.

Bài số 6.7 Tại một DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư ngày 01/01/N của các TK:
TK Tiền mặt 45.000 TK Vay ngắn hạn 30.000
TK TGNH 90.000 TK Phải trả cho người bán (Dư Có) 29.000
TK Phải thu của khách hàng (Dư Nợ) 35.000 TK Thuế và các khoản phải nộp NN 60.000
TK Thuế GTGT được khấu trừ 7.000 TK Phải trả người lao động 8.000
TK Nguyên liệu, vật liệu 170.000 TK Phải trả, phải nộp khác 19.000
TK Thành phẩm 285.000 TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.829.000
TK Hàng gửi đi bán 20.000 TK Quỹ đầu tư phát triển 210.000
TK TSCĐ hữu hình 3.900.000 TK Quỹ dự phòng tài chính 37.000
TK Hao mòn TSCĐ 180.000 TK Lợi nhuận chưa phân phối 150.000
II. Trong quý I năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua NVL nhập kho chưa thanh toán cho người bán, tổng giá thanh toán: 55.000 (thuế GTGT: 5.000).
Chi phí vận chuyển số NVL trên về kho: 1.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 50), đã thanh toán cho đơn vị
vận tải bằng tiền mặt.
2. Xuất kho NVL để SX SP M, trị giá thực tế: 155.000
3. Dùng TGNH trả nợ người bán: 40.000
4. Tính ra tiền lương phải trả trong kỳ cho:
- Công nhân trực tiếp SX: 15.000
- Nhân viên quản lý PX: 7.000
- Nhân viên bán hàng: 5.000
- Nhân viên QLDN: 6.000
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
6. Khấu hao TSCĐ của SX PX: 3.000, bộ phận bán hàng: 900, bộ phận QLDN: 1.100
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài đã trả bằng tiền mặt phục vụ cho SX PX: 4.150, cho bộ phận bán hàng: 600,
cho bộ phận QLDN: 900 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%).
8. Nhập kho 100 SP M hoàn thành trong kỳ, không có SPDD cuối kỳ.
9. Xuất kho 50 SP M gửi bán, tổng giá vốn là: 92.500
10. Xuất bán trực tiếp 50 SP M, tổng giá vốn 93.000, giá bán 3.000/SP chưa bao gồm thuế GTGT 10%.
Người mua đã thanh toán bằng tiền mặt.
11. Xuất bán 100 SP M, tổng giá vốn 189.000, giá bán 3.000/SP chưa bao gồm thuế GTGT 10%, khách
hàng chưa trả tiền.
12. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài khoản liên quan.
2. Tính giá thành SX đơn vị SP M.
3. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/03/N.

18
4. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh.

19

You might also like