You are on page 1of 11

1. Làm rõ hệ thống ngân hàng 1 cấp và ngân hàng 2 cấp?

Hệ thống Ngân hàng 1 cấp là hệ thống ngân hàng do nhà nước quản lý và điều hành
hoạt động kinh doanh. Hệ thống này không bị kiểm soát chặt chẻ bởi cấp trên nên hệ thống
ngân hàng này hoạt động không hiệu quả – cho vay tràn lan rủi ro tín dụng cao, không thu hồi
được nợ. Hệ thống ngân hàng 1 cấp vừa giữ chức năng phát hành tiền vừa giữ chức năng hoạt
động tín dụng.
Hệ thống Ngân hàng 2 cấp sẽ bao gồm: Cấp 1 là cấp quản lý (Ngân hàng nhà nước
hay Ngân hàng Trung ương), cấp 2 là Ngân hàng Thương Mại. Trong đó cấp 1 có chức năng
là phát hành tiền, quản lý hệ thống Ngân hàng Thương Mại bằng các công cụ tài chính (như:
lãi suất, tỷ lệ DTBB, thị trường mở, tỷ giá,....) nhằm điều tiết nền kinh tế theo hướng ổn định.
Còn cấp 2 sẽ hoạt động kinh doanh theo sự điều tiết của Ngân hàng Nhà Nước.

2. Hiện nay nước VN dang theo hệ thống ngân hàng nào?


Hiện nay nhà nước VN theo hệ thống ngân hàng 2 cấp trong đó:
- NH cấp 1 tại VN chính là ngân hàng nhà nước Việt Nam hay chính là ngân hàng
trung ương.
- NH cấp 2 là các ngân hàng còn lại hay còn gọi là ngân hàng thương mại. Trong số
những NH cấp 2 có một số của nhà nước một số của tư nhân tuy nhiên hầu hết các ngân hàng
cấp 2 của nhà nước hiện nay được cổ phần hóa.

3. So sánh hệ thống ngân hàng 1 cấp và ngân hàng 2 cấp?

TCPB Hệ thống NH 1 cấp Hệ thống NH 2 cấp


Hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan
Là cơ quan thuộc chính phủ và là ngân
Tư cách pháp lý trực thuộc CP, vừa có tư cách của
hàng TW
NHTW và tư cách của NH trung gian
Tổ chức của NH sẽ bao gồm: ở trung
ương, chi nhánh liên khu, chinh nhánh
Mô hình tổ chức sẽ bao gồm 2 cấp là:
ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài. Các
Mô hình tổ chức Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng
chi nhánh không có tư cách pháp
chuyên doanh trực thuộc
nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan
cấp dưới đại diện của NH Quốc Gia
Ngân hàng nhà nước chỉ dám nhận vai
trò là cơ quan quản lý nhà nước trong
Chức năng của ngân hàng bao gồm:
lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu
hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do
hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc
hệ thống các tổ chức tín dụng trung
gia; huy động vốn trong nhân dân,
gian tiến hành. Các ngân hàng thương
diều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý
Chức năng của mại và những tổ chức tín dụng trung
ngoại tệ và thanh toán các khoản giao
NHNN gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ
dịch với nước ngoài...
kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về
– Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực
hoạt động kinh doanh của mình
hiện đồng thời - chức năng quản lý
– Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi
ngoại hối và trực tiếp thực hiện hoạt
thực hiện chức năng quản lý ngoại hối
động giao dịch ngoại tệ
mà không còn trực tiếp thực hiện hoạt
động giao dịch ngoại tệ
4. Các tiền đề xuất hiện của hoạt động ngân hàng?
Hoạt động ngân hàng sơ khai xuất hiện khi:
- Có sự phân công lao động trong xã hội và cải tiến phương thức sản xuất và công cụ
lao động, khi đó của cải trong xã hội làm ra có dư thừa và tích luỹ, song tích luỹ không
dưới hình thức hiện vật mà dưới dạng tiện tệ.
- Sự xuất hiện của tiền tệ. Khi đó tiền tệ đóng vai trò là công cụ trung gian trao đổi
trong nền kinh tế và là công cụ tích luỹ của cải dư thừa để dành.
- Sự xuất hiện của hoạt động gửi và giữ tiền.
- Nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ vào mục đích tiêu dùng, đầu tư. Xuất hiện việc cần tiền,
phải vay, mượn để đầu tư, tiêu dùng.
Vậy, tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là khi có tất cả các yếu tố trên.

5. Đối tượng điều chỉnh của luật Ngân Hàng?


Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm
quan hệ xã hội như sau:
Nhóm quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
Nhóm quan hệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín
dụng
Nhóm quan hệ về hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các tổ
chức khác (tuy không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt
động thuộc lĩnh vực ngân hàng.)

6. So sánh sự giống và khác nhau giữa NH và TCTD phi ngân hàng ?


7. Cấu trúc hệ thống ngân hàng?
Ngân hàng trung ương (ngân hàng cấp 1): Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân
hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền
tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền
tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định
cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết
các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập
nhất định đối với Chính phủ.* Vai trò, vị trí, chức năng của Ngân hàng trung ương được
thể hiện khác nhau ở các quốc gia nhưng về cơ bản có một số dấu hiệu sau:
- Là ngân hàng của các ngân hàng: cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho các
ngân hàng thương mại (ngân hàng cấp 2) và điều hòa lợi ích, quản lý hoạt động của các
ngân hàng thương mại và các tổ chức hoạt động ngân hàng khác.
- Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tiền tệ, tài chính cho Chính phủ: Chính phủ là một
chủ thể đại diện cho nhà nước tiến hành tiêu dùng (chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển, chỉ sự nghiệp...). Vì thế, ngân hàng trung ương có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Chính phủ. Tuy nhiên, việc cung ứng các dịch vụ này
phải được thực hiện trên cơ sở của quan hệ tín dụng ngân hàng chứ không phải quan hệ
mệnh lệnh – phục tùng (quan hệ hành chính) trong tổ chức, quản lý nhà ước.
- Là cơ quan duy nhất thay mặt nhà nước phát hành tiền và cung ứng tiền vào lưu
thông, thay mặt nhà nước thực hiện chức năng quả lý tiền tệ và không được thực hiện hoạt
động kinh doanh tiền tệ; nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị đồng tiền
và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
- Một số quốc gia, ngân hàng trung ương đảm nhận chức năng quản lý nhà nước đối
với - các hoạt động tài chính tiền tệ.
Các ngân hàng trung gian (còn gọi là các định chế tài chính trung gian – Ngân
hàng cấp
2) có một số dấu hiệu pháp lý sau:
- Tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp là các TCTD thuộc sở hữu nhà nước hay sở
hữu - tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp.
- Các ngân hàng này thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, làm trung gian thanh toán
và kinh doanh ngoại hối nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
- Các ngân hàng này không được thực hiện chức năng phát hành tiền.
8. Cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng?
Hệ thống TCTD (còn gọi là các ngân hàng trung gian, ngân hàng cấp 2): là các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong nền kinh tế; cung ứng dịch vụ thanh toán; hoạt
động ngoại hối và một số hoạt động ngân hàng khác theo quy định của pháp luật về ngân
hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, vừa cạnh
tranh vừa hợp tác bình đẳng với nhau.
8. Cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng?
Hoạt động của ngân hàng nhà nước thể hiện qua các mặt sau:
1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là nhiệm vụ mà ngày nay, ở các quốc gia, Nhà
nước đều giao cho ngân hàng trung ương. Đạo luật ngân hàng trung ương của các nước
đều có các quy định về nhiệm vụ của ngân hàng trung ương trong việc thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia. Chẳng hạn, Luật ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức năm 1957 quy
định nhiệm vụ của Ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia ở Điều 3; Luật ngân hàng trung ương Pháp năm 1993 quy định nhiệm vụ
này tại Điều 1; Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991 quy định ở Điều 3,4...
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Thống đốc Ngân hàng nhà
nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu
chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước quy
định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.
Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường
tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp
dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín
dụng khác.
Tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng nhà nước công bố tỉ giá hối đoái,
quyết định chế độ tỉ giá, cơ chế điều hành tỉ giá.
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng nhà nước để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc
đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ Ngân hàng nhà nước thực hiện thông qua việc
mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
2. Phát hành tiền
Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lun thông làm phương tiện thanh toán.
Điều 16 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: Ngân hàng nhà nước là cơ
quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm
tiền giấy và tiền kim loại.
Như vậy, theo quy định trên đây của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì chỉ có
Ngân hàng nhà nước Việt Nam mới có quyền phát hành tiền. Mọi hành vi từ chối nhận,
lưu hành đồng tiền do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành đều bị coi là bất hợp
pháp.
3. Bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách, cho vay
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước khác biệt về bản chất so với hoạt động
tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bởi vì, hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước
nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn cho hệ thống tín
dụng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước được thực hiện dưới các hình thức bảo
lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước, cho vay.
Bảo lãnh được xem là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhưng
chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
Tạm ứng cho ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) là hình thức hoạt động tín
dụng của Ngân hàng nhà nước để xử lí thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc Ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước vay hoặc tạm ứng cho ngân sách
nhà nước tức là cung ứng thêm tiền cho lưu thông sẽ gây ra lạm phát và ảnh hưởng tới
chính sách tiền tệ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng cũng đã khẳng định: "Từng bước giảm bội chi ngân sách, không bù đắp bội chi bằng
phát hành tiền dưới bất kì hình thức nào". Một số nước khi ngân sách thiếu hụt thường
giải quyết bằng cách vay dân (phát hành trái phiếu) hoặc vay nước ngoài. Ở nước ta, trong
tình hình nền kinh tế chuyển đổi, nguồn chi rất lớn, nguồn thu có hạn nên ngân sách nhà
nước thường gặp tình trạng thiếu hụt tạm thời, nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng nhà
nước thì sẽ rất khó khăn". Vì vậy, đòi hỏi có quy định tạm ứng cho ngân sách nhà nước.
Để khắc phục mặt trái của việc Ngân hàng nhà nước tạm ứng cho ngân sách nhà nước,
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Luật Ngân hàng nhà nước quy định, khoản tạm ứng
phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ưỷ ban thường vụ
Quốc hội quyết định.
Cho vay là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước. Theo hình thức
này, Ngân hàng nhà nước cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn.
Trước đây, hoạt động trong hệ thống ngân hàng một cấp, Ngân hàng nhà nước cho vay
đối với nhiều loại đối tượng như: Các ngân hàng, các doanh nghiệp... kể từ sau cải cách hệ
thống ngân hàng năm 1990, Ngân hàng nhà nước chỉ cho vay đổi với các tổ chức tín dụng.
Hoạt động cho vay này thể hiện vai trò của Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các
ngân hàng.
4. Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao, Ngân hàng nhà nước được mở
tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
Ngân hàng nhà nước được mở và quản lí tài khoản, thực hiện các giao dịch cho tổ
chức tín dụng, kho bạc nhà nước. Ngoài ra, với vị trí là ngân hàng trung ương của đất
nước, Ngân hàng nhà nước còn có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ thanh toán cho hệ
thống các tổ chức tín dụng, cho các khách hàng khác, thực hiện các hoạt động ngân hàng
đối ngoại.
5. Quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối
Thẩm quyền quản lí ngoại hối của Ngân hàng nhà nước thể hiện trên hai phương diện:
Quản lí hành chính nhà nước về ngoại hối và quản lí ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng
trung ương.
Quản lí hành chính nhà nước về ngoại hối của Ngân hàng nhà nước mang tính chấp
hành-điều hành. Tính chấp hành- điều hành trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước
về ngoại hối của Ngân hàng nhà nước thể hiện ở chỗ, dựa vào quyền lực nhà nước, Ngân
hàng nhà nước thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật, áp dụng các biện
pháp tổ chức và tác động trực tiếp vào hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lí nhà
nước về ngoại hối. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định thẩm quyền quản lí hành
chính nhà nước của Ngân hàng nhà nước về ngoại hối như: Xây dựng các dự án luật, pháp
lệnh về quản lí ngoại hối; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối; kiểm soát hoạt động
ngoại hối của các tổ chức tín dụng...
Quẳn lí ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng trung ương là thẩm quyền quan trọng mà
Nhà nước giao cho Ngân hàng nhà nước. Nội dung cơ bản của thẩm quyền này là Nhà
nước giao cho Ngân hàng nhà nước thực hiện quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự
trữ ngoại hối nhà nước.
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng nhà nước được thực hiện trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ.
6. Thanh tra ngân hàng
6.1 Khái niệm thanh tra ngân hàng
Thanh tra ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lí Nhà nước về ngân hàng. Do đó,
hoạt động thanh tra ngân hàng có các đặc điểm của hoạt động thanh tra nhà nước, thể hiện
trên các mặt sau:
Thứ nhất, hoạt động thanh tra ngân hàng mang tính quyền lực Nhà nước, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Thứ hai, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lí nhà nước về ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
Do đó, với tư cách pháp lí là thanh tra chuyên ngành, thanh tra ngân hàng có quyền thanh
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới chức năng quản lí nhà nước của
Ngân hàhg nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
Thực tiễn hoạt động quản lí nhà nước về ngân hàng cho thấy, thanh tra ngân hàng
đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín
dụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, là công cụ quan trọng để thực
hiện các chức năng của ngân hàng trung ương. Chính vì vậy, trong đạo luật ngân hàng
trung ương của nhiều nước có quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng.
Chẳng hạn, Luật ngân hàng quốc gia Ba Lan năm 1989 (sửa đổi năm 1994) có quy định về
tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh tra ngân hàìig tại các điều từ Điều 44 - 47. Theo
đạo luật này, Chù tịch Ngân hàng quốc gia Ba Lan trực tiếp lãnh đạo hoạt động thanh tra
ngân hàng. Ở Trung Quốc, Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 quy định:
Ngân hàng trung ương của Trung Quốc có quyền thanh tra ở bất kì thời điểm nào đối với
tiền gửi, hoạt động tín dụng, thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác của các định
chế tài chính (Điều 32).
6.2 Đối tượng thanh tra, nội dung hoạt động của thanh tra ngân hàng
Ngân hàng nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức
tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp
cần thiết, Ngân hàng nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc
phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động
thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân
hàng;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc
phạm vi quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước.
Đối tượng thanh tra ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện kết luận thanh tra
2. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:
1. Chương trình, kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
Nội dung thanh tra ngân hàng gồm:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy
định trong giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp.
2. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của
đổi tượng thanh tra ngân hàng.
3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành
văn bàn quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
4. Kiến nghị, yêu cầu đổi tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu
và xử lí rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành
động dẫn đến vi phạm pháp luật.
5. Phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lí vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
7. Hoạt động giám sát ngân hàng
Ngân hàng nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng
nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công
ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Đối tượng giám sát ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông túi, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan
thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung
thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của cơ
quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của cơ quan thanh tra,
giám sát ngân hàng.
Nội dung giám sát ngân hàng gồm:
1. Thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân
hàng.
2. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng
và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lí về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.
3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi
ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hàng năm.
4. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy co dẫn đến
vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lí rủi ro, vi phạm pháp
luật.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 74 BLDS 2015 thì một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có
đầy đủ các yếu tố sau:

 Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam).
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc
lập đó.
 Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tại Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định như sau:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định, tổ chức thành
hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở
chính, các chỉ nhánh Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại điện
ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có mấy chức năng?
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (gọi tắt là NHNN) hiện nay có hai chức năng theo quy
định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 (gọi tắt là Luật NHNN), cụ thể:
Thứ nhất, NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng
và ngoại hối (gọi là tiền tệ và ngân hàng). Thứ hai, NHNN thực hiện chức năng của ngân
hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng tiền tệ
cho Chính phủ.
11. Chứng minh Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại khoản 1 Điều 2 của Luật ngân hàng nhà nước 2010 đã quy định Ngân hàng là nhà
nước là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền của Việt
Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, chức năng phát hành tiền đã có sự tách bạch và tạo nên hệ thống ngân
hàng hai cấp, trong đó chỉ có ngân hàng trung ương được quyền phát hành tiền. Ngay tại
Khoản 1 Điều 17 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định “Ngân hàng nhà nước là cơ
quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Thứ hai, ngân hàng trung ương là ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Như đã đề cập
với sự hình thành của hệ thống ngân hàng hai cấp, ngân hàng trung ương được coi là mẹ của
các tổ chức tín dụng thông qua các căn cứ sau:
- Ngân hàng trung ương cung cấp dịch vụ thanh toán.
- Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay tiền. Tại Khoản 3 Điều 24 Luật
NHNN quy định ngân hàng nhà nước không cho cá nhân hay tổ chức không phải là tổ chức
tín dụng vay tiền mà chỉ cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn (khoản 1 Điều 24), hoặc cho
vay đặc biệt (khoản 2 Điều 24).
- Ngân hàng trung ương cho phép các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại NHTW cung
và cung ứng dịch vụ cho các tổ chức tín dụng này: căn cứ Khoản 2 Điều 27 Luật ngân hàng
nhà nước 2010 “Ngân hàng nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho các tổ chức tín
dụng”.
Thứ ba, ngân hàng trung ương là ngân hàng của Chính phủ thông qua hoạt động cung
ứng dịch vụ tiền tệ của Chính phủ
12. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
là gì? Tại sao?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng 2010 và Khoản 12 Điều 4 Luật các
tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017:“Hoạt động ngân hàng làviệc kinh doanh,
cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ. Ngân hàngvới nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng các
dịch vụ thanh toán.
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinhtế hàng
hóa, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua
các thể chế kinh doanh như công ty, doanh nghiệp nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của
các cá nhân.
Hoạt động ngân hàng khác với các hoạt động kinh doanh khác ở các đặc điểm cơ bản
sau:

➢ Về đối tượng kinh doanh:Vì hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh
doanh trong nền kinh tế cóđối tượng kinh doanh là tiền tệ (Tiền tệ được coi là một hàng hoá
đặc biệt) và cungứng dịch vụ thanh toán. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hoạt động
kinhdoanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế như với hoạtđộng
sản xuất kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinh doanh dịch vụ đời sống V.V..
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loạitiền gửi
khác.+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốntrong
nước và nước ngoài.
+ Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấucông cụ
chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tíndụng; Bao thanh
toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng đượcphép thực hiện thanh toán
quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đượcNgân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán
Nguy cơ rủi ro

➢ Cơ cấu tổ chứcHoạt động ngân hàng: cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng rất chặt
chẽ, đượcquy định theo luật Ngân hàng và những người trong ngành cần có chuyên môn
nghiệpvụ được đào tạo bài bản.Hoạt động kinh doanh khác: có thể có hoặc không tổ chức
theo một bộ máy,các mô hình kinh doanh thì rất đa dạng có thể là hộ kinh doanh, thành lập
các công ty,doanh nghiệp.

➢Chủ thể thực hiện Hoạt động ngân hàng phải là các ngân hàng, hoặc các tổ chức tín
dụng, đượcnhà nước cho phép hoạt động mới được hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam (Điều
8Luật các Tổ chức tín dụng 2010.)Hoạt động kinh doanh khác: không bắt buộc phải là ngân
hàng hoặc các tổchức tín dụng, có thể là các chủ thể thực hiện khác như các nhân, công ty, hộ
gia đình.
13. Nêu và đánh giá các nhóm rủi ro hay gặp nhất trong hoạt động ngân hàng.Pháp luật
cần quy định như thế nào để hạn chế các rủi ro đó?
Đặc điểm của hoạt động ngân hàng là hoạt động ngân hàng chứa nhiều rủi ro,bao gồm
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất.
Rủi ro tín dụng là những tổn thất mà các tổ chức tín dụng phải chịu khi khôngthu được
đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ
hạn. Khi gặp phải rủi ro tín dụng, ngân hàng thường rơi vào tìnhtrạng mất khả năng thanh
khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uytín của ngân hàng. Hậu quả rủi ro
tín dụng gây ra cho ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế cụ thể gồm: rủi ro tín
dụng làm giảm nguồn thu lãi của ngân hàng,ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Khi rủi ro
tín dụng phát sinh làm cho các ngânhàng thương mại phải tốn thêm nhiều chi phí liên quan
đến việc xử lý rủi ro, ảnhhưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại và có thể dẫn đến
khả năng mất vốncho ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng ở mức nghiêm trọng có thể làm cho ngân
hàng rơivào tình trạng khánh kiệt về tài chính và dẫn đến phá sản.
=> Quy định về tỷ lệ cho vay, giới hạn các lĩnh vực, ngành nghề cho vay vớimức vay
khác nhau sao cho phù hợp để đảm bảo khi khách hàng không thanh toán đủ, ngân hàng vẫn
có thể duy trì hoạt động. Ví dụ như người có thu nhập 10 triệu thì mứcvay cao nhất sẽ thấp
hơn mức vay cao nhất của người có thu nhập 100 triệu.Rủi ro thanh khoản là rủi ro do tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ
khi đến hạn; hoặc tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ khi đếnhạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.
Rủi ro thanh khoản dẫn đến:
(i) ngân quĩ của ngân hàng suy giảm liên tụctrong nhiều tháng do ngân hàng bị hạn
chế trong huy động, hoặc do ngân hàng có cáctài sản chất lượng kém, không có khả năng thu
hồi để hoàn trả;
(ii) dòng tiền lớn rútđột ngột do yếu tố mất ổn định vĩ mô, do thông tin bất lợi cho
ngân hàng,
(iii) ngânhàng từ giảm khả năng chi trả, đến mất khả năng chi trả trong ngắn hạn. Để
thoát khỏisụp đổ, ngân hàng phải huy động hoặc vay mượn các nguồn tiền mới với chi phí
đắtđỏ, hoặc bán các tài sản hiện có với giá thấp (chịu thua lỗ).
=> Điều 50 TT 13/2018/TT-NNHH quy định về nhận dạng rủi ro; các công cụtheo
dõi; đo lường rủi ro, theo dõi việc tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ chovay/Tổng
tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các tỷlệ thanh khoản
khác; kiểm soát rủi ro thanh khoản.Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân
hàng phải chịu khi tỷgiá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Rủi ro tỷ giá xuất hiện
khi có sự dịchchuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà ngân hàng giữ dưới dạng tài sản có, tài sản nợ
hoặc cả 2 để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.
=> Cần hoàn thiện quy định về cách xác định trạng thái ngoại hối
=> Quy định hạn mức hợp lý
Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãisuất
đầu ra do biến động của thị trường và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳhạn đầu tư.
=> Quy định chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro lãi suất, hoàn thiện các công
cụ về hạn mức.

14. Tại sao các đối tượng quy định tại điều 126 Luật các tổ chức tín dụng thì không được
cấp tín dụng mà các đối tượng quy định tại điều 127 chỉ bị hạn chế cấp tín dụng?
=> Các đối tượng tại điều 126 bị cấm cho vay vì thứ nhất họ là những người có chức
vụ lãnh đạo hoặc người có liên quan với những người có chức vụ lãnh đạo trong ngân hàng vì
vậy khi cho các đối tượng này vay họ sẻ dễ dàng tác động nhằm tạo cho họ có các điều kiện
vay vốn ưu đãi hơn so với các đối tượng khác. Thứ 2 việc cho các đối tưỡng này vay sẻ khó
khăn trong việc thu hồi lại vốn vay và bất lợi sẻ thuộc về ngân hàng. Các đối tượng tại điều
127 bị hạn chế cho vay.

15. Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì? Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm tiền vay? Trình
bày các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động ngân hàng?
=> Là biện pháp tổ chức tín dụng áp dụng để phòng ngừa rủi ro và tạo cơ sở kinh tế để
đảm bảo nghĩ vụ trả nợ => Đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

16. Anh chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Sec, Hối phiếu, Trái phiếu, Kỳ phiếu…)
có phải là tiền không?
=> Tiền là phương tiện thanh toán. Giấy tờ có giá là phương tiện thanh toán trong 1 số
trường hợp. Hối phiếu, trái phiếu… là phương tiện thanh toán khi trao đổi giữa các ngân hàng
với nhau.

17. Tại sao các chủ thể của hoạt động ngân hàng phải thống nhất hợp tác, liên kết lại với
nhau? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy minh hoạ sự hợp tác, liên kết này.
=> vấn đề phân tán rủi ro rủi ro, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng (do đối tượng kinh doanh
là tiền tệ).

You might also like