You are on page 1of 8

LUẬT NGÂN HÀNG

II. Nội dung chủ yếu của pháp luật ngân hàng
1. Quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng

 Ngân hàng Trung ương

- Vị trí pháp lý của ngân hàng Trung ương

- 2 chức năng: Quản lý nhà nước và hoạt động ngân hàng trung ương

- Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

 Cơ quan quản lý Nhà Nước khác về hoạt động ngân hàng

- Cơ quan giám sát ngân hàng

- Cơ quan giám sát tài chính quốc gia

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

“Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (Ngân hàng trung ương) là cơ quan hành chính Nhà Nước của
chính phủ ở trung ương quản lý hành chính Nhà Nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên toàn
quốc.”

Đặc trưng của cơ quan hành chính Nhà Nước:

- Nằm trong bộ máy hành pháp. Ngân hàng nhà nước vừa có vị trí là một bộ trong cơ cấu tổ chức của
chính phủ, vừa có vị trí là ngân hàng trung ương. Ngân hàng nhà nước việt nam là cơ quan ngang bộ
có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng

- Do chính phủ đề nghị thành lập và quốc hội ra quyết định.

- Ngân hàng ra quyết định độc lập.

- Người làm trong ngân hàng nhà nước được gọi là cán bộ công chức nhà nước.
- Quy định về những người làm lãnh đạo bắt buộc phải là công dân Việt Nam và tuân thủ quy định về
quốc tịch.

2. Quy định về nội dung (nghiệp vụ) hoạt động ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng trung ương: Có vai trò là ngân hàng “mẹ”

 In đúc, phát hành tiền (bao gồm cả thiết kế mệnh giá tờ tiền), thu hồi, tiêu hủy tiền,…
 Cung ứng tiền cho Chính Phủ
 Cung ứng vốn ngắn hạn (cung cấp cho các tổ chức tín dụng ngắn hạn để cứu và đảm bảo cho
ngân hàng khác); các dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng trung gian
 Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
 Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà Nước
 Làm đại lý, thực hiện dịch vụ cho kho bạc Nhà Nước
 Thông tin, làm các dịch vụ thông tin Ngân hàng

Ngân hàng khác phải lập tài khoản ở hệ thống ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

I. Khái quát về ngân hàng Nhà nước Việt Nam


1. Khái niệm, đặc điểm ngân nhà nước việt nam

Khái niệm:

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ, là Ngân hàng trung ương của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là pháp nhân, có vốn pháp định (10.000 tỷ) thuộc sở hữu
Nhà Nước, có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội,

Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ
chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính Phủ.

(Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010)

Đặc điểm:

 Là một cơ quan hành chính Nhà Nước

 Là một cơ quan duy nhất phát hành tiền Việt Nam

 Là pháp nhân (dựa vào Điều 74 Luật Dân sự 2015, thỏa mãn 4 điều kiện: được thành lập dựa trên
Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật) có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước (được nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt
động) và có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (49 Lý Thái
Tổ)

 Hoạt động vì mục tiêu lợi ích quốc gia

2. Địa pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà Nước

 Trụ sở chính: Điều hành mọi hoạt động.

 Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước: Không có tư cách pháp nhân.
 Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà Nước: Không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân
hàng.

 Các đơn vị trực thuộc: Cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tin học, thông tin và
báo chí chuyên ngành ngân hàng,… (Viện chiến lược Ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng Việt
Nam, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân Hàng HCM, Trường bồi dưỡng Ngân hàng,…

Điều 7 – Luật Ngân hàng Nhà nước 2010

 Người quản lý, điều hành.

 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.

 Giám đốc chi nhanh Ngân hàng Nhà Nước.

Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà Nước

 Là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ

 Là Ngân hàng trung ương

Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về chuyên môn (tiền tệ và hoạt động
ngân hàng)

 Tư cách pháp lý: Ngân hàng Nhà Nước là cơ quan ngang bộ của Chính phủ (Cơ quan hành chính
Nhà Nước có thẩm quyền chuyên môn). Được nhân danh quyền lực Nhà Nước trong hoạt động

 Nội dung cụ thể: Quản lý Nhà Nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý ngoại hối; thanh
tra, giám sát ngân hàng.

Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chức năng ngân hàng trung ương

 Tư cách pháp lý: Ngân hàng TƯ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có vốn pháp định;
là pháp nhân; có trụ sở chính và các văn phòng, chi nhánh, đơn vị trực thuộc,…

 Nội dung thực hiện: Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; ngân hàng của các tổ
chức tín dụng; cung ứng dịch vụ tiền tệ cho chính phủ
Câu hỏi:

 Phân tích các đặc điểm Ngân hàng Nhà Nước

Trình bày cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà Nước,xác định người đại diện theo pháp luật của
Ngân hàng Nhà Nước

 Vị trí pháp lý pháp lý của Ngân hàng Nhà Nước trong bộ máy Nhà Nước

 Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà Nước trong thị trường tài chính – tiền tệ

II. Nội dung hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước
1. Hoạt động với tư cách là cơ quan quản lý Nhà Nước có thẩm quyền chuyên
môn (Quản lý Nhà Nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng)

Quản lý Nhà Nước đối với các Tổ chức tín dụng

 Hoạt động cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín
dụng, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài
khác có hoạt động ngân hàng

 Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy
định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn
cho hệ thống ngân hàng

 Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng

 Kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối

 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối

 Cấp, thu giấy phép hoạt động ngoại hối

 Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng
Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật ngân hàng

 Thanh tra ngân hàng: Thanh tra theo kế hoạch, định kì, kế hoạch, yêu cầu cung cấp hồ sơ chứng
từ.

 Giám sát ngân hàng: Quan sát bên ngoài, luôn quan sát

 Xử lý vi phạm pháp luật Ngân hàng

Hoạt động kiểm toán nội bộ

 Đối tượng của Kiểm toán nội bổ, các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước

 Mục tiêu của Kiểm toán nội bộ; đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm
độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình
của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an toàn tài sản

 Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ

 Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước phê
duyệt.

 Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật Nhà Nước và bí mật của đơn vị được
kiểm toán.

 Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.

 Kiểm toán nội bộ được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối
tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.

2. Hoạt động với tư cách là ngân hàng trung ương

Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

 Công cụ Tái cấp vốn

 Công cụ Lãi suất

 Công cụ Tỷ giá hối đoái: Để cân bằng cán cân thương mại quốc tế
 Công cụ Dự trữu bắt buộc

 Công cụ Nghiệp vụ thị trường mở

Phát hành tiền

 Thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hoa văn, hình vẽ và các đặc điểm khác của tiến trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 Tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền.

 Xử lý tiền rách nát, hư hỏng.

 Thu hồi, thay thế tiền.

 Tiền mẫu, tiền lưu niệm.

Hoạt động tín dụng

 Tạm ứng cho ngân sách Nhà nước

 Bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài

 Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức tín dụng

Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ

 Mở tài khoản

 Ngân hàng Nhà Nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân
hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

 Ngân hàng Nhà Nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch tổ chức tín dụng

 Kho bạc Nhà Nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà Nước

 Hoạt động thanh toán

 Dịch vụ ngân quỹ


Hoạt động ngoại hối

 Dữ trữ ngoại hối

 Mua bán ngoại hối (Thị trường trong nước và thị trường quốc tế)

 Giao dịch ngoại hối khác

Hoạt động thông tin

 Thu thập phân tích các thông tin về tiền tề - ngân hàng

 Công bố thông tin về tiền tệ - ngân hàng

 Cung cấp thông tin cho Nhà Nước, các tổ chức hữu quan

You might also like