You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT


NGÂN HÀNG

GIẢNG VIÊN: Ths. NGUYỄN THỊ HOÀI THU

DANH SÁCH NHÓM 1 – QT47.2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 NGUYỄN LAN HƯƠNG 2253801015121
2 TRẦN THẢO LAM 2253801015146
3 TRƯƠNG THỊ BÍCH LOAN 2253801015159
4 LÊ THỊ KIM LUYẾN 2253801015163
5 HỒ GIA MẪN 2253801015170
6 NGUYỄN ĐẶNG THANH NGÂN 2253801015191
7 NGUYỄN LỮ THANH NGÂN 2253801015193
8 LÊ YẾN NHI 2253801015225
9 TRẦN NGUYỄN UYÊN NHI 2253801015231
10 TRỊNH LÊ VÂN NHI 2253801015232
MỤC LỤC
I. PHẦN I. CÂU HỎI TỰ LUẬN............................................................................1
1. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và
Việt Nam? Nhận xét.................................................................................................1
2. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ
hay không?................................................................................................................2
3. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác? Nhận xét về điểm khác nhau này......................................................5
II. PHẦN NHẬN ĐỊNH................................................................................................6
1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất
yếu của sự phát triển kinh tế...................................................................................6
2. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động giữa tiền.........7
3. Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân
hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh............................7
4. NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là
chủ thể mang quyền lực nhà nước..........................................................................7
5. Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành..........................................................................................................7
6. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện........................7
7. Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.....................8
8. NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.........................................................8
9. Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh
của các luật khác.......................................................................................................8
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:.....................................................................................9
Tình huống 1:............................................................................................................9
Tình huống 4:............................................................................................................9
PHẦN I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và
Việt Nam? Nhận xét.

Điểm khác nhau:

Thế giới: giai đoạn sơ khai ngân hàng ko có sự phân cấp, chỉ có ngân hàng tư nhân
(gđ này ngân hàng này đc phát hành tiền, đc kinh doanh, chỉ thuộc tư nhân). Sau đó
nhà nước can thiệp vào, gồm ngân hàng đc phát hành tiền và ngân hàng ko đc phát
hành đc.

Việt Nam: ban đầu là ngân hàng 1 cấp (hệ thống ngân hàng 1 cấp ngay từ giai đoạn
đàu tiên đã thuộc sở hữu nhà nước, thể hiện sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào
hoạt động này), sau đó tiến hành chuyển đổi, có ngân hàng 2 cấp .

Trong 4 ngân hàng thuộc gd sơ khai, chỉ còn mỗi Agribank nắm 100% vốn NN còn
3 ngân hàng còn lại: Vietinbank, BIDV, Vietcombank là đã bị cổ phần hóa

Vì sao có sự khác nhau: quá trình ptrien của ngân hàng là quá trình ptrien của nền
kinh tế tự nhiên. Ở VN, thời điểm đó ở pháp hệ thống ngân hàng đã ptrien ở mức độ
hoàn chỉnh. Khi họ xâm chiếm vn thì họ muốn xd ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu
của họ. Sau đó mình học hỏi họ. => hệ thống ngân hàng là kết quả của quá trình chiến
tranh.

Điểm giống nhau:


- Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và ngân hàng Việt
Nam đều đi từ giai đoạn đơn giản đến phức tạp.
- Có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.
- Mục tiêu chung đều hướng đến việc cung cấp dịch vụ đa dạng, tiện lợi cho người sử
dụng.
Nhận xét điểm khác nhau:
- Ngân hàng Việt Nam hình thành và phát triển muộn hơn so với thế giới.
- Về trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì vẫn còn thấp hơn so với
các nước phát triển.
 Vậy, ngân hàng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đương đầu với nhiều
thách thức, khó khăn so với thế giới. Ngân hàng Việt Nam phải nâng cao chất
lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải thiện để hoàn thiện hệ thống
ngân hàng để có thể hội nhập quốc tế.
2. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ
hay không?
 Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng là … nhnnvn ko phải là chủ thể của
hđ ngân hàng vì nó ko kinh doanh (ko vì mục tiêu lợi nhuận, là cơ quan quản
lý nhà nước nên tác bạch khỏi hoạt động kinh doanh) nhưng nó thực hiện tất
cả những gì được mô tả trong hoạt động ngân hàng (cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán…).

1
3. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh

doanh khác? Nhận xét về điểm khác nhau này.

 Thứ nhất, về đối tượng:

o Hoạt động ngân hàng có đối tượng là tiền tệ hoặc là dịch vụ Ngân hàng

(theo khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng 2010 và khoản 12 Điều 4 Luật Tổ

chức các tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017).

o Hoạt động kinh doanh khác là tài sản hàng hóa …

 Thứ hai, về nội dung hd:

o Hoạt động ngân hàng bao gồm các hoạt động tín dụng như nhận tiền

gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng có dịch vụ thanh

toán nhằm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để sinh lợi nhuận và ổn

định lưu thông tiền tệ trong thị trường.

o Các hoạt động kinh doanh khác bao gồm các hoạt động trao đổi, mua

bán hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi nhuận là chủ yếu.

 Thứ ba, về cơ cấu tổ chức: (BỎ) (nếu nói về cơ cấu tổ chức thì cần phải nói về

cơ cấu tổ chức chủ thể)

o Hoạt động ngân hàng : cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng rất chặt chẽ,

được quy định theo luật Ngân hàng và những người trong ngành cần có

chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản.

o Hoạt động kinh doanh khác : có thể có hoặc không tổ chức theo một bộ

máy, các mô hình kinh doanh thì rất đa dạng có thể là hộ kinh doanh,

thành lập các công ty, doanh nghiệp.

 Thứ tư, về chủ thể thực hiện:

2
o Hoạt động ngân hàng phải là các ngân hàng, hoặc các tổ chức tín dụng,

được nhà nước cho phép hoạt động (theo Điều 8 Luật các Tổ chức tín

dụng năm 2010).

o Hoạt động kinh doanh khác : không bắt buộc phải là ngân hàng hoặc các

tổ chức tín dụng, có thể là các chủ thể thực hiện khác như các nhân,

công ty, hộ gia đình.

 XEM THÊM CÁC ĐẶC TRƯNG CÓ TRONG SLIDE BÀI GIẢNG (mục 3)

 Nhận xét về điểm khác nhau:

Vì hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế có

đối tượng kinh doanh là tiền tệ (một loại hàng hóa đặc biệt) và cung ứng dịch

vụ thanh toán. Do vậy đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hoạt động kinh

doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế như

hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, hoạt động kinh doanh dịch vụ đời

sống,.. Ngoài ra hoạt động ngân hàng có quy mô hoạt động lớn hơn và có

phạm vi rộng hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thông thường và

thường phải đối mặt với các rủi ro tài chính và liên quan đến quản lý tiền tệ,

lãi suất và tín dụng.

II. PHẦN NHẬN ĐỊNH

1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất
yếu của sự phát triển kinh tế.
- Nhận định đúng
- Giải thích: Quá trình cải cách ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế,
chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Sự hình thành và phát triển ngân hàng đã có những đóng góp to
lớn, thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đóng góp chung vào những thành tựu
của nền kinh tế đất nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có được một số
thành quả nổi bật như: Khung khổ thể chế tiền tệ cho hoạt động trong lĩnh vực

3
ngân hàng theo cơ chế thị trường không ngừng được đổi mới, hoàn thiện, cập
nhật, tiến dần theo thông lệ quốc tế,... Hay chính sách quản lý ngoại hối từng
bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu của công tác
quản lý ngoại hối của Nhà nước, phù hợp với các cam kết và lộ trình hội nhập
quốc tế, đảm bảo được sự đồng bộ của hệ thống pháp luật; nâng cao vị thế của
đồng Việt Nam; thực hiện một bước quan trọng trong quá trình giảm dần, đi
đến chấm dứt tình trạng đô la hóa của nền kinh tế; tạo lập môi trường bình
đẳng trong quá trình giao thương, tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), chuyển tiền kiều hối.
2. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động giữa tiền.
- Nhận định sai
- Giải thích: Tiền đề xuất hiện ngân hàng xuất phát từ 3 yếu tố:
o Thứ nhất, sự xuất hiện của tiền tệ: trong quá trình phát triển, xã hội có
sự phân công lao động, cải tiến công cụ sản xuất xuất hiện sản phẩm lao
động dư thừa, tích lũy được dưới dạng tiền tệ.
o Thứ hai, có sự xuất hiện nhu cầu gửi tiền và nhóm người nhận giữ tiền.
o Thứ ba, nhu cầu sử dụng vốn vào các mục đích trong đời sống gia tăng.
 Như vậy Tiền đề xuất hiện ngân hàng xuất phát từ 3 yếu tố chứ không phải
chỉ là hoạt động gửi giữ tiền.
3. Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân
hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Nhận định đúng
- Giải thích: Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng do nhà nước
quảnlý và thực hiện hoạt động kinh doanh, không có sự tách bạch giữa việc
phát hành tiền và thực hiện hoạt động kinh doanh. Đây là hệ thống ngân hàng
của Việt Nam trước năm 1991.
4. NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là
chủ thể mang quyền lực nhà nước.
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- NHNNVN có chức năng Quản lý Nhà nước và là Ngân hàng Trung Ương. Về
chức năng Quản lý Nhà nước, bao gồm về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối (tiền tệ và ngân hàng). Về thực hiện chức năng của Ngân hàng trung
ương, bao gồm về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung
ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
5. Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành
- Nhận định sai
- Giải thích: Nguồn của Luật ngân hàng bao gồm:
o Hiến pháp
o Các Văn bản luật: Trong các văn bản này sẽ có các văn bản quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành, nhưng cũng sẽ có các hiệp định, điều
ước quốc tế và tập quán thông lệ quốc tế.
o Ví dụ: Chiếm 1 vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn luật ngân hàng
phải kể đến Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ được đại diện 2
chính phủ ký vào tháng 7/2000.

4
 Vì vậy, nói rằng nguồn của Luật ngân là các văn bản quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành là không đúng.
6. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện
- Nhận định: Đúng
- Giải thích:
o Vì muốn hoạt động ngân hàng thì phải được cấp giấy phép hoạt động
ngân hàng và bên cạnh việc thỏa mãn pháp luật kinh doanh nói chung
thì còn phải đáp ứng thêm điều kiện của pháp luật chuyên ngành trong
lĩnh vực mà nó đang kinh doanh. Căn cứ Điều 8 Luật các tổ chức tín
dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017 thì tổ chức tín dụng muốn hoạt động
ngân hàng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động
ngân hàng tại Việt Nam. Còn các tổ chức kinh tế khác nhưng có đủ
đ ,kiện theo quy định pháp luật và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy
phép thì mới được thực hiện hoạt động ngân hàng.
o Yêu cầu có vốn pháp định
o Có các cá nhân có trình độ, nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng
o Chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…
7. Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.
- Nhận định Sai.
- CSPL: Điểm b khoản 1 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, khoản 7 Điều 1 Thông
tư 26/2017/TT-NHNN
- Cá nhân tham gia QHPL ngân hàng có thể không đủ 18 tuổi. Người từ đủ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn
có thể tham gia QHPL ngân hàng thông qua sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng,
thẻ trả trước.
8. NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.
- Nhận định Sai.
- CSPL: Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng 2010.
- NHNNVN không được phép kinh doanh tiền tệ. NHNNVN hiện nay thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; phát
hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằm
đảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đặt hiệu quả cao nhất.
9. Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh
của các luật khác.
- Nhận định đúng.
- Giải thích: Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng được
điều chỉnh bởi các luật khác. Vì trong một hệ thống pháp luật, có thể có nhiều
luật áp dụng cho một đối tượng hoặc một lĩnh vực nhất định. Trong lĩnh vực
ngân hàng, các đối tượng như ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà đầu tư và cá
nhân không chỉ phải tuân thủ các quy định của luật ngân hàng, mà còn tuân thủ
quy định của các luật khác như luật thuế, luật chứng khoán, luật doanh nghiệp
và các quy định pháp lý khác có liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng các
hoạt động trong ngành ngân hàng được quản lý một cách toàn diện và hiệu quả.
 Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều
chỉnh của các luật khác.

5
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
Tình huống 1: Công ty A có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ký kết hợp đồng
với công ty B với nội dung cho A cho B vay số tiền là 500 triệu đồng, thời
hạn 6 tháng, lãi suất trả trước, mức lãi suất 1,2/tháng.

- Đây không phải là hoạt động ngân hàng.


- Công ty A thực hiện việc cho Công ty B vay tiền với mục đích chính là thu lợi
nhuận từ việc thu lãi suất từ khoản vay này. Tuy nhiên, để đánh giá xem hoạt
động này có được coi là hoạt động ngân hàng hay không, cần phải xem xét các
yếu tố khác như tính chất hoạt động của Công ty A, mục đích kinh doanh chính
của họ, và xem xét xem việc cho vay tiền là một phần của hoạt động chính hay
không. Nếu Công ty A thường xuyên thực hiện hoạt động cho vay tiền, huy
động vốn, gánh vác rủi ro tài chính,... thì hoạt động cho vay tiền của Công ty A
có thể được xem là hoạt động ngân hàng.
- Tuy nhiên, Công ty A ký kết hợp đồng cho vay tiền với Công ty B vì Công ty
A đang có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, và nguồn vốn này không phải lúc nào
cũng có nên không được coi là hoạt động cho vay thường xuyên. Việc cho vay
này chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Công ty A. Vì vậy,
hoạt động Công ty A ký kết cho vay tiền với Công ty B không phải là một hoạt
động ngân hàng.
- Do không thỏa mãn tính thường xuyên trong chuỗi hoạt động:
- Thế nào là thường xuyên?
+ Chủ thể thực hiện phải được NHNNVN cho phép (chưa đủ)
+ Không quản lý theo kiểu định tính (gần như không thể quản lý tính liên tục
của họ) do vậy tính thường xuyên được hiểu theo tính nghề nghiệp, nghĩa là
phải đki kd thì mới được coi là tính thường xuyên.

Tình huống 4: Một công ty Hàn Quốc (gọi tắc là A) đến VPLS B nhờ tư
vấn với yêu cầu sau: Phía công ty Hàn Quốc muốn cung cấp một dịch vụ
thanh toán tiêu dùng ưu việt bằng cách mở tài khoản cho toàn thể nhân
viên của công ty A, sau đó A sẽ cấp cho một mỗi nhân viên 1 thẻ thanh
toán. Với thẻ thanh toán này, người lao động được quyền mua hàng hóa,
dịch vụ ở bất cứ nơi đâu có liên kết với A với số tiền thanh toán vượt tối đa
gấp 3 lần lương cơ bản hằng tháng của chủ tài khoản. Giá trị thanh toán
vượt quá đó được tính theo lãi suất cơ bản do NHNNVN công bố. Mục
đích của A là không mong muốn thành lập ngân hàng ở Việt Nam vì
những ràng buộc pháp lý về vốn pháp định, người quản lý….Hơn nữa, A
không có ý định tham gia vào toàn bộ các hoạt động ngân như là một ngân
hàng. Hỏi: Theo các anh (chị) hoạt động trên có là hoạt động ngân hàng
không ? Tại sao ?

- Đây không phải là hoạt động ngân hàng vì:


Phải xác định rằng có đăng kí ngành nghề này hay không. Theo đoạn TH4
“Mục đích của A là không mong muốn thành lập ngân hàng ở Việt Nam vì
những ràng buộc pháp lý về vốn pháp định, người quản lý”. Như vậy có thể
6
thấy cty A không đki kd hd này nên không đáp ứng về đk chủ thể nên không
thể được coi là hd ngân hàng.

 Hoạt động ngân hàng chỉ được thực hiện bởi các chủ thể được quy định tại
Luật Các tổ chức tín dụng 2004. Công ty A không phải là chủ thể dược thực
hiện các hoạt động ngân hàng nên hoạt động của công ty A không phải là hoạt
động ngân hàng.
 Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng. Hoạt động cung cấp một dịch vụ thanh toán tiêu dùng ưu việt bằng
cách mở tài khoản cho toàn thể nhân viên của công ty A, sau đó A sẽ cấp cho
một mỗi nhân viên 1 thẻ thanh toán không phải là hoạt động kinh doanh dịch
vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vì đối tượng của hoạt động này không
phải là những tài sản chính, tiền tệ (nguồn vốn, giấy tờ có giá, ngoại tệ,
vàng…) và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
 Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định số
59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết
luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân
hàng thuộc nhóm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy,
muốn thực hiện hoạt động ngân hàng thì Công ty A phải đáp ứng đủ điều kiện
được qui định theo qui định của pháp luật. Vì vậy, hoạt động trên không phải
là hoạt động ngân hàng.
 Hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Hoạt động của Công ty A không chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam nên không phải là hoạt động ngân hàng.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thông tư 19/2016/TT-NHNN cuả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về hoạt động
thẻ của ngân hàng
2. Thông tư 26/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 19/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của
Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

3. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ qui định
chi tiết luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện Luật các tổ chức tín dụng năm 2004

You might also like