You are on page 1of 45

CÂU HỎI

MÔN LUẬT NGÂN HÀNG


Số tín chỉ: 02 ( 30 tiết)

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân
hàng
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1. Phân tích các tiền đề xuất hiện hoạt động ngân hàng? Nhận xét các hoạt động
ngân hàng hiện nay so với hoạt động ngân hàng sơ khai.
2. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt
Nam? Nhận xét.
NGUYÊN
- Trên TG, mãi về sau này NN mới tham gia vào hoạt động ngân hàng sau
khi có những tác động tiêu cực. Ban đầu có phân loại NH phát hành và NH
ko phát hành nhưng đều thuộc sở hữu tư nhân hết. Sau này NN phải tác
động mạnh tay hơn để biến thành các NHTƯ.
- VN: Ngay từ đầu NH ở VN đã thuộc sở hữu của quốc gia. Sau này thấy
không đủ để ôm hết công việc nên VN đã thành lập nên các NH chuyên
doanh (4: Agri, Viettin, Vietcom, BIDV).
Giống:
Khác:

Thế giới Việt Nam

Giai đoạn hình thành các ngân Giai đoạn trước 1945: có Ngân
hàng đầu tiên: hàng Đông Dương do Pháp
 các ngân hàng hoạt động thành lập, ngoài ra còn 1 số
tự phát và chưa tạo thành ngân hàng thương mại khác
hệ thống nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức
 Toàn bộ ngân hàng thuộc chi nhánh hoặc thành lập dưới
sở hữu tư nhân quy mô nhỏ.
 Các ngân hàng đều đc Ngân hàng Đông Dương là
phát hành tiền ngân hàng độc quyền phát hành,
 Lĩnh vực kinh doanh của cho vay và chiết khấu, thực hiện
ngân hàng k hạn chế và chức năng ngân hàng TW ở
hđ nghiệp vụ còn khá Đông Dương.
đơn giản và tương tự
nhau.
 Nhà nước chưa can thiệp
vào hoạt động ngân hàng
bằng PL

Giai đoạn hình thành hệ thống Giai đoạn từ 1945-1987: năm


ngân hàng 2 cấp (cuối TK18- 1947 thành lập Nha Tín dụng
cuối TK19) thuộc BTC, 1951 thành lập NH
 Nhà nước dần can thiệp vào QGVN (ngay từ đầu), đến năm
hoạt động ngân hàng bằng các 1960 đổi tên thành ngân hàng
đạo luật NNVN
 Các ngân hàng có sự liên kết  Là ngân hàng phát hành
với nhau thành hệ thống ngân tiền, cq quản lý NN và là
hàng ngân hàng thương mại
 Các ngân hàng vẫn thuộc sở  Thuộc sở hữu NN (độc
hữu tư nhân quyền)
 Hình thành các ngân hàng đc và  Các ngân hàng chuyên
k đc phát hành tiền doanh là bộ phận đặc biệt
của NHNNVN trong 1
số lĩnh vực đặc biệt.
 Hoạt động ngân hàng đc tiến
hành theo kế hoạch tâp trung và
giai đoạn này đóng góp vào việc
hiện những nhiệm vụ chính trị,
KT, tài chính, tiền tệ của nước
ta.

Giai đoạn từ đầu TK20 đến nay Giai đoạn 1988-1990: thí điểm
 Ngân hàng phát hành ngân hàng 2 cấp
phát triển thành các ngân  Có sự phân định chức
hàng TW năng của NHNNVN và
 Chỉ ngân hàng TW mới các NH chuyên doanh
đc phát hành tiền song chưa quy định rõ
trong VB
 Tính độc quyền của NN
vẫn hầu như tuyệt đối.

Giai đoạn 1990 đến nay: ngân


hàng 2 cấp
 Ngân hàng NHNNVN là
cơ quan quản lý NN
trong lĩnh vực tiền tệ và
ngân hàng (mới)
 Xoá bỏ vị thế độc quyền
của NN trong hoạt động
ngân hàng
 Khởi động quá trình thu
hút vốn đầu tư nước
ngoài cũng như tiếp cận
công nghệ ngân hàng
hiện đại vào VN.

Giống: từ 1 cấp sang 2 cấp


Khác:... VÌ : TG tự nhiên xuất phát từ nhu cầu của nên kt <> bị cưỡng bức -->Thế
kỉ 19 TG đã tương đối hoàn thiện hệ thống ngân hàng

3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai
cấp.
4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. Rút ra ưu và
nhược điểm.
5. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1988 là hệ thống ngân hàng
mấy cấp? Tại sao mô hình này lại hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này?
6. Khái niệm hoạt động ngân hàng? Phân tích các đặc điểm của hoạt động ngân
hàng?
7. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ hay
không?
THẢO
- chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng là TCTD + chi nhánh NH nước
ngoài (TRỪ NHNN VN và các TCTD nước ngoài mở VPDD của mình tại
VN nhưng chỉ thự hiện các hoạt động trong phạm vi VPDD mà k thực hiện
các nghiệp vụ thuộc hoạt động NH).
- NHNN VN k kd tiền tệ vì NHNNVN hd k vì lợi nhuận k có tính kd.
-

8. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
9. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác là gì? Nhận xét về điểm khác nhau này? (Thắm)
Điểm khác Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh
biệt

Khái niệm Khoản 1 Điều 6 Luật NHNN 2010


→ bản chất là hoạt động kinh
doanh.

Đối tượng Tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Hàng hóa, tài sản,...
kinh doanh

Nội dung Gồm các hoạt động tín dụng: nhận


tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch
vụ thanh toán và thực hiện các
hoạt động nghiệp vụ để sinh lợi
nhuận.

Cơ cấu tổ Hoạt động ngân hàng: cơ cấu tổ Hoạt động kinh doanh khác:
chức của chủ chức hoạt động ngân hàng rất có thể có hoặc không tổ chức
thể thực hiện chặt chẽ, được quy định theo luật theo một bộ máy,các mô
hoạt động Ngân hàng và những người trong hình kinh doanh thì rất đa
ngành cần có chuyên môn nghiệp dạng có thể là hộ kinh doanh,
vụ được đào tạo bài bản. thành lập các công ty, doanh
nghiệp.

Chủ thể thực Hoạt động ngân hàng phải là các Hoạt động kinh doanh khác:
hiện ngân hàng, hoặc các tổ chức tín không bắt buộc phải là ngân
dụng, được nhà nước cho phép hàng hoặc các tổ chức tín
hoạt động mới được hoạt động dụng, có thể là các chủ thể
Ngân hàng tại Việt Nam (Điều 8 thực hiện khác như các cá
Luật các Tổ chức tín dụng 2010). nhân, công ty, hộ gia đình.
Nguy cơ rủi Cao hơn. Đa phần rủi ro từ hoạt Thấp hơn.
ro động kinh doanh sẽ chuyển sang
thành rủi ro của ngân hàng do
nhiều lý do. Chẳng hạn như không
thu hồi được nợ xấu.

→ HDKD không ưu tiên pháp luật ngân hàng.

10. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng Việt
Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
11. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi ro nào
là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này đối với
pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?
12. Có nhận xét: “ Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều xuất
phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh ( chị) có bình luận gì về
nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.
13. Khái niệm luật ngân hàng? Khái niệm, phân loại đối tượng điều chỉnh luật ngân
hàng? Anh ( chị) có nhận xét gì về đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng?
14. Nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng là gì? Nhận xét về nguồn điều chỉnh của
luật ngân hàng hiện nay ở Việt Nam?
15. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng phải thoả mãn điều
kiện gì? Nhận xét về các chủ thể này (phân loại, điều kiện).
II. CÂU NHẬN ĐỊNH:
1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự
phát triển kinh tế. (Quỳnh)
Sai.
Ngân hàng NNVN là kết quả của sự kế thừa ngân hàng thế giới và quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Sự hình thành NH ở VN k là kết quả của sự phát triển KT mà có nhiệm vụ khắc
phục tình trạng tài chính kiệt quệ và lạm phát.

2. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền. (Thảo)
Sai.
Hoạt động gửi giữ tiền không phải là tiền đề cho sự xuất hiện hđ ngân hàng. Mà
bản thân nó là hoạt động ngân hàng sơ khai nên k thể là tiền đề cho sự xuất hiện
của chính nó.
Tiền đề là:
- Nhu cầu sử dụng vốn sản xuất KD tăng cao, xuất hiện nhóm người cần tiền
và đi vay vì thế các hoạt động NH đơn lẻ không thể đáp ứng.
- Giao thương mở rộng không chỉ phạm vi địa phương mà còn cả thành phố,
quốc gia.

3. Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân hàng vừa
phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh. (Thắm)
Đúng.
Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống mà vừa phát hành tiền đồng thời cũng
vừa kinh doanh tiền tệ.
Đặc trưng của hệ thống ngân hàng một cấp là các ngân hàng lúc bấy giờ không
dùng tiền mặt để thanh toán mà các ngân hàng này phát hành ra tờ tiền của chính
nó để thực hiện giao dịch.
Xuất phát từ nhu cầu của người dân về việc bảo vệ tiền lúc bấy giờ nên các ngân
hàng lúc đó đã kinh doanh dịch vụ này và người dân phải trả phí gửi giữ để bảo vệ
tiền của mình khỏi bị cướp bóc,...

→ SAI. Vì nó chỉ đúng đối với tiền trình trên thế giới mà k bao quát cho những
TH đặc biệt như ở VN. Giai đoạn NH 1 cấp ở VN (Ngân hàng quốc gia vn) không
kinh doanh và 100% sở hữu nhà nước. (gần như là NHTW)
→ Cấp 1 là ngân hàng trung ương, cấp 2 là TCTD (các định chế tài chính trung
gian).

4. NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể
mang quyền lực nhà nước.(chỉ trong quá trình quản lí). (Nhi)
Sai.
Không phải lúc nào NHNNVN tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng cũng
với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước. QHXH phát sinh giữa NHNNVN
và các TCTD trong quá trình cho vay tái cấp vốn thì NHNNVN k còn mang quyền
lực NN mà là bình đẳng, thoả thuận.

5. Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành. (Nguyên)
Sai.
Nguồn của Luật ngân hàng không chỉ là những văn bản PL chứa đựng những
QPPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành mà còn do nhà nước thừa nhận
nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý NN về tiền tệ-ngân
hàng và hoạt động ngân hàng của hệ thống ngân hàng. Ví dụ: Ngoài Hiến pháp,
Luật NHNNVN, Nghị định của CP, Thông tư của NHNNVN...còn có các hiệp
định, điều ước quốc tế và tập quán, thông lệ quốc tế.
→ Cách giải thích khác: Các văn bản quy phạm pháp luật trong những lĩnh vực
khác không phải nguồn của Luật NH.

6. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. (Quyên)
Đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 8, Điều 20 Luật TCTD 2010, phụ lục IV Luật Đầu tư.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì các tổ chức như tổ
chức tín dụng cần phải đáp ứng những điều kiện của luật định mới có hoạt động
ngân hàng. Ví dụ:
+ Điều kiện về giấy phép quy định tại Điều 20 Luật TCTD 2010.
+ Yêu cầu có vốn pháp định quy định tại Điều 19.
+ Có các cá nhân có trình độ, nghiệp vụ trọng hoạt động ngân hàng.
+ Chịu sự quản lí của cơ quan NN có thẩm quyền (NHNN).

7. Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi. (Quỳnh)
Sai.
CSPL: điểm b, c Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sđ, bs 2019). Hoặc điểm
b khoản 1 Điều 16 TT 19/2016/TT-NHNN
Trong QHPL ngân hàng về mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, cá nhân tham gia không cần thiết phải từ đủ 18 tuổi. Người từ đủ
15 – 18 tuổi không bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự đã có thể tham gia vào
QHPL ngân hàng này.

8. NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ. (Quân)


Sai.
CSPL: khoản 3 điều 2 Luật NHNNVN.
Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát
hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ.

9. Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các
luật khác. (Thanh)
Đúng.
Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng (các hoạt động kinh doanh ngân hàng của
các tổ chức tín dụng) cũng có thể là đối tượng điều chỉnh của luật khác.
Ví dụ: TCTD phá sản thì áp dụng Luật phá sản; TCTD cho khách hàng vay và có
tài sản bảo đảm chịu sự điều chỉnh của PL Dân sự ; TCTD phát hành giấy tờ có
giá thì cũng chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán; ....
→ Chú ý: Đối tượng điều chỉnh của LNH? → là các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từ hoạt
động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể
khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng.
CHƯƠNG 2: Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN:


1. Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình NHTW là cơ quan ngang
bộ của Chính phủ (không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính).
 Do ra đời từ quan niệm coi chính sách tiền tệ, ngân hàng là một bộ phận của chính
sách cai trị cũng như tài chính - tiền tệ là một phương tiện của chính quyền.
 Chính phủ có thể phối hợp đồng bộ các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện có
hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình.
 Đảm bảo tính hợp lý trong quá trình điều hành nhà nước một cách thống nhất.
 Điều hành HĐNH nhanh chóng, dễ đồng bộ giữa CSTTQG và chính sách KT -
XH.

2. Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “NHNNVN là một pháp
nhân”. Hãy chứng minh? (Quỳnh)
Theo Điều 74.1 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách
pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:
a) Được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam).
b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản độc lập đó.
d) Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, việc quy định NHNNVN là một pháp nhân sẽ quy định cho NHNN có
các quyền và nghĩa vụ pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các giao dịch pháp lý
và tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chẳng hạn, việc NHNNVN được quy định là một pháp nhân giúp NHNNVN có
khả năng thực hiện các hoạt động pháp lý một cách độc lập, bao gồm việc ký kết
hợp đồng, mua bán tài sản, thực hiện các giao dịch tài chính và tham gia vào các
vụ kiện pháp lý. Điều này rất quan trọng để NHNNVN có thể hoạt động hiệu quả
trong việc điều hành chính sách tiền tệ và ngân hàng của quốc gia.

Ví dụ: Giao dịch hối đoái giữa NHNNVN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài (được hướng dẫn bởi TT 02/2012/TT-NHNN); Giao dịch cho
vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNNVN đối với các tổ chức tín
dụng (TT số 17/2011/TT-HNNN, sđ, bs năm 2017);...

Trả lời 2 ý: (1) Vì sao lại trao tư cách pháp nhân?; (2) Chứng minh.

(1) Để thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương: Phát hành tiền; cho vay; bảo
lãnh; cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ;… → Do đó phải có tư cách pháp
nhân – sở hữu một lượng tài sản riêng độc lập để thực hiện các hoạt động trên.

(2) Chứng minh: Theo Điều 74.1 – Thành lập theo quy định PL; Cơ cấu chặt chẽ;
Tài sản độc lập;…
3. Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD, NHNNVN còn
quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?
4. Chứng minh NHNNVN là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
5. Trình bày cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, điều hành NHNNVN. Hội đồng chính sách
tiền tệ quốc gia có phải là một bộ phận thuộc NHNN hay không? Chức năng của
cơ quan này?
6. Có ý kiến cho rằng: Việc quy định thành lập chi nhánh NHNNVN ở mỗi tỉnh,
thành phố như hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính
cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay
không? Giải thích?
7. Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay? Có ý
kiến cho rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNN trong bộ
máy nhà nước ta hiện nay để NHNN có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động
của mình. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình?
8. NHNNVN có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao? Lợi
nhuận có được xử lí như thế nào?
9. Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Việc thực hiện chính sách tiền tệ này như thế
nào? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho ví dụ thực tiễn.
10. Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào ? Thực tế việc sử dụng
công cụ này hiện nay ? (Thảo)
 Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng (khoản 4 Điều 4 Luật TCTD 2024) của
NHNN, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD.
 Các hình thức tái cấp vốn và cách vận hành:
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (NHNN cho vay, TCTD đi
vay - có tài sản bảo đảm):
. Giấy tờ có giá có thể là ngắn, trung hoặc dài hạn.
. Thời hạn cho vay: dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của
GTCG cầm cố.
. Điều kiện thực hiện nghiệp vụ:
o Đối với TCTD: không bị đặt vào tình kiểm soát đặc biệt; GTCG đủ
tiêu chuẩn; không có nợ quá hạn,...
o Đối với GTCG: được phép chuyển nhượng; thuộc sở hữu hợp pháp
của TCTD đề nghị đi vay,...
+ Chiết khấu GTCG: là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các GTCG còn thời hạn
thanh toán của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khi đến hạn thanh toán =>
BẢN CHẤT là cấp tín dụng, có hoàn trả lãi và gốc.
. Điều kiện thực hiện nghiệp vụ không có sự tham gia của các TCTD thông
thường.
. Có 2 hình thức chiết khấu GTCG:
 Mua có thời hạn:
 Mua có bảo lưu quyền truy đòi: NHNN mua GTCG, sau đó đến thời
điểm đáo hạn thì NHNN đến TC phát hành để được hoàn trả tiền. Nếu
TC phát hành không hoàn trả tiền được cho NHNN thì NHNN được
quyền đòi tiền từ chính TCTD, chi nhánh NHNN - chủ thể đã bán
GTCG cho NHNN.
. Điều kiện của GTCG:
 Lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
 Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng.
 Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại giấy tờ có giá do tổ
chức đó phát hành để tham gia giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

+ Hình thức tái cấp vốn khác: như hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối
với các TCTD.
. Hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời .
. Hỗ trợ phát triển kinh tế theo chỉ đạo của CP trong từng thời kỳ

→ Kết quả: Thông qua hình tái cấp vốn NHTW đưa 1 lượng tiền vào trong lưu thông.
(!) Cách vận hành công cụ = Cách thức sử dụng công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia.

 Công cụ tái cấp vốn tác động đến lượng tiền đưa vào trong lưu thông – thông qua
lãi suất. Lãi suất cao = không trở thành lựa chọn của các TCTD, chi nhánh NHNN.
Lãi suất thấp = ngược lại.
 Điểm mạnh: Điều chỉnh lượng tiền đưa vào trong lưu thông. Khi thiểu phát (thiếu
tiền) – Giảm lãi suất. Khi lạm phát (thừa tiền) – Tăng lãi suất.
 Điểm yếu:

11. Khái niệm lãi suất ? Hiện nay NHNN sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền
kinh tế như thế nào ?
12. Lãi suất cơ bản là gì ? Ý nghĩa của lãi suất cơ bản ? Có ý kiến cho rằng nên bỏ
quy định về lãi suất cơ bản vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh của các TCTD.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề này ?
13. Dự trữ bắt buộc là gì ? Tại sao NHNN lại quy định các TCTD phải dự trữ bắt
buộc ? Việc quy định dự trữ bắt buộc như thế nào ? Cách thức vận hành công cụ
này ? Thực tế việc sử dụng công cụ này ? (Thắm)
 Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia.
 NHNN quy định các TCTD phải dự trữ bắt buộc nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia, chính vì tác động đến nguồn vốn khả dụng của TCTD nên sẽ điều chỉnh
được lượng tiền trong lưu thông. Đồng thời cũng nhằm tạo nguồn quỹ để xử lý
trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo độ an toàn cao cho hoạt động NH.
(1) Tạo nên khoản dự trữ khi các TCTD dùng khi cần thiết (khi gặp rủi ro);
(2) Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 Việc quy định dự trữ bắt buộc: Căn cứ theo Điều 14 Luật ngân hàng nhà nước Việt
Nam 2010 thì dự trữ bắt buộc này vẫn thuộc sở hữu của các TCTD nhưng
NHNNVN đã hạn chế, khống chế việc sử dụng nó. Tùy vào mức độ rủi ro của
TCTD, từng loại tiền gửi mà quy định dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình doanh
nghiệp là khác nhau. Nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ dự trữ
bắt buộc càng nhiều.
 Cách thức vận hành dự trữ bắt buộc:
 Đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Khi kinh tế gặp tình trạng
lạm phát thì Nhà nước sẽ tăng dự trữ bắt buộc lên để giảm thiểu tình trạng lạm
phát này. Ngược lại đối với tình trạng thiểu phát thì Nhà nước sẽ giảm dự trữ
bắt buộc.
 Tạo nguồn quỹ để xử lý trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo độ an toàn
cao cho hoạt động NH: Đây là quỹ để TCTD sử dụng khi TCTD gặp khó khăn
nếu được sự đồng ý của NHNNVN.
 Thực tế của việc sử dụng công cụ này: Với sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid,
với ý muốn để hạ lãi suất trên thị trường tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất cho vay
theo chỉ đạo của TTcP nhằm hỗ trợ cho người dân, hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế
nên NHNN đã hạ tỷ lệ DTBB xuống đồng thời cũng ban hành Quyết định số
1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ DTBB áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
 Ý kiến của bản thân: Tình trạng lạm phát đang diễn ra đồng thời đó là những rủi ro
mà ngân hàng SCB hiện nay đang gặp phải thì nhà nước nên tăng dự trữ bắt buộc
nhằm điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông, giảm thiểu tình trạng lạm phát cũng
như tăng cường khả năng khắc phục tình trạng của ngân hàng SCB.

(!) Việc sử dụng công cụ này khá hạn chế. Tính hành chính của dự trữ bắt buộc làm hạn
chế =>tác động không hẳn là tích cực cho nền kinh tế do không có sự chủ động, linh
hoạt.
14. Hiểu thế nào là tỷ giá hối đoái ? Tỷ giá được hình thành như thế nào ? NHNN sử
dụng công cụ tỷ giá như thế nào, nhằm mục đích gì ?
15. Theo anh(chị), tỷ giá hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trị đồng
tiền Việt Nam hay chưa ? Nếu chưa thì tại sao ?
16. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở (theo luật NHNNVN đã sửa đổi, bổ sung)? So
sánh với khái niệm cũ(luật chưa sửa đổi). Rút ra nhận xét và lý giải tại sao quy
định này lại được sửa đổi.
17. Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? (Thanh) Ưu
và nhược điểm của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với các
công cụ thực hiện CSTT khác. (Quân)
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá do NHNN thực hiện
trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ QG (Điều 15 Luật
NHNNVN). Nghiệp vụ thị trường mở hoạt động thông qua hoạt động mua bán các
giấy tờ có giá giữa NHNN và các TCTD (Điều 15 Luật NHNNVN).

Cách thức vận hành: Đây là công cụ 2 chiều, các TCTD có thể quyết định được
giá cả do tín hiệu của thị trường (thông qua hình thức đấu thầu khối lượng hoặc lãi
suất) (Khoản 1, 2 Điều 14 TT 42/2015/TT-NHNN, sđ-bs bởi khoản 1, 2 Điều 1 TT
09/2021/TT-NHNN).

 Ưu: Từ khi được áp dụng như một công cụ độc lập của chính sách tiền tệ,
NVTTM đã chứng tỏ tính ưu việt của mình và trở thành một trong những công cụ
điều hành hữu hiệu nhất của NHTW các nước.
+ Thông qua việc mua – bán các GTCG NHTW có thể chủ động can thiệp vào
thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của
các tổ chức tín dụng.
+ Sử dụng công cụ thị trường mở đảm bảo độ linh hoạt và chính xác cao. Trong
NVTTM, tác động vào cung ứng tiền có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào để
thay đổi dự trữ hoặc cơ số tiền lớn hay nhỏ. NHTW có thể thực hiện bằng cách
mua, bán khối lượng lớn hay nhỏ chứng khoán. NHTW dễ dàng đảo ngược
tình thế khi có một quyết định sai lầm về việc sử dụng công cụ này bằng cách
lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó.
+ NHTW luôn có thể chủ động số lượng tiền “bơm” vào hay “hút” ra khỏi lưu
thông bằng cách khống chế lượng mua và bán. Mặt khác tính linh hoạt còn thể
hiện ở chỗ NHTW vừa thực hiện mua ngay sau đó lại bán ngược lại.
+ + Khi sử dụng công cụ thị trường mở, NHTW vẫn đảm bảo được tính cạnh
tranh của NHTM đặc biệt là trong đấu thầu lãi suất. Các ngân hàng tham gia
nghiệp vụ thị trường mở một cách tự nguyện theo các nguyên tắc của thị
trường, không mang tính chất bắt buộc và không phải chịu một “khoản thuế”
như công cụ dự trữ bắt buộc.
 Nhược: Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận được, công cụ thị trường
mở còn có những hạn chế:
+ Thị trường mở là một bộ phận của thị trường tài chính. Do vậy, công cụ này sẽ
chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi có một thị trường tài chính phát triển. Hàng hoá
của thị trường phải phong phú, có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của
khách hàng. Về bản thân mình, NHTW phải có khả năng dự báo tốt vốn khả
dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
+ Ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở tới cơ số tiền tệ có thể bị triệt tiêu bởi
các tác động ngược chiều nên dự trữ của ngân hàng không tăng – giảm tương
ứng sau các hoạt động mua – bán chứng khoán của NHTW. Các tác động ngược
chiều này gồm có dòng chảy ngược chiều của vốn do mất cân đối trong cán cân
thanh toán hoặc do số dư tiền gửi của ngân sách tại NHTW tăng lên làm cho các
hoạt động mua hoặc bán chứng khoán của NHTW bị triệt tiêu một phần hoặc
toàn bộ.
+ Khi lãi suất thị trường giảm như là một kết quả do tiền trung ương MB tăng lên,
không phải lúc nào khối lượng tín dụng của nền kinh tế cũng tăng lên tương
ứng. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ
rủi ro và ổn định của môi trường đầu tư.
 Ta thấy mặc dù đây là một công cụ rất chủ động và có tính minh bạch của NHTW
song khả năng phát huy hiệu quả để đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT
không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bởi các yếu tố môi
trường vĩ mô, hành vi của công chúng và quyết định của NHTM.

- Cả OMO và CSTT đều có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính, nhưng mỗi loại
có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các mục tiêu và nhu cầu giao dịch
cụ thể của các nhà đầu tư và các thực thể tài chính.

18. Trình bày hoạt động phát hành tiền của NHNNVN. Khi nào NHNN phát hành
tiền ? Nguyên tắc phát hành tiền ?
19. NHNNVN phát hành tiền qua những phương thức nào ? Ưu và nhược điểm từng
phương thức phát hành ?
20. Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các TCTD ?
(Nguyên)
Lý do dẫn đến sự khác biệt đó ? (Nhi)
 Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các TCTD:

Hoạt động tín dụng của NHNN Hoạt động tín dụng của các
TCTD

Khái niệm Hoạt động tín dụng của NHNN là Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để
việc NHNN sử dụng các nguồn tổ chức, cá nhân sử dụng một
(khi nào bí
vốn để thoả thuận cho các TCTD, khoản tiền hoặc cam kết cho phép
quá thì dùng
CP sử dụng 1 khoản tiền với sử dụng một khoản tiền theo
tiêu chí này)
nguyên tắc có hoàn trả bằng các nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
hàng, tạm ứng cho NSNN theo cho thuê tài chính, bao thanh
quy định của PL toán, bảo lãnh ngân hàng, thư
tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác. (khoản 4 Điều 4 Luật
TCTD 2024)
Hình thức + Cho vay; ho vay, chiết khấu, cho thuê tài
cấp tín dụng chính, bao thanh toán, bảo lãnh
+ Bảo lãnh ngân hàng;
ngân hàng, thư tín dụng và các
+ Tạm ứng cho NSNN theo quy nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
định của PL.

Hoạt động Không có chiều huy động vốn. Hai chiều (huy động vốn+ cấp tín
tín dụng dụng).

Mục tiêu Thực hiện mục tiêu chính sách tiền Lợi nhuận.
tệ quốc gia.

Chủ thể Giữa NHNNVN và Chính phủ, các TCTD, nhánh ngân hàng nước
tham gia TCTD, chi nhánh NH NN. ngoài - Mọi tổ chức cá nhân có
→ Không cho tổ chức, cá nhân nhu cầu và đủ điều kiện.
thông thường.

Lãi suất NHNN công bố lãi suất tái cấp Tổ chức tín dụng và khách hàng có
vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi quyền thỏa thuận về lãi suất, phí
suất khác để điều hành chính sách cấp tín dụng trong hoạt động ngân
tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. hàng của tổ chức tín dụng theo quy
(khoản 1 Điều 12 Luật NHNN định của pháp luật về các tổ chức
2010) tín dụng. (khoản 2 Điều 100 Luật
TCTD 2024)

Thời hạn Thường là ngắn hạn. → Vì cấp tín Ngắn/trung/dài hạn.


cấp tín dụng dụng chính là phát hành tiền. Do
đó cần tính toán, thời hạn ngắn hạn
sẽ dễ tính toán hơn.

Bảo lãnh NHNN chỉ bảo lãnh cho TCTD TCTD cam kết với có quyền về
vay vốn nước ngoài theo quyết việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ
định của TTCP. tài chính thay cho khác hàng khi
khách hàng k thực hiện hoặc thực
(Điều 25 Luật NHNN 2010)
hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết.

Khách hàng phải nhận nợ và hoàn


trả cho TCTD số tiền đã đc trả thay
(theo thoả thuận)

(khoản 2 Điều 4 Luật TCTD 2024)

Tạm ứng NHNN sẽ cấp tín dụng ngắn hạn Không có!
cho NSNN bằng hình thức tạm ứng quỹ
NSNN theo quyết định của TTCP.

Hình thức của khoản tạm ứng là


thế chấp bằng tín phiếu kho bạc và
được hoàn trả trong năm ngân sách
trừ TH đặc biệt do UBTVQH
quyết định

(Điều 26 Luật NHNN 2010)

Chiết khấu Không có! Là việc mua có kỳ hạn hoặc mua


có bảo lưu quyền truy đòi các công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác của bên thụ hưởng trước khi
đến hạn thanh toán.

(khoản 6 Điều 4 Luật TCTD 2024)

Bao thanh Không có! Bao thanh toán là hình thức cấp tín
toán dụng thông qua việc mua lại khoản
phải thu của bên bán hoặc ứng
trước tiền thanh toán thay cho bên
mua theo hợp đồng mua, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên
mua và bên bán.

(khoản 1 Điều 4 Luật TCTD 2024)

Cho thuê tài Không có! Là hình thức cấp tín dụng trung và
chính dài hạn trên cơ sở hđ cho thuê tài
chính giữa TCTD với khách hàng.
Theo đó, TCTD mua tài sản theo
yêu cầu của khách hàng và chuyển
giao tài sản đó cho khách hàng sd.
Đồng thời, khách hàng phải thanh
toán tiền thuê trong suốt thời hạn
thuê.

(khoản 4 Điều 120 Luật TCTD


2024)

 Lý do dẫn đến sự khác biệt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và của các
TCTD xuất phát từ bản chất của hoạt động.
+ Hoạt động cấp tín dụng của NHNN là hoạt động hướng tới thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia,
bảo đảm sự an toàn hoạt động của NH và các TCTD, đồng thời giúp cho các
TCTD vay ngắn hạn hay trong trường hợp đặc biệt (vay cứu cánh).
+ Còn đối với hoạt động tín dụng của các TCTD thì xuất phát từ bản chất của các
TCTD là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ
vì mục đích lợi nhuận.

21. Trình bày các phương thức hoạt động tín dụng của NHNN ? So sánh phương thức
tái cấp vốn với phương thức cho vay cứu cánh ( cho vay nhằm phục hồi khả năng
thanh toán).
22. Tại sao NHNN lại không bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân thông thường vay vốn
trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định
của Thủ tướng Chính Phủ ?
23. Việc quy định NHNN chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài
theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại không bảo lãnh cho các tổ chức
thông thường vay vốn nước ngoài phải chăng đã tạo nên sự phân biệt đối xử giữa
các tổ chức này ? (đều là doanh nghiệp).
24. Tại sao NHNN lại phải quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối ? Việc quản lý
được thực hiện như thế nào ?
II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH:
1. NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
ngân hàng cho các TCTD. (Quân)
→ Đúng.

CSPL: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng 2010:

Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy
định của Luật này.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thành lập tổ chức tín dụng là
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. (Thanh)
Sai

CSPL: Điều 54, 55 NĐ 88/2019/NĐ-CP

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không phải là Chủ tịch Hiệp hội ngân
hàng mà bao gồm các chủ thể sau: Thanh tra viên Ngân hàng; Chánh Thanh tra, giám sát
NHNN chi nhánh tỉnh, TP trực thuộc TW; Chánh Thanh tra, giám sát NHNNVN và
những chủ thể khác.

3. Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. (Nhi)
Sai

CSPL: Điều 10 TT 17/2011/TT-NHNN, sửa đổi bởi TT 37/2011; Điều 8 TT 01/2012/TT-


NHNN

Không phải mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn mà
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tái cấp vốn thông qua cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá thì điều
kiện đầu tiên là các TCTD này không được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, có giấy
tờ có giá đủ tiêu chuẩn, không có nợ quá hạn... => phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 10
TT17/2011

Đối với tái cấp vốn bằng chiết khấu GTCG: các TCCD phải đáp ứng các điều 8 TT
01/2012/TT-NHNN.

TCTD BỊ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

4. NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. (Thảo)


đúng

CSPL: (K2, K5 Đ3) K4 Đ12 Luật quản lý nợ công 2009


NHNN tham gia cùng với Bộ tài chính quản lý giám sát nợ của

5. NHNN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài
chính của mình. (Thắm)
Sai.

NHNNVN có hai chức năng cơ bản là quản lý và là ngân hàng trung ương mà
không có hoạt động nào mang tính chất kinh doanh. Hoạt động nghiệp vụ của
Ngân hàng Nhà nước nếu có mang lại nguồn thu thì cũng không vì mục đích kinh
doanh mà đứng trên lợi ích toàn cục của nền kinh tế. Chính vì lý do đó cho nên
không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

6. Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. (Nguyên)
 Sai
 CSPL:khoản 4 Điều 8 Thông tư 30/2015/TT-NHNN (sd,bs bởi khoản 1 Điều 1 TT
05/2023/TT-NHNN)
 Bộ tài chính k có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính mà là Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp không
cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do
không cấp Giấy phép.

7. NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội. (Quyên)


SAI.

Theo khoản 1 điều 2 Luật NHNNVN, NHNNVN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
Qua đó NHNNVN là cơ quan trục thuộc Chính phủ đồng thời là ngân hàng cung ứng các
dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ

8. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân.
(Quỳnh)
Sai.
Theo khoản 38 Điều 4 Luật TCTD năm 2024, NH Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn là một tổ chức kinh tế (là doanh nghiệp theo khoản 7 Điều 4 Luật DN) và có
tư cách pháp nhân. Khoản 1 Điều 45 Luật DN 2014 quy định chi nhánh là đơn vị
phụ thuộc của doanh nghiệp, do đó, chi nhánh không có tài sản độc lập cũng
nhưng khả năng tự chịu trách nghiệm bằng tài sản của mình như một pháp nhân
được quy định tại khoản c Điều 74 BLDS 2015.

9. Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ. (Quân)
Đúng

CSPL: khoản 1 Điều 8 Luật NHNNVN 2010.

“1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và
lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc
hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.”

10. NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn. (Thanh)
Sai

CSPL: Điều 11, 24 Luật NHNNVN + Khoản 1 Điều 4 Luật TCTD

NHNNVN cho nhiều TCTD khác ngoài ngân hàng vay vốn nữa.

11. NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng
Chính phủ. (Thảo)
Sai

CSPL: điều 25 Luật NHNNVN

NHNNVN chỉ bảo lãnh cho trường hợp tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ chứ không bảo lãnh cho tổ chức hay cá nhân vay vốn (có
thể vốn này là vốn trong nước thì không được).
12. NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi. (Thắm)
Sai

Chính vì NHNNVN có 2 chức năng cơ bản là chức năng quản lý nhà nước về tiền
tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương. Chính vì chức
năng ngân hàng trung ương nên NHNNVN còn được xem là Ngân hàng của Chính
phủ, NHNN sẽ điều phối hoạt động vay - trả nợ của Chính phủ, trong đó có việc
cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.

13. Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
(Nguyên)
 Sai
 CSPL: khoản 38 Điều 4 Luật NHNN 2024, Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN
 Có tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng nhưng không phải thực hiện dự trữ bắt
buộc: TCTD đc kiểm soát đặc biệt, TCTD chưa khai trương hoạt động, TCTD
được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết
định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền

14. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN.
(Quyên)
Sai

đơn vị trực thuộc quy định trong điều 44 luật doanh nghiệp 2020 bao gồm chi nhánh và
văn phòng đại diện

Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia không thuộc cơ cấu tổ chức của NHNNVN
mà là cơ quan thuộc chính phủ có chức năng khác biệt so với NHNNVN đó là nghiên cứu
tư vấn cho Chính Phủ và TTCP

15. Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ. (Nhi)
Sai

CSPL: Đ112, 119 Luật các TCTD 2024


Không phải mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chỉ
những tổ chức được pháp luật cho phép và quy định mới được phép kinh doanh hoạt
động này. Các TCTD được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ được quy định
cụ thể tại Điều 1 TT 02/2021/TT - NHNN. Ví dụ như TCTD được thực hiện hoạt dộng
kinh doanh ngoại tệ được ghi trên Giấy phép thành lập và hoạt động.
CHƯƠNG 3 : Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN :


1. Thế nào là kiểm soát đặc biệt. Việc đặt các TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt có ý nghĩa gì? (Nguyên)
 Thế nào là KSĐB?
 Theo khoản 19 Điều 4 Luật TCTD 2024: “Kiểm soát đặc biệt là việc Ngân hàng
Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân
hàng Nhà nước.”
 Các TH áp dụng KSĐB đối với TCTD được quy định cụ thể ở khoản 1 Điều 162
Luật TCTD 2024
 Việc đặt các TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có ý nghĩa gì?
 Giúp NHNN giám sát được tình hình tổ chức và hoạt động của các TCTD
 Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền
 Nếu k thể đưa TCTD trở về hoạt động bình thường thì có thể áp dụng các biện
pháp khác như sáp nhập, hợp nhất, giải thể hay thậm chí là phá sản nhưng vẫn hạn
chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu mà các biện pháp đó gây ra --> đảm
bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng,
 Nhằm mục đích cơ cấu, củng cố lại TCTD, giúp TCTD vượt qua được tình trạng
khó khăn về tài chính, duy trì khả năng chi trả, khả năng thanh toán (cân nhắc “cho
vay cứu cánh”) và giúp TCTD trở về tình trạng hoạt động bình thường.
2. Bằng những quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam, hãy chứng minh một
trong các mục tiêu của pháp luật ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của người gửi
tiền.
3. Hiểu thế nào là TCTD ? So sánh TCTD với các tổ chức kinh doanh khác. Tại sao
TCTD lại thường được thành lập dưới hình thức là công ty cổ phần ?
4. Hiểu thế nào là TCTD nước ngoài ? TCTD nước ngoài muốn thực hiện hoạt động
ngân hàng tại Việt Nam có thể được thành lập dưới hình thức nào ?
5. So sánh TCTD ngân hàng và TCTD phi ngân hàng ? Lý giải sự khác biệt đó.
6. Đối tượng nào bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ? TCTD nước ngoài khi
lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt hay không ?
7. Trình bày trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt. Kết thúc thời hạn kiểm soát đặc
biệt mà TCTD được áp dụng thủ tục không khôi phục lại tình trạng hoạt động
bình thường thì TCTD sẽ được xử lý như thế nào ?
8. Khi nào thì TCTD được coi là lâm vào tình trạng phá sản ? So sánh dấu hiệu lâm
vào tình trạng phá sản của TCTD với doanh nghiệp. Giải thích vì sao lại có sự
khác biệt đó ?
9. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành của một TCTD.
10. TCTD có thể huy động vốn thông qua những cách thức nào ? Trình bày từng cách
thức đó.
11. Vì sao TCTD phi ngân hàng lại không được huy động tiền gửi của cá nhân ?
12. Sự khác nhau giữa tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm là gì ? Vì
sao phải phân ra làm nhiều loại tiền gửi như vậy ?
13. Bảo hiểm tiền gửi là gì ? Pháp luật ngân hàng quy định ra sao về vấn đề này.(đối
tượng phải tham gia bảo hiểm, đối tượng được hưởng bảo hiểm, điều kiện hưởng
bảo hiểm, mức hưởng…)
14. So sánh hai phương thức huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi và phát hành giấy
tờ có giá. Theo anh(chị) phương thức huy động vốn nào hiệu quả hơn ? Vì sao ?
(Nhi)
Huy vốn bằng cách nhận tiền gửi Phát hành giấy tờ có giá

Chủ thể Giữa các TCTD và các tổ chức, cá Giữa ngân hàng thương mại, công ty
tham gia nhân trong đó các cá nhân tổ chức tài chính, tài chính, chi nhánh ngân
nhận gửi tiền và các TCTD là hàng nước ngoài tại VN và các cá
người nhận tiền nhân tổ chức

Hình - Tiền gửi không kỳ hạn - Ngân hàng thương mại, chi
thức - Tiền gửi có kỳ hạn nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Tiền gửi tiết kiệm phát hành chứng chỉ tiền gửi,
- Phát hành chứng chỉ tiền kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu
phiếu - công ty tài chính, công ty cho
- Các hình thức nhận tiền gửi thuê tài chính: chỉ được phép
khác phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu
để huy động vốn của tổ chức.

Bản chất - Theo nguyên tắc có hoàn - Các loại giấy tờ có giá do
trả đủ tiền gốc, lãi cho TCTD phát hành là chứng
người gửi tiền theo thỏa khoán nợ trên thị trường tiền tệ
thuận và thị trường vốn

Luật điều - Luật các TCTD 2024 - Luật các TCTD 2024
chỉnh - Các văn bản pháp luật do - Các văn bản do Thống đốc
Thống đốc NHNN ban NHNN ban hành
hành - Pháp luật về phát hành chứng
khoán nếu GTCG phát hành là
giấy tờ có giá trung và dài hạn

Theo em phương thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi có hiệu quả hơn vì:
- Chủ yếu khách hàng của nhận tiền gửi phần lớn là nhóm khách hàng chiếm đa số
là cá nhân, tổ chức thông thường có thể dễ dàng tiếp cận được với hình thức nhận
tiền gửi hơn so phát hành giấy tờ có giá cần có hiểu biết, am hiểu và nhận thức rõ
về loại hình này - thông thường tham gia là các nhà đầu tư chuyên nghiệp)
- Thủ tục của nhận tiền gửi cũng đơn giản hơn sao với phát hành giấy tờ có giá.

15. Thế nào là hoạt động cấp tín dụng của TCTD ? Trình bày các phương thức cấp tín
dụng ?
16. Tại sao pháp luật ngân hàng lại quy định TCTD không được kinh doanh bất động
sản ?
17. Tại sao TCTD chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua
cổ phần mà không được sử dụng vốn huy động ? (Quỳnh)
II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH :
1. Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài
sản dưới hình thức cho thuê tài chính. (Quyên)
Đúng

CSPL: K1 Đ134 Luật TCTD

TCTD không được cấp tín dụng đối với Tổng Giám Đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng
đó. Mà cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn nên câu nhân định
trên sai

2. TCTD nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ được thành lập
dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Quân)
Sai.

CSPL: khoản 40 Điều 4 LTCTD 2024.


Các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam không chỉ dưới
mỗi hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mà còn được thành lập dưới nhiều hình
thức khác theo Luật các Tổ chức tín dụng 2024 tại Việt Nam.

3. Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác. (Thảo)
Sai

CSPL: K25 Đ4 về người điều hành TCTD...

K26 Đ4 về người quản lý TCTD....

K1 Đ43 Luật TCTD 2024

Chủ tịch HDQT là người giữ chức vụ quản lý TCTD thì không được tham gia điều hành
TCTD khác theo quy định tại K1 Đ43 Luật TCTD 2024.

4. Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi. (Thắm)
 Nhận định sai.
 CSPL: khoản 1 Điều 147, khoản 1 Điều 10 Luật TCTD 2024.
 Người gửi tiền chỉ là người nhận phí bảo hiểm tiền gửi chứ không phải là người
đóng phí bảo hiểm tiền gửi. Chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
o Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi
của cá nhân.
o TCTC vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân
(trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của TCTC vi mô).

5. Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức khi mất khả năng thanh toán. (Thanh)
Đúng
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 145 Luật Các TCTD 2010 (sđ, bs 2017)
Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi mất, có nguy cơ mất
khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6. Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi.
(Nguyên)
 Sai
 CSPL: Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
 Giải thích: Chỉ khi nào người gửi tiền là thành viên HĐQT của chính TCTD đó thì
mới không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi. Nên nếu người gửi tiền là thành
viên HĐQT của TCTD khác với TCTD mà mình đang đảm nhiệm chức vụ thì vẫn
được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi

7. Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi. (Nhi)
Sai

CSPL: Điều 6, Điều 18 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012

Vì không phải chỉ có TCTD mới tham gia bảo hiểm tiền gửi mà còn có chi nhánh ngân
àng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân vẫn phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và
bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng đối với các TCTD có nhận tiền gửi bằng đồng VNN của cá
nhân.

8. TCTD không được kinh doanh bất động sản. (Quỳnh)


9. Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân, hộ gia
đình. (Quyên)
Sai.

CSPL: Đ115 LTCTD 2024

Đối với TCTD phi ngân hàng như công ty tài chính hay công ty thuê tài chính chỉ được
thực hiên một số hoạt động Ngân hàng trừ việc nhân tiền gửi của cá nhân. Sở dĩ quy định
như thế xuất phát từ yếu tố rủi ro, quy mô của TCTD phi ngân hàng đa số nhỏ hơn các
TCTD là ngân không có đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo an toàn tiền gửi cho người
dân.

10. TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. (Quân)
Sai

CSPL: khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 6 LTCTD 2024

2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập,
tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức
hợp tác xã.

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn.

TCTD có thể được thành lập dưới nhiều hình thức.

11. Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt. (Thảo)
SAI

Thống đốc NHNN chỉ có nhiệm vụ quyền hạn quy định việc KSDB của TCTD tại K3
Đ163, còn việc ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng KSDB thuộc về NHNN tại k1
Đ162, k1 Đ163 Luật TCTD 2024.
12. Ban kiểm soát đặc biệt được quyền yêu cầu NHNN cho tổ chức tín dụng vay khoản
vay đặc biệt. (Thắm)
 Nhận định sai.
 CSPL: khoản 7 Điều 164 Luật tổ chức tín dụng 2024.
 Ban kiểm soát đặc biệt không có quyền yêu cầu NHNN cho tổ chức tín dụng vay
khoản vay đặc biệt mà chỉ có quyền kiến nghị NHNN cho tổ chức tín dụng vay
khoản vay đặc biệt thôi.

13. Công ty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ thanh toán
cho khách hàng. (Thanh)
Sai
CSPL: Khoản 4 Điều 4 Luật Các TCTD (Điều này chỉ để nêu công ty tài chính là
TCTD phi NH, không được thực hiện các hoạt động nhận gửi tiền của cá nhân và
cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng) + Điều 109 Luật
Các TCTD + Khoản 1 Điều 2 TT 23/2014/TT-NHNN (Sđ, bs bởi TT
16/2020/TT-NHNN)

Công ty tài chính được quyền mở các loại tài khoản được quy định tại Điều 109
Luật Các TCTD 2010 (tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán,...).
Và công ty tài chính không là đối tượng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo
quy định tại khoản 1 Điều 2 TT 23/2014/TT-NHNN (chỉ có NHNN; NH thương
mại, NH chính sách, NH HTX; chi nhánh NH nước ngoài mới được phép cung
ứng dịch vụ thanh toán).

14. Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.
(Quyên)
Sai

CSPL: Đ121, Đ116 LTCTD 2024


CTy cho thuê tài chính chỉ được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn đối với
tổ chức còn với cá nhân thì không

15. TCTD được dùng vốn huy động được để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp
và của tổ chức tín dụng khác theo quy định. (Thảo)
--> theo logic học, đầu câu k nói gì hiểu là MỌI nha

SAI

CSPL: Đ111.1, Đ118.1, Đ123.1 Luật TCTD

Thì ngân hàng thương mại (Đ4.23) công ty tài chính tổng hợp Đ4.13), công ty tài chính
chuyên ngành (Đ4.12) không được sử dụng vốn huy động để góp vốn mua cổ phân mà
chỉ được sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp.

NOTES: có Nd 93/2017/NĐ-CP tại Đ7.2 “Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và
quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên
quan.” nói rõ hơn NHƯNG SỢ NGHỊ ĐỊNH CŨ.
CHƯƠNG 5 : Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1. Hiểu thế nào là tín dụng? Quan hệ mua bán, bảo lãnh ngân hàng có phải là quan
hệ tín dụng không?Vì sao?
2. Tại sao trong các loại hình tín dụng thì TDNH là hình thức phổ biến và quan
trọng nhất hiện nay?
3. Chứng minh tín dụng ngân hàng là một kênh truyền tải tác động của nhà nước đến
các mục tiêu kinh tế vĩ mô(giá cả, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế)
4. Tại sao nói hoạt động cho vay là một trong các hình thức cấp tín dụng? So sánh
hoạt động cho vay với các hình thức cấp tín dụng khác. Nêu rõ ưu điểm của
phương thức cấp tín dụng này.
5. Chứng minh bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng có điều kiện.
6. Tại sao phải đề ra nguyên tắc cho vay? Phân tích các nguyên tắc này. Theo
anh/chị nguyên tắc nào quan trọng nhất? Vì sao?
7. Lý giải tại sao khi bên đi vay trả tiền vay trước hạn thì thường bị phạt.
8. Vì sao pháp luật lại quy định giới hạn cho vay? Trường hợp nhu cầu vay vượt quá
quy định cho phép thì giải quyết thế nào?
9. Lý giải tại sao giới hạn cho vay của ngân hàng lại cao hơn phi ngân hàng? Giới
hạn cho vay lại thấp giới hạn cho thuê tài chính?
10. Tại sao các đối tượng quy định tại điều 126 Luật các TCTD thì không được cấp
tín dụng mà các đối tượng quy định tại điều 127 chỉ bị hạn chế cấp tín dụng?
11. Vì sao tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ
phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.
12. Tại sao pháp luật quy định hợp đồng tín dụng là hợp đồng mẫu. Theo anh(chị) vấn
đề này có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên đi vay không? Giải thích?
13. Phân tích các điều kiện vay vốn? Dưới góc độ ngân hàng, theo anh/chị khi thẩm
định các điều kiện vay vốn nên chú ý điều kiện nào nhất? Vì sao?
14. Hình thức pháp lý của hợp đồng tín dụng? Tại sao pháp luật lại quy định như
vậy?
15. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là loại tranh chấp gì?. Xác định thẩm
quyền của Tòa án giải quyết loại tranh chấp này.
16. Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì? Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm tiền vay? Trình
bày các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động ngân hàng.
17. So sánh biện pháp bảo lãnh trong bộ luật dân sự và “bảo lãnh” trong hoạt động
cho vay ngân hàng. Nhận xét về bản chất của “bảo lãnh” trong hoạt động cho vay
ngân hàng.
18. Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai? Tài sản này có dùng để bảo đảm
tiền vay được không? Tại sao? Nhận xét gì về điều kiện của loại tài sản này so với
các điều kiện của một tài sản bảo đảm nói chung.
19. Một tài sản có thể dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay được không? Phải thoả
mãn những điều kiện nào?
20. Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có thể thỏa thuận thứ tự ưu tiên
thanh toán hay không? Nhận xét gì về phạm vi bảo đảm được thỏa thuận?
21. Đăng kí GDBĐ là gì? Có phải trong mọi trường hợp GDBĐ phải đăng kí không?
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng kí?
22. Ý nghĩa của đăng ký GDBĐ? Phân biệt với đăng ký GDBĐ với hoạt động công
chứng, chứng thực GDBĐ.
23. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực tại thời điểm nào? Tại thời điểm phát sinh hiệu lực
giao dịch bảo đảm có ý nghĩa như thế nào? Phân biệt với thời điểm phát sinh hiệu
lực “(giá trị pháp lý) với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký GDBĐ.
24. Khi nào tài sản bảo đảm được xử lí? Nguyên tắc xử lý? Phương thức xử lý? Khi
không có thoả thuận thì tài sản được xử lí như thế nào?
25. Trường hợp 1 tài sản dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều tổ chức tín
dụng khác nhau. Giả sử 1 khoản vay đến hạn và tài sản bảo đảm được đem ra xử
lý thì các khoản vay khác sẽ xử lý như thế nào? Thứ tự xử lý như thế nào?
26. Trường hợp 1 khoản vay được bảo đảm bằng nhiều giao dịch bảo đảm. Khi khoản
vay đến hạn các giao dịch bảo đảm sẽ được xử lý như thế nào?
27. Trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà vẫn không đủ để thu hồi nợ thì ngân
hàng có được quyền đòi tiếp bên vay và bên bảo đảm không?
28. Nếu 1 bên thứ ba dùng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên đi
vay đối với tổ chức tín dụng thì hợp đồng này là gì? Giải thích?
29. Trong trường hợp, khách hàng vay chậm trả vốn gốc lẫn lãi do lý do khách quan,
khách hàng có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
30. Điểm khác biệt giữa thế chấp và cầm cố là gì?
31. Anh(chị ) hiểu quy định: “GDBĐ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời
điểm đăng ký” như thế nào?
32. Hợp đồng tín dụng vô hiệu có làm cho giao dịch bảo đảm vô hiệu theo hay không?
Tại sao?
II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH :
1. Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo tiền vay.
2. Tài sản đăng kí giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng kí giao dịch
bảo đảm.
3. TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho
vay.
4. Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.
5. Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động sản.
6. Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng kí.
7. Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng.
8. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
9. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực
mới có hiệu lực pháp luật.
10. Tín dụng ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay.
11. Ngân hàng phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp.
12. Công chứng, chứng thực và đăng kí giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như
nhau và có thể thay thế cho nhau.
13. Tổ chức tín dụng không được cho Giám đốc của chính tổ chức tín dụng vay vốn.
14. Mọi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo hạn
mức cấp tín dụng.
15. Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có tại một ngân hàng.
16. Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu.
17. Con của giám đốc ngân hàng có thể vay tại chính ngân hàng đó nếu như có tài
sản bảo đảm.
18. Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp tín dụng cho vay là mọi tổ chức tín dụng.
19. Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín
dụng đó đương nhiên chấp dứt hiệu lực pháp lý.
20. Tổ chức tín dụng chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của khách hàng và vốn tự có
của tổ chức tín dụng đó.
21. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được tham gia điều
hành tổ chức tín dụng khác.
22. Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn nghĩa vụ được bảo đảm.
23. Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên vay.
24. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng
khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ.
25. Tổ chức tín dụng không được đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản
bảo đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn.
CHƯƠNG 6 : PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH
TOÁN QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
I. Câu hỏi tự luận :
1. So sánh hoạt động thanh toán và hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. So sánh dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch thanh toán và dịch vụ tranh
gian thanh toán. Từ đó đưa ra nhận xét về chủ thể thực hiện hoạt động này.
3. So sánh phương thức thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt.
Nhận xét về các phương thức thanh toán này ở nước ta hiện nay.
4. Theo anh/chị, hợp đồng sử dụng thẻ ngân hàng là loại hợp đồng gì? Hiện nay có
những loại thẻ ngân hàng nào?
5. Tại sao nói sec là lệnh chi tiền của chủ tài khoản? Chứng minh tính bắt buộc trả
tiền của sec?
6. Lý giải vì sao sec được coi là giấy tờ có giá.
7. Người ký phát hành sec có quyền đình chỉ thanh toán tờ sec hay không? Vì
sao pháp luật lại quy định như vậy?
8. Nếu người ký phát hành sec vượt quá số tiền trên tài khoản của người ký phát thì
có bị chế tài không? Tại sao?
9. So sánh sự khác nhau giữa sec và giấy uỷ nhiệm chi?
10. Quá 30 ngày kể từ ngày phát hành sec nếu người thụ hưởng sec không xuất trình
sec để thanh toán thì đương nhiên bị mất quyền yêu cầu người bị kí phát thanh
toán.
11. Trường hợp người thụ hưởng xuất trình sec để thanh toán tại ngân hàng mà bị từ
chối thì người thụ hưởng có những cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
12. Phân biệt sec bảo chi và sec bảo lãnh.
13. Phân biệt thư tín dụng với cam kết bảo lãnh ngân hàng.
14. Tại sao nói hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng độc lập với quan hệ mua bán
hàng hóa phát sinh nghĩa vụ cần thanh toán.
II. Nhận định
1. Mọi tổ chức tín dụng đều được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
2. Người bị ký phát có trách nhiệm thanh toán nếu tờ sec được xuất trình.
3. Người thụ hưởng dược quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc ký
phát hành séc.
4. Người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số
tiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm ký phát hành sec.
5. Tờ sec nếu không đảm bảo tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thì không
có giá trị thanh toán.
6. Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh
toán sec.
7. Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ
chứng từ nêu trong thư tín dụng.
8. Sec bảo lãnh là cam kết trả tiền của ngân hàng đối với người thụ hưởng.
9. Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng.
10. Hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng vô hiệu nếu hợp đồng mua bán hàng hóa
phát sinh nghĩa vụ thanh toán vô hiệu.

You might also like