You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬT NGÂN HÀNG

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Giảng viên: ThS. Lê Thị Ngân Hà

Thực hiện: Nhóm 1 – TM47.3

Họ và tên MSSV

Đoàn Minh Hồng Ngọc 2253801011184

Nguyễn Bảo Ngọc 2253801011189

Phạm Linh Nhi 2253801011209

Lê Thành Phát 2253801011225

Huỳnh Nguyễn Tuấn Phi 2253801011226

Lê Văn Sĩ 2253801011258

Nguyễn Hữu Tài 2253801011260

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 2 năm 2024


Mục lục

I. Phần tự luận:.................................................................................................................
Câu 7: Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp,
gây khó khăn cho các TCTD khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
(phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến này?....
Câu 8: Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ
hay không?........................................................................................................................
Câu 9: Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?.........
Câu 11: Anh (chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Séc, Hối phiếu, Trái phiếu,
Kỳ phiếu...) có phải là tiền không?...................................................................................
Câu 12: Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động
ngân hàng? Lý giải đặc điểm đó?.....................................................................................
Câu 13: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng
Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?....................................
Câu 14: Tại sao nói “Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật ngân
hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh điều đó?..........
Câu 15: Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi
ro nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này đối
với pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?..................................................................
Câu 18: Có nhận xét: “Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều
xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh (chị) có bình luận gì về
nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn....................................................................................
II. Phần nhận định:..........................................................................................................10
Câu 4: NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ
thể mang quyền lực nhà nước.........................................................................................10
Câu 5: Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành..........................................................................................................................11
Câu 6: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện...........................11
Câu 7: Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.........................11
Câu 8: NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ........................................................12
Câu 9: Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của
các luật khác...................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................
I. Phần tự luận:
Câu 7: Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp,
gây khó khăn cho các TCTD khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
(phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến
này?
Khái niệm hoạt động ngân hàng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 6 Luật Ngân
hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 như sau:
“1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Nhóm đồng ý với ý kiến trên vì: Trước hết, ngân hàng là sản phẩm của sự phát triển
kinh tế-xã hội, điều kiện kinh tế-xã hội quyết định, chi phối và tác động hoạt động ngân
hàng. Do đó, hoạt động ngân hàng và ngân hàng nói chung sẽ không ngừng thay đổi và
phát triển. Việc quy định khái niệm này bằng cách liệt kê ba lĩnh vực mà các tổ chức
tín dụng được phép kinh doanh có thể khiến cho khái niệm này trở nên lỗi thời, rập
khuôn, không bắt kịp xu thế thị trường trong tương lai.
Thị trường ngày nay luôn có nhiều sự biến đổi và xuất hiện những lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng mới ngoài ba lĩnh vực được quy định trên, nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ
gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình.
Câu 8: Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ
hay không?
Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng gồm:
+ Tổ chức tín dụng;
+ Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài và một số chủ thể được cấp phép.

3
Tuy nhiên, các chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng này phải thỏa mãn các điều kiện
như sau:
+ Phải được Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
+ Mỗi loại hình tổ chức tín dụng có phạm vi hoạt động khác nhau.
+ Các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện những hoạt động mà được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ghi nhận trên giấy phép.
+ Ngoài ra còn có các tổ chức khác không phải là các tổ chức tín dụng vẫn được thực
hiện hoạt động ngân hàng, căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng
2010:
“1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động
ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty
chứng khoán.”
Ngân hàng nhà nước việt Nam không kinh doanh tiền tệ, minh chứng bởi những
lí do như sau:
+ Xuất phát từ chức năng của NHNNVN, một trong những đặc trưng của NHNNVN là
có sự tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh, nghĩa là
NHNNVN chỉ có hai chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng và thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương, không có hoạt động nào
mang tính chất kinh doanh.
+ Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:”
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân
hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của
Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung
ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.”

4
+ Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 33 Luật NHNNVN, NHNN được phép kinh doanh tiền
tệ để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia và mua bán ngoại hối trên thị
trường quốc tế theo quy định Thủ tướng Chính phủ: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện
việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc
gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”
Câu 9: Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện do: xuất phát từ
chức năng, vai trò, vị trí của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế nói riêng và các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung, các tổ chức có hoạt động ngân hàng phải
đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Ngoài ra, hoạt động ngân
hàng chỉ được tiến hành bởi các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của NHNNVN.
Bên cạnh đó, quy định về vốn pháp định tại Điều 19 Luật CTCTD năm 2010 như sau:
“1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn
điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn
điều lệ của tổ chức tín dụng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm
thấp hơn mức vốn pháp định.”
Thêm vào đó, quy định về các điều kiện cấp giấy phép cho tổ chức tín dụng tại khoản 1
Điều 20 Luật CTCTD năm 2010 như sau:
“a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ
đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ
năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là
cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

5
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan;
đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an
toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế
cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.”
Do đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện vì phải thỏa mãn các
quy định của pháp luật về vốn, chủ sở hữu và phương án kinh doanh (địa bàn hoạt
động, giấy phép kinh doanh tỷ lệ đảm bảo an toàn).
Câu 11: Anh (chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Séc, Hối phiếu, Trái phiếu,
Kỳ phiếu...) có phải là tiền không?
Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi
người chấp nhận sử dụng, thường là do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các
tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ…
Tiền không phải là giấy tờ có giá:
 Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 1 Điều 2
Thông tư 01/2012/TT-NHNN;
 Giống: cả 2 đều là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành;
 Khác:
o Tiền:
 Thước đo giá trị cho các loại tài sản khác
 Do nhà nước độc quyền phát hành
 Được coi là tài sản khi đang có giá trị lưu hành

6
o Giấy tờ có giá:
 Trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao
 Được tạo ra bởi một số chủ thể đủ điều kiện theo luật định
 Được coi là tài sản khi chúng được phát hành hợp pháp và ở thời
điểm có hiệu lực
Câu 12: Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động
ngân hàng? Lý giải đặc điểm đó?
Theo nhóm, đặc điểm cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động ngân hàng là
đối tượng kinh doanh của hoạt động ngân hàng là tiền tệ. Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ -
hoạt động ngân hàng là lĩnh vực quan trọng đặc biệt, có sức tác động to lớn đến các
lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Minh chứng cụ thể là khởi đầu của mọi cuộc khủng
hoảng kinh tế từ trước đến nay, tâm điểm đều từ hệ thống ngân hàng - hệ thống tài
chính tiền tệ. Ngân hàng là bàn đỡ của nền kinh tế, là nơi cung cấp nguồn vốn cho nền
kinh tế, cho các doanh nghiệp vận hành. Nói cách khác, khi không có nguồn vốn này,
các doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, không tạo ra được
hàng hóa. Từ đó làm xuất hiện sự chênh lệch giữa tiền và hàng, cung và cầu, dẫn đến
lạm phát,... Người lao động thất nghiệp, không có tiền lương sẽ dẫn đến nhiều vấn đề
xã hội, chính trị khủng hoảng phát sinh. Như vậy, đối tượng kinh doanh tiền tệ trong
hoạt động ngân hàng có một vai trò to lớn, giúp thúc đẩy phát triển, là mạch máu của
nền kinh tế thị trường ngày này.
Câu 13: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân
hàng Việt Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất, về bản chất, hoạt động ngân hàng được hình thành dựa trên niềm tin của
con người. Tuy nhiên, niềm tin, tín nhiệm là các yếu tố dễ bị lung lay nên dễ xuất hiện
các rủi ro về niềm tin.
+ Thứ hai, hoạt động ngân hàng phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách kinh tế và
quy định của pháp luật mà những yếu tố này dễ biến động và thay đổi dựa trên quá

7
trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy hoạt động ngân hàng có khả năng xuất hiện các
rủi ro.
+ Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt do hàng hoá của nó
là tiền tệ - loại hàng hoá có tính nhạy cảm và sức cuốn hút rất lớn; vì vậy mà rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng cũng rất lớn và đa dạng.
Quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro như sau: Nhà
nước thông qua pháp luật quy định các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho
vay của Ngân hàng thương mại bao gồm các biện pháp về tỷ lệ an toàn, cấm cho vay
hoặc hạn chế cho vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng, bảo đảm tiền vay và các biện
pháp khác, bên cạnh đó còn thành lập các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát việc
tuân thủ các quy định hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng
thương mại cũng như cung cấp các thông tin giúp cho Ngân hàng thương mại có thể
xây dựng những biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro trong hoạt động của mình. Chính vì
vậy, Luật Ngân hàng đã có những quy định để ngăn ngừa, hạn chế và phân tán rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
+ Thứ nhất, về rủi ro tín dụng: chương VI Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy
định những trường hợp không được cấp tín dụng (Điều 126), hạn chế tín dụng (điều
127), giới hạn cấp tín dụng (Điều 128),…từ đó, các nhà làm luật đã thiết lập các cơ chế
pháp lý nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng.
+ Thứ hai, rủi ro tỷ giá hối đoái: Điều 13 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm
2010 quy định quản lý hoạt động ngoại hối để hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái.
+ Thứ ba, rủi ro lãi suất: khi thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, có sự biến động
chính sách kinh tế thì Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng
trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín
dụng khác nhằm hạn chế và phân tán rủi ro theo quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng
nhà nước Việt Nam năm 2010.
+ Thứ tư, để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xuất phát khi niềm tin, tín nhiệm vào ngân
hàng bị lung lay, Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia để bảo đảm cho các tổ chức tín dụng, bao gồm tái cấp vốn, lãi

8
suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện
pháp khác theo quy định của Chính phủ như: cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách
nhà nước. Các biện pháp trên được quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15, 24, 25, 26 Luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.
+ Thứ năm, rủi ro xuất phát khi có sự biến động chính sách kinh tế, quy định pháp luật:
theo quy định tại Điều 39, 40, 41 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì
ngân hàng nhà nước có nghĩa vụ thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ để xây dựng và
điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động báo cáo, xuất bản ấn phẩm về tiền tệ
và ngân hàng diễn ra định kỳ.
+ Thứ sáu, tiếp tục quy định các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động đối với Ngân hàng
Thương mại như tỷ lệ an toàn vốn, hệ số thanh khoản, mức tăng trưởng tín dụng,…Có
như vậy, các Ngân hàng thương mại nước ta mới gia tăng ổn định, gia tăng sức cạnh
tranh trên trường quốc tế.
Câu 14: Tại sao nói “Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật
ngân hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh điều
đó?
“Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật ngân hàng Việt Nam
là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”, điều này xuất phát từ ba lý do chính như sau:
+ Thứ nhất, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Trong
nền kinh tế, hệ thống ngân hàng là nơi tiếp nhận, chia sẻ rủi ro của các chủ thể khác,
bởi lẽ ngân hàng là nhà cung cấp vốn cho nền kinh tế.
+ Thứ hai, hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố khách quan, đồng thời
là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với mọi biến động của nền kinh tế, đặc biệt là các biến
động xấu.
+ Thứ ba, những rủi ro trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng để lại hậu quả, ảnh hưởng
xấu không chỉ bản thân tổ chức tín dụng đó mà còn gây tác hại đến cả hệ thống tài
chính tiền tệ quốc gia, đến nền kinh tế toàn cục và ảnh hưởng đến quyền lợi của các
chủ thể khác như người gửi tiền.

9
Từ những lý do trên, việc xây dựng cơ chế pháp lý hoàn hảo nhằm nhận diện rủi ro,
phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro là nhiệm vụ quan trọng của pháp luật ngân hàng.
Ngoài ra nguyên tắc này còn có ý nghĩa đảm bảo an toàn cho mỗi TCTD nói riêng và
cho toàn bộ hệ thống tài chính - ngân hàng của quốc gia; giúp hệ thống ngân hàng nâng
cao năng lực cạnh tranh và khả năng “miễn dịch” với các cuộc khủng hoảng tài chính,
tiền tệ.
Câu 15: Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại
rủi ro nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này
đối với pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?
Rủi ro tín dụng là một trong các loại rủi ro trong ngân hàng lớn nhất và thường
xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên
đi vay, trong một giao dịch nào đó, không thực hiện được. Rủi ro tín dụng phát sinh
trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Nói
cách khác, “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ
theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Có thể thấy hoạt động tín
dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, cũng là hoạt động đem lại nguồn thu chính
của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các hoạt động tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn
ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản.
Rủi ro tín dụng khiến cho ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi cho vay,
tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Thêm
nữa, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì
vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của
mình để trả cho người gửi tiền. Đến khi ngân hàng không còn đủ nguồn vốn để trả cho
người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn
đến phá sản. Bên cạnh đó ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng
huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay
lại. Nguồn vốn cho khách hàng vay chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân. Do
đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ ngân hàng chịu thiệt hại mà những khách hàng

10
gửi tiền tại đây cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt ngày nay ngân hàng mang tính xã hội hóa
cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế - xã hội của cả quốc gia. Nếu có rủi ro trong hoạt động tín dụng, dù chỉ
ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền
đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra
những bất ổn về kinh tế - xã hội.
Theo nhóm em, để giải quyết vấn đề rủi ro tín dụng đối với pháp luật ngân hàng
Việt Nam, cần có các giải pháp sau:
+ Thứ nhất là hoàn thiện các quy định pháp luật về rủi ro tín dụng, bao gồm các khái
niệm, tiêu chuẩn, phương pháp và trách nhiệm của các bên liên quan. Cần có những
quy định cụ thể, rõ ràng, khả thi và phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng.
+ Thứ hai là tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Cần có những biện pháp kịp thời, hiệu quả và minh bạch để phát hiện, ngăn chặn
và xử lý các vi phạm, sai phạm liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
+ Thứ ba là Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các cán bộ, nhân viên
ngân hàng về rủi ro tín dụng. Cần có những chương trình đào tạo, huấn luyện, cập nhật
kiến thức và kỹ năng liên quan đến rủi ro tín dụng. Cần có những chính sách khuyến
khích, khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, nhân viên ngân hàng trong việc
rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và kinh nghiệm về rủi ro tín dụng
giữa các ngân hàng, cũng như giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, trong
nước và quốc tế. Cần có những cơ chế, kênh và tiêu chuẩn thống nhất để chia sẻ, phân
tích và đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Câu 18: Có nhận xét: “Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị
đều xuất phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh (chị) có bình luận
gì về nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.
Theo nhóm em, nhận xét trên là đúng, nhưng không phải là quy luật chung cho
tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị. Có thể có những nguyên nhân

11
khác gây ra khủng hoảng, như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đổi
mới công nghệ, hoặc sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, xã hội, chính trị. Tuy nhiên, không
thể phủ nhận rằng cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một yếu tố quan trọng gây ảnh
hưởng đến các lĩnh vực khác, do sự liên kết và tương tác giữa các thị trường tài chính,
các ngành kinh tế, và các quốc gia.
Một ví dụ thực tiễn về cuộc khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng kinh tế,
xã hội, chính trị là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Cuộc khủng
hoảng bắt đầu từ thị trường tín dụng bất động sản Mỹ, khi nhiều người vay tiền mua
nhà với lãi suất thấp, nhưng không thể trả nợ khi lãi suất tăng và giá nhà giảm. Điều
này dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, như Lehman
Brothers, AIG, Fannie Mae, Freddie Mac. Cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn
cầu, gây ra khủng hoảng kinh tế, khi nhu cầu, sản xuất, thương mại, đầu tư, việc làm,
thu nhập đều giảm sút. Cuộc khủng hoảng kinh tế lại gây ra khủng hoảng xã hội, khi
nhiều người mất việc, mất nhà, mất niềm tin vào hệ thống tài chính và chính quyền.
Cuộc khủng hoảng xã hội lại gây ra khủng hoảng chính trị, khi nhiều người biểu tình,
phản đối, yêu cầu thay đổi chính sách, chính trị, hoặc thậm chí là chế độ.

II. Phần nhận định:

Câu 4: NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là
chủ thể mang quyền lực nhà nước.
Nhận định đúng
CSPL: Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
Giải thích: Theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước tại Điều 4
thì tất cả đều là nhiệm vụ thể hiện chức năng quản lý của nhà nước nên NHNNVN chỉ
tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà
nước.

12
Câu 5: Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành.
Nhận định sai
Giải thích: Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận theo đúng trình tự thủ tục luật định,
điều chỉnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về tiền tệ - ngân hàng và hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức
khác. Vậy nên văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhưng không chứa
đựng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về tiền tệ - ngân hàng cũng như là hoạt động của hệ thống ngân hàng thì không phải là
nguồn của luật ngân hàng.
Câu 6: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Nhận định đúng
CSPL: Luật Đầu tư 2020, Điều 19, 20 Luật CTCTD năm 2010 (sđbs 2017)
Giải thích: Theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, hoạt động ngân hàng
nằm trong Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện nay. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện vì xuất
phát từ chức năng, vai trò, vị trí của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế nói riêng
và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung nên các tổ chức có hoạt động ngân
hàng phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Cụ thể là các
quy định về vốn pháp định và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh được nêu tại Điều 19
và Điều 20 Luật CTCTD 2010 (sđbs 2017). Hoạt động ngân hàng được tiến hành bởi
các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có đủ điều kiện (Điều 8 Luật CTCTD 2010,
sđbs 2017), chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Câu 7: Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.
Nhận định sai
CSPL: Điều 16 Thông tư số Số: 19/2016/TT-NHNN ngày 30 /6 /2016 của NHNNVN

13
Giải thích: Người từ 15 đến 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể
tham gia QHPL ngân hàng thông qua các hoạt động gửi tiết kiệm, gửi tiền qua thẻ, sử
dụng thẻ....
Câu 8: NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
Giải thích: Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ,
hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về
phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ.
Câu 9: Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh
của các luật khác.
Nhận định đúng
Giải thích: Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từ hoạt động
lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác
tham gia vào lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy nó cũng có thể là đối tượng điều chỉnh
của các luật khác như luật thuế, luật giao dịch thương mại,…

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật:


1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010;
2. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010;
3. Bộ luật dân sự năm 2015;
4. Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16 tháng 2 năm 2012;
5. Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016.

You might also like