You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: TÀI TRỢ DỰ ÁN ....................................................................

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ XUÂN TIÊN..................................................................................


MSSV: 050607190534 ..................................Lớp học phần: D02.....................................................

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 9…… trang
(bằng chữ): Chín…… trang

YÊU CẦU
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỢP VỐN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN LỚN
Ở VIỆT NAM

BÀI LÀM
MÔN: TÀI TRỢ DỰ ÁN
Trường Đại học
Ngân hàng TP HCM

Thực trạng

CHO VAY HỢP VỐN


đối với các dự án lớn tại Việt Nam

TRẦN THỊ XUÂN TIÊN 050607190534 2021


NHÓM 01

GVHD: ThS. LÊ HOÀI ÂN D02


l ụ c
TỔNG QUAN CHO VAY HỢP VỐN
Khái niệm

01 Các chủ thể trong cho vay hợp vốn


Đặc điểm và nguyên tắc
Khung pháp lý và Các trường hợp
được cấp tín dụng hợp vốn

THỰC TRẠNG CHO VAY HỢP VỐN


m ụ c
04 Thực trạng cho vay hợp vốn trên thế giới
Thực trạng cho vay hợp vốn tại Việt Nam

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP

09 Nhận xét
Giải pháp

m ụ c l ụ c
Mở Đầu
Để một dự án được thành
công thì cần một nguồn tài
chính phù hợp và lành mạnh.
Vậy nên, hoạt động huy động
và cấp tín dụng cho các dự án
tại Việt Nam luôn sôi động và Trong bài phân tích này, tác
đa dạng. Có rất nhiều kiểu để giả sẽ phân tích thực trạng
huy động tín dụng như sử cho vay hợp vốn tại các dự án
dụng nguồn vốn sẵn có từ nội lớn của Việt Nam. Nhìn
tại doanh nghiệp, vay từ các chung, cấp tín dụng hợp vốn
tổ chức tín dụng, phát hành chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam
trái phiếu, cổ phiếu… Vay hợp từ những năm 90 của thế kỷ
vốn hay là đồng tài trợ cũng 20 và chỉ thực sự phát triển
là một trong những số cách tại những năm gần đây, do
huy động vốn từ việc vay các còn gặp nhiều khó khăn, thử
tổ chức tín dụng. thách. Chúng ta cũng sẽ tìm
hiểu về thị trường cấp tín
dụng hợp vốn trên thế giới
phát triển như thế nào, để từ
đó tìm ra hướng đi của thị
trường tín dụng hợp vốn tại
Việt Nam.
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 01
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Tổng quan về cho vay hợp vốn

1.1. Khái niệm về cho vay hợp vốn


1.1.1. Khái niệm
Tổ chức
tín dụng

THỊ TRƯỜNG
Tổ chức
Sắp xếp Ủy nhiệm tín dụng

Khách hàng Ngân hàng đầu mối

Tổ chức
tín dụng

Cho vay hợp vốn được hiểu là việc một nhóm tổ chức tín dụng cùng nhau cho vay
đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Một tổ chức tín dụng với vai trò
làm ngân hàng đầu mối thực hiện các nhiệm vụ như dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín
dụng khác. Việc thực hiện cho vay hợp vốn này phải tuân theo các quy chế đồng tài trợ của
Ngân hàng Nhà nước và các quy định hướng dẫn của tổ chức tài chính thực hiện cho vay.
1.1.2. Vay hợp vốn đóng vay trò rất quan trọng:
Giúp dự án được huy động vượt hạn mức tối đa mà dự án có thể vay thông
thường: trong thực tế, mức vay mà một khách hàng thông thường có thể huy động được là
15% vốn tự có của ngân hàng. Tuy nhiên, với các dự án, chúng cần nhiều vốn hơn, nên việc
nguồn vốn của 1 ngân hàng là không đủ và vượt quá khả năng bảo lãnh của nó, vậy nên đây
là lúc vai trò của cho vay hợp vốn được phát huy.
Giúp giảm gánh nặng cho bên đi vay: thay vì phải đàm phán với nhiều ngân
hàng khác nhau nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn cho dự án, thông qua hợp đồng tín dụng hợp
vốn, người đi vay chỉ cần tập trung làm việc với ngân hàng đầu mối mà vẫn có thể huy động
được nguồn vốn lớn cho dự án.
Giúp phân tán rủi ro cho các bên cho vay: thông qua phương thức này, các tổ
chức cho vay có thể phân tán các rủi ro đối với các dự án có rủi ro tiềm ẩn cao. Các trách
nhiệm của các bên ngân hàng cùng cho vay cũng được giới hạn. Và họ cũng sẽ hưởng một
khoản lợi tức tương ứng với mức rủi ro mà họ đã gánh chịu.

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 01
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 01
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Tổng quan về cho vay hợp vốn

1.2. Các chủ thể của cho vay hợp vốn


Ngân hàng quản lý đầu mối: Ngân hàng đầu mối này có thể là chi nhánh, hoặc các tổ
chức tín dụng nơi mà doanh nghiệp này mở tài khoản. Ngân hàng này sẽ chịu trách nhiệm
quản lý dòng tiền của dự án và phân chia cho các ngân hàng thành viên sau khi nhận tiền về.
Ngân hàng đầu mối giữ vai trò rất quan trọng trong việc đồng tài trợ này, nên cần là một
ngân hàng có đủ uy tín với bên vay và các ngân hàng khác để nhận được sự ủy thác.
Tổ chức tài chính quản lý: Thông thường đối với một dự án có quy mô nhỏ và ít các
ngân hàng tham gia, chỉ cần 1 tổ chức tài chính đứng ra quản lý. Trong cho vay hợp vốn, thì
cần 1 ngân hàng đứng ra làm vai trò đầu mối, cũng như với các dự án cho vay mang tính
chất quốc gia, thì sẽ có một tổ chức đứng ra làm đầu mối như ADB.
Các tổ chức tài chính thành viên: là các ngân hàng cùng nhau góp vốn và chịu sự giám
sát và tập hợp của ngân hàng đầu mối, cùng thẩm định dự án với ngân hàng đầu mối.
Người đi vay: có trách nhiệm cung cấp các thông tin cho ngân hàng đầu mối.
1.3. Các đặc điểm và nguyên tắc của cho vay hợp vốn
1.3.1. Đặc điểm của cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn có sự tham gia của 2 ngân hàng trở lên. Một ngân hàng là ngân hàng
đầu mối, chịu trách nhiệm chính nhằm quản lý và được hưởng một mức phí cao hơn; các tổ
chức thành viên còn lại là ngân hàng thành viên chịu trách nhiệm góp vốn và cùng thẩm
định với ngân hàng đầu mối
Thường áp dụng với những món vay lớn, phức tạp, thẩm định khó, cần sự hợp tác đến
từ các ngân hàng khác nhau để cùng góp vốn, thẩm định và quản lý.
Các khoản vay có sự cách xa về địa lý có thể cho vay mà tốn ít các chi phí thực tiễn
như cho vay xuyên biên giới ví dụ như đến từ các tổ chức trên thế giới như ADB…
1.3.2 Nguyên tắc của cho vay hợp vốn
Theo Thông tư 42/2011/TT-NHNN, các nguyên tắc cấp tín dụng hợp vốn được Ngân
hàng Nhà nước quy định như sau:
1. Các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn phải dựa trên tinh thần tự nguyện, và
cùng thẩm định, cùng đưa ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về kết quả của nó.

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 02
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 01
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Tổng quan về cho vay hợp vốn

2. Các tổ chức tài chính tham gia đóng góp vốn theo tỷ lệ được quy định trong hợp
đồng và được phân chia tỷ lệ lợi nhuận tương ứng. Ngoài ra, các tổ chức ấy phải cùng nhau
phân chia các chi phí, rủi ro phát sinh được nêu rõ trong hợp đồng hợp vốn.

3. Các thành viên tham gia với vay trò ngân hàng đầu mối có thể đóng nhiều vai trò
đầu mối như: dàn xếp, thanh toán hoặc làm đầu mối nhận tài sản đảm bảo.

4. Việc cấp tín dụng hợp vốn phải phù hợp và đúng với từng nghiệp vụ cụ thể được
quy định tại Thông tư 42/2011/TT-NHNN và các quy định khác có liên quan.
1.4. Khung pháp lý hiện hành và Các trường hợp được cấp tín dụng hợp vốn
1.4.1. Khung pháp lý hiện hành
Tại khoản 6, điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, khi nhu cầu vốn của khách
hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại nơi khách hàng vay, thì được phép cấp
tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thông tư 42/2011/TT- NHNN
ngày 15/12/2011 đã quy định về cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng. Thông tư 24/2016/TT-NHNN đã sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư
42/2011/TT-NHNN.
1.4.2. Các trường hợp được cấp tín dụng hợp vốn
Theo Điều 5 của Thông tư 42/2011/TT-NHNN cũng quy định một số trường hợp được
phép cấp tín dụng hợp vốn:
“1. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của khách hàng vượt giới hạn cấp tín dụng
của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
2. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu
cấp tín dụng của dự án.
3. Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng.
4. Khách hàng có nhu cầu được cấp tín dụng từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau để thực
hiện dự án.
5. Các tổ chức tín dụng cấp tín dụng hợp vốn đối với các dự án quan trọng theo chỉ đạo của
Chính phủ.”

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 03
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 02
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Thực trạng cho vay hợp vốn
2.1. Thực trạng cho vay hợp vốn trên thế giới

Cấp tín dụng hợp vốn là điều không mấy mới


mẻ đối với thị trường thế giới. Theo nghiên cứu của
Miguel Faria e Castro và Asha Bharadwaj về Các khoản
vay hợp vốn của Mỹ được đăng trên trang của Ngân
hàng dự trữ liên bang St. Louis, khối lượng cấp tín dụng
hợp vốn đã gia tăng đáng kể kể từ năm 2009. Quy mô
Nguồn: StLouisFed
dựa trên rủi ro vỡ nợ cao cũng tăng lên. Trong quý đầu
tiên của 2019, khoản vay hợp vốn có rủi ro cao đã đạt 1
nghìn tỷ Đô la với tỷ trọng khoảng 55% của tất cả các
khoản vay hợp vốn. Báo cáo của S&P Global cũng cho
kết quả tương tự khi tỷ trọng các khoản vay hợp vốn trị
giá trên 500 triệu Đô cũng tăng dần qua từng năm kể từ
khi tổ chức này theo dõi dữ liệu này. Đặc biệt, trong
năm 2020, trị giá các khoản vay trên 500 triệu Đô đạt
khoảng 60%, trong khi tại năm 2004, khoản vay này chỉ đạt hơn 15% của tổng thể. Theo
xếp hạng của tổ chức GlobalCapital về khối lượng cho vay hợp vốn trên thế giới trong
năm 2020, 3 ngân hàng đầu mối thực hiện cấp tín dụng hợp vốn lần lượt là: JP Morgan,
BofA Securities và Citi với tỷ trọng lần lượt là 9.44%, 9.1% và 6.15%. Thứ tự này trong
năm 2019, cũng không có sự thay đổi.
2.2. Tổng quát về hoạt động cho vay hợp vốn ở Việt Nam
Có thể nói, việc cấp tín dụng hợp vốn ở Việt Nam còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.
Khi tìm kiếm trên Google, đối với từ khóa “cấp tín dụng hợp vốn” chỉ có khoảng 28.3 triệu
kết quả, trong khi với từ khóa “loan syndication” chúng ta được khoảng 179 triệu kết quả.
Điều này cho thấy sự quan tâm về cho vay hợp vốn ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển,
hoặc kém hấp dẫn đối với nhiều người. Các quy định hiện hành về cấp tín dụng hợp vốn
cũng vẫn còn ít.
2.2.1. Một số dự án vận dụng phương thức vay hợp vốn trong quá khứ
Phương thức cấp tín dụng hợp vốn xuất hiện lần đầu tại Việt Nam vào những năm 90
của thế kỷ trước. Theo một số tài liệu, một số khoản vay ngắn hạn đầu tiên xuất hiện ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long giữa một số ngân hàng thương mại với nhau nhằm tài trợ cho

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 04
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 02
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Thực trạng cho vay hợp vốn

những hợp đồng xuất nhập khẩu đến các nước Đông Âu. Tuy nhiên, những hợp đồng khởi
đầu này chỉ là những bước tiến rất nhỏ của quá trình phát triển cấp tín dụng hợp vốn ở ta.
Phải đến năm 1996, 1997, nhờ thành công của 2 dự án: Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam hợp vốn cho vay đối với dự án xây dựng khách
sạn Hà Nội, và dự án phát triển cây trồng và một số hợp đồng về cà phê dưới sự chủ trì của
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắklak và sự góp vốn tài trợ của các ngân hàng địa phương thì
mới là tiền đề cho sự phát triển của các quy chế, quy đinh về nghiệp vụ đồng tài trợ ở nước
ta. Năm 1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định 154/1998/QĐ-NHNN14 ban
hành quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng. Quy chế này gồm 21 điều làm tiền đề
cho các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo tổng hợp của tác giả Trương Thị Hồng đăng trên Tạp chí Thị trường tài chính
tiền tệ số 10, phát hành năm 2012, trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010, có một số
khoản vay hợp vốn điển hình như sau:

Lĩnh vực
Chủ đầu tư Các ngân hàng hợp vốn Tổng giá trị
đầu tư
EVN Nhà máy điện Vietcombank, BIDV, VietinBank, 40,000 tỷ
AgriBank đồng
PV Drilling Dàn khoan Eximbank, BIDV, PVFC 2,480 tỷ đồng
EVN Viễn thông Standard Chartered, Cathay United, Tokyo 40 triệu USD
– Mitsubishi UFJ và United Oversea
Vinacomin Than – Standard Chartered, Cathay, Malayan 58 triệu USD
khoáng sản Berhad, và Bank of China
Nhà máy Xi Nhà máy Societe Generale, ANZ, BNP Paribas 240 triệu
măng Thăng xi măng USD
Long 2

Có thể thấy, các hợp đồng đồng tài trợ thường được tài trợ bởi một số ngân hàng chủ
chốt điển hình như Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank. Hoặc là được đồng tài trợ
bởi các ngân hàng nước ngoài. Những năm gần đây, xuất hiện một số ngân hàng thương mại
cổ phần khác cũng như các tổ chức uy tín trên thế giới cũng tham gia vào tài trợ cho một số
dự án tiềm năng ở Việt Nam.
2.2.2. Một số dự án điển hình vận dụng phương thức vay hợp vốn gần đây

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 05
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 02
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Thực trạng cho vay hợp vốn

a. MB và Techcombank đồng hành cùng PVPower thu xếp nguồn vốn cho dự án điện khí
LNG đầu tiên tại Việt Nam
Bên vay PVPower
Ngân hàng đầu mối Techcombank và MBBank
Tổng nguồn tài chính 1.4 tỷ USD
Năm kết thúc Dự kiến 2024
Mục đích sử dụng Xây dựng và vận hành dự án Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4
Có thể nói dự án Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 là một trong những dự án
trọng điểm tạo bước ngoặt cho chính sách an ninh năng lượng sử dụng khí thiên nhiên hóa
lỏng (LNG) đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Đây là dự án đầu tiên của PVPower tự đứng ra
thu xếp vốn dưới sự hỗ trợ của tổ hợp ngân hàng đầu mối là Techcombank và MBBank mà
không có sự bảo lãnh vốn từ Chính Phủ.
PVPower đã lựa chọn hai đối tác tín nhiệm là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội làm tổ hợp ngân hàng đầu
mối cho dự án. Tổ hợp ngân hàng đầu mối này chịu trách nhiệm trong việc thu xếp và điều
phối huy động vốn cho dự án bằng cách hỗ trợ PVPower trong việc xây dựng hồ sơ mời
thầu, đàm phán các điều kiện của khoản vay Tín dụng xuất khẩu (ECA), các khoản vay
nước ngoài khác (offshore) và hỗ trợ các giải pháp cũng như quản lý tài chính trong suốt các
giai đoạn của dự án như: khởi xướng, tìm nguồn tài trợ, xây dựng và vận hành.
Trong quá khứ, hai ngân hàng MBBank và Techcombank đã từng là đối tác cũ của
PVPower, khi đứng ra thu xếp tài chính cho nhiều dự án như Nhà máy điện Nhơn Trạch 2,
Công ty Cổ phần Thủy điện Đakđrinh… Techcombank là một nhân tố quan trọng thu xếp
cho sự thành công về mặt tài chính của dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, khi đưa cổ phiếu
của dự án này là NT2 trở thành cổ phiếu bluechip trên thị trường chứng khoán với giá tại
ngày 16/11/2021 là 24,250 đồng/cổ phiếu và mức vốn hóa thị trường đạt 6,966.6 tỷ đồng.

b. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam và khoảng tín dụng hợp vốn trị
giá 800 triệu USD từ 28 ngân hàng và định chế tài chính.

Bên vay Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Cathay United, Công ty Chứng
Ngân hàng
khoán Maybank Kim Eng, Ngân hàng State Bank of India và Ngân hàng
đầu mối
Quốc tế Taishin

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 06
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 02
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Thực trạng cho vay hợp vốn
800 triệu USD gồm:
Tổng nguồn
600 triệu USD kỳ hạn 3 năm
tài chính
200 triệu USD kỳ hạn 5 năm
Lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng với biên độ:
Lãi suất 1,35%/ năm cho kỳ hạn 3 năm
1,62%/ năm cho kỳ hạn 5 năm
Phương thức Quyền chọn cấp vốn trước
Mục đích sử Đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng bằng
dụng đồng nội tệ

Đây là lần thứ 2 mà Techcombank tiếp cận với nguồn vốn vay hợp vốn quốc tế, kể từ
lần vay hợp vốn năm 2020 trị giá 500 triệu USD với sự điều phối của Ngân hàng United
Overseas Bank Limited (“UOB”). Lần vay hợp vốn thứ 2 này, Ngân hàng Techcombank ban
đầu chỉ dự định phát hành quyền chọn cấp vốn trước trị giá 500 triệu USD với sự bảo lãnh
của Ngân hàng Standard Chartered. Tuy nhiên, nhờ uy tín của khoản vay trước và sức hấp
dẫn của hợp đồng đồng tài trợ này, một số tổ chức như Ngân hàng Cathay United, Công ty
Chứng khoán Maybank Kim Eng, Ngân hàng State Bank of India và Ngân hàng Quốc tế
Taishin tham gia cùng với tư cách là các bên đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và quản lý cho
khoản tín dụng này. Và đã có thêm 20 nhà đầu tư nữa tham gia vào thương vụ, nâng số
lượng các tổ chức tín dụng tham gia vào khoảng vay hợp vốn của Techcombank lên con số
28 và giá trị của khoản vay thêm 60% tương ứng với 800 triệu USD.
c. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Dự án điện mặt trời 257MW tại Việt Nam
Bên vay Dự án điện mặt trời B. Grimm Việt Nam (CTCP Phú Yên)
Công ty TNHH B. Grimm Power (80%) và Công ty cổ phần Tập đoàn
Khởi xướng
Trường Thành Việt Nam (TTVN) (20%)
186 triệu USD bao gồm
Tổng nguồn Khoản vay A: 27.9 triệu USD
tài chính Khoản vay B: 148.8 triệu USD
Khoản vay từ LEAP do ADB quản lý: 9.3 triệu USD
Kỳ hạn Khoản vay A: 15 năm/ Khoản vay B: 17 năm
Phương thức Trả lần hồi
Năm kết thúc Tháng 10 năm 2020
Mục đích Xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời 257 MW

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 07
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 02
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Thực trạng cho vay hợp vốn
Có thể nói đây là một trong những thành công của
Tỷ lệ phân chia góp vốn Việt Nam, khi đã ký kết khoản vay trị giá 186 triệu USD

5% đối với một dự án có chứng nhận xanh đầu tiên tại Việt
13% Nam. Khoản tài trợ này đến từ 3 nguồn vốn: Khoản vay
A – nguồn vốn đến từ vốn tự có của ADB trị giá 27.9
15% 51%
triệu USD, Khoản vay hợp vốn B (khoản vay loại B) –
đến từ sự hợp vốn của 5 ngân hàng dưới sự đại diện của
16%
ADB chiếm 80% nguồn tài trợ, và khoản còn lại đến từ
vốn của Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Leading
Thái Lan Singapore
Asia (LEAP). Khoản vay loại B này là một trong những
Khoản vay A ADB Trung Quốc
LEAP khoản vay loại B lớn nhất từng được huy động ở Việt
Nguồn: ADB
Nam. Các ngân hàng cùng tham gia hợp vốn với ADB
đến từ 3 quốc gia với 5 ngân hàng: Ngân hàng Bankok, Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng
Kiatnakin là 3 ngân hàng của Thái Lan, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng
Standard Chartered của Singapore.

ADB là một trong những tổ chức quan tâm đến các dự án năng lượng sạch. B.Grimm
Power cũng là một trong những tên tuổi nổi trội của Thái Lan về sản xuất điện tư nhân.
TTVN tham gia đầu tư vào năng lượng sạch ở Việt Nam. Nên có thể nói, sự hợp tác của 3
nhân tố đầy kinh nghiệm này tạo nên sự thành công của dự án điện mặt trời B. Grimm tại
Phú Yên.
d. Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và sự hợp tác của 4 ngân hàng của Việt Nam
Bên vay Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận
Ngân hàng đầu mối Ngân hàng VietinBank
Tổng vốn cam kết cho vay 6,686 tỷ đồng (2019)
Tổng vốn đầu tư 12,668 tỷ đồng (2019)
Phương thức BOT
Mục đích Xây dựng và vận hành dự án Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là một trong những dự án trọng điểm của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long với sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ngân
hàng Nhà nước, các bộ ngành. Dự án đã được chuyển giao thẩm quyền từ Bộ giao thông vận
tải về Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quản lý.
Sau khi tính toán lại các khoản chi phí, phương án tài chính mới đã được ban hành do
Vietinbank tiếp tục làm ngân hàng đầu mối, các ngân hàng thành viên bao gồm ngân hàng

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 08
Thực trạng cho vay hợp vốn PHẦN 03
2021 đối với các dự án lớn tại Việt Nam Nhận xét và Giải pháp

BIDV, ngân hàng Agribank, và ngân hàng VPBank. Các ngân hàng sẽ góp vốn và cùng nhau
thẩm định chung lại dự án kể từ ngày 18/11/2019 và hoàn tất các khâu còn lại vào tháng
12/2019. Trong số vốn mà các ngân hàng cam kết góp, Vietinbank sẽ đóng góp 3,300 tỷ
đồng, BIDV là 1,500 tỷ đồng, Agribank là 1,000 tỷ đồng, số còn lại sẽ do ngân hàng
VPBank đóng góp.
Mặc dù có nhiều sai phạm, nhưng dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là
một trong những dự án điển hình kết hợp giữa phương thức BOT và cấp tín dụng hợp vốn.
3. Một số giải pháp phát triển cho vay hợp vốn ở Việt Nam
3.1. Nhận xét
Tình hình cấp tín dụng hợp vốn mặc dù đã có nhiều sự phát triển trong những năm gần
đây, tuy nhiên vẫn còn là nhỏ bé so với thị trường cho vay hợp vốn trên thế giới. Các quy
chế, quy định về cấp tín dụng hợp vốn hoặc đồng tài trợ của Việt Nam còn hạn chế. Số
lượng các tổ chức tham gia hợp đồng hợp vốn ít đa dạng, chỉ xoay quanh các ngân hàng
quen thuộc. Số lượng các dự án được cấp tín dụng hợp vốn cũng còn hạn chế.
3.2. Giải pháp
Thứ nhất, cần ra nhiều quy định, hướng dẫn cụ thể hơn cho quy trình cấp tín dụng hợp
vốn tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng cần khuấy động thị trường này bằng nhiều
chính sách hợp lý hơn, và có nhiều ưu đãi.
Thứ hai, khuyến khích nhiều ngân hàng tham gia vào cơ chế đồng tài trợ. Đồng thời
cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các ngân hàng và tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.ADB VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ YÊN KÝ KẾT KHOẢN VAY ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
XANH. (2020). Asian Development Bank. https://www.adb.org/vi/news/adb-phu-yen-jsc-
sign-viet-nam-s-first-certified-green-loan-257-mw-solar-power-project
2.D. Sơn, & M. Trung. (2019). Ký kết hợp đồng tín dụng Dự án đường cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận. Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Tiền Giang. http://tiengiang.gov.vn/chi-
tiet-tin?/ky-ket-hop-ong-tin-dung-du-an-uong-cao-toc-trung-luong-my-thuan/19508025

13

Trần Thị Xuân Tiên Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam 09
3. T.L. (2021a, October 6). MB và Techcombank đồng hành cùng PVPower thu xếp nguồn
vốn cho dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam. Tạp Chí Thị Trường Tài Chính - Tiền

Tệ. https://thitruongtaichinhtiente.vn/mb-va-techcombank-dong-hanh-cung-pvpower-thu-

xep-nguon-von-cho-du-an-dien-khi-lng-dau-tien-tai-viet-nam-37338.html

4.Trương Thị Hồng. (2012). Giải pháp nào để phát triển cho vay hợp vốn ở Việt Nam. Tạp

Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, Số 8, 353.

5.VIETQ. (2021b). Standard Chartered bảo lãnh phát hành khoản vay 800 triệu USD. Đầu

tư Việt Nam. https://dautuvietnam.com.vn/dau-tu/tai-chinh-ngan-hang/standard-chartered-

bao-lanh-phat-hanh-khoan-vay-800-trieu-usd-a18388.html

6. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 được ban hành ngày 16/06/2010

7. Thông tư 42/2011/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 15/12/2011

8. Thông tư 24/2016/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 30/06/2016

Tiếng anh
1.Faria E Castro, M., & Bharadwaj, A. (2021, August 12). Syndicated Loans in the U.S. The

Federal Reserve Bank of St. Louis. https://www.stlouisfed.org/on-the-

economy/2019/october/syndicated-loans-us

2.Global Capital. (n.d.). Global Syndicated Loan Volume.

https://www.globalcapital.com/data/league-table/global-syndicated-loan-volume

3.Latour, A. (2021). Private credit eroding syndicated leveraged loan market share, LCD

data suggests. S&P Global Market Intelligence.

https://www.spglobal.com/marketintelligence/en/news-insights/latest-news-

headlines/private-credit-eroding-syndicated-leveraged-loan-market-share-lcd-data-suggests-

62952088

You might also like