You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: TÀI TRỢ DỰ ÁN

Lớp học phần: BAF305_211_D03


Thời hạn nộp bài: 11h ngày 20-01-2022

Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Hà......................................................................................................


MSSV: 030135190126.................................................. Lớp học phần: BAF305_211_D03...........

THÔNG TIN BÀI THI

Bài thi có: (bằng số): …9… trang

(bằng chữ): …chín… trang


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚ C VIỆT NAM
TRƯ ỜNG Đ ẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.H Ồ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Họ và tên: Lê Ngọc Hà
Lớp: BAF305_211_D03

MSSV: 030135190126

TP.HCM, tháng 01 năm 2022


YÊU CẦU
Sinh viên hãy trả lời câu hỏi và thể hiện dưới dạng BÀI TIỂU LUẬN
Câu hỏi : Trình bày và phân tích các nguồn vốn trong tài trợ dự án bao gồm: vay ngân
hàng, phát hành trái phiếu riêng lẽ, phát hành trái phiếu ra công chúng.
Trong đó, sinh viên cần phải thể hiện được những nội dung sau:

• Trình bày khái niệm và ưu nhược điểm về các nguồn vốn kể trên.
• So sánh và giải thích các đặc điểm của 3 nguồn vốn kể trên.
• Chọn 3 dự án minh họa, trong đó mỗi dự án phân tích 2 đặc điểm của cho
một nguồn vốn kể trên.

BÀI LÀM
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................

DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................

Chương 1. Cơ sở lý luận về các nguồn vốn trong tài trợ dự án ......................................1

1.1. Khái niệm của các nguồn vốn ............................................................................1

1.1.1. Vay ngân hàng ............................................................................................1

1.1.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ ...............................................1

1.1.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng ....................................1

1.2. Ưu nhược điểm của các nguồn vốn ...................................................................1

1.2.1. Vay ngân hàng ............................................................................................1

1.2.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ ...............................................2

1.2.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng ....................................3

Chương 2. Phân tích các nguồn vốn trong tài trợ dự án ..................................................3

2.1. So sánh các nguồn vốn trong tài trợ dự án ........................................................3

2.2. Đặc điểm của từng nguồn vốn ...........................................................................4

2.2.1. Vay ngân hàng ............................................................................................4

2.2.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ ...............................................5

2.2.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng ....................................5

2.3. Các ví dụ minh họa cho từng nguồn vốn ...........................................................5

2.3.1. Vay ngân hàng ............................................................................................5

2.3.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ ...............................................7

2.3.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng ....................................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHNT Bảo hiểm nhân thọ


NHĐT Ngân hàng đầu tư
NHTM Ngân hàng thương mại
NĐT Nhà đầu tư
NH Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. So sánh các nguồn vốn trong tài trợ dự án ...................................................3


Chương 1. Cơ sở lý luận về các nguồn vốn trong tài trợ dự án

Các nguồn vốn trong tài trợ dự án bao gồm: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu riêng lẻ,
phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây chính là những nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của dự án.
1.1. Khái niệm của các nguồn vốn
1.1.1. Vay ngân hàng
Là một trong những hình thức hỗ trợ tài chính phổ biến nhất dành cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME). Đây là cách nhanh chóng và đơn giản nhất để đảm bảo kinh phí cần
thiết và thường được cung cấp trong một khoảng thời gian cố định. [3]
1.1.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14-10-2011 của Chính phủ
về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành trái phiếu riêng lẻ là phát hành trái phiếu
cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng
phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet. [4]
1.1.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng
Nguồn vốn vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng tương tự như cơ cấu khoản
vay thương mại, người cho vay là các nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua thị trường nợ
phát hành ra công chúng.

Phát hành ra công chúng: là quá trình trong đó trái phiếu có thể chuyển nhượng được phát
hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải
dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất
định. [5]
1.2. Ưu nhược điểm của các nguồn vốn
1.2.1. Vay ngân hàng
a. Ưu điểm
Doanh nghiệp an tâm thực hiện dự án trên cơ sở ngân hàng cam kết hỗ trợ tài chính cho
toàn bộ quá trình thực hiện dự án: Ngân hàng sẽ cho vay trong cả giai đoạn xây dựng và
hoạt động, kể cả chi phí vượt quá dự kiến.

1
Tính chất an toàn: giải ngân hợp lý. Chính sách lãi suất cạnh tranh, hợp lý. Công ty dự án
hưởng ưu đãi khi sử dụng trọn phí dịch vụ.

Nguồn vốn của NHTM kết hợp với các nguồn vốn khác là biện pháp hiệu quả đối với dự
án có tính sinh lời và hiệu quả cao thông qua việc tạo áp lực trả lãi.

Tài trợ của NHTM sẽ hạn chế bao cấp của Nhà nước, hạn chế gánh nặng nợ nần của quốc
gia, hạn chế tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác thường gắn liền với tài trợ của
Nhà nước.
b. Nhược điểm
Thời gian sử dụng vốn ngắn, lãi suất cao.

So với các nguồn vốn khác, nguồn vốn vay từ NHTM thường kèm theo điều kiện vay vốn
có tài sản đảm bảo.
1.2.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ
a. Ưu điểm
Chiếm ưu thế ngày càng lớn so với phát hành ra công chúng. Các đợt phát hành riêng lẻ có
thể cung cấp khả năng thực hiện tốt hơn so với thị trường đại chúng đối với quy mô phát
hành nhỏ cũng như tính linh hoạt hơn về cấu trúc.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ tránh được tình trạng pha loãng quyền sở hữu. Kỳ hạn thường
dài hơn và các điều khoản cũng ít hạn chế hơn so với vay nợ ngân hàng. Các quỹ hưu trí
chiếm thị phần rất lớn trên thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Vay từ phát hành trái phiếu riêng lẻ thường có lợi hơn so với vốn vay ngân hàng. Việc huy
động vốn thông qua trái phiếu riêng lẻ sẽ đảm bảo cho sử dụng nguồn vốn ổn định và dài
hạn hơn so với đi vay ngân hàng.

Lãi suất cố định, giảm thiểu rủi ro lãi suất. Tài trợ theo lãi suất cố định, các công ty có thể
tránh được mối lo ngại thường liên quan đến các phiếu lãi suất thả nổi, liệu lãi suất cơ bản
có tăng hay không.
b. Nhược điểm
Mức độ thanh khoản của khoản vay thấp. Không thu hút NĐT do không phát hành rộng rãi
ra công chúng. Điều kiện phát hành hạn chế.

2
Phát hành trái phiếu làm tăng hệ số nợ, giảm đi độ an toàn tài chính, giảm khả năng huy
động vốn của công ty. Phải trả cổ tức cố định và đúng kỳ hạn.
1.2.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng
a. Ưu điểm
Thị trường lớn, thanh khoản cao. Sử dụng guồn vốn ổn định và dài hạn hơn so với đi vay
ngân hàng.

Kỳ hạn nợ dài và dài hơn so với việc vay nợ ngân hàng. Ít điều khoản giao dịch so với vay
NHTM và phát hành riêng lẻ.
b. Nhược điểm
Giám sát, quản lý: NĐT không thể giám sát trực tiếp đối với công ty dự án.

Xếp hạng: vừa tốn chi phí, ảnh hưởng đến khả năng phát hành của trái phiếu đó trên thị
trường. Khó khăn trong việc thay đổi những căn bản của dự án (thay đổi về thị trường,
người mua, sản phẩm,…).

Khả năng thừa thanh khoản (nhiều hơn số vốn cần thiết, hiệu quả áp lực trước nợ, gia tăng
áp lực). Phí giao dịch cao, cao hơn so với phát hành riêng lẻ và phí của khoản vay.

Chương 2. Phân tích các nguồn vốn trong tài trợ dự án

2.1. So sánh các nguồn vốn trong tài trợ dự án


Bảng 1. So sánh các nguồn vốn trong tài trợ dự án
Thị trường nợ
Đặc điểm Ngân hàng Nợ phát hành Nợ phát hành ra công
riêng lẻ chúng
Kỳ hạn Ngắn hạn Trung đến dài hạn Dài hạn
Lãi suất Thả nổi Cố định Cố định
Mức độ bất cân xứng Cao Trung bình Thấp
của thông tin
Quy mô khoản vay Nhỏ Trung bình đến lớn Lớn
Quy mô khách hàng vay Nhỏ Trung bình đến lớn Lớn
Mức độ rủi ro Cao Trung bình Thấp

3
Các điều khoản hợp Nhiều nhất và Ít hơn, lõng hơn Ít nhất
đồng nợ chặt chẽ
Tài sản đảm bảo Thường Thỉnh thoảng Hiếm
Việc tái đàm phán Thường Thỉnh thoảng Hiếm khi
Mức độ giám sát của Cao Đáng kể Không đáng kể
đơn vị cho vay
Mức độ thanh khoản Thấp Thấp Cao
của khoản vay

Đơn vị cho vay chính Ngân hàng Công ty bảo hiểm Đa dạng
nhân thọ
Vai trò của uy tín đơn vị Khá quan Quan trọng nhất Không quan trọng
cho vay trọng
2.2. Đặc điểm của từng nguồn vốn
2.2.1. Vay ngân hàng
Là nguồn tài chính chủ yếu của dự án. Các khoản nợ NHTM có các hình thức như: hạn
mức, kì hạn,… Các khoản vay ngân hàng có thể ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào mục
đích của khoản vay. Mức cho vay phụ thuộc vào tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay thường
có kỳ hạn ngắn và định giá với lãi suất thả nổi (dưạ vào lãi suất Libor).

Các sản phẩm tín dụng ngân hàng dùng trong tài trợ dứ án là: các khoản vay hạn mức, các
khoản vay kì hạn, các khoản vay trung hạn và sản phẩm tài trợ trọn gói.

Các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận bằng cách huy động vốn trong dân chúng. Do
đó, việc tài trợ cho các dự án nằm trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Với tiềm lực
tài chính lớn và nhiều năm kinh nghiệm, NHTM có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn đề đầu tư
phát triển nhiều dự án với quy mô khác nhau, nguồn tín dụng này lại được tài trợ từ nguồn
huy động vốn trung và dài hạn của chính các NHTM có được. Như vậy rủi ro cho việc tài
trợ dự án đối với NHTM là khá lớn. Vì thế chính bản thân các NHTM cũng phải cân nhắc
rất kỹ khi đầu tư vào những dự án căn cứ vào tiềm lực của mình. Vốn của NHTM vì thế có
chi phí vốn lớn, nó tham gia một phần nhỏ vào tổng kinh phí đầu tư cho dự án. Những dự
án đặt tính xã hội lên trên thường không thu hút được sự chú ý của nguồn tài trợ này.
4
Mức độ giám sát của đơn vị cho vay đối với ngân hàng là cao nhất bởi các ngân hàng sẽ
giám sát rất thường xuyên về hoạt động, tình hình tài chính của dự án đó, cả việc cử đại
diện của ngân hàng vào ban quản lý của dự án và yêu cầu dự án đó báo cáo tình hình một
cách thường xuyên định kỳ cho các ngân hàng.

Việc tái đàm phán (tái đàm phám lại các khoản vay) thì mức độ thường xuyên đối với ngân
hàng lúc này tái đàm phán lại quy mô của khoản vay này thời hạn trả nợ hoặc lãi suất hoặc
điều kiện cho vay, điều kiện sau giải ngân.
2.2.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ
Lãi suất thường cố định. Công ty BHNT là người cho vay chính trong nguồn vốn dài hạn
này.
Kỳ hạn của các khoản nợ phát hành riêng lẻ thường mang xu hướng dài hơn vay nợ ngân
hàng. Cùng với đó, các điều khoản hợp đồng nợ ít hơn so với vay nợ ngân hàng.
Các NHĐT cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để
hưởng phí phát hành: NH đứng ra mua trọn gói số chứng khoán phát hành và phân phối lại
cho các NĐT.
Công ty dự án chỉ có thể phát hành trái phiếu khi dự án gần xem như hoàn tất hoặc trong
giai đoạn hoạt động.

Xét về vai trò của uy tín đơn vị cho vay đối với ngân hàng là khá quan trọng so với phát
hành riêng lẻ.
2.2.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng
Cho vay nợ dài hạn thường cho vay với lãi suất cố định. Kỳ hạn dài nhất và có ít các điều
khoản hạn chế nhất.

Đối với nợ phát hành ra công chúng vai trò của uy tín người cho vay không quan trọng bởi
có nhiều người tham gia mua trái phiếu của công ty nên người này không mua thì sẽ có
người khác mua.
2.3. Các ví dụ minh họa cho từng nguồn vốn
2.3.1. Vay ngân hàng
Dự án nhà máy thủy điện Sơn La là dự án thủy điện lớn nhất ở Việt Nam. Ngày 25/09/2007,
tại Hà Nội, các ngân hàng thương mại nhà nước đã ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực

5
Việt Nam (EVN) tài trợ vốn cho dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Dự án với tổng vốn
đầu tư 36.933 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay thi công), khoản vay các ngân hàng thương
mại trong nước là 17.500 tỷ đồng trong đó Vietcombank tài trợ 6.000 tỷ đồng; Incombank
5.000 tỷ đồng; VBARD 3.500 tỷ đồng và BIDV 3.000 tỷ đồng. Thời hạn của khoản vay là
15 năm, bao gồm 5 năm ân hạn, lãi suất vay bằng lãi suất huy động tiế kiệm 12 tháng ( trả
lãi sau) bình quân của các NH cho vay cộng với phí 2.5%/năm được 4 ngân hàng tham gia
cho vay uỷ quyền cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam làm đầu
mối giải ngân. Dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La với công suất 2400 MW, dự kiến khi đi
vào vận hành khoảng tháng 12/2010 sẽ tạo ra sản lượng điện bình quân 9,429 tỷ kWh/năm
đảm bảo đủ cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đến Ngày
7/10/2007 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã ký với EVN hợp đồng tín
dụng cho vay ngoại tệ nhập khẩu thiết bị cho dự án thủy điện Sơn La, trị giá 400 triệu USD.
[6], [7]

DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC A2 – BA LAN: Tên dự án là Poland’s A2 Motorway, thời


hạn: 40 năm. Dự án đường cao tốc xanh đầu tiên Poland’s A2 Motorway được xây dựng
trên cơ sở nhượng quyền, đây là tuyến đường chạy từ tây sang đông thông qua trung tâm
Ba Lan. Các chủ thể tham gia dự án: Người khởi xướng: Cơ quan xây dựng - vận hành
đường cao tốc (ABiEA); Công ty dự án: Autostrada Wielkopolska SA (AWSA); Người
vay: Công ty dự án Autostrada Wielkopolska SA (AWSA); Người cho vay là ngân sách
nhà nước Ba Lan, European Investment Bank (EIB), những người mua trái phiếu thứ cấp
và trái phiếu cao cấp, nhà tài trợ là cũng là người cho vay; Chính phủ Ba Lan tham gia bảo
lãnh 40.5% nợ của dự án. Hỗ trợ tài chính là một gói được kết hợp với nhau thông qua một
loạt các khoản vay dài hạn từ các ngân hàng lớn trên khắp Châu Âu, bao gồm 235 triệu
Euro (26%) từ Commerzbank và Credit Lyonnais, khoản vay dài hạn 275 triệu € (33%)
EIB, với kho bạc nhà nước Ba Lan (15%) là người bảo lãnh, và tài trợ vốn chủ sở hữu
(11%). Phần còn lại của tài chính (15%) là từ thu nhập.

EIB sẵn sàng chấp nhận cấu trúc phụ đối với các nhà cho vay cao cấp và hồ sơ vay vốn đã
thanh toán lãi suất cho toàn bộ thời gian dự kiến của khoản vay nợ cao cấp, vượt quá thời
gian xây dựng. Các nhà cho vay cao cấp chấp nhận sự cố định, một hồ sơ hoàn trả kết thúc
với thời gian đáo hạn cuối cùng là 17 năm. Khoản vay của họ sẽ được thanh toán trong 13
6
năm nếu mức độ lưu lượng giao thông tương ứng với mức cơ bản. Tuy nhiên, nếu lưu lượng
giao thông ít hơn so với mức cơ bản, số tiền gốc nhỏ hơn sẽ được hoàn trả và kết quả là kỳ
hạn cuối cùng là 17 năm. Kết quả là các nhà tài trợ và các nhà tư vấn đã được các ngân
hàng tư vấn rằng, theo kịch bản "thực tế" nợ cao cấp sẽ không được hoàn trả trước ngày
đầu tiên khi trái phiếu không lãi suất yêu cầu tái cấp vốn.

Theo quan điểm này, sự sẵn sàng của EIB tham gia vào việc tài trợ có ý nghĩa quan trọng
đối với sự thành công của dự án. Theo lịch sử của các tuyến đường thu phí ở nhiều nước
khác, chính phủ Ba Lan đã nhận thức được rằng lợi nhuận cuối cùng của chương trình
đường bộ là rất nhiều rủi ro. Tài chính xây dựng con đường cao tốc quan trọng của một đất
nước mà gần như không có kinh nghiệm trong thu phí quản lý đường đã được thực hiện
bởi một sự đảm bảo cam kết từ chính phủ Ba Lan. Chính phủ đảm bảo về khoản 40.5% của
nợ, một sự cam kết trách nhiệm lớn từ ngân hàng đầu tư châu Âu, và sự ủy thác từ tất cả
bên tham gia chính. Đặc biệt, những người cho vay cấp cao chấp nhận dự án sẽ được trả nợ
theo lịch biểu linh hoạt, trong khi các nhà tài trợ tăng sự tham gia vốn cổ phần và cung cấp
một cơ sở vốn cổ phần cho dự án.
2.3.2. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ
DỰ ÁN OLEODUCTO SA (OCENSA), COLOMBIA: Dự án ống dẫn dầu của công ty
Oleoducto Central SA (Ocensa). Các chủ thể tham gia dự án: Người khởi xướng là
Ecopetrol; Oleoducto Central SA (Ocensa) là một công ty dự án được thành lập để thực
hiện dự án, mở rộng và vận hành một đường ống dẫn dầu thô thông qua Colombia; Người
vay chính là công ty dự án; Người cho vay là Ecopetrol tài trợ cho đợt của mình với 848
triệu USD từ đợt chào bán trái phiếu, vay ngân hàng và cho vay ECA, TOTAL đã tài trợ
cho đợt của mình trên thị trường ngân hàng, Triton trên thị trường tư nhân và BP theo bảng
cân đối kế toán. Việc xây dựng các cơ sở đường ống mới được bắt đầu vào đầu năm 1995.
Thỏa thuận có thời hạn ban đầu là 15 năm, có thể được mở rộng bởi Ocensa.

Thách thức lớn nhất của dự án này là sắp xếp một khoản vay nợ tài chính nhiều mức độ.
Nợ dài hạn cho Ocensa được chia thành bốn đợt. Mỗi đợt được bố trí riêng biệt bởi một
trong những chủ hàng chính và chủ sở hữu của đường ống.Mặc dù có những khó khăn tại
Colombia, Fitch vẫn duy trì xếp hạng tín dụng đầu tư đối với trái phiếu của Ocensa. Fitch

7
tin rằng xếp hạng tín dụng của Ocensa không nên bị ràng buộc bởi mức xếp hạng hiện của
Ecopetrol. Tuy nhiên, nó cảnh báo rằng sự suy giảm hơn nữa chất lượng tín dụng của
Ecopetrol có thể có ảnh hưởng bất lợi đối với đánh giá của Ocensa. Việc tài trợ vốn cho
các dự án, với sự hỗ trợ của bốn nhà xuất khẩu chính và chủ sở hữu, có thể được thực hiện
bằng một hiệp định ủy thác an toàn thông thường và một cấu trúc sáng tạo trong đó không
có bảo đảm chéo hoặc các đảm bảo chéo, và các nhà cho vay trong từng đợt, không dựa
vào công ty dự án, nhưng về các quyền được phân bổ hỗ trợ từng đợt.
2.3.3. Vay từ các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng
DỰ ÁN TERMOEMCALI, COLOMBIA: Đây là dự án năng lượng đầu tư dưới hình thức
Build – Operate – Transfer (BOT), phục vụ cho thành phố Cali ở Colombia, thi công là
ngày 31 tháng 3 năm 1997. Dự án này thuộc quyền sở hữu của Emcali và InterGen. Dự án
TermoEmcali hỗ trợ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện ở khu vực Cali. Các chủ thể
tham gia dự án: Người khởi xướng là Emcali và Intergen; Stewart & Stevenson điều hành
dự án này theo một hợp đồng vận hành; Người vay là công ty dự án TermoEmcali; Người
cho vay - CorfiPacifio là một trong 17 ngân hàng tư nhân của Colombia cung cấp các dịch
vụ ngân hàng và đầu tư. Các khoản nợ có đảm bảo với tổng tiền gốc ban đầu 165 triệu đô
la Mỹ với kỳ hạn 17 năm được phát hành vào năm 1997 theo Rule 144A , được bảo lãnh
bởi một nhóm các ngân hàng thương mại, dẫn đầu là Dresdner Kleinwort Benson.

Đánh giá tín nhiệm: Standard & Poor's kết luận rằng, miễn là nhà máy được xây dựng đúng
cách và đạt được tiến độ, Stewart & Stevenson sẽ có thể vận hành và bảo dưỡng nhà máy
với ít khó khăn, do đó các rủi ro hoạt động liên quan đến dự án không đáng kể. Cơ quan
này nhận thấy rằng giao dịch có cấu trúc tốt, với các nhà cho vay hưởng lợi từ gói bảo đảm
toàn diện. Đối với các nhà tài trợ về cơ sở dự trữ nợ sẵn sàng chi trả một tỷ lệ nhỏ cho tỷ lệ
nợ cao cấp của họ, nhưng họ cố gắng tránh phải trả giá nợ trực thuộc cho các cơ sở đó.

Superintendencia cần đưa ra những biện pháp phù hợp để có thể giúp Emcali kiểm soát
hoạt động và đảm bảo thanh toán các khoản nợ gốc và lãi hàng tháng phải trả. Mặc dù nhu
cầu thị trường về các sản phẩm của Emcali ngày càng tăng tuy nhiên xuất phát từ nhiều
yếu tố nội tại bên trong như lỗi kĩ thuật theo các điều khoản của PPA, sự phụ thuộc của
thủy điện vào khu vực làm cho lợi nhuận của TermoEmcali vẫn chưa đảm bảo các khoản

8
nợ đúng hạn và bị hạ bậc tín nhiệm theo các đánh giá của các tổ chức xếp hạng. Tuy nhiên
sự thiếu hụt trong mạng lưới truyền tải quốc gia do hạn hán liên quan đến El Nino và những
thay đổi có thể có trong các quy định của ngành sẽ làm tăng giá năng lượng và làm cho nhà
máy có thêm lợi nhuận.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MA. Đặng Trí Dũng, Slide bài giảng của Tài trợ dự án

2. Henry A.Davis, Project finance - Practical case studies (Volume II Resources and
infrastructurer)

3. Vietnambiz, Khoản vay ngân hàng (Bank loans) là gì? Cách sử dụng khoản vay ngân
hàng, truy cập tại <https://vietnambiz.vn/khoan-vay-ngan-hang-bank-loans-la-gi-cach-
su-dung-khoan-vay-ngan-hang-20200325160531178.htm> [ngày truy cập 17/01/2022]

4. Thư viện pháp luật, Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, truy cập tại
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-90-2011-ND-CP-phat-
hanh-trai-phieu-doanh-nghiep-130382.aspx> [ngày truy cập 16/01/2022]

5. Tạp chí tài chính, Điều kiện nào để được chào bán trái phiếu ra công chúng?, truy cập
tại <https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/dieu-kien-nao-de-duoc-chao-ban-trai-
phieu-ra-cong-chung-337609.html> [ngày truy cập 16/01/2022]

6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La, Giới thiệu DA nhà máy Thủy điện Sơn La, truy
cập tại <
https://sonla.gov.vn/mDefault.aspx?sid=4&pageid=975&catid=61727&id=471939&c
atname=du-an-trong-diem&title=gioi-thieu-da-nha-may-thuy-dien-son-la>
[17/01/2022]

7. Cổng thông tin điện tử Bộ xây dựng, Bốn ngân hàng quốc doanh tài trợ 17.500 tỷ đồng
cho dự án Thủy điện Sơn La, truy cập tại <https://moc.gov.vn/vn/tin-
tuc/1184/9405/bon-ngan-hang-quoc-doanh-tai-tro-17-500-ty-dong-cho-du-an-thuy-
dien-son-la.aspx> [17/01/2022]

You might also like