You are on page 1of 2

Câu 1: Việc quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của 1 cổ đông là một cá nhân, tổ

chức, nhóm cổ đông như dự thảo ( cá nhân từ 5% xuống 3%, tổ chức từ 15%
xuống 10%) có hiệu quả ko? Biện pháp nào để quy định này có hiệu quả trong
việc chấm dứt sở hữu chéo.
Trả lời:
Quy định này chưa thực sự hiệu quả bởi những lý do sau:
- Trên thực tế, nhiều trường hợp sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại cổ
phần là những cổ đông nắm số cổ phần không vượt quá tỷ lệ theo quy định
của Luật hiện hành. Trong khi đó, quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ
chức tín dụng có nguy cơ khiến dòng vốn nước ngoài “chạy” sang các quốc
gia khác và những người sở hữu chính đáng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Các cổ đông có thể đã sử dụng nhiều cách thức, thông qua các mối quan hệ
không bị giới hạn theo quy định tại Luật để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ
phần thực tế và nắm quyền chi phối tại các định chế tài chính/ tổ chức tín
dụng. Trong đó, có hình thức cổ đông sử dụng mô hình “cá nhân và công ty
TNHH một thành viên do cá nhân đó làm chủ” hoặc “cá nhân và công ty cổ
phần chưa niêm yết với tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân đó trên 65%".
Thông qua người có liên quan và mối quan hệ thành viên gia đình, họ đã
không bị giới hạn bởi quy định của "người có liên quan" tại Luật Các tổ chức
tín dụng hiện hành.
Biện pháp
- Hoàn thiện, bổ sung các quy định về quản trị ngân hàng
- Xác định được cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng. Nói
cách khác, khuôn khổ pháp lý cần thiết kế nhằm xác định được cá nhân/tổ
chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hoạt động
của ngân hàng đó, tức là làm minh bạch thông tin của tất cả các cá nhân, tổ
chức là cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có làm rõ đối
tượng “người có liên quan” trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa
đổi).
Câu 2: Những tác động cụ thể của 3 yếu tố đến quá trình minh bạch hóa cấu
trúc sở hữu hệ thống ngân hàng mà cơ quan quản lý nhà nước cần chú ý
được nhóm nêu ra trong bài, bao gồm: (1) Chi phí và nguồn lực cho việc xử lý
sở hữu chéo; (2)Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan; (3)
Phản ứng của các nhóm lợi ích ?

- Chi phí và nguồn lực cho việc xử lý sở hữu chéo trong ngành ngân
hàng là một vấn đề quan trọng. Theo bài viết của BFSC, chi phí và nguồn lực cho
việc xử lý sở hữu chéo bao gồm các yếu tố sau:
1. Chi phí cho việc xử lý sở hữu chéo bao gồm chi phí pháp lý, chi phí tư vấn,
chi phí kiểm toán, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí công nghệ thông tin và
chi phí khác.
2. Nguồn lực cho việc xử lý sở hữu chéo bao gồm nguồn lực nhân sự, nguồn
lực tài chính và nguồn lực công nghệ thông tin.
- Các cơ quan liên quan cần phối hợp để minh bạch hóa cấu trúc sở
hữu hệ thống ngân hàng bao gồm:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản
lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng,
2. Các tổ chức tín dụng: Bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát
triển và các tổ chức tín dụng khác.
- Tình trạng thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng: bằng những
hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt
động của các tổ chức tín dụng. Sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng
tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.
Câu 3: Thủ thuật sở hữu chéo NH hiện nay ?
- Cách đây 5 năm, sự kiện một công ty có vốn 5 tỷ đồng nhưng đã mua cổ
phần của một ông chủ là người sáng lập một NH với một số tiền rất lớn lên
đến hàng ngàn tỷ đồng. Vậy tiền đâu để mua cổ phần này? Thủ thuật là sử
dụng khoản tiền vay từ NH khác thông qua một tổ chức, sau đó thế chấp
bằng chính cổ phần NH đã mua.

Như vậy hiển nhiên trở thành cổ đông lớn của NH mình đã mua mà không
cần vốn. Điều này đưa đến một điều là công ty này cho dù có tài sản đem đi
thế chấp 5 năm, nhưng quyền sở hữu nó vẫn còn, trong khi vốn thật sự ở
trong NH nó không còn.
- Sự phát triển các công cụ tài chính đã tạo điều kiện cho sở hữu chéo ngày
càng tinh vi hơn, không chỉ cho vay trực tiếp mà còn sử dụng các công cụ để
tài trợ lẫn nhau nhằm mục đích chi phối ngân hàng đó của giới chủ.
- Các ngân hàng được lập nên không có phả hệ mà luật pháp quy định, ví dụ
con rể, con dâu, em vợ, em chồng…Các "ông lớn" chia nhỏ sở hữu ra để né
đi các quy định về giới hạn sở hữu của Luật quy định, né đi vấn đề công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán.

You might also like