You are on page 1of 12

7 – 12: LUẬT HÌNH SỰ

Nhận định:
Câu 7: Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản ( Đ168 BLHS ) chỉ tác động đến
người đang quản lý tài sản
- Sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 168 BLHS
- Người phạm tội có thể dùng vũ lực để tấn công người chủ tài sản, người
quản lý tài sản hoặc người cản trở việc chiếm tài sản của người phạm tội
nhằm xóa bỏ sự phản kháng, lấn át của người cản trở để chiếm đoạt tài sản
đó. Chứ không chỉ mỗi người đang quản lý tài sản.
Câu 8: Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản ( Đ168 BLHS ) chỉ là tài sản
- Sai
- Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản bao gồm vật, tiền và con
người. Một số tài sản đã được quy định là đối tượng tác động của các tội
phạm cụ thể khác mà quan trọng về an ninh quốc gia; vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, chất độc, chất cháy, chất ma túy…
Câu 9: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là
hành vi cấu thành hai tội: Tội cướp tài sản ( Đ168 BLHS ) và Tội giết người ( Đ123
BLHS)
- Sai
- Cướp tài sản gây chết người có thể xét xử về các tội sau:
 Thứ nhất, xét xử về tội “Cướp tài sản” và “Giết người” đối với các
trường hợp: Hậu quả của việc chết người là do hành vi dùng vũ lực với
lỗi cố ý, cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; cả do hành vi dùng vũ lực,
trong quá trình cướp tài sản cũng như trong quá trình tẩu thoát.
 Thứ hai, xét xử về tội “Cướp tài sản” theo điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS
với trường hợp: Hậu quả chết người do lỗi vô ý của người phạm tội.

Ví dụ: A cầm súng giả, giơ súng về phía bà B để đe dọa cướp tài sản.
Bà B bị bệnh tim, sợ quá bị nhồi máu cơ tim chết. Vì A không có mục
đích giết người, A không biết bà B bị bệnh tim, cái chết của bà B là
ngoài mong muốn của A.

 Thứ ba, xét xử về tội “Cướp tài sản” và “Cố ý gây thương tích” đối với
các trường hợp: Người phạm tội gây thương tích dẫn đến chết người.
Ví dụ: A đang ngồi trên ghế đếm tiền, B xông vào bắt A đưa tiền cho
B. A chống cự, nhất quyết không đưa. B đạp mạnh vào lưng A hai cái,
lấy cọc tiền rồi bỏ đi. Hai ngày sau A chết. Khám nghiệm tử thi kết
luận, nạn nhân chết vì phổi bị tổn thương nặng, xung huyết, phù nề
do lực tác động mạnh vào lưng. Trường hợp này, B không có ý định
tước đoạt tính mạng của A mà chỉ gây thương tích cho A nhưng hành
vi của B đã làm A bị thương tích dẫn đến A chết.

Câu 10: Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản ( Đ170 BLHS ) chỉ là quan
hệ sở hữu
- Sai.
- Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu
và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc
xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ
đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.
Câu 11: Uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản
không chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản ( Đ170 BLHS )
- Đúng
- Uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ
được cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Đ170 BLHS)
- Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội
cưỡng đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi
phạm các tội như: Khủng bố quy định tại Điều 81; bức tử quy định tại Điều
100; cưỡng dâm hoặc cưỡng dâm trẻ em quy định tại các Điều 113, 114;
cưỡng ép kết hôn quy định tại Điều 146.v.v...

Câu 12: Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng trở lên chỉ
cấu thành Tội cướp giật tài sản ( Đ171 BLHS )
- Sai
- Có thể cấu thành thêm Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 172
BLHS)

Bài tập:
Câu 7: A là một thanh niên không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách
kiếm tiền. A đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hội
chiếm đoạt tài sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao
thông bật sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của một phụ nữ và
bỏ chạy. B là người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề
đường và chạy đuổi theo để bắt A. Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay
mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào
bụng của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ thương tật qua giám định là 27%.
 Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
Trả lời:
A phạm Tội cướp tài sản (điểm c khoản 2 Điều 168).
- Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp
tài sản.
Khách thể:
• Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, quyền nhân thân.
• Đối tượng tác động: chiếc dây chuyền, B và người phụ nữ.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
• Hành vi: A đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc khiến B không thể chống
cự nhằm mục đích lấy bằng được tài sản. Cụ thể: Lúc đầu A nhanh chóng giật sợi
dây chuyền của người phụ nữ và bỏ chạy. B là người chứng kiến sự việc nên đã
chạy đuổi theo để bắt A. Nhưng khi chạy vào con hẻm, hết đường nên A quay mặt
đối diện với B, một tay bỏ sợi dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào
bụng B và bỏ chạy, B bị thương với kết quả giám định là 27%. Ban đầu hành vi của
A chỉ là hành vi cướp giật nhưng thời điểm hành vi cướp giật kết thúc kể từ lúc A
đứng quay mặt đối diện với B, bỏ dây chuyền vào miệng nhằm mục đích lấy bằng
được sợi dây chuyền đó và lúc đó đã chuyển hóa thành hành vi của tội cướp tài
sản.
Mặt chủ quan:
• Lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu
quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
• Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản.
Câu 8: A và B đi nhậu về và gọi một anh xe ôm tên T chở về với giá 50 nghìn đồng.
A và E cùng bàn bạc khi gần về đến nhà sẽ kiếm cớ gây sự với anh T để anh T
không dám lấy tiền xe ôm nữa và sẽ dùng số tiền đó để tiếp tục mua rượu về
nhậu. Khi anh T chờ A và B đến đoạn đường vắng gần nhà, A và B yêu cầu anh T
dừng xe, A bước xuống trước đầu xe anh T hỏi liên tiếp hai lần: “Còn có 10 ngàn,
lấy không?”. Anh T trả lời: “10 ngàn cũng lấy, khi nào hai anh có tiền trả em thêm
cũng được”. Lúc này, B lột chiếc nón bảo hiểm đang đội trên đầu đánh liên tiếp
hai cái vào đầu anh T, do anh T đội nón bào hiểm nên không bị thương tích. Thấy
T không chịu bỏ đi, lúc này. A chạy đến đây hàng rào gần đó nhổ một khúc cây và
nói to: “Đánh nó đi”. Thấy A và B quá hung hãn, anh T hoảng sợ bỏ lại chiếc xe
máy và chạy bộ nhanh về khu vực có dân cư. Sau khi anh T bỏ chạy, A và B cũng
bỏ đi mua rượu để nhậu tiếp. Trong lúc đi mua rượu, A và B cùng nảy sinh ý định
chiếm đoạt chiếc xe máy của anh T nên cả hai đã quay lại lấy xe của nạn nhân và
bán được 20 triệu đồng. Vụ việc sau đó bị phát hiện.
 Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
Trả lời:
- Hành vi của A và B có phạm tội. A và B phạm Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều
170 BLHS)
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền tài sản và quyền thân nhân của anh T
 Đối tượng tác động: Tài sản của anh T (Xe máy)
- Chủ thể: A và B đủ tuổi TNHS và có đủ NLHVNS
- Mặt khách quan: A và B đã có thủ đoạn uy hiếp tinh thần anh T ( lấy nón
bảo hiểm đánh vào đầu anh T, dùng khúc cây to và đe doạ đánh anh T ) làm
anh T bỏ chạy nhẳm chiếm đoạt tài sản.
- Mặt chủ quan:
 Lỗi: cố ý trực tiếp. A và B A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy
trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (xe máy của anh T)

Câu 9: A là người sống lang thang, không nghề nghiệp, thấy bà C hay đeo sợi dây
chuyền có giá trị A nảy sinh ý định chiếm đoạt. Vào một buổi tối, khi thấy nhà bà C
tắt đèn đi ngủ, A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ. A đến cạnh giường rạch màn, A
thấy bà C còn thức nên đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền 3 chỉ vàng (trị giá 11
triệu đồng) của bà rồi bỏ chạy. Bà C hô gọi hàng xóm, đuổi theo và tóm được A.
Hãy xác định tội danh của A trong các trường hợp sau:
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy;
2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong người
đâm vào ngực bà C làm bà C chết.
Trả lời:
1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy.
A phạm tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171).
- Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp giật
tài sản.
 Khách thể:
 Xâm phạm quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân.
 Đối tượng tác động: sợi dây chuyền của bà C.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã chiếm đoạt sợi dây chuyền của bà C một cách công khai và
nhanh chóng. Cụ thể, A đã có hành vi kéo đứt sợi dây chuyền của bà C ngay
lúc bà C còn thức và bỏ chạy. Sau khi bị bà C tóm được, A đã vứt lại sợi dây
chuyền và đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy. Do vậy, việc A hành hung bà C để
tẩu thoát sẽ là tình tiết định khung tăng nặng của A đối với tội này.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy
trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trong người
đâm vào ngực bà C làm bà C chết.
A phạm tội cướp tài sản (Điều 168) và tội giết người (Điều 123).
- Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội cướp tài
sản và tội giết người.
 Đối với tội cướp tài sản
 Khách thể:
 Xâm phạm quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân.
 Đối tượng tác động: sợi dây chuyền của bà C, bà C.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc khiến bà C không thể
chống cự được nhằm mục đích lấy bằng được tài sản. Cụ thể: Ban đầu A đã
chiếm đoạt sợi dây chuyền của bà C một cách công khai và nhanh chóng,
nhưng khi bị phát hiện A đã nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và
rút dao đâm bà C nhằm mục đích lấy bằng được sợi dây chuyền đó.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu
quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt sợi dây chuyền.

 Đối với tội giết người.


 Khách thể:
 Xâm phạm đến tính mạng của bà C.
 Đối tượng tác động: bà C.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: cố ý tước bỏ tính mạng của bà C bằng hành động rút dao đâm vào
ngực của bà C làm và C chết. Đây là hành động đâm có chủ đích cố ý tước
bỏ mạng sống vì vùng ngực là vị trí nguy hiểm gây chết người.
 Hậu quả: C chết.
 Quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết
của bà C.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý: A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước
hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

Bài tập 10:

A (25 tuổi) không có việc làm nên thường xuyên chạy xe máy quanh các xã trong
huyện để tìm gia đình nào có các cụ cao niên ở nhà một mình là vào làm quen rồi
vay tiền. A chạy xe tới nhà ông B ở cùng xã. Lúc này ông B ở nhà một mình, A liền
buông lời chào ngọt ngào rồi hỏi “có nhận ra cháu là đứa nào không?”. Ông B trí
nhớ kém nên trả lời “có phải con mẹ Hiển không?”. A liền nhận “là con mẹ Hiền”.
A bắt đầu luyên thuyên kể chuyện rồi viện lý do đưa mẹ đi viện nhưng thiếu tiền
nên tới vay. Nghe A trình bày, ông B liền đưa 2 triệu đồng tiền lương hưu mới
lĩnh. Bằng thủ đoạn trên, A tiếp tục chiếm đoạt được tiền của ông Y 4,5 triệu
đồng.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?

Trả lời:

- Hành vi của A có phạm tội. Phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174
BLHS)
- Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
- Chủ thể: A đủ tuổi chịu TNHS và có đủ NLTNHS
- Mặt khách quan:
 Hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật)
nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người
phạm tội (giả làm con mẹ Hiền để lừa ông B đưa tiền, tương tự với
ông Y)
 Hậu quả: ông B và Y bị thiệt hại về tài sản (bị chiếm đoạt 2,5 triệu
đồng của ông B và 4,5triệu đồng của ông Y)
- Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 7triệu đồng (của ông B và
ông Y)
 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu
quả đó xảy ra.

Bài tập 11:

Mặc dù không có dự án xây dựng nhà ở, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nhưng K là Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng K-N và T là kế
toán Công ty K- N đã mạo nhận dự án xây dựng nhà ở của Công ty thương mại
SG5 và Công ty Nông lâm thủy hải sản TP là của Công ty K-N. K và T đã lập bản vẽ
phân lô đưa cho khách hàng xem. Tin là thật, 11 nạn nhân đã ký hợp đồng mua
đất với Công ty K-N với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng. Vụ việc sau đó bị phát hiện khi
các khách hàng không nhận được nhà đất.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này? Giải thích tại sao?

Trả lời:

- K và T chịu TNHS về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
- Khách thể:
 Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
 Đối tượng tác động: Tài sản của 11 nạn nhân (hơn 10 tỷ)
- Chủ thể: K và T có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
 Hành vi: : Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật)
nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người
phạm tội: (làm giả giấy tờ quyền sử dụng đất để lừa nạn nhân ký và
chiếm đoạt tài sản trị giá trên 10 tỷ đồng)
 Hậu quả: 11 nạn nhân bị thiệt hại về tài sản
- Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá hơn 10 tỷ đồng của 11 nạn
nhân
 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu
quả đó xảy ra.

Bài tập 12:

A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:


a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác
việc làm của B với công an. B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt
ra.
b. A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang.
Thấy A mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng, yêu
cầu B về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A
sẽ tha. B chấp nhận và giao tiền cho A.
Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các trường hợp nêu trên

Trả lời:
a) A phải chịu TNHS về Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).
 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản của B và quyền nhân thân của B.
 Đối tượng tác động: B và tài sản của B.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi đe dọa sẽ
tố cáo B, uy hiếp tinh thần buộc B phải đưa tiền cho A. Cụ thể, A đã yêu cầu
B phải nộp cho A số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm của B với
công an.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp.
 Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản của B trị giá 5 triệu đồng.

b) A phải chịu TNHS về Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).
 Khách thể:
 Quyền sở hữu tài sản của B và quyền nhân thân của B.
 Đối tượng tác động: B và tài sản của B.
 Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã dùng thủ đoạn mặc trang phục công an để uy hiếp tinh thần
của B sau khi biết B là người buôn hàng cấm nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản của B (5 triệu đồng).
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp.
 Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản của B trị giá 5 triệu đồng.

You might also like