You are on page 1of 3

I.

Lý do chọn đề tài

Quyền sở hữu được xem là một trong các quyền cơ bản như ở Việt Nam, quyền sở hữu không chỉ
đươc quy định và bảo hộ trong Hiến pháp, mà ở các văn bản pháp luật cũng được quy định. Trong
pháp luật hình sự, bảo vệ quyền sở hữu được quy định rất rõ trong danh mục các tội xâm phạm
quyền sở hữu. Trong Bộ luật Dân sự cũng đã nêu rõ quyền sở hữu gồm các quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu một cách hợp pháp. Tuy vậy, hiện nay các văn bản
hướng dẫn như Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ đã không còn phù hợp với diễn biến của hiện tại
nên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền sỡ hữu. Việc cập nhật các văn bản hướng
dẫn sau khi ban hành các luật hoặc sửa đổi luật là cực kì cấp thiết và quan trọng.

Tác giả chọn đề tài phân biệt tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhằm đóng
góp ý kiến cá nhân trong việc giải thích các điều luật, giúp người đọc dễ nhận biết yếu tố khác biệt
giữa hai tội danh trên.

II. Tình huống


Bản án số 14/2022 HS - ST ngày 17 tháng 03 năm 2022 tại Tòa án nhân dân thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An

Tóm tắt về bản án có bị cáo là bà Nguyễn Thị B và bị hại là ông Vũ A. Bà Ý (vợ ông Vũ A) và bà B có
mối quan hệ vay nợ và đã giải quyết xong, nhưng do bà B vì lý do nào đó bà cảm thấy quyền lợi chưa
được đảm bảo nên vào ngày 21 tháng 7 năm 2021 biết được ông Vũ A sẽ đi nhận tiền bồi thường ở
Ban quản lý khu công nghiệp nên đã ngồi chờ sẵn ở ban quản lý khu công nghiệp. Sau khi ông Vũ A
đến ban quản lý khu công nghiệp bà B có chào hỏi và đi cùng ông A vào phòng làm thủ tục nhận
tiền. Sau khi ông Vũ A nhận tiền là 850 triệu đồng là các sấp tiền được đặt bên trong bao đen thì bà
B đã đi theo và ôm lấy tay của ông Vũ A năn năn nỉ ông A trả tiền, nhưng ông A không trả và kêu bà
B đi nói chuyện với bà Ý để giải quyết. Sau khi bị bị ông A giằng tay ra, bà B đã ôm lấy chân ông A và
bị kéo lê trên đất. Do tay bà B cầm chùm chìa khóa nên trong quá trình ông A cố gắng giằng bà B ra
khỏi người đã khiến cho chùm chìa khóa làm cho túi tiền bị rách và các cục tiền 500 ngàn đồng (một
cục là 100 tờ) rơi ra ngoài. Vì là số tiền lớn và rơi ra nhiều, nên ông Vũ A đã bị lúng túng và không thể
quản lý được tài sản của ông, bà B đã lấy một cọc tiền gần chân mình nhất để vào trong ống quần va
nói cho ông Vũ A là bà đã lấy một cục tiền 500 ngàn đồng, ông Vũ A không cho phép đã yêu cầu bà B
trả, sau khi gỡ tay bà B ra thì bà B vẫn ngồi trên đất ôm lấy ống chân của mình nhất quyết không trả
tiền cho ông A. Khi đang nhặt tiền cùng nhân chứng Nguyễn Trí T (bảo vệ) thì bà B đã đứng dậy đi
thẳng vào nhà vệ sinh nhằm bỏ tiền vào trong quần. Bà B không trả tiền cho ông B mà còn trả lời
“Em lấy tiền thì để em ghi lại cho anh tờ giấy”, nên ông A đã không đồng ý và yêu cầu bà B ở lại để
gọi bà Ý lên giải quyết. Khi bà Ý lên cũng không giải quyết được, bà B đã xin một tờ giấy và ghi nội
dung đã lấy tiền của ông B sau đó đi trả bút và ra xe để đi về, thấy bà Ý chạy đến thì bà B đã vứt lại
tờ giấy cho chị M và phóng xe đi. Ông A và bà Ý đã đế khai báo về hành vi chiếm đoạt tài sản của bà
B với cơ quan chức năng sau đó.

III. Lý thuyết về tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
III.1. Yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản
Tại điều 171 BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung 2017 không có thông tin mô tả về tội cướp
giật tài sản từ nhà lập pháp, nhưng dựa trên các bản án xét xử, có thể đưa ra được định
nghĩa khoa học cho tội cướp giật tài sản:

Tội cướp giật tài sản là hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác theo một cách thức
nhanh chóng và công khai.

Về mặt khách quan của tội phạm

Như định nghĩa đã nêu ở trên thì mặt khách quan của tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm
đoạt tài sản của người khác theo một cách thức nhanh chóng và công khai

Mặt khách quan của tội phạm cướp giật tài sản sẽ bao gồm hai yếu tố cơ bản để giúp luật
này phân biệt được với các luật về chiếm đoạt tài sản khác là hành vi chiếm đoạt tài sản
công khai và chiếm đoạt tài sản nhanh chóng.

Chiếm đoạt tài sản công khai là hành vi mà chủ thể phạm tội không có ý định che giấu hành
vi phạm tội (chiếm đoạt) của mình với chủ sở hữu tài sản và những người xung quanh.

Chiếm đoạt tài sản theo một cách thức nhanh chóng là hành vi chủ thể cố gắng theo một
cách thức nào đó để tiếp cận với tài sản, sau đó là một loạt các hành động nhanh chóng như
giật, lôi hoặc kéo tài sản và sau đó sẽ vội vã lẩn trốn để tẩu tán tài sản.

Người phạm tội sẽ lợi dụng khi chủ sở hữu sở hở trong việc quản lý tài sản để cướp giật tài
sản, ngoài ra thì người phạm tội cũng có thể tự tạo ra sơ hở cho người quản lý tài sản rồi sau
đó sẽ thực hiện hành vi của mình.

Thông thường người phạm tội cướp giật tài sản chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản không
có mục đích dùng vũ lực với chủ sở hữu tài sản hay uy hiếp tinh thần của họ để chiếm đoạt
tài sản. Nhưng trên thực tế, vẫn có một số trường hợp người phạm tội tác động một lực nhẹ
lên người quản lý tài sản không phải vì mục đích gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của
chủ sở hữu mà chỉ với mục đích không muốn đối đầu và muốn tranh né người sở hữu tài sản
để không bị bắt giữ.

Tội cướp giật tài sản vẫn sẽ được coi là hoàn thành trong trường hợp nếu như người phạm
tội đã thành công giật được tài sản và tài sản đã rời khỏi quyền quản lý của chủ sở hữu,
nhưng bị đuổi bắt nên vô tình đánh rơi hoặc bỏ tài sản lại để chạy trốn.

Về mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cướp giật tài sản là xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của chủ tài sản.

Do hành vi cướp giật tài sản thường được hiện với một cách thức nhanh chóng và công khai
nên đối tượng mà tội phạm cướp giật tải sản chiếm đoạt thường là các tài sản có kích thước
nhỏ, gọn và nhẹ như điện thoại, dây chuyền vàng hoặc tiền, … Tuy vậy vẫn sẽ có những tài
sản có kích thước lớn như xe máy, xe đạp, … những tài sản có khả năng di chuyển và có thể
phục vụ cho việc tẩu thoát của tội phạm.

Về mặt chủ quan của tội phạm


Với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi của người phạm tội cướp giật tài sản, họ biết hành vi
cướp giật của mình là công khai và có hành vi nhanh chóng để chiếm đoạt tài sản của người
khác. Ngươi phạm tội thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn thực
hiện hành vi của mình.

Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cướp giật tài sản là người có năng lực TNHS và có đủ tuổi chịu TNHS theo
luật định.

III.2. Yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được qui định tại điều 172 BLHS 2015, được sửa đổi bổ
sung 2017 không có định nghĩa cụ thể về tội danh, dựa trên các tài liệu khoa học về luật hình
sự và các bản án thì có thể hiểu tội công nghiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai
chiếm đoạt tài sản trước sự chứng kiến của chủ tài sản mà không cần cách thức che giấu hay
lén lút. Người phạm tội không dùng bất kỳ vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực lên chủ sở hữu tài
sản nhằm gây tê liệt ý chí, mà lợi dụng vào các vướng mắc, hoàn cảnh, lỗ hổng thông tin của
chủ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về mặt khách quan của tội phạm

Giống với tội phạm cướp giật tài sản thì mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt là
hành vi chiếm đoạt tài sản theo cách thức công khai, nhưng sự khác biệt ở đây người phạm
tội không có ý định che giấu, lén lút, hay vội vã lẫn trốn. Chủ tài sản biết được ai là người
chiếm đoạt tài sản của mình nhưng vì yếu tố hoàn cảnh như thiên ta và yếu tố bất ngờ mà
không thể phản kháng hay bảo vệ được tài sản của mình.

Về mặt khách thể của tội phạm

Tội phạm có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản và
người quản lý tài sản (chủ sở hữu), nhưng lại không xâm phạm đến quan hệ nhân thân của
chủ sở hữu đây được xem là một khác biệt để phân biết tội danh này với tội cướp giật tài
sản.

Về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đã cố ý thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản,
người phạm tội thường sẽ ý thức được tài sản là của người kia quản lý nhưng vẫn công khai
chiếm đoạt mà không có bất kỳ hành vi che giấu, hay lén lút vì người phạm tội nhận thức
được rằng chủ sở hữu tài sản không thể phản kháng.

Về mặt chủ thể của tội phạm

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu
TNHS.

IV. Nhận định của bản thân

You might also like