You are on page 1of 3

LUẬT DÂN SỰ 1

Câu 1: phân tích nội dung quyền sỡ hữu theo BLDS 2015
Trả lời;
Trong các chế định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì vấn đề quyền sở hữu
được xem là một trong các chế định rất quan trọng, quyền sở hữu là vấn đề có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong pháp
luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất trong sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội, vì quyền sở hữu chính là sự thừa nhận của Nhà nước cho phép
một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản của mình. Sự thừa nhận ấy quy định giới hạn và khả năng thực hiện của họ
trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh
doanh…
Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của nền kinh tế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trình bày về nội
dung của quyền sở hữu cũng như các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản theo
quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Các quyền cơ bản của quyền sỡ hữu bao gồm : quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt
Quyền chiếm hữu:
Điều 186 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sỡ hữu theo Bộ luật dân sự
năm 2015 quy định như sau: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí
của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội".
Theo quy định của pháp luật dân sự thì chủ sở hữu tài sản được thực hiện
mọi hành vi theo ý chí của mình để có thể năm giữ, chi phối tài sản của mình
nhưng không được trái các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Điều này
có thể được hiểu theo một cách đơn giản và thông thường nhất là sự nắm giữ,
quản lý cũng như là chi phối đối với một hay nhiều tài sản. Quyền chiếm hữu sẽ
có hai loại đó là: Chiếm hữu ngay tình (chiếm hữu có căn cứ pháp luật) và
chiếm hữu không ngay tình (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật).

 Thứ nhất, đối với hình thức chiếm hữu ngay tình bao gồm các căn cứ đó là:
Chủ sở hữu trực tiếp thực hiện việc chiếm hữu tài sản của mình; hay chủ sở
hữu ủy quyền cho người khác thực hiện quản lý tài sản trong phạm vi được ủy
quyền; hay quyền chiếm hữu được thực hiện thông qua các giao dịch dân sự
đảm bảo phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (người đang chiếm hữu hợp pháp
thì sẽ chỉ được sử dụng hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người
khác nếu trong trường hợp mà được bên phía chủ sở hữu đồng ý); người phát
hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản mà
xác định là tài sản trong trường hợp bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị
chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và
thực hiện việc giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với
các điều kiện theo quy định của pháp luật và các trường hợp khác do pháp luật
quy định.
- Thứ hai, đối với trường hợp chiếm hữu không ngay tình thì đây được xem
là một hình thức chiếm hữu không dựa trên bất kỳ một căn cứ luật định nào.
Người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc họ phải biết là mình đang chiếm
hữu không có căn cứ hợp pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm hữu, hoặc
tuy về chủ quan họ không biết về việc này nhưng pháp luật buộc họ phải biết.
Những trường hợp đòi hỏi người chiếm hữu biết hoặc phải biết về việc chiếm
hữu của mình đang thực hiện là hành vi không ngay tình thường liên quan đến
các loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu như bất động sản, động sản mà pháp
luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
Quyền sử dụng:
Theo quy định của pháp luật dân sự thì quyền sử dụng là quyền quyền trong
việc khai thác công dụng, cũng như hưởng các hoa lợi, lợi tức của tài sản. Có
thể hiểu một cách đơn giản, quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản là việc khai
thác cũng như việc hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được trong phạm vi
pháp luật cho phép. Về nguyên tắc, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí
của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Quyền định đoạt:
Quyền định đoạt là một trong các quyền năng của chủ sở hữu để quyết định
số phận của tài sản. Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền
định đoạt là quyền thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ
quyền sở hữ, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt của mình trên hai phương
diện: Thứ nhất, định đoạt về số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng hết, hủy
bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản; thứ hai, định đoạt về số phận pháp
lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người
này sang người khác.
Thông thường, định đoạt số phận pháp lý đối với tài sản phải thông qua các
giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như bán, trao đổi, tặng cho, thừa
kế... thông qua việc định đoạt mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết; chuyển
quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu và
quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian (trong hợp đồng cho thuê,
cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác
bằng hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho...
Việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt
hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó. Ví dụ, tiêu dùng
hết tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản đó; khi bán tài sản sẽ
làm chấm dứt quyền sở hữu của người bán đối với tài sản nhưng lại làm phát
sinh quyền sở hữu về tài sản đối với người mua.
Câu 2: khẳng định đúng sai
1. Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân là khác nhau
Nhận đinh sai: Khoản 2 Điều 16 BLDS 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều
có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Như vậy, các cá nhân khác nhau
không phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự, không phân biệt giới
tính, độ tuổi, thành phần tôn giáo… đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau
2. Người thành niên là người từ 18 tuổi trở lên:
Nhận định đúng:  Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Đó là những
người đã đến tuổi trưởng thành từ 18 tuổi tròn trở lên
3. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm di chúc có hiệu lực
Nhận định đúng, theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm
mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Đồng nghĩa, di chúc sẽ có hiệu lực
tại thời điểm người để lại di chúc chết.
4. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày có
thiệt hại phát sinh
Nhận định sai, Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm,
kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm.

You might also like