You are on page 1of 6

1. Phân tích để làm rõ giữa chiếm hữu với quyền chiếm hữu.

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản (khoản 1 Điều 179).
Theo đó, bản chất của chiếm hữu là việc nắm giữ, chi phối. Sự nắm giữ,
chi phối ở đây được hiểu là những hoạt động cụ thể của chủ thể đối với
tài sản, diễn ra bình thường trong đời sống, thể hiện ở việc cầm nắm, giữ
gìn, trông coi, quản lý, kiểm soát thực tế đối với các động sản; hoặc cư
ngụ, sinh sống trong ngôi nhà; hay tiến hành xây dựng nhà cửa, trồng tỉa
cây cối trên đất; nuôi trồng các cây, con trên mặt nước…
Chiếm hữu là một tình trạng thực tế, tồn tại độc lập, bên ngoài so với
quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.
Các đặc điểm của chiếm hữu
+ chiếm hữu là hành vi thực tế của chủ thể
+ chiếm hữu là một sự kiện thực tế, một hiện tượng khách quan, ai cũng
có thể hiểu đây là biểu hiện bề ngoài của quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu, chi phối đối với tài sản
Quyền chiếm hữu được hiểu là quyền của chủ sở hữu hoặc người khác
được thực hiện mọi hành vi để nắm giữ và chi phối tài sản theo ý chí của
mình trong khuôn khổ của pháp luật. sự chiếm hữu thể hiện ở hai yếu tố
là nắm giữ, cầm nắm hay còn gọi là sự trì thủ ( giữ trong tay) và chi phối
về mặt pháp lý đối tài sản. sự cầm nắm “ trong tay” một tài sản còn gọi
là chiếm giữ thực tế đối với tài sản chưa được pháp luật công nhận là
chiếm hữu hợp pháp, nếu không chứng minh được tính minh bạch và
tính hợp pháp của sự cầm nắm đó. Nếu một người chỉ chứng minh sự
chiếm giữ thực tế một tài sản là minh bạch, công khai, liên tục thì cũng
mới chỉ chứng minh được là mình chiếm hữu vật, chưa được coi là
chiếm hữu hợp pháp.
Chiếm hữu khác với quyền chiếm hữu. Chiếm hữu là một “thực tế pháp
lý” được pháp luật thừa nhận, nhưng đó không phải là quyền, mà đó chỉ
là một sự kiện, một hoàn cảnh thực tế, hay một sự thật khách quan thôi.
Còn quyền chiếm hữu là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật thừa
nhận
2. Phân tích để làm rõ giữa chiếm hữu ngay tình với chiếm hữu
không ngay tình, từ đó nêu ý nghĩa pháp lý của việc xác định
chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.
Tiêu Chí Chiếm hữu ngay tình Chiếm hữu không ngay
tình
Khái niệm Là việc chiếm hữu mà Là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn người chiếm hữu biết
cứ để tin rằng mình có hoặc phải biết rằng mình
quyền đối với tài sản đang không có quyền đối với
chiếm hữu tài sản đang chiếm hữu
Cơ sở pháp lý Điều 180 Bộ luật Dân sự Điều 181 Bộ luật Dân sự
2015 2015
Chế độ pháp Người chiếm hữu không Người chiếm hữu không
lý có căn cứ pháp luật nhưng có căn cứ pháp luật
ngay tình được pháp luật không ngay tình không
công nhận và bảo vệ trong được pháp luật bảo vệ
một số trường hợp:  trong mọi trường hợp
+ Có thể trở thànnh chủ sở
hữu tài sản theo Bộ luật
Dân sự quy định;
+ Có quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi , lợi
tức trong một số trường
hợp.

Bản chất Người chiếm hữu không Người chiếm hữu biết rõ
biết hoặc không thể biết tài sản mình đang chiếm
việc chiếm hữu tài sản đó hữu là không có căn cứ
là không có căn cứ pháp pháp luật
luật
Hậu quả pháp Người chiếm hữu ngay Người chiếm hữu không
lý tình sẽ phải trả lại tài sản ngay tình buộc phải
cho chủ sở hữu nhưng nếu chấm dứt việc chiếm hữu
việc chiếm hữu có yếu tố thực tế đối với tài sản,
liên tục, công khai thì hoàn trả lại tài sản cho
người chiếm hữu ngay tình chủ thể có quyền đối với
được hưởng hoa lợi, lợi tài sản, bồi thường thiệt
tức mà tài sản mang lại và hại nếu có do hành vi
được áp dụng thời hiệu chiếm hữu bất hợp pháp
hưởng quyền (Khoản 3 gây ra (theo Điều 579 và
Điều 184 Bộ luật Dân sự Khoản 1 Điều 581 Bộ
2015):  luật Dân sự 2015)
+ Đối với Bất động sản:
nếu trong vòng 30 năm mà
không xác nhận được chủ
sở hữu tài sản thì người
chiếm hữu ngay tình, liên
tục, công khai trở thành
chủ sở hữu hợp pháp của
bất động sản (Điều 236 Bộ
luật Dân sự 2015)
+ Đối với Động sản: nếu
trong vòng 10 năm mà
không xác nhận được chủ
sở hữu tài sản thì người
chiếm hữu ngay tình, liên
tục, công khai trở thành
chủ sở hữu hợp pháp của
động sản đó (Điều 236 Bộ
luật Dân sự 2015)

Tình trạng suy Ngay tình là trường hợp Nếu người nào cho rằng
đoán mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu là
người chiếm hữu theo tình không ngay tình thì phải
trạng suy đoán (khoản 1 chứng minh (khoản 1
Điều 184 Bộ luật Dân sự Điều 184 Bộ luật Dân sự
2015) 2015)
 Việc xác định chiếm hữu là ngay tình hay không có ý nghĩa quan
trọng để làm cơ sở pháp lý cho việc:
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đang bị chiếm hữu trên thực
tế.
- Bảo vệ người ngay tình trong việc chiếm hữu tài sản.
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu thực sự của tài
sản. 
Khi xác định được việc chiếm hữu là ngay tình hay không ngay tình thì
bước tiếp theo đó có thể dễ dàng xác định được quyền của người đang
chiếm hữu với tài sản chiếm hữu. 

3. Phân tích và lấy ví dụ minh họa nội dung quy định pháp luật dân
sự về “suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu”.
Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng
người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm
hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người
chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời
hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại
theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Người chiếm hữu không còn phải chứng minh quyền của mình để được
bảo vệ. Đây là một điểm tiến bộ rất lớn trong quy định về chiếm hữu của
BLDS 2015.
Đối với người chiếm hữu, nhờ suy đoán ngay tình mà người chiếm hữu
được hưởng hoa lợi, lợi tức, thời hiệu xác lập sở hữu mà không cần
chứng minh. Đứng trước sự xâm phạm trực tiếp, người chiếm hữu có thể
kiện yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc người xâm phạm
phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và
bồi thường thiệt hại. Đứng trước một tranh chấp về chiếm hữu, người
chiếm hữu cũng được bảo vệ mà không cần chứng minh.
Tuy nhiên, đối với người đi kiện đòi khôi phục chiếm hữu thì BLDS
2015 có những bất cập. Người đi kiện đòi tài sản có thể tranh chấp về
tình trạng, về quyền với người chiếm hữu. Tuy nhiên, BLDS 2015
không cho phép người đi kiện được phát một đơn kiện để đòi khôi phục
tình trạng chiếm hữu
Việc chiếm hữu không liên tục hoặc không công khai không được coi là
căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu
Ví dụ:
A mua chiếc xe SH mode của B. Tuy nhiên khi lưu thông trên đường B
bị cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy tờ thì cavet xe lại đứng tên
A vì lí do chưa kịp làm thủ tục sang tên cho B. Như vậy, trong trường
hợp này B chiếm hữu không ngay tình

4. Phân tích quy định về phân loại chiếm hữu và trạng thái chiếm
hữu.
Căn cứ vào chủ thể tiến hành nắm giữ, chi phối tài sản thì chia làm 2 loại
(khoản 2, Điều
179 BLDS 2015)
 Chiếm hữu của chủ sở hữu.
 Chiếm hữu của chủ thể không phải là chủ sở hữu.
Căn cứ vào quy chế pháp lý cho việc chiếm hữu chia làm 2 loại (Điều
165 BLDS 2015)
 Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp lý quy định tại khoản 1, Điều
165 BLDS 2015.
Chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Trường hợp chiếm hữu có liên quan đến quyền sở hữu, chủ sở
hữu căn cứ tại điểm a, b, c, khoản 1, Điều 165 BLDS 2015
- Nhóm 2: Phát sinh dựa trên trình tự thủ tục do pháp luật quy định căn
cứ tại điểm d, đ, khoản 1, Điều 165 BLDS 2015
- Nhóm 3: Các trường hợp chiếm hữu chưa được pháp luật quy định căn
cứ tại điểm e, khoản 1, Điều 165 BLDS 2015
 Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp lý quy định tại khoản 2,
Điều 165 BLDS
2015
* Điều 180 - 183 BLDS 2015, trạng thái chiếm hữu được phân loại:
 Dựa vào nhận thức của người chiếm hữu đối với hành vi chiếm
hữu: Chiếm hữu
 Dựa vào nhận thức của người chiếm hữu đối với hành vi chiếm
hữu: Chiếm hữu
 ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.
 Dựa vào sự liên tục của quá trình chiếm hữu: Chiếm hữu liên tục
và chiếm hữu
 không liên tục.
 Dựa vào tình trạng công khai hay không: Chiếm hữu công khai
và chiếm hữu
 không công khai.

5. Phân tích làm rõ vai trò và ý nghĩa của chế định chiếm hữu trong
BLDS 2015.
Vai trò: Các chủ thể phải tuân thủ theo các quy tắc, trình tự nhất định để
từ đó bảo vệ quyền chiếm hữu, sở hữu của mình. Ngoài việc tránh xảy ra
tranh chấp về vấn đề sở hữu mà còn hạn chế bị kẻ gian lợi dụng mà
chiếm đi quyền sở hữu tài sản của bản thân và các chủ thể chiếm hữu
khác.
Ý nghĩa: BLDS 2015 đã có những thay đổi, qua đó bảo vệ tốt cho các
chủ thể chiếm hữu. Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân.
Là công cụ pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các
thiết chế dân chủ trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa

You might also like