You are on page 1of 3

Nhận định sai

CSPL: Điều 167, Điều 236 BLDS 2015


Nếu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải liên tục, công khai theo thời
hiệu quy định tại điều 236 và có thể bị đòi nếu trong trường hợp tài sản đó dịch
chuyển ngoài ý muốn của chủ sở hữu hoặc bị bỏ rơi, đánh cắp theo điều 167

1. Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là quyền dân sự tuyệt đối,
không bị hạn chế
 Nhận định sai
CSPL: Điều 196 BLDS 2015
Quyền định đoạt vẫn có trường hợp bị hạn chế theo Điều 196 BLDS 2015 chứ không
phải là tuyệt đối. Có một số loại tài sản không thể sử dụng hết quyền định đoạt của
chủ sở hữu đối với tài sản, ví dụ như tiền thì không được tiêu hủy  hạn chế quyền
định đoạt

2. Khi tài sản của chủ sở hữu bị người khác xâm phạm thì chủ sở hữu có quyền đòi lại
tài sản đó
 Nhận định sai
CSPL: Điều 167 BLDS 2015
Xét theo Điều 167 BLDS 2015: Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Trong trường hợp tài sản rời khỏi người chủ sở hữu mà theo ý chí của họ, người mượn
tài sản của chủ sở hữu đó nhưng không có quyền định đoạt nhưng lại chuyển giao cho
người chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù. Thì tài sản đó không được
chủ sở hữu đòi lại được. Chủ sỡ hữu chỉ có thể yêu cầu người mình cho mượn hoặc vi
phạm hợp đồng đối với mình thì mới được yêu cầu bồi thường lại
Ví dụ A cho B mượn tài sản, B bán tài sản thông qua hợp đồng có đền bù. A không
được đòi lại tài sản từ B vì theo Điều 167 thì B được xác lập quyền sở hữu và A chỉ đc
yêu cầu B bồi thường thiệt hại

3. Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp thì phải trả lại tài sản đó khi bị chủ sở hữu
kiện đòi
 Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều 579
Theo Khoản 1 Điều 579 thì khi ng chiếm hữu tài sản bất hợp pháp không có căn cứ
pháp luật, họ chiếm hữu ngay tình, liên tục và công khai trong 10 năm đối với động
sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó. Vậy nên trường
hợp người chủ sở hữu kiện đòi tài sản từ người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp thì
không thể trả lại tài sản

4. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và có đền bù đối với
động sản thì được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó
 Nhận định sai
CSPL: Điều 187 BLDS 2015
Trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chiếm hữu
động sản không phải đăng ký thông qua hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm
hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
Đối với động sản phải đăng ký thì chủ sở hữu được đòi lại động sản từ người chiếm
hữu ngay tình trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS 2015
Việc chuyển giao này phải trong ý chí của chủ sở hữu thì mới được xác lập, chuyển
giao ngoài ý chí, trộm cắp thì không được xác lập quyền sở hữu mặc dù nó không có
căn cứ pháp luật, ngay tình và có đền bù

5. Bất kỳ lúc nào chủ sở hữu cũng có quyền đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu
bất hợp pháp
 Nhận định sai
CSPL: Điều 236 BLDS 2015
"Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu"
Sau 10 năm hoặc 30 năm chủ sở hữu không kiện đòi lại tài sản bị người khác chiếm
hữu bất hợp pháp thì tài sản đó được người chiếm hữu xác lập quyền sở hữu thì chủ sở
hữu không thể đòi lại đc

6. Ủy quyền bán nhà là ủy quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó
 Nhận định sai
CSPL: Điều 195 BLDS 2015
Quyền định đoạt là quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay để kế thừa từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt phù hợp với quy định
của pháp luật đối với tài sản. Uy quyền bán thì người được ủy quyền chỉ có quyền bán
chứ k được thực hiện những quyền định đoạt khác đối với các tài sản đó như tiêu hủy,
cho thuê..

7. Một người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản của người khác thì không có
quyền sử dụng, khai thác tài sản đó
 Nhận định sai
CSPL: Khoản 2 Điều 581 BLDS 2015
Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình họ vẫn có quyền sử dụng khai thác tài
sản đó, chỉ khi nào từ thời điểm họ biết hoặc phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là
không có căn cứ pháp luật

You might also like