You are on page 1of 3

Họ và tên SV: Nguyễn Tuấn Dũng – MSSV: 2153401020058 – Lớp: QTL46A

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT DÂN SỰ


- Điều 165 của BLDS 2015: “Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với
quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu,
tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện
theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với
điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật.”

- Điều 167 của BLDS 2015: “Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm
hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông
qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp
hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động
sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở
hữu”
- Điều 180 BLDS 2015: “Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Câu 1:
- Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên
kia chuyểngiao thì phần chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.
- Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích
do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kì lợi ích nào.
a) A bị trộm điện thoại bởi B sau đó B bán lại cho C
Đầu tiên ta xác nhận việc C chiếm hữu điện thoại của A là không có căn cứ pháp
luật theo.

Do C không biết việc B trộm điện thoại của A nên C đã giao dịch với B là mua lại
chiếc điện thoại. Như vậy C là người chiếm hữu ngay tình căn cứ theo Điều 180 BLDS
2015.

Căn cứ theo Điều 167 của BLDS 2015 thì A có quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký sở hữu, ở đây là chiếc điện thoại, nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường
hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của A trong trường hợp giao dịch giữa B và C là hợp
đồng có đền bù.

b) A bị trộm điện thoại bởi B sau đó B tặng lại cho C


Cũng tương tự như ở 1.1 nhưng khác ở chỗ hợp đồng giữa B và C là hợp đồng
không có đền bù tức là cho tặng.

Căn cứ theo điều 167 của BLDS 2015 thì A có quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình là C trong trường hợp người chiếm hữu
ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có
quyền định đoạt tài sản là B.

Câu 2:

a) A cho B mượn điện thoại sau đó B bán lại cho C:


Đầu tiên, ta xác nhận rằng việc C chiếm hữu chiếc điện thoại của A là không có
căn cứ pháp luật theo điều 165 của BLDS 2015; Còn B là người chiếm hữu có căn cứ
pháp luật do A ủy quyền quản lý tài sản cho B. Vì thế, B chỉ có quyền quản lý tài sản chứ
không có quyền định đoạt là bán chiếc điện thoại cho C.

C nghĩ rằng B là chủ nhân của chiếc điện thoại nên C đã mua chiếc điện thoại đó.
Như vậy, C là người thứ ba ngay tình căn cứ theo Điều 180 BLDS 2015.

B là người chiếm giữ động sản hợp pháp theo ý chí của A còn C thì không.

Căn cứ theo điều 167 của BLDS 2015 thì A có quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình là C với hợp đồng giữa C và B là
hợp đồng có đền bù vì chiếc điện thoại của A bị chiếm hữu ngoài ý chí của A.

b) A cho B mượn điện thoại sau đó B tặng lại cho C

Tương tự như ở 2.1 nhưng khác nhau ở chỗ hợp đồng giữa B và C là hợp đồng
không có đền bù.

Căn cứ theo điều 167 của BLDS 2015 thì A có quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký sở hữu từ C vì C là người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua
hợp đồng không có đền bù với B là người không có quyền định đoạt tài sản.

You might also like