You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
LỚP HÀNH CHÍNH 47.3

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ THÁNG

Môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Trần Nhân Chính
Nhóm thực hiện: 4

THÀNH VIÊN NHÓM


STT HỌ TÊN MSSV
1 Lý Hoán Quyên 2253801014123
2 Nìm Bảo Quyên 2253801014125
3 Nguyễn Như Quỳnh 2253801014127
4 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 2253801014128
5 Trần Ngọc Như Quỳnh 2253801014129
6 Bùi Vũ Ngọc Sang 2253801014131
7 Đinh Thị Phương Thảo 2253801014146
8 Hồ Thị Anh Thư 2253801014160
9 Lê Huỳnh Thương 2253801014168
10 Nguyễn Thị Thúy 2253801014169

Phụ lục
Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
1.1 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?.................................................................1
1.2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?..........................3
1.3 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả?. 3
1.4 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
không? Vì sao?.........................................................................................................................................5
1.5 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có
phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao
nhiêu?.......................................................................................................................................................5
Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh
2.1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?................................7
2.2 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng
đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết
có điều kiện không?..................................................................................................................................8
2.3 Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều
kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?..........................................................................10
2.4 Ngoài Quyết định số 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? Nêu một
bản án/quyết định mà anh/chị biết..........................................................................................................10
2.5 Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp
đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó có bị vô hiệu không? Vì sao?..........10
2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán...................................11
2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện
phát sinh.................................................................................................................................................12
Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu
3.1 Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng........12
3.2 Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?.................................13
3.3 Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?.....................................................................13
3.4 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao?....................13
3.5 Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?...........................................14
3.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm
của bà Quế..............................................................................................................................................14
Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản và về hợp đồng
4.1 Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản..................................................................................................................15
4.2 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản? Vì sao?................................................................................................................................16
4.3 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản? Vì sao?................................................................................................................................16
4.4 Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao?.....................17
4.5 Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng BLDS 2015? Vì
sao?........................................................................................................................................................17

Chú thích
BLDS Bộ luật Dân sự
Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh
Vĩnh Long.
 Nguyên đơn: Ngân hàng NN & PTNT VN.
 Bị đơn: Anh Đặng Trường T.
 Nội dung: Chị T chuyển cho anh T 5 triệu đồng nhưng do nhân viên ngân hàng bất cẩn đã
chuyển nhầm số tiền là 50 triệu đồng. Ngay sau đó anh T rút tiền và sử dụng, cùng ngày
ngân hàng thông báo và yêu cầu anh T trả lại. Anh T cam kết trả hết đúng hạn, nhưng đến
ngày anh T vẫn không thực hiện. Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Ngân hàng
NN & PTNT VN buộc anh T trả lại ngân hàng 40 triệu đồng.
1.1 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
 Các dấu hiệu pháp lý của được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
1
 Làm rõ khái niệm được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
 Về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, căn cứ từ việc chiếm hữu có căn
cứ pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 165 như sau:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân
sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai
là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi
lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của BLDS, quy
định khác của pháp luật có liên quan;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất
lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của BLDS, quy định khác
của pháp luật có liên quan;
6. Trường hợp khác do pháp luật quy định.
 Do đó, việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với những
trường hợp vừa nêu là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
(khoản 2 Điều 165).
 Về được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, BLDS không có định
nghĩa vụ thể. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, có các quan điểm như sau:
 Một người phải được lợi về tài sản là trường hợp một người nhận
được một khoản lợi từ bên nào đó mà không phải mất một chi phí
1
https://www.google.com/url?q=https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-chiem-huu-tai-san-o-viet-
nam6629.html&sa=D&source=docs&ust=1696611014192308&usg=AOvVaw3FF_Obl0O1k1Kl0Vimh7qS
nào hoặc trường hợp một người không bị mất một cái gì đó về tài sản
mà đáng ra họ phải mất;
 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có thể áp dụng tương
tự như trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là trường hợp được lợi
về tài sản mà người được lợi không có căn cứ pháp lý để được
hưởng khoảng lợi đó;2
 BLDS 2015 quy định người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật chỉ có thể hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản nếu việc
chiếm hữu đó ngay tình (khoản 3 điều 184). Theo quy định này, điều
kiện bắt buộc để người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được
hưởng lợi ích phát sinh từ tài sản phải là chiếm hữu ngay tình.3
 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và ngay tình là
hai điều kiện tiên quyết cho việc hưởng hoa lợi, lợi tức khi
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng được pháp luật
công nhận lợi ích.
 Trường hợp một nên nhận được lợi ích (từ tài sản) không xuất phát
từ hành vi chiếm đoạt, không do lỗi của người được lợi, thậm chí cả
bản thân người được lợi cũng không biết về khoản lợi đó; nhưng việc
họ nhận được các lợi ích đó cũng không dựa trên bất cứ một căn cứ
pháp lý hay đạo đức nào cả. Sự được lợi của họ tuy không xuất phát
từ hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác một cách trái
pháp luật, nhưng đã gây ra tổn thất cho người khác.
 Như vậy, có thể hiểu được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật là việc chủ thể được hưởng lợi về tài sản một cách thụ
động, nhưng sự được lợi đó không dựa trên căn cứ pháp luật
hoặc lẽ công bằng và làm cho chủ thể khác bị thiệt hại.4

2
Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Tập 1, 2017 (tái bản lần 3), Nxb. Hồng Đức
- Hội Luật gia Việt Nam, tr.117-118
3
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, 2023, NXB.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam,
tr.116.
4
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợi đồng (Bình luận bản án), 2019,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.58.
1.2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa
vụ?
 Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ, vì căn cứ
phát sinh nghĩa vụ là những sự kiện xảy ra trong thực tế, đã được pháp luật dự liệu,
thừa nhận có giá trị pháp lý và dùng để làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Theo đó:
 Thứ nhất, Điều 275 BLDS 2015 đã liệt kê các căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa
vụ; trong đó có căn cứ “Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật”;
 Thứ hai, đây được xem là căn cứ phát sinh nghĩa vụ bởi vì người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật và người sở hữu hợp pháp về tài sản đó đều
có những nghĩa vụ mà cả 2 bên đều phải thực hiện:
 Đối với người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: Có nghĩa
vụ hoàn trả lại tài sản, khoản lợi đã chiếm hữu. Người được lợi về tài
sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả
cả hoa lợi, lợi tức. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ nhưng
ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người
đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu;
o Cơ sở pháp lý: Điều 579, Điều 581 BLDS 2015;
 Đối với người sở hữu hợp pháp về tài sản: Nếu người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật đã bỏ ra một số tiền để bảo quản hoặc làm
tăng giá trị món tài sản đó lên thì chủ sở hữu cũng phải có nghĩa vụ bù
đắp lại phần tiền đó cho bên được lợi;
o Cơ sở pháp lý: Điều 583 BLDS 2015.
1.3 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách
nhiệm hoàn trả?
 Các điều kiện phát sinh trách nhiệm hoàn trả của người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật là: 5
 Một người phải được lợi về tài sản là trường hợp một người nhận được một
khoản lợi từ bên nào đó mà không phải mất một chi phí nào hoặc trường
hợp một người không bị mất một cái gì đó về tài sản mà đáng ra họ phải
mất:

5
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam– Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 3), Tập 1, tr.116-124
 Một người có thể nhận được sự gia tăng giá trị về tài sản hoặc sự
thụ hưởng lợi ích từ một bên thứ ba mà không phải mất chi phí
nào;
 Nếu một bên không bị thiệt hại về tài sản hoặc xâm hại lợi ích nào
mà đáng ra họ phải mất thì điều đó sẽ gây ra sự thiệt hại về tài sản
mà người khác phải gánh chịu.
 Phải xác định được trường hợp đó “không có căn cứ pháp luật”:
 Áp dụng tương tự pháp luật về trường hợp chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật thì được lợi về tài sản mà không có căn
cứ pháp luật là trường hợp được lợi về tài sản mà người được lợi
không có căn cứ pháp lý để được hưởng khoản lợi đó.
 Phải chứng minh được hành động đó gây ra thiệt hại cụ thể cho người khác:
 Thiệt hại trong trường hợp này có thể được hiểu là làm giảm đi tài
sản hoặc làm cho tài sản của người khác không gia tăng;
 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa phần được lợi và phần bị thiệt hại:
Việc được lợi của một người là thiệt hại của bên kia và làm cho bên kia bị
thiệt hại.
Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh
Long
 Chủ thể tranh chấp:
 Nguyên đơn: Ngân hàng NN và PTNT VN;
 Bị đơn: Anh Đặng Trường T.
 Vấn đề tranh chấp: “Tranh chấp đòi lại tài sản”.
 Tranh chấp vì lý do:
 Kế toán của bên nguyên đơn đã vô tình chuyển nhầm số tiền cho bên bị đơn. Bị
đơn liền rút tiền ra khỏi tài khoản để trả nợ. Sau đó, bên nguyên đơn sau khi biết
chuyện, đã phong tỏa tài khoản và yêu cầu bên bị đơn trả lại tiền. Bị đơn thừa
nhận và hứa trả lại số tiền nhưng sau đó thay đổi ý kiến;
 Nguyên đơn khởi kiện, yêu cầu bị đơn trả lại số tiền cộng thêm lãi chậm trả. Bị
đơn đồng ý trả lại số tiền trên nhưng trả dần mỗi tháng, riêng phần lãi suất thì
không đồng ý trả với lý do ban đầu nguyên đơn xin khắc phục để trả lại nhưng
phía nguyên đơn không đồng ý và kéo dài cho đến nay;
 Cuối cùng, nguyên đơn đồng ý rút lại yêu cầu tính lãi chậm trả nhưng phải trả
ngay số tiền. Bị đơn đồng ý nhưng xin trả dần mỗi tháng.
 Quyết định của Tòa án:
 Buộc bị đơn có trách nhiệm cho lại số tiền trên cho nguyên đơn.
 Lý do cho quyết định:
 Bị đơn đã được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, nên phải có nghĩa vụ
trả lại số tiền trên cho nguyên đơn theo Điều 256 BLDS 2005.
1.4 Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật không? Vì sao?
 Trong vụ việc được bình luận, không được coi là trường hợp được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật. Vì số tiền chị T gửi cho anh T là 5.000.000đ vì sự
nhầm lẫn của Ngân hàng mà thực tế anh T đã nhận được số tiền 50.000.000đ. Số
tiền này không phải của anh T. Anh T biết tài sản đó không phải của mình nhưng
anh T đã sử dụng nó để trả nợ cho chị gái mình. Anh T cũng không có căn cứ
pháp lý nào cho thấy anh xứng đáng được nhận một số tiền lớn như vậy. Do vấn đề
sai sót từ bên kế toán của ngân hàng nên anh T được nhận một mức tiền lớn hơn so
với mức tiền ban đầu đáng lẽ anh nhận. Việc anh T được hưởng lợi như vậy đã gây
ra thiệt hại cho bên ngân hàng khi anh T sử dụng phần tiền được lợi đó cho mục
đích cá nhân của mình, làm thất thoát tiền của ngân hàng.
 Anh T phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 579
BLDS 2015 “Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho
người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại,
trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
1.5 Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào?
Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến
thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?
 Khi được thông báo và yêu cầu trả lại số tiền chuyển nhầm là 45 triệu đồng anh T
đã cam kết sẽ trả dứt điểm vào ngày 21/11/2016 nhưng quá hạn anh T vẫn không
thực hiện nên nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm thì anh T sẽ phải
chịu lãi chậm quy định tại khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 với mức lãi 10% theo
khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 trả kể từ ngày 22/11/2016 khi có yêu cầu của Ngân
hàng đến khi trả dứt số nợ; hoàn thành nghĩa vụ của người được voi là được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nêu tại khoản 2 Điều 579 BLDS 2015. 6
 Cơ sở pháp lý: Điều 357 BLDS 2015;
 Pháp luật đã quy định người có nghĩa vụ trả tiền nếu chậm thực hiện nghĩa
vụ thì chịu thêm lãi chậm trả, tức là không phân biệt nguồn gốc hình thành
nghĩa vụ trả tiền;

6
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam– Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 3), Tập 1, tr.512-533.
 Như vậy ở trong trường hợp này, anh T có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đó cho
Ngân hàng và đã cam kết trả ngay. Nhưng sau đó, anh T đã nhiều lần chậm
trả tiền không thực hiện đúng cam kết nên anh T đã vi phạm nghĩa vụ và phải
được tính lãi chậm trả theo quy định của pháp luật.
 Khoảng thời gian mà anh T phải chịu lãi là:

 Cơ sở pháp lý: Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015;


 Theo quy định hiện hành của pháp luật thì bên có nghĩa vụ chậm trả
tiền phải trả lãi đối với số tiền chậm trả “tương ứng với thời gian
chậm trả”. Có thể thấy, pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ về
thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nghĩa vụ chịu lãi. Tuy nhiên,
có thể căn cứ vào quy định trên và suy luận rằng thời điểm bắt đầu
phát sinh lãi chậm trả là khi “thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết”;
 Có thể thấy trong Bản án này, Ngân hàng và anh T đã thỏa thuận và
cam kết sẽ trả lại đủ số tiền vào ngày 21/11/2016 nhưng sau khi hết
thời hạn trên, anh T đã không thực hiện. Như vậy, Ngân hàng áp dụng
thời gian bắt đầu chịu lãi là ngày 22/11/2016, sau “thời hạn thực hiện
nghĩa vụ” là hợp lý với quy định pháp luật và thực tiễn;
 Về thời điểm kết thúc của nghĩa vụ chịu lãi, pháp luật đã quy định
“tương ứng với thời gian chậm trả”. Tức là nếu chừng nào khoản tiền
mà anh T phải trả chưa được thanh toán thì khoản tiền này vẫn phát
sinh lãi và không có sự gián đoạn nào cho đến ngày anh T phải trả lại
hết. Vì vậy, Ngân hàng yêu cầu anh T phải chịu lãi cho đến ngày “trả
dứt số tiền trên” là hợp lý.
 Mức lãi anh T phải chịu là:
 Cơ sở pháp lý: Điều 357, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;
 Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức lãi suất của nghĩa vụ trả
chậm tiền nếu có thỏa thuận với nhau thì tối đa là 20%/năm của khoản tiền
vay và không được vượt quá mức trên. Còn nếu không có thỏa thuận thì
mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất tối đa của quy định về
phần thỏa thuận;
 Trong trường hợp này, do đây là trường hợp bên anh T đã vi phạm nghĩa
vụ và hai bên đã không có thỏa thuận với nhau ngay từ đầu nên phải áp
dụng mức lãi suất không có thỏa thuận. Ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất
10%/năm trên khoản tiền cho đến thời điểm trả nợ là hoàn toàn hợp lý.
Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh
2.1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?
 Đầu tiên về thuật ngữ điều kiện, “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện ở đây
không phải là “điều kiện” để giao dịch hoặc hợp đồng có hiệu lực được quy định
tại khoản 1 Điều 117 BLDS 2015. BLDS chưa cho biết “điều kiện” trong hợp đồng
có điều kiện được hiểu là gì; nhưng nhìn chung, “điều kiện” là những sự kiện chưa
xảy ra ở thời điểm các bên thỏa thuận có thể xảy ra “nhưng không chắc chắn xảy ra
trong tương lai”.7
 BLDS 2015 có quy định về hợp đồng giao kết có điều kiện. Cụ thể:
 Khoản 6 Điều 401 quy định: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc
thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện
nhất định”;
 Khoản 1 Điều 120: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát
sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân
sự phát sinh hoặc hủy bỏ”;
 Khoản 1 Điều 284: “Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có
nghĩa vụ phải thực hiện”.
 Như vậy, có thể thấy, trên cơ sở các quy định trên, cơ 3 loại điều kiện trong hợp
đồng: (1) Điều kiện phát sinh, (2) Điều kiện thực hiện và (3) Điều kiện hủy bỏ.
Trong đó, về quy định chi tiết giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh:8
 Về bản chất:
 Thực ra, để là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh thì đây phải là
trường hợp các bên đã thống nhất với nhau về giao dịch (hợp đồng)
nhưng sự hình thành của giao dịch (hợp đồng) còn phụ thuộc vào
một điều kiện có thể xảy ra trong tương lai;
 Ở đây, tất cả đã sẵn sàng nhưng giao dịch (hợp đồng) còn lệ thuộc
vào một yếu tố trong tương lai;
 Trong giai đoạn này, giao dịch (hợp đồng) mà các bên muốn xác lập
chưa tồn tại mà chỉ ở dạng “dự án” nên chưa thể áp dụng các quy

7
Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Tập 1 (xuất bản lần 9), 2022, Nxb. Hồng Đức - Hồi Luật gia
Việt Nam, tr.64
Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.291
8
Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Tập 1 (xuất bản lần 9), 2022, Nxb. Hồng Đức - Hồi Luật gia
Việt Nam, tr.63 và tr.67
định tương ứng như điều kiện để hợp đồng có hiệu lực hay trường
hợp hợp đồng vô hiệu.
 Kết luận, Bộ luật Dân sự đề cập đến giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh
nhưng không có quy định cho biết đó là loại giao dịch như thế nào.
 Từ các cơ sở pháp lý trên, có thể thấy, Bộ luật dân sự đã có quy định
và thừa nhận khả năng giao kết về giao kết hợp đồng có điều kiện
phát sinh, trên cơ sở cho phép các bên dự liệu trước được một hoàn
cảnh có nhiều khả năng xảy ra hay không có xảy ra.
 Tuy nhiên, quy định hiện nay không làm rõ các khái niệm về giao kết
hợp đồng có điều kiện phát sinh, nên dẫn tới sự nhầm lẫn trong quá
trình thực thi. Phổ biến nhất là 2 quan điểm:9
1. Sự kiện các bên thỏa thuận trong hợp đồng có điều kiện không
làm ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng đó và được coi là
một điều khoản trong hợp đồng;
2. Ngược lại, “điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ” là những sự kiện
được xác lập có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng.
 Các điều luật trong BLDS năm 2015 có sự mâu thuẫn,
không logic và chưa có khái niệm về hợp đồng có điều
kiện.
2.2 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời
điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào
của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?
 Dựa vào khoản 6 Điều 402 BLDS 2015 thì: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng
mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự
kiện nhất định.”. Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở
hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, đây
là một “sự kiện”, nếu sự kiện này phát sinh, bên chuyển nhượng có quyền sở hữu
thì hợp đồng hình thành. Như vậy, đối chiếu với quy định tại khoản 6 Điều 402
BLDS 2015, đây được xem như là một hợp đồng giao kết có điều kiện.
Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao
 Chủ thể tranh chấp:
 Nguyên đơn:

9
https://www.google.com/url?q=https://kiemsat.vn/hoan-thien-quy-dinh-cua-phap-luat-dan-su-ve-hop-dong-co-
dieu-kien-65753.html&sa=D&source=docs&ust=1696611014196592&usg=AOvVaw0cauEc6iYke_yhBzlBHR-r
 Ông Trần Thế Nhân;
 Bà Lê Thị Hồng Lan;
 Ông Trần Nhật Minh;
 Bà Đặng Ngọc Diễm.
 Bị đơn: Bà Phan Minh Yến.
 Vấn đề tranh chấp: “Tranh chấp hợp đồng quyền chuyển nhượng đất và hợp đồng ủy
quyền”.
 Tranh chấp vì lý do:
 2007, tài sản của nguyên đơn bị thu hồi để thực hiện khu tái định cư do Công ty
phát triển nhà Cần Thơ làm chủ đầu tư;
 23/4/2008, nguyên đơn nhận được nền đất của Công ty phát triển Cần Thơ nhưng
vẫn chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng và đường đi;
 21/11/2013, nguyên đơn thỏa thuận ký kết chuyển nhượng nền đất trên cho bị đơn
với giá 520.000.000 đồng và nguyên đơn đã nhận đủ số tiền thỏa thuận;
 Do nhu cầu nhà ở và nhận thấy thỏa thuận không đúng quy định pháp luật nên
nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng;
 Việc thỏa thuận được hình thành trên cơ sở tự nguyện, thanh toán đầy đủ và đã
được công chứng, vì vậy bị đơn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bị đơn.
 Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
 Lý do cho quyết định:
 Khi các bên thỏa thuận ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhưng thực tế thì lúc ký
kết nguyên đơn vẫn đang chờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nền đất nên không
thể thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
 Phần nhận định của tòa án cho thấy đây là giao dịch có điều kiện, chỉ khi nhận
được giấy chứng nhận quyền sở hữu lô đất nền thì mới ký kết quyền sở hữu đất
đối với bị đơn và đền bù gấp 3 lần cho bị đơn nếu không thực hiện được nghĩa vụ,
vì vậy giao dịch này không phải là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
mà là giao dịch bằng văn bản giữa các bên cam kết chuyển nhượng đất và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên chuyển nhượng không thực hiện nghĩa vụ nên
không làm phát sinh quan hệ giữa các bên thỏa thuận;
 20/07/2018 nguyên đơn yêu cầu khởi kiện mà ngày 04/09/2018 nguyên đơn mới
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu lô đất nền vì vậy nguyên đơn có thể đơn
phương chấm dứt hợp đồng vì chưa phát sinh điều kiện trong văn bản hợp đồng
mặc dù hợp đồng không bị vô hiệu.
2.3 Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp
đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
 Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao xem hợp đồng trên là hợp đồng
giao kết có điều kiện:
 Căn cứ đoạn [7] - Nhận định của Tòa án: “Căn cứ vào nội dung thỏa thuận
nêu trên thì “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch
dân sự có điều kiện”.
2.4 Ngoài Quyết định số 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề
này không? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết.
 Trong Quyết định số 403/2011/DS-GĐT của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao,
Toà án xác định hợp đồng trên là hợp đồng có điều kiện. “Theo nội dung hợp đồng
thì bên A (bà Ngọc) hứa sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng đất sau khi bên A
làm xong thủ tục chuyển nhượng. Như vậy, đây là hợp đồng có điều kiện khi hoàn
tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ chuyển nhượng.”
 Trong Quyết định số 192/2006/DS-GĐT của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao,
tuy không trực tiếp nói đến hợp đồng có điều kiện nhưng đã đề cập đến vấn đề điều
kiện trong hợp đồng: “Ngày 06/11/2000 ông Dũng, bà Huyền lập “Hợp đồng mua
bán hoặc sang nhượng căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua đặt 50
lượng vàng SJC, sau đó tiếp từ 50 đến 150 lượng vàng SJC cho bên bán; bên bán
giao giấy tờ liên quan đến căn nhà cho bên mua, để bên mua liên hệ với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục hợp thức hoá cho bên bán; khi bên bán đứng
tên chủ quyền nhà thì bên mua phải giao đủ vàng, bên bán đứng tên chủ quyền
nhà thì bên mua phải giao đủ vàng, bên bán sẽ giao giấy tờ nhà và ký các giấy tờ
để sang tên nhà cho bên mua.”
2.5 Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó
có bị vô hiệu không? Vì sao?
 Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại:
 Căn cứ Đoạn [4] - phần Nhận định của Tòa án: “Các bên cũng xác nhận tại
thời điểm ký kết văn bản thỏa thuận nêu trên, lô đất nền số 281A3 chưa được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”..
 Hợp đồng trên không bị vô hiệu, vì:
 Cơ sở pháp lý:
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015;

 Điều 120 Bộ luật Dân sự 2015;
 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015.
 Căn cứ vào nội dung thỏa thuận thì “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển
nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện;
 Như vậy, giao dịch này chỉ phát sinh khi vợ chồng ông Nhân, bà Lan khi
nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải ký hợp đồng chuyển
nhượng cho bà Yến;
 Tuy nhiên, thời điểm ông Nhân, bà Lan khởi kiện vào ngày 20/7/2018 thì
thời điểm phát sinh hiệu lực của giao dịch chưa xảy ra vì đến ngày
4/9/2018 thì bà Lan mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng;
 Như vậy, tuy các bên đã thống nhất nội dung của hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nhưng hợp đồng này chưa thực sự tồn tại vì điều kiện
phát sinh hợp đồng chưa xảy ra; nên không thể áp dụng các quy định của
hợp đồng. 10
 Như vậy, không thể căn cứ quy định hợp đồng vô hiệu do vi phạm:
 Nội dung: Đất không có chủ quyền do chưa được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
 Hình thức: Không có hợp đồng chuyển nhượng.
 Trong trường hợp này, ông Nhân và bà Lan có quyền đơn phương chấm dứt
cam kết và “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” sẽ bị tuyên
bố hủy bỏ.
2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán
 Hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là thuyết phục. Hội đồng Thẩm
phán xác định rằng: “Cho đến khi bà Lan được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại và không bị vô hiệu
nhưng chưa phát sinh hiệu lực”.
 Tại thời điểm vợ chồng ông Nhân bà Lan khởi kiện vào ngày 20/7/2018 thì điều
kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch chưa xảy ra, vì đến ngày 04/9/2018 bà
Lan mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ vào khoản 2 Điều
120 BLDS 2015.
 Xét thấy nội dung thỏa thuận của hai bên ở “văn bản thỏa thuận về việc chuyển
nhượng lô đất nền” thì khi vợ chồng ông Nhân bà Lan được cấp giấy chứng nhận
10
Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Tập 1, tr.71-
72
quyền sử dụng đất đối với đất nền thì phải ký hợp đồng “nếu không thực hiện hoặc
đổi ý không bán, bên A phải bồi thường gấp ba lần số tiền đã nhận của bên B và
tất cả các chi phí, các khoản tiền khác mà bên B đã nộp cho Nhà nước.”
2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp
đồng có điều kiện phát sinh.
11
 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
 Cơ sở pháp lý: Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015;
 Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể đối với điều kiện phát sinh
của giao dịch dân sự, nên có thể xuất hiện sự lúng túng trong thực tiễn khi
xác định thời hiệu được tính từ thời điểm nào;
 Nhưng vì hợp đồng có điều kiện phát sinh chưa phải là hợp đồng nên không
thể áp dụng các quy định của hợp đồng; như vậy chỉ có thể xem xét vấn đề
thời hiệu đối với hợp đồng đã phát sinh.
 Có sự thay đổi pháp luật từ thời điểm xác lập hợp đồng có điều kiện đến thời điểm
điều kiện xảy ra:12
 Dựa theo nguyên tắc: pháp luật điều chỉnh giao dịch là pháp luật có hiệu lực
tại thời điểm xác lập giao dịch;
 Như vậy, đối với hợp đồng có điều kiện phát sinh thì được điều chỉnh bởi
pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xác lập hợp đồng có điều kiện phát sinh;
 Còn quyền và nghĩa vụ của các bên đến hợp đồng đã phát sinh thì áp dụng
pháp luật có hiệu lực tại thời điểm điều kiện xảy ra.
Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu
Tình huống: Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà Quế
đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế. Việc bảo lãnh
bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của chồng bà Quế. Khi xảy ra
tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà
Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên”.
3.1 Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi
loại hợp đồng.
 Hợp đồng chính và hợp đồng phụ:
 Cơ sở pháp lý:
 Khoản 3, 4 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015;
 Khoản 2, 3 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015.

11
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Tập 1, tr.80-81
12
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Tập 1, tr.81-82
 Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ; tức là dù hợp đồng phụ vô hiệu thì hiệu lực của hợp đồng chính vẫn
không bị mất đi (trừ trường hợp thỏa thuận của các bên về việc hợp đồng
phụ là một phần của hợp đồng chính);
 Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; khi
hợp đồng chính vô hiệu thì sẽ làm cho hợp đồng phụ bị chấm dứt.
 Ví dụ minh họa:
 An mua máy tính ở cửa hàng điện tử Phong Vũ đồng thời đăng ký bảo
dưỡng máy tính định kỳ ở cửa hàng trong thời gian sử dụng máy nêu trên.
Hợp đồng chính ở đây là hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo dưỡng là hợp
đồng phụ.
3.2 Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?
 Công ty Thiên Minh là bên có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng, vì:

 Cơ sở pháp lý:
 Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015;
 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015;
 Công ty là bên vay còn bà Quế là bên bảo lãnh nên nghĩa vụ trả tiền là của Công
ty; khi Công ty không trả nợ hết thì bà Quế mới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của
bả là nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty.
3.3 Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?
 Bà Quế tham gia nghĩa vụ với tư cách là bên bảo lãnh vì bà Quế đã đứng ra bảo
lãnh với Ngân hàng bằng một bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng bà
cho công ty Thiên Minh. (Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015)
3.4 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì
sao?
 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu là hợp lý. Vì khi muốn thế
chấp tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Hợp đồng thế chấp của bà
Quế tuy đúng về hình thức (được công chứng) nhưng sai về mặt nội dung dẫn đến
vô hiệu. Khi muốn thế chấp tài sản, thì tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên thế
chấp. Trường hợp này bà Quế đã thế chấp tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng
trong thời kì hôn nhân mà việc công chứng tài sản để thế chấp không được chồng bà
Quế đồng ý tức là Bà Quế đã vượt quá giới hạn tài sản của mình đem thế chấp một
nữa tài sản không phải là của mình. Điều này được căn cứ vào:
 Khoản 2 Điều 212 BLDS 2015: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung của các thành viên gia đình được thể hiện theo phương thức thỏa thuận.
Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là
nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành
viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường
hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần
được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định
tại Điều 213 của Bộ luật này.”
 Khoản 1 Điều 213 BLDS 2015: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp
nhất có thể phân chia.”
 Khoản 1 Điều 210 BLDS 2015: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối
với tài sản chung.”
 Bên cạnh đó ta còn theo nguyên tắc định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Vợ
chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung; việc định đoạt tài
sản chung phải được lập thành văn bản.
 Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 218 Bộ
luật Dân sự 2015.
 Do đó việc bà Quế một mình đem bất động sản này đi thế chấp mà không có sự
đồng ý hay cùng thoả thuận của chồng bà là không đúng với pháp luật. Vì vậy,
hợp đồng thế chấp này vô hiệu.
3.5 Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?
 Theo Tòa án, bà Quế không còn trách nhiệm gì với Ngân hàng, vì:
 Không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản
nợ nêu trên;
 Đồng thời, do hợp đồng thế chấp đã bị vô hiệu nên không phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa bà Quế và Ngân hàng.
3.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan
đến trách nhiệm của bà Quế.
 Theo chúng tôi, việc Tòa án giải quyết vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm bà
Quế là chưa phù hợp, vì:
 Hợp đồng thế chấp tài sản chỉ dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của bà
Quế, trường hợp hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu, thì tư cách người bảo lãnh
của bà Quế chưa chắc chấm dứt. Bà Quế vẫn có thể tiếp tục là người bảo lãnh
trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên và sử dụng tài sản khác để bảo đảm nghĩa
vụ bảo lãnh.
 Việc Tòa án tước đi tư cách bảo lãnh và đưa ra nhận định bà Quế không có quyền
và nghĩa vụ liên quan với Ngân hàng là chưa thực sự hợp lý vì chưa xác định rõ
mong muốn của các đương sự.
Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản và về
hợp đồng
4.1 Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu
khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

Thời hiệu khởi kiện tranh Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp
Tiêu
chấp quyền sở hữu tài sản đồng
chí
Cơ sở Điều 155 BLDS 2015 Điều 429 BLDS 2015
pháp lý
Không áp dụng thời hiệu thời Thời gian là 03 năm kể từ ngày người có
Thời
hiệu khởi kiện. quyền yêu cầu hoặc phải biết quyền và lợi
hiệu
ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của Tòa án nhân tỉnh Hưng Yên.
 Chủ thể tranh chấp:
 Nguyên đơn: Ông Vũ Văn V;
 Bị đơn: Ông Tô Văn P.
 Vấn đề tranh chấp: “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”.
 Tranh chấp vì lý do:
 Ngày 26/11/2006, nguyên đơn làm đơn khởi kiện buộc bị đơn trả lại 25 triệu tiền
đặt cọc và 45 triệu tiền phạt cọc do vi phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 07/6/2010;
 Quyết định của Tòa án:
 Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn trả lại số tiền đặt cọc cho
nguyên đơn;
 Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc bị đơn có trách nhiệm trả thêm
tiền phạt cọc là 45 triệu.
 Lý do cho quyết định:
 Việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc thuộc trường hợp đòi lại tài
sản, nên không thể áp dụng thời hiệu khởi kiện tại điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ
luật Tố tụng Dân sự và điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-
HĐTP. Do đó, yêu cầu trên của nguyên đơn cũng sẽ không bị vô hiệu do hết thời
hiệu khởi kiện;
 Mặt khác, vì yêu cầu buộc bị đơn phải chịu phạt cọc không thuộc trường hợp trả
lại tài sản, nên yêu cầu sẽ vô hiệu và không được giải quyết do đã hết thời hiệu
khởi kiện.
4.2 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
 Tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng, vì:
 Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015;
 Để được coi là tranh chấp quyền sở hữu thì số tiền phạt cọc trên phải thuộc sở
hữu của một trong hai bên nhưng số tiền phạt cọc ở đây đều không thuộc sở
hữu của bên nào;
 Theo như luật định, trách nhiệm trả số tiền 45 triệu trên (gọi là tiền phạt cọc) là
hậu quả phát sinh khi bị đơn (bên nhận đặt cọc) đã không thực hiện đúng với
hợp đồng giao kết là phải trả lại cho nguyên đơn (bên đặt cọc) số tiền đặt cọc.
nên không thể gọi là tranh chấp quyền sở hữu.
 Do đó, tranh chấp về số tiền phạt cọc trên thuộc trường hợp tranh chấp hợp đồng
đặt cọc.
4.3 Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
 Tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, vì:
 Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015;
 Trong hợp đồng đặt cọc thì bên đặt cọc (nguyên đơn) phải giao cho bên nhận
đặt cọc (bị đơn) một khoản tiền – khoản tiền mà nguyên đơn giao cho bị đơn dĩ
nhiên phải thuộc sở hữu của nguyên đơn;
 Tuy nhiên, vì bị đơn không chịu trả lại cho nguyên đơn số tiền đặt cọc – số tiền
mà chỉ nguyên đơn có quyền sở hữu còn bị đơn chỉ là bên tạm giữ trong lúc
thực hiện hợp đồng;
 Ngoài ra, Tòa án cũng đã xác nhận việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại 25
triệu tiền đặt cọc là trường hợp đòi lại tài sản.
 Vì vậy, tranh chấp về số tiền đặt cọc trên thuộc trường hợp tranh chấp quyền sở
hữu tài sản.
4.4 Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì
sao?
 Theo chúng tôi, đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên thuyết phục,
vì:
 Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005;
 Về khoản tiền 45 triệu do nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả do vi phạm thỏa
thuận đặt cọc, trong Quyết định hợp đồng đặt cọc mà hai bên xác lập thỏa
thuận đặt cọc là ngày 07/6/2010 đến ngày mà ông V khởi kiện là ngày
26/11/2016 đã quá thời hạn 02 năm. Vì vậy, Tòa án đã không giải quyết vì
quá thời hiệu khởi kiện là đúng với quy định pháp luật hiện hành căn cứ căn
cứ theo điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005;
 Đối với khoản tiền 25 triệu là tiền đặt cọc, căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2005
và Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi
kiện, yêu cầu trả lại tiền đặt cọc trên là đòi lại tài sản nên số tiền này Tòa án
buộc bị đơn trả lại cho nguyên đơn là hợp lý.
4.5 Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng
BLDS 2015? Vì sao?
 Theo chúng tôi, đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên nếu áp dụng Bộ luật
Dân sự 2015 thì sẽ có thay đổi về thời hiệu khởi kiện:
 Cơ sở pháp lý: Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 “Thời hiệu khởi kiện để yêu
cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm”;
 Trong Quyết định không nêu rõ cụ thể khi nào nguyên đơn phát hiện ra lợi
ích của ông bị xâm phạm. Như vậy, trong thời gian 03 năm, nếu nguyên đơn
phát hiện lợi ích của mình bị xâm phạm, tức là kể từ ngày nguyên đơn biết
việc bị đơn không chịu thực hiện đúng như hợp đồng đã giao kết và khởi
kiện bị đơn thì có thể yêu cầu bị đơn trả lại khoản tiền 45 triệu do vi phạm
thỏa thuận đặt cọc.

You might also like