You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
Môn học: Luật tố tụng hình sự
Đề tài: Hoạt động kê biên tài sản – Thực tiễn và giải pháp

Giảng viên: Trần Thị Minh Đức


Mã lớp học phần: 22C1LAW51101902
Sinh viên: Trần Nguyễn Hương Ly
Khóa – Lớp: K46 – LQ001
MSSV: 31201024194
LỜI CAM ĐOAN


“Tôi xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu
luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong tiểu luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc”

Tác giả tiểu luận


(Ký và ghi rõ họ tên SV cam đoan)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BLTTHS – Bộ luật tố tụng hình sự
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: ...........................................................................................................................................1
NỘI DUNG .........................................................................................................................................1

I. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động kê biên tài sản ...........1
1. Khái niệm kê biên tài sản ....................................................................................................... 1

2. Nguyên tắc áp dụng kê biên tài sản trong tố tụng hình sự............................................... 1

2.1. Đối với cá nhân ................................................................................................................ 1

2.2. Đối với pháp nhân............................................................................................................ 2

3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp kê biên tài sản............................ 2

3.1. Thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản .............................................................................. 2

3.2. Đối tượng, tài sản và phạm vi kê biên .......................................................................... 3

3.3. Trình tự, thủ tục ................................................................................................................ 3

3.4. Các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên .................................................................. 4

II. Thực trạng và giải pháp ...........................................................................................................5


1. Một số vấn đề về hoạt động kê biên tài sản trong tố tụng hình sự ................................. 5

2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động kê biên tài sản .......................................... 6

KẾT LUẬN.........................................................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU .....................................................................................................................8
MỞ ĐẦU:
Biện pháp cưỡng chế tạo điều kiện cho việc tố tụng diễn ra có hiệu quả,
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Một trong những biện pháp phải kể
đến là kê biên tài sản. Kê biên tài sản nhằm đảm bảo cho việc thi hành án về
phạt tiền, bồi thường thiệt hại diễn ra thuận lợi, ngăn chặn việc tẩu tán, đảm bảo
cho việc xét xử, thi hành án đúng pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay quy định của
pháp luật còn nhiều kẽ hở như về thẩm quyền, thủ tục, phạm vi, các loại tài sản
được phép kê biên,...Điều này đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc phạm
tội. Từ vấn đề thực tiễn đó, việc tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp
luật về kê biên tài sản là một vấn đề cấp thiết. Em xin chọn: “Hoạt động kê biên
tài sản – thực tiễn và giải pháp” để làm đề tài tiểu luận.
NỘI DUNG
I. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động kê biên tài
sản
1. Khái niệm kê biên tài sản
Kê biên tài sản không được định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Trong
tố tụng hình sự, khoản 1 điều 128 quy định: “Kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị
can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản
hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại”1. Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế
tố tụng hình sự do Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo
nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự.
2. Nguyên tắc áp dụng kê biên tài sản trong tố tụng hình sự
2.1. Đối với cá nhân
Cơ quan có thẩm quyền chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có
thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản sau khi bị kê
biên phải được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc là người

1
Điều 128 BLTTHS

1
thân thích của chủ tài sản giữ. Nếu người đó có các hành vi như tiêu dùng,
chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải
chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
2.2. Đối với pháp nhân
“Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường
thiệt hại”2. Tương tự như cá nhân, cơ quan có thẩm quyền chỉ kê biên phần tài
sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm
bảo quản. Nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng,
đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp kê biên tài sản
3.1. Thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản
Khoản 2 Điều 128 BLTTHS 2015 quy định: “Những người có thẩm quyền
quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có
quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện
kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.”3 Theo đó, người có thẩm quyền ra lệnh
kê biên tài sản gồm: thẩm phán chủ tọa phiên tòa, thủ trưởng, phó thủ trưởng
cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân
và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, phó
chánh án Tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án Tòa án quân sự các cấp;
Hội đồng xét xử. Lệnh kê biên của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra
phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

2
Điều 437 BLTTHS 2015
3
Điều 128 BLTTHS 2015

2
3.2. Đối tượng, tài sản và phạm vi kê biên
Điều 128 BLTTHS 2015 quy định về đối tượng kê biên và phạm vi áp
dụng: “Kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự
quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt
hại”4. Theo đó, việc kê biên tài sản chỉ được quyền áp dụng khi nào đối tượng
bị khởi tố bị can hoặc khi bị đưa ra xét xử. Còn trước đó, dù đối tượng bị thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán, kể cả trong giai đoạn khởi tố vụ án nhưng chưa khởi tố
thì người phạm tội được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài sản sở hữu.
Tài sản bị kê biên phải là tài sản thuộc sở hữu của bị can, bị cáo trong
các vụ án về tội mà Bộ luật Hình sự quy định áp dụng hình phạt tiền hoặc bị can,
bị cáo khi xét xử có thể bị tuyên tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Cũng theo điều 128 BLTTHS 2015: “Chỉ kê
biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi
thường thiệt hại”5. Cơ quan có thẩm quyền không phải kê biên toàn bộ tài sản
mà người phạm tội có mà chỉ được kê biên tài sản tương đương với mức có thể
bị phạt tiền, bồi thường thiệt hại hoặc tịch thu, việc kê biên tài sản phải có lệnh
của người có thẩm quyền trong đó xác định rõ tài sản kê biên.
Đối với pháp nhân, khoản 1 Điều 437 BLTTHS 2015 quy định: “Kê biên
tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà
BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại”6. So với cá
nhân, biện pháp kê biên tài sản sẽ không áp dụng với pháp nhân bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định bị tịch thu tài sản.
3.3. Trình tự, thủ tục
Trình tự, thủ tục kê biên tài sản phải được thực hiện đúng quy định nhằm
bảo đảm kê biên chính xác, đúng đối tượng, đúng phạm vi xác định trong quyết

4
Điều 128 BLTTHS 2015
5
Điều 128 BLTTHS 2015
6
Điều 437 BLTTHS 2015

3
định kê biên. Quy trình kê biên tài sản được quy định tại điều 128 BLTTHS 2015,
theo đó:
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng
tài tài sản bị kê biên. Biên bản đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký
tên. Ý kiến, khiếu nại của những người liên quan đến việc kê biên được ghi vào
biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên. “Biên bản
kê biên được lập thành 04 bản, trong đó một bản được giao ngay cho bị can, bị
cáo hoặc pháp nhân sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền
xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án”7.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt bị can, bị cáo hoặc người đủ 18
tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; đại diện xã,
phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.
3.4. Các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên
Khoản 2 Điều 130 BLTTHS 2015 quy định về việc Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản khi thấy không còn cần thiết:
bị can, bị cáo hoặc người có trách nhiệm đã hoàn thành việc bồi thường thiệt
hại; đã đình chỉ điều tra vụ án hoặc đối với bị can có tài sản bị kê biên,...Đây là
quy định mang tính tùy nghi, cho phép các cơ quan và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng cân nhắc giữa việc tiếp tục áp dụng hay hủy bỏ biện pháp kê biên
tài sản.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 130 BLTTHS 2015 quy định “đối với biện pháp
kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải
thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định”8. Trong giai đoạn điều tra, chủ
thể tiến hành biện pháp kê biên tài sản là Cơ quan điều tra thì trước khi quyết

7
Điều 128 BLTTHS 2015
8
Điều 130 BLTTHS 2015

4
định hủy bỏ phải thông báo cho Viện kiểm sát. Trong giai đoạn truy tố, có thể
Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản.
II. Thực trạng và giải pháp
1. Một số vấn đề về hoạt động kê biên tài sản trong tố tụng hình sự
Quy định của pháp luật về kê biên tài sản còn nhiều thiếu sót, dẫn đến
khó khăn trong việc thi hành án. Tiêu biểu trong việc khó khăn khi thực hiện việc
kê biên là các vụ án lớn, số tiền phải thi hành án lớn nhưng tài sản bị kê biên
không nhiều.
Ta cùng tìm hiểu “đại án Trịnh Xuân Thanh”:
“Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản
Điện lực Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Minh Ngân, Cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài
sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu
khí Việt Nam (PVC). Cuối cùng, chỉ mới kê biên thi hành án được 31 tỷ đồng,
trong khi tổng số tiền bị cáo này phải bồi thường là 122 tỷ đồng (đạt ¼); Sau 4
vụ án, bị cáo Đinh La Thăng bị buộc phải bồi thường số tiền hơn 800 tỷ đồng,
nhưng đến nay mới thi hành án được 4,5 tỷ đồng. Điều đáng nói là, Cơ quan thi
hành án chỉ kê biên được duy nhất một tài sản là căn nhà chung cư của hai vợ
chồng ông Thăng ở Khu đô thị Sudico Sông Đà (phường Mỹ Đình, quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội), số tiền ông đã thi hành án là số tiền chia đôi từ tài sản này.”9
Vụ án này cho thấy, trường hợp tài sản bị kê biên thuộc sở hữu chung
hợp nhất và phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu là không xác định đối với
tài sản chung (như tài sản vợ chồng chưa phân chia...) thì cơ quan có thẩm
quyền rất khó xác định phạm vi phần quyền sở hữu của các bị can, bị cáo, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan. Cũng
theo Điều 128 BLTTHS 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ “kê biên phần tài sản

9
Lương Kết, “Trịnh Xuân Thanh đã bị kê biên những tài sản gì?”, nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-
doanh/trinh-xuan-thanh-da-bi-ke-bien-nhung-tai-san-gi-20171224080923204.htm

5
tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc phải bồi thường
thiệt hại”. Việc ước tính này chỉ mang tính tương đối. Thực tế, cơ quan có thẩm
quyền gặp khó khăn trong việc kê biên đối với một số tài sản có giá trị lớn hơn
nhiều giá trị cần kê biên. Đối với một số chủ thể chỉ có duy nhất những tài sản
lớn như bất động sản, công xưởng; tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất… thì
việc kê biên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bị can, bị
cáo.
Điều 128 BLTTHS 2015 quy định: “Kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can,
bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc
để đảm bảo bồi thường thiệt hại”10. Khi đối tượng bị khởi tố hoặc khi bị đưa ra
xét xử thì kê biên tài sản mới được áp dụng còn giai đoạn tiền tố tụng, đối tượng
bị kiểm toán, thanh tra, kiểm tra,...thì chưa có biện pháp ngăn chặn cụ thể. Điều
này tạo điều kiện cho tội phạm tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản.
“Chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm trong việc phát hiện, xác minh
tiền, tài sản tham nhũng hay có nguồn gốc từ tham nhũng của bị can, bị cáo để
có áp dụng biện pháp bảo đảm cần thiết để đảm bảo thu hồi tiền, tài sản tham
nhũng sau xét xử…”11 Các cơ quan tố tụng thực hiện quy trình này chủ yếu bằng
kinh nghiệm nên còn nhiều thiếu sót.
Trình tự, thủ tục của hoạt động kê biên tài sản còn mất nhiều thời gian
thời gian, chi phí phát sinh làm ảnh hưởng đến thời gian tiến hành tố tụng…
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động kê biên tài sản
Bổ sung quy định để cơ quan có thẩm quyền được quyền ước tính giá trị
tài sản kê biên tương ứng với số tiền, tài sản phạm pháp phải thu hồi trong
khung sai số cho phép.

10
Điều 128 BLTTHS 2015
11
Vũ Lê Minh, “Từ thực tiễn kê biên tài sản thi hành các đại án: Nhận diện bất cập và kiến nghị giải pháp khắc
phục?”, nguồn: https://phaply.net.vn/tu-thuc-tien-ke-bien-tai-san-thi-hanh-cac-dai-an-nhan-dien-bat-cap-va-
kien-nghi-giai-phap-khac-phuc-a252526.html

6
Cần quy định rõ trách nhiệm kê biên tài sản của cơ quan điều tra và quy
định những hệ quả pháp lý đối với trường hợp người có thẩm quyền không áp
dụng biện pháp kê biên dẫn đến người phải thi hành án tẩu tán tài sản, giảm
hiệu quả thi hành án.
“Việc kê biên tài sản có thể vận dụng linh hoạt ở bất cứ giai đoạn nào, kể
từ khi tiếp nhận tin báo tội phạm cho đến khi khởi tố vụ án, điều tra, truy tố và
xét xử”12; không chỉ dừng lại ở các cơ quan tố tụng mà mở rộng phạm vi thẩm
quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đến các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
Bên cạnh đó, việc kê biên tài sản phải được tiến hành nhanh chóng để
kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của người phạm tội, nên cần được
quy định một thời hạn cụ thể, hợp lý.
KẾT LUẬN
Quy định về kê biên tài sản là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống
pháp luật tố tụng hình sự. Hiệu quả của việc kê biên tài sản của người phải thi
hành án là cơ sở, tiền đề cho thành công, hiệu quả của vụ thi hành án về tài sản
mà đương sự không tự nguyện thi hành. Thực tế, hoạt động kê biên còn nhiều
vướng mắc gây khó khăn cho việc thi hành án, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền
và lợi ích của bị can, bị cáo. Chính vì thế ta cần phải sớm khắc phục những hạn
chế của những quy định, hoàn thiện pháp luật về hoạt động kê biên tài sản trong
tố tụng hình sự.

12
Kim Dung, “Khoảng trống pháp luật trong kê biên tài sản bảo đảm thi hành án”, nguồn:
https://www.qdnd.vn/phap-luat/cac-van-de/khoang-trong-phap-luat-trong-ke-bi en-tai-san-bao-dam-thi-hanh-
an-686885

7
DANH MỤC TÀI LIỆU
A. Danh mục văn bản pháp luật
1. Đại học luật, Đại học Huế (2020), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội.
2. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
B. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Vũ Lê Minh, “Từ thực tiễn kê biên tài sản thi hành các đại án: Nhận
diện bất cập và kiến nghị giải pháp khắc phục?”, nguồn:
https://phaply.net.vn/tu-thuc-tien-ke-bien-tai-san-thi-hanh-cac-dai-an-
nhan-dien-bat-cap-va-kien-nghi-giai-phap-khac-phuc-a252526.html
2. Lương Kết, “Trịnh Xuân Thanh đã bị kê biên những tài sản gì?”, nguồn:
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/trinh-xuan-thanh-da-bi-ke-bien-
nhung-tai-san-gi-20171224080923204.htm
3. Kim Dung, “Khoảng trống pháp luật trong kê biên tài sản bảo đảm thi
hành án”, nguồn:https://www.qdnd.vn/phap-luat/cac-van-de/khoang-
trong-phap-luat-trong-ke-bi en-tai-san-bao-dam-thi-hanh-an-686885

You might also like