You are on page 1of 9

THỰC HÀNH 1

Những nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

Trong mọi trường hợp, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh những tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

- Nhận định trên là: Đúng

Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chứng minh:

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị
cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự chỉ thuộc về
cơ quan tiến hành tố tụng.

- Nhận định trên là: Đúng

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là
mình vô tội.

Trong tố tụng hình sự, Tòa án không có quyền thu thập chứng cứ.

- Nhận định trên là: Sai

Điều 88. Thu thập chứng cứ


1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu
điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Trong đó, Tòa án cũng là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Vật chứng là một loại nguồn chứng cứ.

- Nhận định trên là: Đúng

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

Lời nhận tội của bị can, bị cáo có thể không được coi là chứng cứ.

- Nhận định trên là: Sai

Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo

1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù
hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất
để buộc tội, kết tội.

THỰC HÀNH 2

Những nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

Bị can là người có tội.


ð Sai vì căn cứ vào khoản 1 Điều 60 BLTTHS quy định: Bị can là
người hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự. Bị can là người bị buộc
tội chứ không phải người có tội.

Cá nhân bị thiệt hại gián tiếp do tội phạm gây ra có thể tham gia tố tụng hình
sự với tư cách bị hại.

ð Căn cứ vào khoản 1 Điều 62 BLTTHS quy định : Bị hại là cá


nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Như vậy,
cá nhân bị thiệt hại gián tiếp do tội phạm gây ra có thể tham gia tố
tụng hình sự với tư cách là nguyên đơn dân sự được quy định tại
khoản 1 Điều 63 của Bộ luật này.

Người không nhìn thấy mà chỉ được nghe kể lại về những tình tiết liên quan đến
liên quan đến vụ án có thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng.

ð Đúng vì căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 66 BLTTHS về


người làm chứng như sau: người làm chứng là người biết được
những tình tiết liên quan đến nguồn tin tội phạm, về vụ án và được
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

ð Người làm chứng trước hết là những người biết được các tình
tiết có liên quan đến vụ án. Họ có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe
thấy hoặc được người khác kể lại về những tình tiết có liên quan
đến vụ án. Theo triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc họ tự
nguyện đến cơ quan tiến hành tố tụng khai báo về các tình tiết mà
mình biết, được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định tư cách là
người làm chứng trong vụ án hình sự.

Người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án mà không được cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng thì không phải là người
làm chứng.

ð Đúng vì căn cứ theo khoản 1 Điều 66 BLTTHS nếu như không có


giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền thì không thể tham gia tố
tụng với tư cách là người làm chứng.

Người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án là người chứng kiến.
ð Sai vì căn cứ vào khoản 1 Điều 67 quy định về Người chứng
kiến: người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng.

Cha, mẹ của bị cáo là người dưới 18 tuổi có thể tham gia tố tụng với tư cách
người bào chữa cho bị cáo.

ð Đúng vì căn cứ vào khoản 2 Điều 72 quy định về người bào chữa
thì người đại diện của người bị buộc tội cũng có thể là người bào
chữa cho người bị buộc tội.

CÂU HỎI THẢO LUẬN 3

* Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?

1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người đã bị khởi tố về hình sự.

- Nhận định trên là: Đúng

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-
VKSNDTC-TANDTC, Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu thì
sẽ bị truy nã:

Và theo khoản 1 điều 117 BLTTHS 2015, biện pháp tạm giữ áp dụng cho
người bị truy nã

2. Quyết định bắt bị cáo để tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp
phê chuẩn trước khi thi hành.

- Nhận định trên là: sai

Trường hợp bắt bị cáo để tạm giam thì thẩm quyền chỉ thuộc về toà án, vks k có
thẩm quyền phê chuẩn
3. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can là phụ nữ có thai.

- Nhận định trên là: Đúng

Điều 119. Tạm giam

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì
không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối,
cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ
án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm
chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người
này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định
nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

4. Bị cáo có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

- Nhận định trên là: sai vì giữ trong trường hợp khẩn cấp chỉ áp dụng đối vs
người chưa bị khởi tố

5. Trong mọi trường hợp, không được bắt bị can để tạm giam vào ban đêm.

- Nhận định trên là: đúng.

Vì bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người phạm tội quả tang, bắt người bị truy
nã là 3 trường hợp riêng biệt. trong đó bắt người phạm tội quả tang, bắt người bị
truy nã là đc bắt vào ban đêm còn bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải thcự hiện
vào ban ngày

6. Hội đồng xét xử không có quyền ra quyết định bắt bị can để tạm giam.

- Nhận định trên là: Sai


Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 113: Những người sau đây có quyền ra lệnh,
quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân
dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

7. Trong mọi trường hợp, lệnh bắt bị can để tạm giam của cơ quan điều tra
phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

- Nhận định trên là: Đúng

Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 :

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm

giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh

bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

Như vậy, lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng

Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi

thi hành.

8. Cơ quan điều tra có quyền huỷ bỏ lệnh tạm giam đối với bị can đã được
cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra.

đúng

căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 125 quy định về việc hủy bỏ hoặc thay thế biện
pháp ngăn chặn như sau: mọi biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng phải
được hủy bỏ khi có quyết định đình chỉ điều tra.

9. Biện pháp tạm giữ không áp dụng đối với bị can

Sai. K1 đ117, người bị bắt theo qđ truy nã


14. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn duy nhất dùng thay thế biện pháp tạm
giam.

sai

căn cứ khoản 1 Điều 122 BLTTHS quy định về biện pháp đặt tiền để đảm bảo
có quy định rõ: đặt tiền để đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.

như vậy, không chỉ bảo lĩnh mà đặt tiền cũng có thể thay thế tạm giam

16. Thẩm quyền thu thập chứng cứ không chỉ thuộc về các cơ quan tiến
hành tố tụng.

đúng

Theo quy định tại Điều 88 BLTTHS 2015 thì việc thu thập chứng cứ không chỉ
được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như: Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà còn được thực hiện bởi chủ thể là luật sư
trong vai trò tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa.

18. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn duy nhất dùng thay thế
biện pháp tạm giam.

sai

còn có biện pháp bảo lĩnh được quy định tại khoản 1 Điều 121

19. Lời nhận tội của bị can có thể không được dùng làm chứng cứ để buộc
tội, kết tội.

- lời nhận tội không phù hợp với cc khách quan trong vụ án

Căn cứ Khoản 2 Điều 98: Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là
chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

- lời nhận tội là CC duy nhất để buộc tội

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc
tội, kết tội.

Nếu không có đủ bằng chứng, chứng cứ chứng minh người đó có tội thì phải áp
dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội để không kết tội bị cáo, bảo đảm quyền
công dân.
20. Người bị bắt phạm tội quả tang là người bị buộc tội trong tố tụng hình
sự.

- Nhận định trên là: Đúng

Căn cứ vào điểm đ Khoản 1 Điều 4: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

23. Quyết định bắt bị cáo để tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp
phê chuẩn trước khi thi hành.

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như
sau: - Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để
tạm giam: + Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp
này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

* Bài tập:

Tình huống 1

A cướp giật được điện thoại di động của B bị người đi đường là C đuổi theo
bắt được. Cơ quan điều tra khởi tố hình sự đối với A và thu giữ được chiếc điện
thoại nói trên.

a) Hỏi việc C bắt A là theo trường hợp nào của BLTTHS?

- C bắt A theo trường hợp Bắt người phạm tội quả tang.

Căn cứ khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đối với người
đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện
hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị
bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo
ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
b) Giả sử sau khi bắt A, C giải A đến Cơ quan công an phường nơi gần
nhất. Hỏi Cơ quan này phải tiến hành những thủ tục gì?

c) Hãy cho biết Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý chiếc điện thoại và
nêu rõ cách xử lý.

d) Trong trường hợp A đang bị tạm giam nhưng Cơ quan điều tra lại
đình chỉ điều tra đối với A. Cơ quan nào có thẩm quyền huỷ bỏ lệnh
tạm giam đang áp dụng.

Tình huống 2

A bị Cơ quan điều tra khởi tố về hành vi trộm cắp tài sản.

a) Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra thu giữ được chiếc xe
máy mà A đã trộm cắp. Nêu thẩm quyền và cách xử lý chiếc xe theo
quy định của pháp luật.

Điều 106. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn
điều tra;

b) Giả sử A bỏ trốn và bị truy nã. Cơ quan điều tra công an huyện X ra


quyết định truy nã bị can. B đã bắt được A và giải đến cơ quan điều tra
công an huyện Y. Cơ quan điều tra công an huyện Y phải giải quyết
thế nào?

c) Nếu A cần bị tạm giam, xác định chủ thể có thẩm quyền ra lệnh tạm
giam đối với A trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

You might also like