You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


Khoa Luật Hành chính
Lớp Hành chính 46A2

THẢO LUẬN TỔ TỤNG HÌNH SỰ LẦN 1

Bộ môn: Tố tụng hình sự


Nhóm 6 – HC46A2
Thành viên:

1. Đặng Thị Cẩm Hoa 2153801014080


2. Võ Đức Hòa 2153801014082
3. Nguyễn Thị Phong Lan 2153801014114
4. Hoàng Gia Lâm 2153801014115
5. Phạm Thanh Lâm 2153801014116
6. Nguyễn Hoàng Nam 2153801014145
7. Nguyễn Quỳnh Nga 2153801014148
8. Tạ Thúy Nga 2153801014149
9. Nguyễn Thị Thảo Ngân 2153801014156

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 15 Tháng 9 năm 2023


BÀI 2: CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI CÓ
THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

I. Câu hỏi nhận định

4. Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của Kiểm sát viên
trong cùng VAHS.

- Nhận định sai

- CSPL : Khoản 1 Điều 53 BLTTHS 2015

- Theo đó, Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu Thẩm phán và hội thẩm cùng trong
một hội đồng xét xử và là người thân thích của nhau. Mà Kiểm sát viên không thuộc
thành phần hội đồng xét xử . Vì vậy trong trường hợp trên, hội thẩm vẫn có thể tiến hành
tố tụng trong vụ án hình sự.

5. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bị thay đổi nếu là người thân thích với người
bào chữa đã tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra

- Nhận định sai

- CSPL : Khoản 3 Điều 49 ; Điểm a Khoản 1 Điều 53 BLTTHS 2015

- Theo đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bị thay đổi nếu đã tham gia với tư cách
người bào chữa trong vụ án đó. Trong trường hợp trên, thẩm phán chủ tọa phiên tòa vẫn
có thể tiến hành tố tụng vụ án đó vì chỉ là người thân thích với người bào chữa đã tham
gia vụ án đó từ giai đoạn điều tra .

7. Chỉ có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội
tại phiên tòa.

- Nhận định sai.

- CSPL: Khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015

- Thì nếu vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của họ thì
họ cũng có thể trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
1
8. Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một
VAHS.

- Nhận định sai

- Một người mang hai tư cách trong một vụ án thì sẽ không khách quan, độc lập và trung
thực. Giả sử trường hợp 1 người vừa là luật sư vừa là người đại diện theo ủy quyền cho
đương sự. Người đại diện nói lên ý kiến, nguyện vọng của đương sự. Còn luật sư bảo vệ
quyền lợi cho đương sự trong trường hợp này lại nêu quan điểm cho chính lời mình đã
nói ra, vậy khó có có thể phân biệt rạch ròi vai trò bảo vệ. Trong khi đó, pháp luật không
hạn chế đương sự có một hay nhiều đại diện cũng như có quyền mời nhiều luật sư bảo vệ
cho mình. Vậy nên một người không thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong
cùng một VAHS.

9. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong VAHS đều có quyền đề
nghị thay đổi người THTT.

- Nhận định sai.

- CSPL: Khoản 2 Điều 57, khoản 2 điều 58

- Không phải người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp nào trong VAHS cũng có quyền
đề nghị thay đổi người THTT. Những trường hợp người TGTT có quyền và lợi ích hợp
pháp trong VAHS là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, người bị bắt thì họ không có quyền đề nghị thay đổi người THTT.

10. Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch.

- Câu nhận định trên là sai.

- CSPL: Điểm g Khoản 1 Điều 4, điểm e Khoản 1 Điều 63, điểm g Khoản 1 Điều 64
BLTTHS 2015

- Vì đương sự gồm có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến VAHS. Mà trong đương sự chỉ có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự mới
có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch, còn đối với người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến VAHS thì không có quyền.

2
11. Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ
luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

- Câu nhận định trên là sai.

- CSPL: Điểm i Khoản 2 Điều 63 BLTTHS 2015.

- Vì những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án là những người quy định
từ điều 57 đến điều 65 BLTTHS 2015. Ví dụ nguyên đơn dân sự có quyền nhờ người
khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình nhưng không có quyền nhờ luật sư để
bào chữa cho mình. Và luật sư ở đây có chức năng là bào chữa.

13. Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa án.

- Nhận định Sai

- CSPL: Điều 60 BLTTHS và điểm m khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015

- Giải thích: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm đ
khoản 1 Điều 4 Luật này). Bị can không có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa
án. Nhưng bị cáo thì có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án quy định tại Điều
61 BLTTHS. Vì bản án chưa có hiệu lực pháp luật là bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn
kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Vì
vậy, chỉ bị cáo mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định định chưa có hiệu lực pháp
luật của Tòa án

14. Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với người
làm chứng trong vụ án.

- Nhận định Sai

- CSPL: khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015

- Giải thích: Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015

“4. Những người sau đây không được bào chữa:

3
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến
hành tố tụng vụ án đó”

→ Như vậy, không có trong các trường hợp là người thân thích của người đã hoặc đang
tiến hành tố tụng nên một người được làm người bào chữa dù là người thân thích với
người làm chứng trong vụ án, vẫn có thể rõ ràng, tô tư.

17. Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách người
làm chứng trong vụ án đó.

- Nhận định sai.

- Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015

- Theo Khoản 2 Điều 66 thì có 2 trường hợp không thể tham gia tố tụng với tư cách
người làm chứng:

 Một là người bào chữa của người bị buộc tội;

 Hai là người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận
thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có
khả năng khai báo đúng đắn.

- Như vậy người thân thích của thẩm phán mà không thuộc 2 trường hợp nói trên vẫn có
thể là người làm chứng.

19. Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi và
người đại diện của họ luôn được chấp nhận

- Nhận định sai.

- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 77, Khoản 4, 5 Điều 72 BLTTHS 2015

- Người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ hoặc người thân thích của họ có
quyền yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định. Tuy nhiên nếu yêu cầu thay đổi người
mà người đó thuộc các trường hợp không được bào chữa quy định tại Khoản 4 Điều 72
hoặc người đó tham gia bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong vụ án mà quyền và

4
lợi ích của những người đó đối lập nhau theo Khoản 5 Điều 72 thì có thể yêu cầu của họ
sẽ không được Tòa chấp nhận.

20. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố
VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 76 BLTTHS.

- Nhận định đúng

- CPSL: điểm a mục 3 phần II NQ 03/2004/NQ-HĐTP, điểm b khoản 1 Điều 76.

- Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03/2004/NQ-HĐTP đã nêu rõ trường hợp khi
phạm tội nếu người phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử đã đủ 18
tuổi thì sẽ không thuộc trượng hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76.

23. Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

- Nhận định sai.

- CSPL: điểm g khoản 2 Điều 65 BLTTHS.

- Vì đôi khi chỉ đương sự chỉ là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Ví dụ như họ là
người làm chứng trong 1 vụ án thì họ chỉ có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập,
trình bày chi tiết liên quan đến vụ án chứ họ không có quyền kháng cáo bồi thường phần
thiệt hại trong bản án

25. Người bị tạm giữ không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 2 Điều 50 BLTTHS 2015

- Căn cứ vào Điều 50 BLTTHS, theo đó, những người có quyền đề nghị thay đổi người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm “Kiểm sát viên; người bị giữ, bị can, bị cáo, bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; người bào chữa, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự”. Do đó,

5
người bị tạm giữ là người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng.

26. Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham gia vụ án từ khi
khởi tố bị can

- Nhận định sai

- CSPL: Điều 74 BLTTHS 2015

- Không phải trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham gia vụ án từ
khi khởi tố bị can. Căn cứ theo quy định Điều 74 BLTTHS, nếu trong trường hợp bắt,
tạm giữ người thì người bào chữa sẽ tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở
của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
hoặc tham gia từ khi có quyết định tạm giữ. Hay trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra
đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền
quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

II. Bài tập

Bài tập 1:

A thuê một chiếc xe ô tô của công ty X (do N làm Giám đốc) để đi du lịch
nhưng sau đó lại sử dụng chở B đi trộm cắp tài sản của công ty Z (do M làm chủ
tịch Hội đồng quản trị). Vụ việc bị quần chúng nhân dân phát hiện và bào với cơ
quan công an. CQĐT khởi tố VAHS, khởi tố bị can đối với A, B và làm bản kết luận
điều tra đề nghị truy tố. VKS hoàn thành cáo trạng và Tòa án đã quyết định đưa vụ
án ra xét xử.

Câu hỏi:

1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong vụ án trên
tại phiên tòa sơ thẩm?

A, B là bị cáo. Vì đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử

CSPL: Khoản 1 điều 61 BLTTHS 2015

6
N: người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo Khoản 1 điều 12 Luật Doanh nghiệp
2020 thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện…, đại diện
cho doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Trọng tài hoặc Tòa án. Trong trường hợp trên,
khi khởi tố VAHS thì chiếc xe ô tô (tài sản) của công ty X mà A thuê sẽ bị tịch thu vì là
phương tiện phạm tội. Công ty X có quyền được bảo vệ lợi ích của mình thông qua việc
yêu cầu trả lại chiếc xe ô tô. Ông N là người đại diện của công ty nên ông sẽ tham gia
phiên tòa với tư cách trên.

CSPL: Khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2015

M: bị hại. Theo Khoản 1 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện …, đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng
trước Trọng tài hoặc Tòa án. Tài sản của công ty Z là đối tượng tác động trực tiếp của
hành vi trộm tài sản, công ty M bị thiệt hại trực tiếp bởi hành vi của A và B. Ông M là
người đại diện của công ty nên ông M sẽ tham gia phiên tòa với tư cách bị hại.

CSPL: Khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015

2. Sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát hiện D (Hội thẩm nhân
dân) tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với A, nên M đã đề nghị
thay đổi D. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này? Ai có thẩm
quyền giải quyết?

Theo Khoản 2 Điều 50 và điểm e khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015, M có quyền đề nghị
thay đổi người tiến hành tố tụng.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015 và điểm c khoản 4 tại Mục I nghị quyết
03/2004/NQ-HĐTP thì khi có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội
thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em
kết nghĩa của bị can, bị cáo;... thì cần thay đổi người tiến hành tố tụng.

Từ 2 yếu tố trên cho thấy đề nghị của M là phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên cần phải xem xét đến quan hệ anh em kết nghĩa này bây giờ có còn được duy
trì nữa hay không. Có trường hợp sau khi kết nghĩa, những người này xảy ra xung đột và
không còn quan hệ gì với nhau nữa. Nếu vậy thì chưa chắc yêu cầu của M được chấp

7
nhận. Còn nếu 2 người trên vẫn còn duy trì quan hệ anh em kết nghĩa thì yêu cầu của M
sẽ được chấp nhận.

Theo Khoản 2 Điều 53 BLTTHS 2015 thì Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên
tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại
phòng nghị án.

Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra
quyết định hoãn phiên tòa.

3. Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A từ
khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nên Kiểm sát viên
đã đề nghị phải thay đổi luật sự F. Đề nghị của Kiểm sát viên có hợp lý không? Tại
sao?

Căn cứ theo điểm k khoản 1 điều 42 BLTTHS 2015, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu
thay đổi người bào chữa mà trong trường hợp trên là luật sư F.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 thì người thân thích của người đã hoặc
đang tiến hành tố tụng vụ án đó không được làm người bào chữa. Theo điểm e khoản 1
điều 4 BLTTHS 2015 Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng gồm … mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Như vậy luật sư F thuộc trường hợp
không được làm người bào chữa.

Từ những yếu tố trên cho thấy yêu cầu của Kiểm sát viên là hợp lý.

Bài tập 2:

H (14 tuổi) cùng bạn là Q đi mót mủ cao su. Khi đi qua vườn cao su của L, H
và Q tự ý vào bên trong vườn để xem bát mủ cao su thì bị L phát hiện và bắt, đưa về
nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn để giải quyết. Tại đây, L tát H, Q mấy cái vào mặt
để H, Q nói ra số điện thoại của bố mẹ. L gọi cho bố của H là Phạm Thế A và bố của
Q là Vũ Huy T đến.

Tại bên trong nhà sinh hoạt cộng đồng, L cho rằng H và Q là những người
thường xuyên trộm mủ cao su của gia đình L nên nói: “Trong vòng 10 phút tụi mày
phải nộp số tiền 20.000.000đ, nếu không tao sẽ chặt tay thằng nhỏ này (nói và chỉ
8
tay vào người H), xong sẽ xử lý tụi mày”. Anh A và anh T xin giảm số tiền nhưng L
không cho. Anh A gọi điện cho người thân mượn giúp tiền. Vì chờ lâu chưa có tiền
nên L và một số đối tượng dùng gậy ba khúc đánh vào người anh A nhiều lần làm
anh A ngất xỉu, được người thân đưa đi cấp cứu. Người nhà anh A đã mang tiền
đưa cho T (vì A đã đi cấp cứu) và T giao lại cho L. Sau đó, L đã bị khởi tố về tội
“Cưỡng đoạt tài sản”.

Câu hỏi:

1. Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của A, T, H trong vụ án trên.

A là người bị hại. Vì A là người bị tác động trực tiếp bởi hành vi dùng gậy 3 khúc đánh
vào người anh của L và một số đối tượng và làm anh ngất xỉu và được người thân đưa đi
cấp cứu, anh là người bị thiệt hại trực tiếp về thể chất do hành vi của L và một số đối
tượng gây ra.

CSPL: Khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015

T, H là người làm chứng. Vi T và H là người biết được những tình tiết liên quan đến việc
cưỡng đoạt tài sản của L và hành vi dùng gậy đánh vào người anh A và làm anh ngất xỉu
của L và một số đối tượng.

CSPL: Khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015.

2. Để xử lý hành vi gây thương tích của một số đối tượng đối với A, cơ quan có
thẩm quyền đã ra quyết định trưng cầu giám định, nhưng A đã làm đơn từ
chối giám định. Hỏi, A có được quyền từ chối giám định thương tích trong vụ
việc này hay không? Cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết như thế nào?

A không được quyền từ chối giám định. Vì cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định trưng
cầu giám định. A là bị hại nên có nghĩa vụ chấp hành quyết định khi cơ quan có thẩm
quyền ban hành và A không có quyền từ chối.

CSPL: Điểm b Khoản 4 Điều 62 BLTTHS 2015.

Nếu trong trường hợp A từ chối giám định thương tích mà không có lý do bất khả kháng
hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng việc dẫn giải
là một trong các biện pháp cưỡng chế .

9
CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015.

Bài tập 4:

A (17 tuổi) là con ông B và bà C. Ngày 20/7/2015 A lẻn vào nhà ông D hàng
xóm trộm được 01 chiếc xe mấy, 02 lượng vàng và 10 triệu đồng. Sau đó, A mang
chiếc xe máy cầm cố cho ông X được 10 triệu đồng, 02 lượng vàng A mang ra doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh vàng bạc do ông Y làm chủ để bán (ông X và ông Y khi
cầm cố chiếc xe và mua số vàng trên không biết là tài sản do phạm tội mà có). Toàn
bộ số tiền trộm cắp được A đã tiêu xài hết. Sau đó hành vi phạm tội của A bị phát
hiện. CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với A. Trong quá
trình giải quyết vu án, gia đình A nhờ luật sư K làm người bào chữa cho A, còn ông
D nhờ luật sư L bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Câu hỏi:

1. Xác định tư cách của các chủ thể TGTT trong vụ án trên.

A là bị can do CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can hành vi trộm cắp tài
sản

CSPL: Điều 60 BLTTHS 2015

Ông D là bị hại. Vì tài sản của ông D là đối tượng tác động trực tiếp của hành vi trộm tài
sản, ông D là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tài sản do A gây ra nên ông D sẽ tham gia
phiên tòa với tư cách trên.

CSPL: Điều 62 BLTTHS 2015

Ông X và Y là người có quyền lợi, nghia vụ liên quan đến vụ án: Ông X và ông Y là 2
đơn vị cầm cố tài sản mà A đã trộm được. Mà ông Y là chủ của doanh nghiệp tư nhân
kinh doanh vàng bạc nên theo khoản 1 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện,… đại diện cho doanh nghiệp
tham gia tố tụng trước Trọng tài hoặc Tòa án, ông Y là người đại diện nên ông sẽ tham
gia phiên tòa theo tư cách cách trên.

CSPL: Điều 65 BLTTHS 2015.

10
2. Giả sự trong quá trình điều tra, Điều tra viên được phân công giải quyết vụ
án là cháu ruột của D thì có ảnh hưởng gì đối với việc giải quyết vụ án trên
không?

 Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 51 BLTTHS 2015 và khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2015
theo đó: “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị
thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương
sự hoặc của bị can, bị cáo”

 Quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật này thì cháu ruột thuộc một trong những
người thân thích của người tham gia tố tụng, vì vậy để tránh trường hợp người tiến hành
tố tụng không rõ ràng, vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ, cụ thể là Điều tra viên
trong ví dụ này là cháu ruột của D thì phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi bởi
người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 50
BLTTHS 2015)

3. Giả sử trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viên được
phân công giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải giải quyết như thế
nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 51 và Điều 49 Bộ Luật này không có quy định Điều tra viên
được phân công giải quyết là cha của luật sư bị can thì phải từ chối hoặc thay đổi Điều tra
viên. Vì vậy, Điều tra Viên và luật sư K có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách vô
tư, khách quan, không cần từ chối tham gia tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

Giả sử trong quá trình giải quyết vụ án A không sử dụng được Tiếng Việt thì cha
mẹ A là ông B và bà C có thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mình hay
không? Tại sao?

Trong quá trình giải quyết vụ án A không sử dụng được Tiếng Việt thì cha mẹ A là ông B
và bà C không thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mình. Vì cha mẹ A đương nhiên
là người đại diện theo pháp luật của A, mà người phiên dịch không được đồng thời là
người đại diện của bị cáo. Nên ông bà B, C không thể tham gia vụ án với tư cách là người
phiên dịch cho con mình .

11
CSPL: Khoản 1 Điều 3 TTLT 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-
BLĐTBXH.

Điểm a Khoản 4 Điều 70 BLTTHS 2015.

4. Giả sử toàn bộ hành vi phạm tội của A bị con gái ông D (8 tuổi) chơi bên nhà
hàng xóm nhìn thấy. Trong quá trình giải quyết vụ án, con gái ông D có thể
tham gia với tư cách người làm chứng không? Tại sao?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 BLTTHS 2015 thì những người không được làm
chứng thuộc 2 trường hợp sau đây:

 Một là người bào chữa của người bị phạm tội

 Hai là người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận
thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả
năng khai báo đúng đắn.

Như vậy không có quy định về người dưới 18 tuổi. Vì vậy con gái ông D 8 tuổi, biết
được những tình tiết liên quan tới vụ án và không thuộc những trường hợp trên thì vẫn có
thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng và sẽ được áp dụng những nguyên tắc
tiến hành tố tụng riêng đối với người dưới 18 tuổi.

Bài tập 7:

Bà Nguyễn Phương H và 04 đồng phạm đã bị VKSND TP.HCM ban hành


bản cáo trạng truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo khoản 2 Điều 331
BLHS. Bản cáo trạng nêu: “Nguyễn Phương H đã thực hiện nhiều buổi livestream
trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng
sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh
dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật
gia đình và đời sống riêng tư của 10 người, trái quy định pháp luật”. Trong vụ án
này, VKSND TP.HCM xác định tư cách tố tụng của 10 người mà bà Phương H bị
cáo buộc đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của họ là “bị
hại”. Sau đó, TAND TP.HCM quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, Tòa án lại

12
triệu tập 10 người này tham gia phiên tòa với tư cách tố tụng là “người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án”.

Câu hỏi:

1. Anh chị hãy nêu quan điểm của mình về việc xác định tư cách tố tụng của VKS và
Tòa án TP.HCM trong vụ án trên. Nêu hệ quả pháp lý của việc xác định không
đúng tư cách tham gia tố tụng đối với những người trên.

Theo quan điểm của tôi nên xác định tư cách tố tụng của 10 người trên theo kiến nghị của
VKS.

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản…” Theo đó, bản cáo trạng đã xác định bà Nguyễn
Phương Hằng đã có những phát ngôn thông tin bịa đặt, sai sự thật, có nội dung xúc phạm
nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của 10 người trên; tác động trực tiếp và gây thiệt hại về
tinh thần của những người trên. Như vậy cần xác định 10 người trên với tư cách là bị hại
mới phù hợp với tính chất vụ việc và quy định của pháp luật.

Nếu Toà án không xác định đúng tư cách của những người tham gia tố tụng nói trên thì
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của những người đó. Bởi quy định về quyền và nghĩa
vụ của bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là rất khác nhau. Cụ thể với tư
cách là bị hại thì người tham gia tố tụng có những quyền liên quan trực tiếp đến bị cáo và
vụ án mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có như là: Quyền xem xét về
hành vi; Quyền kháng cáo đối với phần nội dung liên quan đến trách nhiệm hình sự của
bị cáo; Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; Quyền đề nghị thay đổi
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt
hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;....

2. Những người tham gia tố tụng nói trên phải làm gì nếu không đồng ý với việc
xác định tư cách tố tụng của Tòa án?

Nếu không đồng ý với việc xác định tư cách tố tụng của Toà thì những người trên cần
phải gửi đơn khiếu nại Quyết định đưa vụ án ra xét xử đến Toà hoặc Viện Kiểm Sát. Bởi
13
vì VKS triệu tập họ với tư cách người bị hại nhưng Toà án lại ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử những người này với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì vậy cần
gửi đơn khiếu nại quyết định này của Toà án.

14
BÀI 3: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

I. Câu hỏi nhận định

1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián
tiếp.

- Nhận định này là sai.

- Bởi lẽ cả hai loại chứng cứ này đều có giá trị chứng minh như nhau. Theo đó chứng cứ
trực tiếp sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở để đưa đến kết luận một cách
nhanh chóng, rõ ràng. Trong khi đó với loại chứng cứ gián tiếp khi đặt nó trong các yếu
tố, các loại chứng cứ còn lại cũng tạo được cơ sở để chứng minh sự thật vụ án một cách
khách quan, toàn diện. Do đó ta nói không có loại chứng cứ nào có độ tin cậy và giá trị
chứng minh cao hơn loại còn lại.

2. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm
giảm nhẹ TNHS cho bị can.

- Nhận định này là sai.

- CSPL: Điều 15 BLTTHS 2015.

- Bởi lẽ theo nguyên tắc xác định sự thật vụ án thì Cơ quan điều tra ngoài việc phải thu
thập các chứng cứ buộc tội, cũng đồng thời phải lưu ý và thu thập luôn các chứng cứ gỡ
tội thì từ đó mới có thể làm rõ hoàn toàn bản chất của vụ án.

3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.

- Nhận định đúng

- CSPL: Khoản 1 Điều 106 BLTTHS 2015

- Quyền xử lý vật chứng không chỉ thuộc về CQTHTT mà người của CQTHTT cũng có
quyền quyết định. Ví dụ, Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai
đoạn chuẩn bị xét xử.
15
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án
bị đình chỉ.

- Nhận định sai

- CSPL : Điểm b Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015

- Trong quá trình điều tra, truy tố , xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền có quyền trả lại
ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu nếu xét thấy không ảnh
hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án mà không cần chờ vụ án bị đình chỉ. Ví dụ,
chiếc xe máy của bạn được bạn của bạn mượn thực hiện hành vi phạm tội, nếu xét thấy
việc tạm giữ xe là không cần thiết thì cơ quan điều tra có thể trả lại cho bạn.

5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ.

- Nhận định Sai

CSPL: Điều 108 BLTTHS 2015

- Người THTT không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ đánh giá chứng cứ vụ án. Bởi
“quyền” nói đến chủ thể đánh giá chứng cứ có thể làm hoặc không làm. Tuy nhiên, việc
đánh giá chứng cứ trên còn phải là nghĩa vụ bắt buộc nhằm tìm ra những vấn đề bất hợp
lý, mâu thuẫn giữa các chứng cứ. Từ đó, đi đến một nghĩa vụ quan trọng nhất của người
THTT là tìm ra sự thật vụ án.

- Bên cạnh đó, không phải tất cả người THTT đều có quyền này. Bởi có trường hợp họ là
người THTT trong một vụ án nhưng người này không được giao nhiệm vụ cùng với
quyền hạn đánh giá chứng cứ thì cũng không được phép thực hiện hành vi trên.

- Ví dụ: Thư ký Toà án là người THTT theo điểm c khoản 2 Điều 34 nhưng người này
chủ yếu làm những công việc liên quan đến đảm bảo tính đúng đắn của phiên Toà chứ
không phải là người tìm ra sự thật vụ án.

6. Thông tin thu được từ Facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong TTHS.

16
- Nhận định Đúng

- CSPL: Điều 87 BLTTHS 2015

- Thông tin thu được từ Facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án hình sự
nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:

+ Thứ nhất, là một loại nguồn chứng cứ theo danh sách quy định tại Điều 87. Theo đó,
thông tin thu được từ Facebook (có thể là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm
thanh…) có thể là một dạng dữ liệu điện tử tại điểm c khoản 1 Điều 87.

+ Thứ hai, thông tin trên phải có đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ quy định tại Điều
86 BLTTHS 2015.

- Do đó, thông tin thu được từ Facebook khi đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện trên vẫn được sử
dụng làm chứng cứ.

Ví dụ: Trong vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng, cơ quan điều tra đã sử dụng thông tin
từ video, hình ảnh,…của bà trên Facebook và những người liên quan để làm chứng cứ,
góp phần làm rõ sự thật vụ án.

7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.

- Nhận định Sai

- CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015

- Theo đó, biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp không phải trong mọi trường
hợp đều là nguồn của chứng cứ. Bởi trong tình huống sai về thẩm quyền của người ban
hành; thời gian, địa điểm lập biên bản; hình thức biên bản…(tức sai phạm về tính hợp
pháp của chứng cứ) thì nó xem như không có giá trị pháp lý và đương nhiên không thể là
một nguồn của chứng cứ.

9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau.

- Nhận định Sai

17
- Đối tượng chứng minh trong các VAHS không phải lúc nào cũng giống nhau mà tuỳ
thuộc vào đặc điểm của từng vụ án.

- Theo đó, trong một vụ án, có những đối tượng cần phải chứng minh và xem xét sự phù
hợp với quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự...làm căn cứ xác định rõ sự thật
vụ án. Tuy nhiên, trong vụ án khác, với cùng một đối tượng đó nhưng pháp luật không
bắt buộc chứng minh, bởi chính nó không có ý nghĩa trong xác định hành vi có phạm tội
hay không, hoặc làm tăng hay giảm TNHS…

Ví dụ: Trong các tội liên quan đến ma tuý thì mục đích của người phạm tội như để mua
bán, sử dụng hay tàng trữ,…có ý nghĩa trong xác định tội danh và là một đối tượng chứng
minh bắt buộc trong vụ án. Tuy nhiên, trong vụ án giết người, việc xem xét mục đích
phạm tội chỉ là phần thứ yếu, không bắt buộc phải chứng minh trong vụ án đó.

11. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 3 Điều 63 BLTTHS 2015

- Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong vụ án hình sự là cơ quan và người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, nguyên đơn dân sự không thuộc chủ thể này mà chỉ có nghĩa vụ
trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại.

II. Bài tập

Bài tập 2:

A là đối tượng có tiền án, tiền sự đã cùng B mua bán trái phép chất ma túy.
CQĐT khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với A và ra lệnh tam giam. Xác định
A là người nơi khác đến nên CQĐT cho rằng có thể còn đồng phạm là người địa
phương CQĐT đã bố trí N (một chiến sĩ trinh sát hình sự) vào cùng giam chung với
A. Qua khai thác, N được A cho biết B đã cùng thực hiện tội phạm với mình. N báo
với CQĐT và cơ quan này ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với B
sau đó khởi tố bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong quá trình điều
tra, do B chối tội nên CQĐT cho A và B đối chất nhưng không có kết quả. Tuy
nhiên, khi gọi N vào đối chất thì A và B đã nhận tội.
18
Câu hỏi:

1. Lời khai của N có được coi là nguồn chứng cứ không? Tại sao?

- Lời khai của N không được coi là nguồn của chứng cứ

- Căn cứ theo tại Điều 87 BLTTHS thì lời khai của N không thuộc bất kỳ trường hợp nào
trong Điều này.

- Và hoạt động của trinh sát hình sự thì hoạt động này cũng chưa được quy định là 1 hoạt
động của tố tụng hình sự cho nên việc tiếp nhận lời khai của N nó có thể được xem là căn
cứ để định hướng giải quyết vụ án theo khoản 2 Điều 42 Luật tổ chức cơ quan điều tra
hình sự 2015.

2. Giả sử cuộc trò chuyện giữa A và N trong trại tạm giam được N bí mật ghi âm lại
thì băng ghi âm có được sử dụng làm nguồn chứng cứ để chứng minh tội phạm
không? Tại sao?

- Căn cứ theo tại Điều 223 thì biện pháp ghi âm bí mật là biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt được sử dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 224 như tình huống trên là tội
phạm về ma túy nên biện pháp bí mật ghi âm nó có thể được xem là chứng cứ để chứng
minh tội phạm theo khoản 2 Điều 227 tuy nhiên để thực hiện biện pháp này và để ghi âm
bí mật này được coi là chứng cứ thì ta cần phải có phải có quyết định áp dụng biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt căn cứ tại Điều 225 đồng thời việc áp dụng biện pháp điều tra
này dựa trên thẩm quyền, trình tự và thủ tục thì ghi âm bí mật thì mới có thể được coi là
nguồn của chứng cứ theo tại điểm c khoản 1 Điều 87.

Bài tập 3:

Ngày 11/7/2020 sau khi uống rượu về, ông K chửi và đánh vợ là bà H, bà H
bỏ chạy vào vườn cafe. Thấy vậy D (14 tuổi 5 tháng) là con của ông K và bà H đã
chạy xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục nhiều nhát vào cổ và mặt ông K
làm ông K chết ngay tại chỗ. Sau khi gây án, D đã đến công an đầu thú và thành
thật khai báo.

19
Tại bản kết luận giám định pháp y của phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh T
đã kết luận: Nguyên nhân ông K tử vong là do nhiều vết thương ở mặt và cổ, gây
tổn thương động mạch cảnh gốc trái, vỡ nhãn cầu, nứt xương gò má phải, xương
hàm dưới và đốt sống cổ 4 dẫn đến mất máu nặng không hồi phục.

Tại CQĐT, D khai nhận do ông K thường hay uống rượu rồi về nhà chửi
đánh vợ con nên ngày 11/7/2020 khi bố bị can uống rượu về nhà lại chửi và đánh mẹ
bị can nên bị can không kiềm chế được đã dùng dao xà gạc chém nhiều nhát vào cổ
và mặt làm ông K chết ngay tại chỗ.

Tại CQĐT, bà H cũng khai báo phù hợp với lời khai của D và biên bản khám
nghiệm hiện trường.

Câu hỏi:

1. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên.

Căn cứ theo Điều 85 BLTTHS, những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên bao
gồm:

- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của
hành vi phạm tội?

D có hành vi phạm tội xảy ra, (cụ thể là hành vi giết ông K). Thời gian phạm tội là vào
ngày 11/7/2020 tại địa điểm là nhà của D

Những tình tiết khác:

+ Hoàn cảnh: Do D thấy ông K thường hay uống rượu rồi về nhà chửi đánh vợ con,
vào ngày 11/7/2020 khi ông K (cha của D) uống rượu về nhà lại chửi và đánh bà H (mẹ
bị can) nên D không kiềm chế được đã dùng dao xà gạc chém nhiều nhát vào cổ và mặt
làm ông K chết ngay tại chỗ.

+ Công cụ: con dao xà gạc gây án

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Có lỗi hay không có lỗi? Nếu có thì thực hiện
hành vi với lỗi vô ý hay lỗi cố ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không?

20
D là người thực hiện hành vi phạm tội (cụ thể là hành vi giết người) được thực hiện với
lỗi cố ý vì D đã khai báo rằng do không kiếm chế được nên đã thực hiện hành vi phạm
tội. Căn cứ theo theo Khoản 2 Điều 12 BLHS, D đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có năng lực
chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 123 BLHS 2015).

- Mục đích và động cơ của D phạm tội là gì?

D thực hiện hành vi phạm tội do không kìm chế khi thấy ông K nhiều lần đánh bà H.

- Xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của D gây ra như thế nào?

Có tính chất nghiêm trọng vì có thiệt hại về tính mạng, cụ thể ông K (cha của D) đã tử
vong ngay tại chỗ.

- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và đặc điểm nhân thân của D
như thế nào?

+ Tình tiết tăng nặng: Ông K là bố ruột của bị can D

+ Tình tiết giảm nhẹ: Sau khi gây án, D đã đến công an tự thú và thành khẩn khai báo
về hành vi phạm tội của mình.

- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của D là gì?

+ Nguyên nhân: Do ông K nhiều lần có hành vi đánh đập và chửi vợ con sau khi đi
uống rượu về.

+ Điều kiện: Vào ngày 11/7/2020, thấy ông K sau khi đi uống rượu về đã đánh bà H
(mẹ của D), D không kiềm chế nên đã thực hiện hành vi phạm tội

- CSPL: Điều 85 BLTTHS 2015

2. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên.

- Căn cứ theo Điều 87 BLTTHS, thì các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên bao gồm:

+ Lời khai của người phạm tội D và lời khai của người làm chứng là bà H (mẹ của D).

+ Vật chứng là con dao xà gạc tại hiện trường.

21
+ Bản kết luận giám định pháp y của phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh T.

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra.

Bài tập 4:

Ông D trình bày với CQĐT là ông được con trai (anh X) kể lại đã nhìn thấy A
và B xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A rút dao ra và B quay đầu bỏ
chạy nên bị A đâm một nhát vào lưng. CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cũng
tương tự như lời khai của ông D. Trong quá trình hỏi cung, A khai vì B to khỏe hơn
lại đánh A trước nên mới dùng dao đâm để tự vệ. CQĐT khám nghiệm hiện trường
vụ án và đã thu được con dao, một chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết, trên
cán dao có dấu vân tay của A và máu trên dao thuộc nhóm máu của nạn nhân, nạn
nhân chết do bị dao đâm. Về chiếc xe đạp, quá trình điều tra không xác định được
ai là chủ sở hữu.

Câu hỏi:

1. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên

Các loại nguồn chứng cứ bao gồm:

+ Lời khai: lời khai của ông D rằng ông được anh X kể lại đã nhìn thấy xô xát, lời khai
của A

+ Vật chứng: Con dao

+ Biên bản giám định: trên cán dao có dấu vân tay của A và máu trên dao thuộc nhóm
máu của nạn nhân

Vì xe đạp không liên quan vụ án nên đây không phải một nguồn chứng cứ.

2. Xác định các loại chứng cứ trong vụ án trên

- Chứng cứ trực tiếp: con dao

- Chứng cứ gián tiếp: lời khai của ông A và anh X, biên bản giám định

22

You might also like