You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT Học kỳ 3 Năm học 2023 – 2024
Học phần: Luật Tố tụng hình sự
Ngày kiểm tra: ……..
Thời gian làm bài: 60 phút

Phần 1. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn
Câu 1: Luật Tố tụng hình sự quy định để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dưới 14

tuổi thì những người này không được quyền bắt quả tang

Câu nhận định này là sai. Vì theo quy định tại Điều 111 BLTTHS hiện hành thì bất kỳ
người nào cũng đều có quyền bắt người phạm tội quả tang và giải người đó đến cơ quan
có thẩm quyền để giải quyết theo quy định. Với tinh thần này của điều luật thì không giới
hạn độ tuổi của người bắt giữ người phạm tội quả tang. Do đó câu nhận định này là sai.

Câu 2: Trong các vụ án mà người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi đều phải có

người bào chữa tham gia trong suốt quá trình tố tụng.

Câu nhận định này là sai. Vì theo quy định tại Điều 422 BLTTHS hiện hành thì,
trong trường hợp người bị buộc tội tự bào chữa hoặc không thuê người bào
chữa, không thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa thì quá trình tố
tụng sẽ không có người bào chữa tham gia.

Câu 3: Việc bổ sung kháng nghị tại phiên tòa có thể theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị

cáo.

Câu nhận định này là sai. Vì theo quy định tại Điều 342 BLTTHS hiện hành thì Viện
kiểm sát được quyền bổ sung kháng nghị nhưng sự bổ sung này phải theo hướng có lợi
cho bị cáo.

Câu 4: Người tham gia tố tụng nếu không có lý do chính đáng mà không có mặt tại phiên

tòa theo giấy triệu tập thì sẽ bị áp giải.


Câu nhận định này là sai. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 BLTTHS hiện hành thì
biện pháp áp giải được áp dụng đối với người bị buộc tội, người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 55 BLTTHS hiện hành thì người tham gia
tố tụng bao gồm rất nhiều người với các tư cách pháp lý khác nhau như: bị cáo, người
làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người bào chữa, .... Từ 2 cơ sở pháp lý
nói trên thì chỉ có người bị buộc tội mới bị áp giải trong trường hợp cần thiết. Do đó câu
nhận định này là sai.

Phần 2. Câu hỏi lý thuyết/tự luận (3 điểm)


Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sửa án và hủy án cuả Hội đồng xét xử phúc thẩm?
Nêu cơ sở pháp lý.

Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 345 BLTTHS hiện hành thì xét xử phúc thẩm là việc Tòa án
cấp trên trực tiếp xem xét phần nội dung của bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới bị
kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể xem xét cả phần nội dung
của bản án, quyết định của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị.

1. Quyền sửa án của Hội đồng xét xử phúc thẩm


1.1Sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo
Nội dung sửa án: Khoản 1 Điều 357 BLTTHS 2015
Điều kiện sửa án: Trong mọi trường hợp, tòa phúc thẩm có thể sửa án,
không phụ thuộc vào việc kháng cáo, kháng nghị theo hướng nào, nội
dung kháng cáo kháng nghị là gì.
1.2Sửa án theo hướng bất lợi cho bị cáo
1.2.1 Nội dung sửa: Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015
1.2.2 Điều kiện sửa
- Chủ thể kháng cáo, kháng nghị là chủ thể có tư cách để kháng cáo một nội
dung nhất định do BLTTHS 2015 quy định.
- Phải có kháng cáo, kháng nghị theo hướng nặng hơn với một nội dung cụ thể
được quy định tại Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015. Tòa phúc thẩm chỉ được
sửa trong nội dung yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.
- Khi có kháng cáo, kháng nghị theo hướng nặng hơn, Tòa phúc thẩm không bắt
buộc chỉ được xử theo hướng này mà có thể xử theo hướng nhẹ hơn cho bị
cáo.
- Việc sửa án theo hướng nặng hơn không vượt quá giới hạn thẩm quyền xét xử
của tỏa sơ thẩm và không trái với các nguyên tắc xâm hại tới quyền và lợi ích
hợp pháp khác của bị cáo.
2. Quyền hủy án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm (Điều 358 BLTTHS 2015)
2.1Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp
2.2Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án Điều 359 BLTTHS 2015

Phần 3. Bài tập tình huống


A bị B gây thương tích 20%. A làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố B về tội cố ý
gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Tuy nhiên,
sau đó A đã làm đơn xin rút đơn yêu cầu khởi tố đối với B.

Hỏi:

a/ Sau khi rút đơn yêu cầu khởi tố, A có được làm đơn yêu cầu khởi tố lại không? Vì
sao?

Nếu A tự nguyện rút đơn thì không được làm đơn yêu cầu khởi tố lại.

Nếu A bị ép buộc, cưỡng bức thì được quyền làm đơn yêu cầu khởi tố lại.

CSPL: Khoản 2, 3 Điều 155 BLTTHS 2015

b/ Tại phiên tòa xét xử A mới rút đơn yêu cầu khởi tố thì có chấp nhận hay không? Vì
sao?

Nếu việc rút đơn tại phiên tòa là tự nguyện thì vẫn được chấp nhận. Hội đồng xét xử ra
quyết định đình chỉ vụ án.
CSPL: Khoản 2 Điều 155, điểm a Khoản 1 Điều 282 BLTTHS 2015

You might also like