You are on page 1of 2

mặt họ.

Trường họp triệu tập hợp lệ lần thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt mà không có người đại diện tham
gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập. Lúc này Tòa án mới ra quyết định đình chỉ
giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 296 BLTTDS 2015.
4. Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
=> Nhận định SAI. Căn cứ Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015 quy định về Đương sự trong vụ
việc dân sự thì Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện. Do đó, chỉ cần
Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và khởi kiện, thì người bị
nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể đã hoặc chưa gây thiệt cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015.
5. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
=> Nhận định SAI. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo quy
định tại Điều 72 khoản 4 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thời điểm Bị đơn có quyền đưa ra yêu
cầu phản tố đối với nguyên đơn là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 200 khoản 3 BLTTDS 2015). Do vậy, Bị đơn
không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 200 khoản 3 BLTTDS 2015.
6. Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào Điều 68 BLTTDS 2015 ta có: tư cách tố tụng của đương sự
được hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Trong đó: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là
người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; Bị đơn là người bị nguyên
đơn khởi kiện; Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là người tuy không khởi kiện,
không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
họ nên họ.
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ
nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên
nguyên đơn trở thành bị đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68, BLTTDS 2015.
7. Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 thì bị đơn chỉ
cần là người mà nguyên đơn khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
bị đơn đó xâm phạm. Tức là, không chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở
thành bị đơn, mà trên thực tế, mặc dù, bị đơn không gây thiệt hại cho nguyên đơn vẫn có thể
trở thành bị đơn, trong trường hợp bị đơn đó bị nguyên đơn khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
8. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
=> Nhận định ĐÚNG. Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho
một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi
ích hợp pháp của người được đại diện thì họ không được làm người đại diện. Hay nói một
cách đơn giản, một người không được đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân
sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau.
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích
hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện
có thể đại diện cho nhiều đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b BLTTDS 2015.
9. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
=> Nhận định ĐÚNG. Theo nguyên tắc Điều 6 BLTTDS 2015, đương sự đưa yêu cầu thì
phải có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình có
căn cứ và hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 BLTTDS 2015.
10. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám
đốc thẩm.
=> Nhận định ĐÚNG. Căn cứ Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015 thì: Quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn
cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều
cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Do vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc
thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015.
11. Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa
án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
=> Nhận định SAI. Ở giai

You might also like