You are on page 1of 2

Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Hầu hết các vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và
gia đình điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Tòa án.
 Theo quy định tại Điều 28 BLTTDS thì những tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án bao gồm:
- Tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn: khi
quan hệ hôn nhân rạn nứt, không thể tiếp tục chung sống, một trong các bên có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho mình. Hoặc khi ly hôn việc nuôi con, chăm sóc con nếu
không thỏa thuận được thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia tài
sản khi ly hôn nếu không đạt được sự thỏa thuận thì một trong các bên cũng có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết.
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn: theo nguyên tắc chung thì
tài sản chung của vợ và chồng là tài sản hợp nhất. Nhưng nếu các bên muốn chia một phần
hoặc toàn bộ tài sản chung nhưng không đạt được thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải
quyết.
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: nếu việc nuôi con người kia
không tốt, ảnh hưởng đến quyền lợi của con.. thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét
lại việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng.
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ: đối với các yêu cầu
xác định một cách tự nguyện không có tranh chấp thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án.
- Tranh chấp về cấp dưỡng: Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về nghĩa
vụ cấp dưỡng.
- Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng
nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
- Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật: quan hệ hôn nhân được công nhận
kể từ khi đăng kí kết hôn,nếu sống chung không đăng kí kết hôn nhưng trong quá trình chung
sống có phát sinh tài sản và con thì khi có tranh chấp có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
 Theo quy định tại Điều 29 BLTTDS, các yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án gồm có:
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật: kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ đã đăng kí kết
hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai vi phạm điều kiện kết
hôn theo quy định (khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân, gia đình)
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc công
nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: các bên đã
đồng thuận vầ việc ly hôn, xác định người nuôi con hoặc phân chia tài sản chung thì có thể
yêu cầu Tòa án công nhận những thỏa thuận này.
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con
sau khi ly hôn; Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi: Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu
cầu của cha mẹ (còn lại), người giám hộ con chưa thành niên, người thân thích, ( Điều 86
Luật hôn nhân và gia đình 2014) ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom hoặc đại diện
theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn
thời hạn này.
- Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình:
việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như đã trình bày ở trên được quy định cụ thể trong
Luật hôn nhân, gia đình 2014. Những yêu cầu phát sinh liên quan đến vân đề này thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án.
- Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấp dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì
hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
- Yêu cầu tuyên bố yêu cầu vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định
của pháp luật và gia đình.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định
về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước
ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt
Nam.
- Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình.

You might also like