You are on page 1of 1

1/Anh M không thể đơn phương li hôn chị C vì chị C không có căn cứ để đơn

phương li hôn: một bên vợ hoặc chồng không có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình, chị C cũng chưa bị Tòa tuyên bố
mất tích. Ngoài ra chị C cũng không có bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
2/Vợ chồng anh M có thể ly hôn trong trường hợp chị C cũng yêu cầu ly hôn, hai
vợ chồng anh M đã thỏa thuận được việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con. Và việc thỏa thuận trên phải đảm bảo quyền và lợi ích
chính đáng của vợ và con.
3/ Nếu anh M, chị C ly hôn thì hậu quả pháp lý:
- Về quan hệ nhân thân: các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa M và C sẽ
chấm dứt.
- Về quan hệ tài sản: trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng anh M
theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa
thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì giải quyết theo quy định
tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp chế độ tài sản
của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận;
nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ
chồng, Tòa án giải quyết theo quy định quy.
- Về con chung: Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Vợ chồng M thỏa thuận về người trực
tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một
bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, phải xem xét
nguyện vọng của con. Trong trường hợp cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay
đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc khi người trực
tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con và đã xem xét nguyện vọng của con. Người không trực
tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở và
có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

You might also like