You are on page 1of 2

Nguyễn Huỳnh Phương Quyên

MSSV : 48.01.751.126
BÀI TẬP :
Vợ chồng anh M và chị C có 1 bé gái 10 tuổi. Anh M là nhân viên kinh doanh của
một công ty và thường xuyên đi công tác xa nhà. Chị C làm nhân viên bán hàng ở
siêu thị, sau giờ làm việc chị còn chăm sóc con, lo công việc gia đình và phụng
dưỡng cha mẹ chồng. Bố mẹ chồng rất thương yêu chị C. Trong thời gian chung
sống vợ chồng anh M có tạo lập được một căn nhà. Ngoài ra, trước khi kết hôn,
anh M có một số tiền tiết kiệm là 200 triệu đồng. Dạo gần đây, anh M có quan hệ
tình cảm với cô đồng nghiệp và muốn ly hôn với chị C. Chị C không đồng ý ly
hôn.

Tự luận:

1. Anh M có đơn phương ly hôn với chị C được không? Vì sao?

2. Vợ chồng anh M có thể ly hôn trong trường hợp nào?

3. Nếu anh M, chị C ly hôn thì hậu quả pháp lý như thế nào (về nhân thân, tài sản,
con chung)?

Bài làm:
1. Anh M không thể đơn phương ly hôn chị C được.
Vì theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, để được toà án giải quyết cho
ly hôn thì phải có các căn cứ sau đây: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ , chồng làm cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được.
Qua dữ liệu nêu trên ở tình huống ta thấy chị C là 1 người vợ không phạm vào
những điều đã được nêu trên => anh M không thể đơn phương ly hôn chị C.
2. Vợ chồng anh M có thể ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi mà
chị C và anh M đều cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn.
3. Nếu anh M, chị C ly hôn thì hậu quả pháp lý sẽ như sau:
- Quan hệ nhân thân:
Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa anh M và chị C sẽ chấm dứt.
- Quan hệ tài sản:
- + Trong trường hợp chế độ tài sản cửa 2 vợ chồng theo thoả thuận vì việc
giải quyết tài sản theo thoả thuận đó; nếu thoả thuận không đầy đủ, rõ
ràng => giải quyết theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014.
+ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc
giải quyết tài sản do 2 bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì
theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Toà án giải quyết
theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
a) Tài sản riêng:
Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Trong
tình huống này, anh M có và được giữ được số tiền tiết kiệm là 200
triệu đồng.
b) Tài sản chung: được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh,
công sức đóng góp, thu nhập, bảo vệ lợi ích chính đáng, lỗi của mỗi
bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung trong tình huống này là căn nhà tạo lập bởi anh M và
chị C. Qua các tiêu chí trên, thấy rằng chị M sẽ được chia phần nhiều
hơn trong giá trị tài sản chung.

Về con chung:
Vợ chồng chị C sẽ thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ quyền của mỗi
bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết
định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của
con. Trường hợp con của anh M và chị C đã 10 tuổi thì xem xét nguyện vọng của
con muốn ở với bên nào.

You might also like