You are on page 1of 4

Quan hệ nhân thân

Khi ly hôn, quan hệ hôn nhân của vợ chồng chấm dứt. Hai bên sẽ không còn là vợ chồng của
nhau.

Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

“Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực
pháp luật”

+ Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Giữa hai bên sẽ không
còn tồn tại nghĩa vụ phải thương yêu, chung thủy, chấm dứt quyền đại diện cho nhau giữa vợ
và chồng, các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình.

Trường hợp thuận tình ly hôn

Căn cứ vào Điều 212, Điều 213 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Đã hết thời hạn 07 ngày, kể
từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành, không có đương sự nào
thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thỏa thuận ly hôn
- có hiệu lực ngay sau khi được ban hành.

Trường hợp đơn phương ly hôn

Căn cứ vào Điều 273, Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Sau khi hết thời hạn kháng cáo của các đương sự; và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm
sát mà không có kháng cáo; hoặc kháng nghị thì bản án/ quyết định ly hôn sơ thẩm sẽ có hiệu
lực pháp luật.

Quan hệ tài sản

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 

Việc chia tài sản của vợ chồng được thực hiện trên sự thỏa thuận của vợ, chồng. Trong trường
hơp không thỏa thuận được thì vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly
hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy
định tương ứng của Luật HN và GĐ để giải quyết.

Tài sản riêng

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã
nhập vào tài sản chung

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng
có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối
tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Tài sản chung

Đối với tài sản chung của vợ chồng, nếu không có thỏa thuận thì Tòa án căn cứ vào những
quy định của pháp luật để phân chia. Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng là chia
đôi. Tuy vậy, khi phân chia tài sản chung của vợ và chồng cần chú ý đến các yếu tố khác như:
(Khoản 2 Điều 59) (không phải chia đôi, rất hiếm trường hợp 50,50%, chia đôi mà phải tính
đến một loạt các yếu tố khác)

+ Thứ nhất, về hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

Ví dụ: khi người chồng bị tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động trong khi người vợ
vẫn có đây đủ khả năng lao động thì khi giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn, Tòa án cân xem xét đê phân chia cho người chồng phần nhiều hon nhằm
đảm bảo cuộc sống của người chồng nhưng cũng càn dựa trên hoàn cảnh thực tế của gia
đình và của người vợ.

+ Thứ hai, về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, và phát triển khối tài sản
chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình đươc coi như là lao động có thu nhập.

Ví dụ: Tại Bản án ngày 11/09/2020 về tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân. Theo nội dung vụ án: chị A và anh B đã kêt hôn, do anh B nghiện ma
túy nên chị A xin ly hôn và anh B đồng ý. Năm 2010, chị A được bố mẹ chia cho mảnh
đất và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị A. Năm 2011, chị A và anh
B xây nhà 3 tầng và có một số hoa màu trên đất. Kêt quả định giá tổng giá trị nhà và tài
sản trên đất là 800.000.000 đồng, giá trị quyền sử dụng đât là 2,5 tỷ đồng. Do đó, chị A
yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Trên cơ sở các chứng cứ thu thập được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: xác định thừa đất là
tài sản riêng của chị A, giá trị ngôi nhà và tài sản trên đất được chia cho chị A và anh B
tỷ lệ 60:40, giao toàn bộ tài sản chung cho chị A sở hữu, chị A phải thanh toán cho anh B
số tiền 320.000.000 đồng. (điêu 33 LHN và GĐ) (Đièu 59)

Không đồng ý với Bản án sơ thẩm, anh B đã có đơn kháng cáo. Sau đó, Tòa phúc thẩm
nhận định: chị A được bố mẹ cho riêng phần đất ở và bằng chứng là giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tên chị A mà anh B trước đó không có ý kiến gì. Do vậy, Tòa sơ
thâm xác định đây là tài sản riêng của chị A là đúng. Đôi với giá trị ngôi nhà và tổng tài
sản trên đất, chị A hiện làm giáo viên và nuôi dường con chung trong khi anh B đã
nghiện nhiêu năm và không có đóng góp gì cho căn nhà nên Tòa sơ thâm chia tỷ lệ 60:40
là hoàn toàn có căn cứ.

Bản án đó thể hiện việc chia tài sản chung của vợ chồng Tòa án đã xét đến công sức
đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triên khối tài sản chung.

+ Thứ ba, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuât, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

VD: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá
400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu
đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án hướng tới việc phân chia bằng
hiện vật và đã giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ
tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn
phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

+ Thứ 4 “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì khi giải
quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ
chồng.

Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì
chia theo giá trị

Đó là nguyên tắc chia tài sản chung

Các trường hợp khác như

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, vợ hoặc chồng được chia
một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng.
Việc chia một phần do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu
cầu Tòa án giải quyết.

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

+ Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo
Quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

+ Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc
sở hữu riêng của người đó

+ Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06
tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được
nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ
trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Sau đây là phần thuyết trình của bạn Giang


-----

Đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng
Đối với tài sản phát sinh trước 3/1/1987 dù vợ chồng có nhập vào tài sản chung hay không dù
họ tạo lập 1 bên hay cả 2 bên thì cần lưu ý rằng đây đều là tài sản chung của vợ chồng trừ
trường hợp có sự thoả tuận khác của các bên. Luật HN và GĐ 86,2000, 2014 không có hiệu
lực hồi tố và diều 15 luật 59 chỉ thừa nhận quyền tài sản của vợ chồng là chung (trươcs sau
khi cước
Tài sản riêng đưa vào sử dụng không có quyền đòi lại (đưa 300 triệu đi du lịch)
Tài sản riêng trộn lẫn sáp nhận bởi tài sản chung (ngôi nhà, bán trong thời kỳ hôn nhân 2 ô tô,
bán xe ô tô mua 2 xe máy có chứng cứ chứng minh đây là tài sản chuyển hoá từ dạng này
sang dạng khác, tài sản riêng có công sức tu bổ của tài sản chung vợ chồng vào đấy nâng lên
giá trị rất nhiều lần cũng cần lưu tâm, định giá phần nâng lên đưa vào tài sản chung giải quyết
thoả đáng)

You might also like