You are on page 1of 2

Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản:

- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản hiểu một cách thông thường là tranh
chấp về việc xác định xem ai là chủ sở hữu đối với tài sản trong quan hệ
tranh chấp. Hiểu một cách rộng nhất, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
là bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thực hiện các quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Đây là một trong những loại tranh chấp
phổ biến trong xã hội. Giống như nhiều loại tranh chấp khác, tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản có thể được giải quyết thông qua thương lượng,
hòa giải và khởi kiện ra Tòa án. Tòa án là cơ quan đại diện quyền lực nhà
nước có chức năng xét xử và các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa
án được đảm bảo thi hành bởi cơ quan thi hành án theo những quy định
pháp luật chặt chẽ. Do đó, Tòa án thường là sự lựa chọn ưu tiên và phổ
biến để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tòa án
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là một vấn
đề quan trọng và cần được xác định đúng để các bên nhanh chóng đưa vụ
tranh chấp của mình ra giải quyết.
+ Xét theo cấp xét xử, Tòa án cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài,
cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thẩm quyền giải
quyết sẽ thuộc về Tòa án cấp tỉnh, căn cứ Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
+ Xét về thẩm quyền theo lãnh thổ, đối với những tranh chấp về bất động
sản, Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Đối với những
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản khác, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm
việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ
quan, tổ chức sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm (Căn cứ
điểm a, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Tuy nhiên theo
khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong một số trường hợp
nguyên đơn có thể được lựa chọn Tòa án theo quy định của pháp luật để
giải quyết:
* Trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị
đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có
trụ sở cuối cùng giải quyết;
* Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở
giải quyết.
Các dạng tranh chấp tài sản:
a. Tranh chấp tài sản thừa kế
Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tranh chấp những tài sản do người chết
để lại cho các đồng thừa kế.
Thực tiễn quá trình giải quyết các tài sản này bao gồm: tài sản do bố, mẹ
hay ông, bà, vợ, chồng,... khi mất để lại. Tài sản thừa kế khi tranh chấp sẽ
xác định trên cơ sở là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật để
thực hiện việc phân chia tài sản. Dựa vào các hàng thừa kế, diện thừa kế,
người quản lý di sản thừa kế để xác định phân chia di sản thừa kế. Ngoài
ra tài sản thừa kế cũng được chia cho một số người không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc.
b. Tranh chấp tài sản thuê
Tranh chấp tài sản thuê là quá trình giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh
từ quan hệ đi thuê và cho thuê
Thực tiễn ở nước ta việc tranh chấp các tài sản này rất nhiều, các quan hệ
thuê và cho thuê cũng rất phổ biến như: Thuê mua tài sản nhà nước, Thuê
mua tài chính, Thuê nhà sau bán khoán hóa giá nhà; các hợp đồng thuê
nhà phổ biến làm nơi kinh doanh,...
Ngoài ra, hợp đồng thuê thường rất phức tạp, có nhiều yếu tố liên quan
đến việc thuê và cho thuê, mục đích sử dụng tài sản thuê, thời gian thuê,
thanh toán tiền thuê,... nên cũng hay xảy ra các tranh chấp trong lĩnh vực
này.
c. Tranh chấp tài sản vợ chồng
Tranh chấp tài sản vợ chồng là tranh chấp giữa vợ với chồng về quyền tài
sản. Thông thường các tranh chấp này phát sinh trong việc ly hôn và chia
tài sản.
Các tranh chấp này xoay quanh việc xác định tài sản chung của vợ chồng,
tài sản riêng của vợ chồng, tài sản có trước hôn nhân, tài sản trong thời kỳ
hôn nhân, nguồn hình thành tài sản hoặc tài sản có công sức đóng góp của
con dâu khi về nhà chồng, tài sản có công sức đóng góp của con rể về nhà
bố mẹ vợ, nguồn hình thành tài sản và công sức đóng góp vào khối tài sản
chung của vợ chồng.
d. Tranh chấp tài sản chung
Tranh chấp tài sản chung bao gồm tranh chấp tài sản chung hợp nhất và
tài sản chung theo phần.
Tài sản chung hợp nhất phổ biến là tài sản của vợ chồng trong quá trình
giải quyết ly hôn. Tài sản chung theo phần là tài sản được sử dụng và sở
hữu chung, các đồng sở hữu tài sản, tài sản góp vốn kinh doanh, tài sản
mua chung…
Tài sản chung sẽ được xác định trên cơ sở đóng góp của từng người. Nếu
tài sản chung đem vào quá trình kinh doanh thì tùy theo công sức đóng
góp, lỗi làm cho tài sản chung bị giảm sút khi tranh chấp sẽ là cơ sở để
xác định và phân chia tài sản chung sao cho hợp với thực tiễn và đúng với
quy định của pháp luật.

You might also like