You are on page 1of 53

Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Tài liệu tập huấn chuyên đề


GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Phần thứ nhất


GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Phân biệt vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình và việc dân sự về
hôn nhân và gia đình
Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (HN-GĐ) được quy định tại Điều 28
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Các yêu cầu về HN-GĐ được quy
định tại Điều 29 BLTTDS. Đặc trưng của yêu cầu về HN-GĐ làcác bên đương sự
không tranh chấp về quyền và nghĩa vụ mà chỉ yêu cầu Toà án công nhận hoặc
không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó về HN-GĐ.Phạm vi của chuyên đề
này là kỹ năng giải quyết các tranh chấp HN-GĐ, cũng có nghĩa là kỹ năng giải
quyết vụ án dân sự về HN-GĐ.
Theo quy định tại Điều 28 BLTTDS thì những tranh chấp HN-GĐ thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án bao gồm:
1.1.1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài
sản sau khi ly hôn (Khoản 1 Điều 28 BLTTDS).
Vụ án ly hôn đồng thời có tranh chấp cả về việc nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn là loại vụ án HN-GĐ điển hình. Loại tranh chấp này là việc do một bên
yêu cầu Tòa án giải quyết đồng thời cả 3 mối quan hệ phát sinh từ quan hệ hôn
nhân hợp pháp, đó là quan hệ về hôn nhân, quan hệ về nuôi con chung và quan
hệ về chia tài sản.
Trong quan hệ tranh chấp này, tranh chấp về hôn nhân là một bên yêu cầu
được ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng, còn một bên không chấp nhận việc
ly hôn mà có yêu cầu được đoàn tụ.
Tranh chấp về nuôi con là việc các bên không thống nhất được ai là
người có trách nhiệm trực tiếp nuôi con, ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng,
mức cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn. Ngoài ra, đương
sự không có sự thống nhất về việc chia tài sản, phân chia các quyền hoặc
nghĩa vụ về tài sản.
Vụ án ly hôn điển hình là có tranh chấp đối với cả 3 quan hệ. Tuy
nhiên, nếu đương sự yêu cầu giải quyết đồng thời các quan hệ thì chỉ cần có
tranh chấp đối với một quan hệ thì cũng phải xác định là vụ án hôn nhân và
gia đình.
Việc tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn cũng là vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án. Khi ly hôn, đương sự không bắt buộc phải yêu
cầu giải quyết về chia tài sản chung hoặc chỉ yêu cầu giải quyết một phần.
Do đó, sau khi đã ly hôn, nếu có tranh chấp về tài sản chung, đương sự có
quyền khởi kiện những vụ án về chia tài sản sau khi ly hôn.

1
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1.1.2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân(Khoản 2 Điều 28 BLTTDS).
Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
được hiểu là mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng vẫn đang tồn tại. Giữa họ
không có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn mà chỉ yêu cầu phân chia tài
sản chung của vợ chồng xuất phát từ nhu cầu chính đáng của họ như để thực
hiện nghĩa vụ về tài sản riêng hoặc để thuận tiện cho các giao dịch riêng về
tài sản. Do vậy, nếu không thỏa thuận phân chia đượcthì trường hợp này pháp
luật quy định là có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân và cũng là loại vụ án về HN-GĐ.
Nếu giữa vợ chồng không có sự tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng
mà đã tự nguyện, thống nhất phân chia bằng văn bản và có yêu cầu Tòa án công
nhận sự phân chia của họ về khối tài sản chung đó thì không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án. Trong trường hợp họ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa
thuận đó thì Tòa án không thụ lý vì không phải vụ án HN-GĐ quy định ở Điều
28 và cũng không phải việc HN-GĐ quy định tại Điều 29. Do vậy, cần hướng
dẫn đương sự để họ liên hệ với cơ quan công chứng hoặc cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền để xác nhận. Cần lưu ý là tranh chấp về chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của
Tòa án nếu sau này có thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản
chung thì được giải quyết theo trình tự việc HN-GĐ theo quy định tại Khoản
7 Điều 29 BLTTDS.
1.1.3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly
hôn(Khoản 3 Điều 28 BLTTDS).
Đây là trường hợp mà trước khi đương sự khởi kiện giữa họ đã chấm dứt
quan hệ vợ chồng và đã giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
Do thay đổi tình hình của một trong hai bên mà nếu không thay đổi việc nuôi
con thì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người con và giữa họ không thống
nhất được việc thay đổi nuôi con thì họ có quyền xin thay đổi việc nuôi con.
Trường hợp này có sự tranh chấp nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án theo quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015. Nếu có sự thỏa thuận và chỉ
yêu cầu công nhân sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con thì là việc
HN-GĐ, không phải vụ án HN-GĐ.
1.1.4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho
cha, mẹ (Khoản 4 Điều 28 BLTTDS).
Tranh chấp này bao gồm cả yêu cầu không thừa nhận người nào đó là
con, là cha, là mẹ của họ hoặc xin được xác định mình là cha, là mẹ, là con của
một người nào đó.
Đối với những trường hợp mà yêu cầu xác định việc xác định cha, mẹ cho
con hoặc xác định con cho cha, mẹ không có tranh chấp mà tự nguyện thỏa
thuận thì thuộc thẩm quyền của UBND theo pháp luật về hộ tịch mà không
thuộc thẩm quyền của Tòa án.

2
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trường hợp không có tranh chấp nhưng cũng không có thỏa thuận thì được
giải quyết theo thủ tục việc dân sự quy định tại Khoản 10 Điều 29 BLTTDS. Đó
là trường hợp chủ thể được yêu cầu xác định là cha, là mẹ, là con đã chết.
1.1.5. Tranh chấp về cấp dưỡng(Khoản 5 Điều 28 BLTTDS).
Đây là trường hợp chỉ có một yêu cầu về cấp dưỡng của những người được
cấp dưỡng và những người có nghĩa vụ cấp dưỡng như cha, mẹ, con, anh chị em
với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ chồng... việc cấp
dưỡng xuất phát có thể từ việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ
hoặc có sự thay đổi về mức cấp dưỡng khi có căn cứ cho rằng mức cấp dưỡng
đó không còn phù hợp với người được cấp dưỡng nữa. Tuy nhiên, yêu cầu cấp
dưỡng này chỉ được Tòa án thụ lý để giải quyết là vụ án tranh chấp khi có căn
cứ cho rằng giữa họ không thỏa thuận được mức cấp dưỡng, thời gian cấp
dưỡng, cấp dưỡng một lần hay theo định kỳ....và giữa họ đã xảy ra tranh chấp
với nhau. Ngoài người được cấp dưỡng có yêu cầu thì còn có cơ quan, tổ chức
xã hội cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu về cấp dưỡng cho người
được cấp dưỡng như Cơ quan dân số - gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ...
1.1.6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ( Luật HN-GĐ) đã quy định về
mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Cùng với đó, Luật đã quy định Tòa án là
cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể trong các trường hợp:
+ Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang
thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con;
+ Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang
thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con;
+ Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không còn mà bên mang thai
hộ không nhận nuôi đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo
quy định của Bộ luật dân sự;
+ Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không nhận con và bên mang
thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định
người giám hộ cho đứa trẻ, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Cần lưu ý là Khoản 6 Điều 29 BLTTDS cũng quy định về “Yêu cầu liên
quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình”.
Đây là trường hợp không có tranh chấp, được giải quyết theo thủ tục việc HN-
GĐ.
1.1.7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái
pháp luật (Khoản 7 Điều 28 BLTTDS).
Hủy kết hôn trái pháp luật là một yêu cầu về HN-GĐ, được giải quyết
theo trình tự việc dân sự. Tuy vậy, nếu cùng với việc xin hủy kết hôn trái pháp
luật mà có tranh chấp về việc nuôi con chung hoặc chia tài sản thì phải giải
quyết theo thủ tục vụ án HN-GĐ.
3
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn thì không được công nhận quan hệ hôn nhân nhưng nếu có tranh chấp
về chia tài sản chung, nuôi con chung thì thuộc trường hợp vụ án HN-GĐ chứ
không phải vụ án dân sự thông thường.
1.1.8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình theo quy định của
pháp luật (Khoản 8 Điều 28 BLTTDS).
Đây là một quy định mở về những tranh chấp về HN-GĐ khác mà chưa được
nêu tại Điều 28 BLTTDS nhưng nếu chưa có quy định cơ quan khác giải quyết thì
đều do Tòa án giải quyết.
1.2. Vấn đề chuyển việc HN-GĐ thành vụ án HN-GĐ.
1.2.1. Chuyển việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi
con, chia tài sản khi ly hôn thành vụ án ly hôn.
Yêu cầu “Công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn” là một yêu cầu HN-GĐ quy định tại Khoản 2 Điều 29 BLTTDS. Yêu cầu này
được thụ lý để giải quyết theo trình tự việc dân sự khi cả hai vợ chồng cùng có đơn
hoặc cùng ký vào đơn có nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản chung.
Sau khi Tòa án đã thụ lý theo trình tự việc dân sự, một trong hai bên hoặc cả
hai bên có sự thay đổi yêu cầu. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận mới, kể cả thỏa
thuận chưa yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản, thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết
theo thủ tục việc dân sự (Ra Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn). Nếu các đương sự không thỏa thuận được về việc
chia tài sản, hoặc việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án
phải đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết (Khoản 5 Điều 397
BLTTDS).
Khi chuyển từ thủ tục giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn,
thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn sang thủ tục giải quyết vụ án, Tòa án
không phải thông báo việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải
quyết vụ án.
Thỏa thuận nuôi con không bao gồm thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải
quyết về con cái. Do vậy, không có được thỏa thuận cụ thể về việc trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con là phải chuyển từ thủ tục việc dân sự sang vụ án
dân sự.
Có trường hợp vợ chồng thỏa thuận về tất cả các quan hệ về hôn nhân, nuôi
con, tài sản nhưng một bên không có mặt để tiến hành hòa giải thì không đủ cơ sở
để ra quyết định “Công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con,chia tài sản khi
ly hôn” theo trình tự quy định tại Điều 397 và Điều 212 BLTTDS. Như vậy, trường
hợp không hòa giải được thì cũng phải chuyển từ thủ tục giải quyết việc dân sự
sang thủ tục vụ án dân sự.
1.2.2.Chuyển việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thành vụ án ly hôn.
Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là một yêu cầu HN-GĐ được giải quyết
theo thủ tục việc dân sự (Khoản 1 Điều 29 BLTTDS). Sau khi đã thụ lý việc dân sự
về yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, có những trường hợp do đương sự thay đổi ý
4
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

kiến mà dẫn đến không thể tiếp tục giải quyết theo trình tự việc dân sự, phải chuyển
sang giải quyết theo trình tự vụ án dân sự. Cụ thể là một số trường hợp sau:
- Có đương sự yêu cầu được ly hôn (Xác định hôn nhân của họ là hợp pháp và
xin chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp). Đây là trường hợp được giải đáp ở mục
số 10, Phần IV, Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của TAND tối cao.
- Bổ sung yêu cầu giải quyết tranh chấp về nuôi con chung hoặc tranh chấp
về chia tài sản đồng thời với việc giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật hoặc đồng
thời với việc ly hôn (trường hợp đến thời điểm giải quyết thì hôn nhân đã đủ điều
kiện hợp pháp).
Trong các trường hợp này, Tòa án cũng phải đình chỉ giải quyết việc dân sự
về yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật và thụ lý vụ án dân sự về HN-GĐ.
1.3. Một số đặc thù của vụ án hôn nhân và gia đình.
1.3.1. Thường có 3 quan hệ tranh chấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi con chung, quan hệ chia tài sản. Quan
hệ tranh chấp về hôn nhân giữ vai trò chi phối vì có ly hôn mới có chia tài sản khi
ly hôn; có ly hôn mới phải giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn.
Có quan hệ chặt chẽ nhưng không có nghĩa đều phải giải quyết đồng thời.
Trường hợp cấp sơ thẩm bác yêu cầu xin ly hôn thì cũng không giải quyết về việc
nuôi con hay chia tài sản. Cấp phúc thẩm vẫn có thể sửa bản án sơ thẩm và cho ly
hôn; giành quyền cho đương sự khởi kiện vụ án khác về việc nuôi con hoặc chia tài
sản.
Ba quan hệ tranh chấp thường phải được xem xét đồng thời nên cũng thường
xuất hiện đồng thời trong các văn bản tố tụng, thậm chí trong từng phần của một
văn bản tố tụng. Điều cần lưu ý là việc gọi tên các quan hệ này đang không thống
nhất. Cần phải gọi tên theo văn bản quy phạm pháp luật.
1.3.2. Đương sự trong vụ án là những người có quan hệ gia đình với nhau.
Ngoài vợ, chồng, con cái của họ, những đương sự khác cũng thường có nhiều
người có quan hệ gia đình, họ hàng. Cách dùng đại từ chỉ người cần phù hợp với
phong tục, văn hóa, có thứ bậc phù hợp. Do đó, khi tiến hành tố tụng, cần phải
lựa chọn đại từ nhân xưng (ông, bà, anh, chị) của từng đương sự một cách hợp
lý về thứ bậc và quan hệ gia đình.
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, nguyên đơn và bị đơn dưới 40 tuổi thì nên gọi là
anh, chị, để có thể gọi cha, mẹ họ là ông, bà, gọi các con đương sự là cháu; tránh
tình trạng con cái và cha mẹ cùng được gọi là ông, bà hay anh, chị như nhau.
1.3.3.Quan hệ giữa các đương sự trong vụ án thường diễn ra trong thời
gian dài.
Quan hệ giữa các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình thường diễn
ra trong một thời gian dài. Do đó, sẽ có những sự kiện pháp lý ở những thời
điểm nhất định tuy là có liên quan đến các đương sự nhưng không phải là sự
kiện có ý nghĩa quyết định trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự thì không
cần thiết phải đề cập đến trong quá trình tố tụng. Cần phải biết chọn lọc, xác
định đúng và đủ những sự kiện pháp lý liên quan đến mối quan hệ cần giải quyết
để đưa vào các văn bản tố tụng cũng như điều hành tranh tụng.

5
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Ví dụ: Chị B khởi kiện yêu cầu ly hôn anh A thì không cần thiết phải nêu
cả sự kiện trước khi lấy chị B, anh A đã có vợ là chị C, do chị C không sinh
được con nên phải nhờ chị B mang thai hộ; sau đó, tranh chấp con, rồi anh A lại
có tình cảm với chị B, bỏ chị C lấy chị B…
1.3.4. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp, những sự kiện pháp lý trong
quan hệ HN-GĐ có nhiều vấn đề có tính chất tế nhị.
Đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, trong nhiều trường hợp,
nguyên nhân mâu thuẫn gia đình là những nguyên nhân tế nhị. Do đó, phải chọn
ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt làm sao để giữ gìn danh dự cho đương sự. Vì
thế, tránh viết lại cụ thể những từ thô tục, những đánh giá có tính chất mạt sát
lẫn nhau, những hành vi thể hiện lối sống đồi trụy, sa đọa… Tránh trích dẫn
nguyên văn những lời khai của đương sự làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân
phẩm của họ.
1.3.5. Vụ án HN-GĐ thường có nhiều vấn đề liên quan đến cá nhân cần
giữ bí mật trước công chúng.
Trong vụ án hôn nhân và gia đình, có những vấn đề liên quan đến danh dự,
uy tín và có tính chất riêng tư của cá nhân cần giữ bí mật trước công chúng. Bí
mật cá nhân, bí mật nghề nghiệp, bí mật gia đình theo quy định của pháp luật là
Tòa án không được phép công khai. Vụ án hôn nhân và gia đình thường có
nhiều vấn đề cần giữ bí mật hơn các vụ án dân sự khác. Tuy vậy, tùy từng
trường hợp cụ thể, từng loại phạm vi giữ bí mật mà Tòa án xác định là bí mật cá
nhân, bí mật gia đình, không phải cứ đương sự đề nghị là chấp nhận.
Ở nhiều nước, án kiện hôn nhân gia đình đều được xử kín.

2. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.


2.1.Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình
Cũng như các lĩnh vực chuyên ngành khác, pháp luật HN-GD là pháp luật
chuyên ngành nên chỉ trong trường hợp pháp luật HN-GĐ không quy định thì mới
áp dụng pháp luật chung là pháp luật dân sự. Do đó, nghiên cứu về kỹ năng giải
quyết vụ án HN-GĐ phải bao gồm nghiên cứu về pháp luật HN-GĐ, là căn cứ định
hướng để tiến hành các hoạt động tố tụng như thu thập chứng cứ, điều hành tranh
tụng, quyết định các vấn đề của vụ án.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật HN-GĐ cũng theo nguyên tắc chung được quy
định theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 1 Điều 156 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm
mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm
pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.”
Quan hệ HN-GĐ lại thường diễn ra trong thời gian rất dài. Vì vậy, giải quyết vụ
án HN-GĐ cũng thường phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không còn hiệu
lực ở thời điểm xét xử. Ví dụ: Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ở thời
điểm thi hành Luật HN-GĐ năm 1986 phải do Tòa án quyết định (Điều 18 và Điều
42 Luật HN-GĐ năm 1986) nhưng trong thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 2000
6
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

thì vợ chồng có thể tự chia theo quy định (Điều 29 Luật HN-GĐ năm 2000) cũng có
hiệu lực hợp pháp. Do đó, nắm vững pháp luật HN-GĐ để giải quyết vụ việc HN-
GĐ bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật HN-GĐ chứ không phải chỉ gồm những văn
bản đang có hiệu lực thi hành. Tuy nhiện, nội dung nghiên cứu về pháp luật HN-GĐ
dưới đây chỉ tập trung vào những vấn đề phải áp dụng thường xuyên tại Tòa án.
2.2. Khái quát chung về hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình
Từ khi giành độc lập, thành lập nước Việt Nam 1945 đến nay, Nhà nước
ta đã 04 lần ban hành Luật Hôn nhân và gia đình:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, có hiệu lực từ ngày 13/01/1960
đối với miền Bắc, từ 25/3/1977 đối với miền Nam;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, có hiệu lực từ ngày 03/01/1987;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Sau đây Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là Luật hiện hành nên chỉ viết
là Luật Hôn nhân và gia đình, viết tắt là Luật HN-GĐ.
Ở mỗi giai đoạn thi hành luật hôn nhân và gia đình, tại các thời kỳ khác
nhau, Nhà nước lại ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn. Khi xét xử
các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, cần lưu ý những văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn Luật sau:
Văn bản hướng dẫn Luật HN-GĐ năm 1959 bao gồm:
- Thông tư số 01-TTg/NC ngày 04/01/1966 của Thủ tướng chính phủ về
việc các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, đơn vị quân đội giúp đỡ thi hành
những bản án về hôn nhân và gia đình xử người công nhân, viên chức, quân
nhân phải cấp tiền nuôi dưỡng vợ con;
- Nghị quyết số 76-CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước.
- Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ,
bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.
Văn bản hướng dẫn Luật HN-GĐ năm 1986 bao gồm:
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN-
GĐ năm 1986.
Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế.
Văn bản hướng dẫn Luật HN-GĐ năm 2000 bao gồm:
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi
hành Luật HN-GĐ năm 2000;
- Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 09/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thi hành Luật HN-GĐ năm 2000;
- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật HN-GĐ năm 2000;
- Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định
về đăng ký kết hôn.
7
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử


phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
- Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị
quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội;
- Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định
việc áp dụng Luật HN-GĐ đối với các dân tộc thiểu số;
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật HN-GĐ về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài;
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN-GĐ năm
2000 có yếu tố nước ngoài;
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
03-01-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000
của Quốc hội về việc thi hành Luật HN-GĐ năm 2000;
- Công văn số 112/2001 -KHXX ngày 14/9/2001 của Toà án nhân dân tối
cao;
- Kết luận số 84a/UBTVQH 11 ngày 29/4/2003 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội;
- Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Tòa án nhân dân
tối cao về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại
tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
- Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống
với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001;
- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
- Công văn số 77/2003/HĐTP ngày 27/6/2003 của Tòa án nhân dân tối
cao thông báo việc tiếp tục giải quyết các vụ án nêu tại điểm b mục 1 phần II
của Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
Văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN-
GĐ)
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN-GĐ;

8
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định
về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo.
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN-GĐ.

2.3. Các trạng thái hôn nhân, ý nghĩa pháp lý.


2.3.1. Hôn nhân hợp pháp:
Hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân được xác lập và tồn tại phù hợp
với các quy định pháp luật, có đăng ký kết hôn và được Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
Nam nữ có quan hệ hôn nhân hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo
vệ, luôn có điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý khi tham gia các giao dịch dân
sự cũng như được bảo đảm quyền lợi phát sinh từ việc xác lập quan hệ hôn
nhân này.
Hôn nhân hợp pháp còn bao gồm những trường hợp tuy có vi phạm một
số quy định khi kết hôn nhưng sau đó đã đủ điều kiện được công nhận hôn
nhân theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án HN-GĐ hay các tranh chấp dân sự khác có liên quan đến
quan hệ hôn nhân, việc xác định tính chất của quan hệ hôn có ý nghĩa rất
quan trọng. Từ việc xác định được tính chất của quan hệ hôn nhân mới xác
định đúng được các quyền, nghĩa vụ cụ thể.
Ví dụ: Quan hệ giữa Ông A, và bà B được xác định là quan hệ hôn nhân
hợp pháp thì khi ông A chết trước, bà B có quyền hưởng thừa kế của ông A,
và việc chia tài sản chung của ông A và bà B tuân theo pháp luật hôn nhân và
gia đình; nếu giữa hai người không được công nhận là hôn nhân hợp pháp thì
bà B không được hưởng thừa kế của ông A và việc chia tài sản chung tuân
theo quy định của pháp luật dân sự.
2.3.2. Hôn nhân thực tế:
Hôn nhân thực tế một quan hệ được xác lập giữa hai người, một nam và
một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng lại không đăng ký kết hôn.
 Có một thời kỳ dài hôn nhân thực tế được thừa nhận trong thực tiễn giao
dịch, như là một chế định bổ khuyết có tác dụng khắc phục những khó khăn
trong việc thiết lập hệ thống hộ tịch trên phạm vi cả nước (khó khăn do chiến
tranh), cũng như việc hạn chế nhận thức của một bộ phận dân cư về hôn nhân
và gia đình.
Từ trước ngày 03/01/1987, Nhà nước ta vẫn thừa nhận giá trị của hôn
nhân thực tế, nếu các bên cư xử với nhau như vợ chồng, sống chung và gánh
vác công việc gia đình, được gia đình hai bên và xã hội thừa nhận. Từ sau khi
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực (03/01/1987), thì chỉ có các
trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng, có tài sản chung
hoặc có con chung mới được coi là hôn nhân thực tế và mới được Nhà nước
thừa nhận là hôn nhân hợp pháp.
9
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Từ ngày 01/01/2001 (ngày Luật HN-GĐ năm 2000 có hiệu lực) thì các
tiêu chí xác định “khái niệm chung sống với nhau như vợ chồng” để được
thừa nhận là hôn nhân thực tế được mở rộng hơn nhiều, không đòi hỏi họ
phải "có con chung, có tài sản chung", "sống chung công khai được họ hàng,
xã hội thừa nhận" như hướng dẫn trước đây.
Cần lưu ý là từ thời điểm thi hành Luật HN-GĐ năm 2000 thì văn bản
pháp quy và thực tiễn xét xử không sử dụng thuật ngữ “hôn nhân thực tế”
nữa mà sử dụng thuật ngữ “chung sống như vợ chồng”. Từ việc chung sống
như vợ chồng sẽ được “công nhận quan hệ hôn nhân” hay “không công nhận
quan hệ vợ chồng” (sẽ trình bày cụ thể ở phần sau).
Tuy nhiên, thời điểm xác định “chung sống như vợ chồng” cũng có ý
nghĩa rất quan trọng. Nghị quyết số 35/2000/QH10 quy định hậu quả pháp lý
rất khác nhau đối với các mối quan hệ có thời điểm chung sống như vợ
chồng khác nhau. Có quan hệ ở mức độ nào được coi là “chung sống như vợ
chồng” cũng cần phải có tiêu chí thống nhất. Theo quy định tại Điểm d Mục
2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
03/01/2001 thì chung sống như vợ phải thuộc một trong những trường
hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai
bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng
kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau
xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày
họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một
hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người
khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với
nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
2.3.3. Kết hôn trái pháp luật:
Kết hôn trái pháp luật là tình trạng hôn nhân có đăng ký kết hôn nhưng vi
phạm một hoặc một số điều kiện kết hôn hợp pháp; hoặc thủ tục kết hôn
không đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp kết hôn trái pháp luật thì mới là đối tượng của việc yêu cầu
hủy hôn nhân trái pháp luật. Cần phân biệt trường hợp kết hôn trái pháp luật
với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn.
Chung sống với nhau như vợ chồng cũng là một tình trạng hôn nhân bất
hợp pháp (nếu một bên đã có vợ hoặc có chồng), thậm chí có thể bị xử lý
bằng biện pháp hình sự nhưng không thuộc đối tượng của yêu cầu hủy kết
hôn trái pháp luật. Việc giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn theo quy định tại các điều 14, 15, 16 Luật
HN-GĐ.
10
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Luật HN-GĐ có một quy định mới là có thể công nhận hôn nhân khi
giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Khoản 2 Điều 11 Luật HN-GĐ quy định: “Trong trường hợp Tòa án giải
quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ
các điều kiện theo quy định của Điều 8 Luật này và hai bên yêu cầu công
nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong
trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của Luật này.”
2.3.4. Ly thân:
Ly thân là trạng thái hôn nhân mà nam nữ không còn chung sống như vợ
chồng nhưng họ chưa chính thức chấm dứt hôn nhân, vì nhiều lý do khác
nhau họ vẫn muốn duy trì mối quan hệ, nghĩa vụ với nhau.
Ở Việt Nam, ly thân đã từng được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu
Nam kỳ 1883, trong án lệ ở Bắc Kỳ trước năm 1945 và trong pháp luật về gia
đình của chế độ cũ ở miền Nam (Luật Gia đình năm 1959, Bộ luật Dân sự
năm 1972).
Trên thế giới, ly thân cũng đã được nhiều nước thừa nhận như: Cộng hòa
Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Thái Lan, Philippin, Singapore,
một số bang của Hoa Kỳ...
Tuy nhiên, Luật HN-GĐ hiện hành không ghi nhận ly thân là một chế
định pháp lý của pháp luật hôn nhân và gia đình. Luật hiện hành không có
quy định nào buộc vợ chồng nhất thiết phải sống chung nên đương nhiên họ
có quyền sống riêng mà không cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Với quy định hiện hành thì thời kỳ ly thân vẫn là thời kỳ hôn nhân hợp pháp,
các quan hệ về tài sản cũng như các quyền và nghĩa vụ vẫn có giá trị pháp lý
như trong thời kỳ hôn nhân. Ví dụ: tài sản do một bên làm ra trong thời kỳ ly
thân cũng vẫn là tài sản chung.

2.4. Một số trường hợp có vi phạm nhưng vẫn được công nhận hôn
nhân hợp pháp
2.4.1. Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Một trong những nguyên tắc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình Việt
Nam là hôn nhân một vợ một chồng (Khoản 1 Điều 2 Luật HN-GĐ). Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000 đều quy định nguyên tắc “một
vợ, một chồng”. Do đó, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là vi
phạm chế độ một vợ, một chồng và bị pháp luật cấm. Các trường hợp kết hôn
này bị coi là hôn nhân không hợp pháp.
Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn của
chiến tranh và có thời kỳ đất nước bị chia cắt, do đó pháp luật Việt Nam vẫn
thừa nhận một số trường hợp hôn nhân vi phạm chế độ một vợ, một chồng là
hôn nhân hợp pháp, cụ thể như sau:

11
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

2.4.1.1. Trường hợp kết hôn trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc (ngày
Luật Hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực):
Theo quy định của Luật HN-GĐ năm 1959 thì kể từ ngày 13/01/1960,
những trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là hôn nhân
không hợp pháp. Các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm 13/01/1960
không bị điều chỉnh bởi nguyên tắc của Luật HN-GĐ năm 1959 nên dù có
quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hợp pháp. Những
quan hệ hôn nhân này là hợp pháp nên các chủ thể (vợ hoặc chồng) có quyền
và nghĩa vụ theo quan hệ hôn nhân hợp pháp. Cụ thể như họ có quyền thừa
kế tài sản của nhau, nhưng nếu họ không được Tòa án cho ly hôn mà đã kết
hôn với người khác (kể từ thời điểm 13/01/1960) là trái pháp luật; hôn nhân
sau không được công nhận.
Cũng cần lưu ý là, quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước Luật
HN-GĐ 1959 có thể có đăng ký, cũng có thể không có đăng ký. Do tồn tại
lịch sử, chúng ta không chỉ thừa nhận những quan hệ hôn nhân có đăng ký là
hợp pháp mà cả những quan hệ hôn nhân thực tế cũng được coi là hợp pháp.
2.4.1.2. Trường hợp kết hôn trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày ban
hành Nghị quyết số 76/CP)
Do đặc điểm lịch sử của nước ta, Luật HN-GĐ năm 1959 sau khi ban
hành, mới chỉ có hiệu lực ở miền Bắc. Ở miền Nam, thời điểm áp dụng Luật
HN-GĐ năm 1959 là ngày 25/3/1977 (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP công
bố danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước, trong đó có luật Hôn
nhân và gia đình năm 1959). Tương tự như ở miền Bắc, những quan hệ hôn
nhân xác lập trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam không tuân theo nguyên tắc
một vợ một chồng vẫn được công nhận hợp pháp.
2.4.1.3. Trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp theo Thông tư
60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định tại Thông tư 60 nêu trên thì bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng
ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác. Nay nếu vợ hoặc chồng
ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và vẫn muốn duy trì quan
hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân trước đây và hôn nhân mới
là hôn nhân hợp pháp.
Cần chú ý là Thông tư 60 quy định hướng giải quyết khá cụ thể cho từng
loại quan hệ hôn nhân và chỉ với những quan hệ hôn nhân được xác lập trong
thời gian từ sau ngày ký Hiệp định Giơnevơ đến ngày Luật Hôn nhân và gia
đình áp dụng trong cả nước (từ ngày 20/7/1954 đến 25/3/1977).
Quy định của Thông tư 60 là trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp
đặc biệt trên cơ sở xét đến hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, yêu cầu ổn
định quan hệ gia đình phù hợp đạo lý và giải quyết hậu quả đặc biệt của
chiến tranh.
Vấn đề đặt ra là, trường hợp cán bộ, bộ đội đã có quan hệ hôn nhân ở
miền Bắc, vào miền Nam chiến đấu, công tác lại có quan hệ hôn nhân mới ở
miền Nam có được công nhận hôn nhân mới ở miền Nam là hợp pháp theo
quy định của Thông tư 60 hay không? Trước hết, phải xác định các đối tượng
12
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

này không phải là các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 60.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt do hoàn cảnh đặc biệt của chiến
tranh và yêu cầu nhiệm vụ công tác mà có cơ sở xem xét giống như quy định
tại Thông tư 60 thì cũng cần công nhận quan hệ hôn nhân mới của họ là hợp
pháp (cùng với quan hệ hôn nhân đã có trước ở miền Bắc). Ví dụ: Do điều
kiện công tác mà cơ quan, tổ chức của một người đồng ý cho họ kết hôn, mặc
dù họ đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc.
Riêng với trường hợp đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc lại kết hôn ở
miền Nam trong khoảng thời gian từ 01/5/1975 đến trước 25/3/1977 (thời
gian mà đất nước đã thống nhất nhưng Luật Hôn nhân và gia đình chưa áp
dụng ở miền Nam) thì không thể công nhận quan hệ hôn nhân sau là hợp
pháp. Người đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc biết rõ quan hệ hôn nhân
mà họ đang có là hợp pháp và việc họ chưa được ly hôn lại kết hôn với người
khác là trái pháp luât; điều kiện đất nước đã giải phóng, đã thống nhất nên
không còn cơ sở để chấp nhận việc họ không thực hiện Luật HN-GĐ năm
1959.
2.4.2. Vi phạm do không đăng ký kết hôn
Việc đăng ký kết hôn được Nhà nước ta quy định từ Luật HN-GĐ năm
1959. Điều 11 quy định: “Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở
nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi
vào sổ kết hôn”. Luật HN-GĐ năm 1986 cũng quy định tại Điều8: “Việc kết
hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong
hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà
nước quy định….Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý”.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về lịch sử, kinh tế, xã hội mà quy định về đăng ký
kết hôn của cả Luật HN-GĐ năm 1959 và Luật HN-GĐ năm 1986 không
được thi hành nghiêm chỉnh. Để khắc phục thực tế tồn tại, tại Nghị quyết số
01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, có nội dung: đối với việc
kết hôn không có đăng ký, tuy vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là
kết hôn trái pháp luật, trong trường hợp này nếu có một hoặc hai bên xin ly
hôn, thì Tòa án không hủy việc kết hôn mà xử như ly hôn.
Từ ngày Luật HN-GĐ năm 2000 có hiệu lực (01/01/2001) và theo quy
định tại Luật HN-GĐ hiện hành (2014), thì việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan
có thẩm quyền là bắt buộc. Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn thì hôn nhân không được pháp luật thừa nhận,
việc kết hôn không có giá trị pháp lý.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2001 thì nam nữ muốn trở thành vợ chồng
hợp pháp của nhau phải đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là một nghi thức
bắt buộc, chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn cho
họ thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng. Về thẩm quyền đăng ký kết
hôn cũng được quy định rõ theo Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của
Chính phủ: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ
thực hiện việc đăng ký kết hôn.
13
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Quy định về đăng ký kết hôn chỉ mang tính bắt buộc từ ngày
01/01/2001, do đó Nghị quyết số 35/2000 NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của
Quốc hội và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BTP ngày 18/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Tư pháp về thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định
một số trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn vẫn là hôn nhân hợp
pháp, cụ thể là:
2.4.2.1 Hôn nhân xác lập trước ngày 03/01/1987
Theo Điểm a Muc 3 Nghị quyết số 35/2000 NQ-QH10 thì: Đối với quan
hệ vợ chồng được xác lập trước khi Luật HN-GĐ năm 1986 có hiệu lực
(trước ngày 03/01/1987) thì không bắt buộc phải đăng ký kết hôn mà chỉ
khuyến khích đăng ký kết hôn. Nếu họ đăng ký kết hôn thì việc tham gia các
giao dịch có căn cứ pháp lý và thuận lợi hơn, Nhà nước tạo điều kiện để họ
đăng ký kết hôn được dễ dàng nhưng dù họ có đăng ký kết hôn hay không
đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng vẫn được công nhận là hợp pháp và
thời kỳ hôn nhân hợp pháp bắt đầu kể từ ngày xác lập.
2.4.2.2. Hôn nhân xác lập trong thời gian có hiệu lực của Luật HN-GĐ
năm 1986 (từ 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001), được coi là hợp pháp đến
ngày 01/01/2003:
Theo quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000 NQ-QH10 và
Mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì:
Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì có nghĩa
vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật có hiệu lực cho
đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn,
nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật
HN-GĐ năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng
ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa
đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án
thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN-GĐ năm 2000 để
giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ
thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Nghị quyết
số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể
từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ
ngày đăng ký kết hôn.
Đặc trưng quy định cho trường hợp tại Điểm b Khoản 3 Nghị quyết
35/2000 khác với trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước Luật HN-GĐ
năm 1986 có hiệu lực (trước 03/01/1987) và sau Luật HN-GĐ năm 1986 có
hiệu lực (từ 01/01/2001) là quy định một thời hạn để họ đi đăng kí kết hôn.
Thời hạn "đăng kí chậm" 2 năm này để giành quyền cho họ hợp pháp hoá
quan hệ vợ chồng. Và như vậy, có thể có các khả năng như sau:
- Trường hợp 1: Họ xin ly hôn trong thời gian "đăng kí chậm". Trong
thời hạn này, họ không đăng kí kết hôn mà yêu cầu xin ly hôn thì "Toà án áp
14
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết". Có
nghĩa là hôn nhân đã có của họ được công nhận là hợp pháp từ thời điểm xác lập
đến thời điểm cho ly hôn: các quyền và nghĩa vụ pháp lý xuất hiện trong thời kì
hôn nhân này giống như các quan hệ hôn nhân hợp pháp khác.
Ví dụ: Ông A và và B chung sống với nhau như vợ chồng từ 01/01/1988
không có đăng kí kết hôn. Năm 1995, ông A mua được một ngôi nhà (không
có công sức của bà B). Năm 1999, ông A bán nhà cho ông C (bà B không
đồng ý bán nhà). Ngày 2/1/2001, ông A xin ly hôn bà B. Tòa án có cơ sở xác
định cho ly hôn và xác định ngôi nhà mua năm 1995 là tài sản chung để phân
chia cho ông A và bà B; hợp đồng mua bán nhà giữa ông A với ông C là vô
hiệu.
- Trường hợp 2: Họ đăng kí kết hôn trong thời gian "đăng kí chậm". Quan
hệ hôn nhân của họ được công nhận hợp pháp kể từ thời điểm xác lập. Trong
ví dụ nêu trên, nếu ông A và bà B đi đăng kí kết hôn vào ngày 02/01/2001,
sau đó mới xin ly hôn và đến ngày 1/1/2004 mới được xét cho ly hôn thì thời
kỳ hôn nhân hợp pháp của ông A và B là từ 1/1/1988 đến 1/1/2004 chứ
không phải chỉ từ 2/1/2001 (ngày đăng kí kết hôn) đến ngày cho ly hôn. Và
như vậy, ngôi nhà tạo lập năm 1995 vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Trường hợp 3: Đến 15/01/2003, ông A và bà B mới đăng kí kết hôn.
Trường hợp này, quan hệ hôn nhân hợp pháp của ông A và bà B chỉ được
tính kể từ thời điểm kết hôn (15/01/2003). Và như vậy, ngôi nhà tạo lập năm
1995 là tài sản có trước hôn nhân, nó đương nhiên là tài sản riêng của ông A.
Qua ngày 01/01/2003 họ không đăng kí kết hôn là họ đã tự xoá khả năng
công nhận thời kỳ hôn nhân hợp pháp của toàn bộ quá trình chung sống trước
đó.
- Trường hợp 4: Sau ngày 01/01/2003, ông A và bà B không đăng kí kết
hôn và một trong hai người xin ly hôn thì phải xử không công nhận là vợ
chồng. Thậm chí, họ không được Toà án xử cho ly hôn mà tự đi kết hôn với
người khác thì hôn nhân mới không bị coi là vi phạm chế độ một vợ một
chồng (vì sau ngày 01/01/2003 quan hệ chung sống trước đó giữa ông A và
bà B đương nhiên bị coi là không hợp pháp).
2.4.3. Vi phạm về tuổi kết hôn
Vi phạm về độ tuổi kết hôn là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai
bên nam nữ chưa đạt đến độ tuổi quy định, trường hợp kết hôn vi phạm về độ
tuổi còn được gọi là tảo hôn.
Luật HN-GĐ năm 1959, 1986 và 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn là:
“Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Đến Luật HN-
GĐ hiện nay thì quy định về độ tuổi có sửa đổi. Theo Điều 8 Luật HN- GĐ
thì“nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Như vậy, Luật HN-
GĐ hiện hành nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước
qua tuổi 18 như quy định tại các Luật HN-GĐ trước đây; độ tuổi kết hôn của
nam là đủ 20 tuổi thay cho vừa bước qua tuổi 20. Sự sửa đổi này để phù hợp
với quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ
luật Dân sự người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực
15
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, còn
theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới
có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Như vậy, nếu từ trước ngày 01/01/2015 mà nam chưa bước qua tuổi 20,
nữ chưa bước qua tuổi 18; từ ngày 01/01/2015 nam chưa đủ 20, nữ chưa đủ
18 tuổi mà kết hôn thì việc kết hôn giữa họ là trái quy định pháp luật và cần
được hủy bỏ. Tuy nhiên, tại Điểm d1, Mục D, Phần 2 Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối
cao có quy định hướng dẫn: đối với trường hợp nếu đến thời điểm có yêu cầu
huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian
đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không
quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và
có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết
ly hôn theo thủ tục chung. Đây là quy định cho trường hợp kết hôn trước
01/01/2015. Trường hợp tảo hôn trong thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ hiện
hành có quy định cụ thể là quan hệ hôn nhân được công nhận xác lập “từ thời
điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định” (Khoản 2 Điều 11 Luật
HN-GĐ). Do đó, đối với việc tảo hôn trước 01/01/2015 thì khi xác định thời
điểm xác lập hôn nhân hợp pháp vẫn phải theo quy định của Luật HN-GĐ là
từ thời điểm đủ tuổi kết hôn theo quy định tương ứng (trước 01/01/2015 họ
đủ tuổi theo Luật HN-GĐ năm 2000 thì công nhận hôn nhân từ ngày đó,
chưa đủ tuổi theo Luật HN-GĐ năm 2000 thì sau 01/01/2015 phải tính theo
quy định về tuổi của Luật mới).
2.5. Ly hôn
2.5.1. Về chủ thể và điều kiện xin ly hôn
Luật HN-GĐ hiện hành quy định về chế định ly hôn đã bổ sung thêm các
đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng
hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì từ
ngày 01/01/2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải
quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Trường hợp này thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người
kia
Cần lưu ý là:
- Pháp luật quy định thêm một số chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn thì
chính người vợ hoặc chồng vẫn là nguyên đơn như hướng dẫn tại Nghị quyết
05/2012/ NQ-HĐTP.
- Việc bị bác yêu cầu xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án bác
yêu cầu xin ly hôn có hiệu lực pháp luật mới lại được yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn quy định tại Điểm c Mục 10 Nghị quyết 02/2000/NQ-
HĐTP vẫn được thi hành.
16
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

2.5.2. Căn cứ cho ly hôn


Theo quy định tại Điều 56 Luật HN-GĐ thì các căn cứ để Tòa án cho ly
hôn bao gồm một trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (Khoản 1);
- Thứ hai, bị đơn đã bị Toà án tuyên bố mất tích (Khoản 2);
- Thứ ba, bị đơn là người có hành vi bạo lực gia đình với người vợ hoặc
chồng có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần (Khoản 3).
Tất cả các luật hôn nhân và gia đình (1959, 1986, 2000, 2014) đều có quy
định giống nhau về một căn cứ cho ly hôn khi xét thấy hôn nhân đã ở “tình
trang trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được”. Do quy định của Luật giống nhau nên có thể áp
dụng hướng dẫn của Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành Luật
HN-GĐ năm 2000 về căn cứ trên. Cụ thể là:
Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi (Điểm a.1):
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như
người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng
muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ
chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường
xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và
uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức,
đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã
được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ
quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại
tình.
Cơ sở nhận định đời sống chung không thể kéo dài (Điểm a.2.): Thực tế
phải cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có
quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp
tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định
rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Mục đích của hôn nhân không đạt được (Điểm a.3.):Là tình trạng không
có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ,
chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo
điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người
chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly
hôn thì trong trường hợp nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải
quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất
tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng (Điểm b.1. Mục 8
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP).
17
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi có quyết định của Toà án
tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì
người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó.
Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn (Điểm b.2. Mục 8 Nghị
quyết 02/2000/NQ-HĐTP.

3. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
3.1. Thụ lý vụ án
3.1.1. Xác định các điều kiện thụ lý vụ án
3.1.1.1. Xác định điều kiện về chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện trong các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình có
những đặc trưng khác biệt với vụ án dân sự thông thường căn cứ vào từng loại
tranh chấp về hôn nhân và gia đình mà Tòa án giải quyết.
Thông thường, các vụ án về ly hôn thì chủ thể khởi kiện chỉ có thể là vợ,
chồng mới có quyền khởi kiện vì quan hệ hôn nhân là quyền nhân thân của họ
mà không thể chuyển giao cho người khác. Tuy nhiên, theo Điều 51 Luật HN-
GĐ thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn cho
bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia
đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ (Khoản 2 Điều 51). Quy định này là một quy định
mới và là bao gồm các yếu tố quy định ở Khoản 2 chứ không phải là một trong
các yếu tố của Khoản 2.
Đối với các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình như tranh chấp về
thay đổi việc nuôi con, mức cấp dưỡng, sau khi đã có bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật, nếu điều kiện nuôi con, cấp dưỡng thay đổi, thì người cha hoặc
mẹ có quyền khởi kiện tại Toà án để yêu cầu thay đổi người nuôi con, thay đổi
về mức cấp dưỡng. Chủ thể khởi kiện cũng không nhất thiết phải là người vợ
hoặc người chồng trong quan hệ hôn nhân mà có thể là người thân thích, các cơ
quan, tổ chức xã hội khác cũng có quyền khởi kiện. Theo quy định tại Khoản 1,
2 Điều 119 Luật HN-GĐ thì:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó,
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc
người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ
đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

18
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Bên cạnh đó, Thẩm phán cần tiến hành kiểm tra về những điều kiện hạn
chế khởi kiện vụ án HN-GĐ. Đó là trường hợp người vợ đang có thai, sinh con
hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền
khởi kiện xin ly hôn (Khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ); trường hợpđối với người
có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể
từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật,
người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn (Điểm c Mục
10 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN-
GĐ năm 2000).
Trong thực tế, việc giả mạo tư cách đương sự trong vụ án ly hôn xảy ra
nhiều hơn các vụ án dân sự thông thường. Do vậy, việc kiểm tra giấy tờ tùy thân
cũng như các loại giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người khởi kiện cần
được lưu ý.
3.1.1.2. Xác định điều kiện về thẩm quyền của Toà án
Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp là một trong những yêu
cầu quan trọng khi kiểm tra điều kiện thụ lý vụ án. Việc kiểm tra điều kiện thẩm
quyền giải quyết vụ án tranh chấp theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét xử,
thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với
vụ án HN-GĐ cần lưu ý những vấn đề sau
Thẩm quyền theo loại việc:
Các tranh chấp về HN-GĐ đã được xác định theo quy định tại Điều 28 của
BLTTDS. Đặc trưng phân biệt vụ án và việc dân sự là có tranh chấp hay không
có tranh chấp. Không rõ là thỏa thuận thì cũng phải coi là có tranh chấp. Nếu
đơn khởi kiện do một bên yêu cầu ký tên ở mục người khởi kiện mà không biết
đương sự phía bên kia có đồng ý hay không thì phải xác định đó là vụ án tranh
chấp.
Thẩm quyền theo cấp Toà án:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp được xác định theo quy định tại
các Điều 35 và 37 của BLTTDS.Đối với vụ án HN-GĐ cần lưu ý thêm các vấn
đề sau:
- Quy định về “đương sự ở nước ngoài” hay bị nhầm lẫn với trường hợp
đương sự là “người nước ngoài”. Vợ hoặc chồng (hoặc đương sự khác trong vụ
án) là người nước ngoài nhưng cư trú ở Việt Nam thì vẫn thuộc thẩm quyền của
Tòa án cấp huyện.
- Trường hợp không thay đổi thẩm quyền quy định ở Điều 471 là trường
hợp thường xảy ra trong vụ án ly hôn. Khi thụ lý, hai vợ chồng và các đương sự
khác đều ở trong nước nhưng trong quá trình giải quyết mới có đương sự ra
nước ngoài, và ngược lại. Cần lưu ý đến quy định “ở nước ngoài” chứ không
phải chỉ tạm thời ra nước ngoài.
Ngoài ra, cần lưu ý quy định riêng biệt tại Khoản 3 Điều 123 Luật HN-GĐ
về thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện đối với các tranh chấp
về ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên
19
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt
Nam. Khoản 3 Điều 123 Luật HN-GĐ quy định:
“3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc
kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám
hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước
láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Khu vực biên giới quy định ở Khoản 3 nêu trên là các xã, phường, thị trấn
giáp biên giới. Hiện tại cần xác định theo Danh sách các xã, phường, thị trấn
thuộc khu vực biên giới đất liền kèm theo Thông tư 179/2001/TT-BQP ngày
22/01/2001 của Bộ Quốc phòng. Theo danh sách này thì có 400 đơn vị cấp xã
thuộc 93 huyện của 23 tỉnh biên giới đất liền.
Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
Xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo lãnh thổ, về nguyên tắc,
phải căn cứ vào Điều 39, Điều 40 của BLTTDS và tham khảo hướng dẫn trước
đây tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Đối với các vụ án tranh chấp hôn
nhân và gia đình nói chung thì Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong trường hợp bị đơn cư trú ở
một nơi nhưng làm việc ở một nơi thì phải xác định thẩm quyền giải quyết của
Tòa án là nơi bị đơn cư trú. Trong một số trường hợp bị đơn ở một nơi, hộ khẩu
một nơi, làm việc một nơi thậm chí có trường hợp tạm trú một nơi nên việc xác
định thẩm quyền của Tòa án cũng gặp khó khăn. Trường hợp này chúng ta phải
căn cứ vào Điều 40 BLDS 2015 để xác định nơi cư trú là nơi người đó thường
xuyên sinh sống. Trong trường hợp không xác định được nơi người đó thường
xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sống để xác định thẩm
quyền của Tòa án theo lãnh thổ.
Trong vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn khi nơi
cư trú của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp khác nhau thì Tòa án có
thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi cư trú của bị đơn chứ không phải nơi có bất
động sản như vụ án dân sự thông thường (Mục 1 Phần IV Giải đáp số
01/2017/GĐ-TANDTC). Trường hợp chia tài sản sau khi ly hôn thì do không có
quan hệ tranh chấp về hôn nhân và nuôi con chung nên thẩm quyền giải quyết là
nơi có bất động sản tranh chấp.
Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Khi giải quyết vụ án HN-GĐ, việc xác định thẩm quyền Tòa án theo sự lựa
chọn của nguyên đơn, vấn đề xác định “nơi cư trú, làm việc, có trụ sở cuối
cùng”, vấn đề dấu địa chỉ được giải quyết như quy định đối với vụ án dân sự
thông thường và Nghị quyết 04/2017/NQ0-HĐTP.
Đối với việc tranh chấp về cấp dưỡng thì nguyên đơn có thế yêu cầu Tòa án
nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết (Điểm c Khoản 1 Điều 40
BLTTDS).
3.1.1.3. Về nộp tiền tạm ứng án phí:

20
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Tạm ứng án phí là khoản tiền mà người khởi kiện có nghĩa vụ phải nộp để
Toà án thụ lý giải quyết vụ án. Toà án chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi kiểm tra các điều kiện thụ lý vụ
án xét thấy đương sự đáp ứng được đầy đủ thì Thẩm phán tiến hành thông báo
nộp tạm ứng án phí sơ thẩm cho người khởi kiện biết, trừ trường hợp họ được
miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Trong các tranh chấp về Hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28
BLTTDS thì chỉ có trường hợp người yêu cầu về cấp dưỡng, xin xác định cha,
mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự là
được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí (Điều 12 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí tòa án); mức nộp tạm ứng án phí trong các tranh chấp về
Hôn nhân và gia đình thường là loại không có giá ngạch, còn nếu có tranh chấp
về tài sản thì ngoài việc phải nộp tạm ứng án phí không có giá ngạch thì đương
sự còn phải nộp tạm ứng án phí đối với giá trị tài sản tranh chấp theo loại có giá
ngạch. Thông báo nộp tạm ứng án phí được soạn thảo theo mẫu số 29-DS ban
hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
Mức tạm nộp án phí được dự tính theo mức án phí mà mỗi đương sự phải
nộp. Đối với vụ án HN-GĐ, có một số quy định khác với vụ án dân sự thông
thường cần lưu ý là:
- Nguyên đơn xin ly hôn phải chịu toàn bộ án phí ly hôn.
- Đương sự phải chịu án phí với phần tài sản tranh chấp tương ứng với giá
trị phần tài sản mà họ được chia.
- Đương sự không phải chịu án phí đối với phần tài sản mà họ đã thỏa
thuận trước khi Tòa án tiến hành hòa giải và chỉ yêu cầu Tòa án ghi nhận trong
bản án, quyết định.
- Sau khi Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thỏa thuận được việc
phân chia một số tài sản chung nhưng một số không thỏa thuận được thì đương
sự vẫn phải chịu án phí đối với toàn bộ tài sản.
- Vợ, chồng vẫn phải chịu án phí với phần nghĩa vụ tài sản giao cho họ
3.1.2. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án hôn nhân và gia đình
Thụ lý vụ án dân sự là chính thức xác nhận bắt đầu giải quyết vụ án với
những yêu cầu và những đương sự cụ thể mặc dù trong quá trình giải quyết có
thể có việc bổ sung, thay đổi yêu cầu và cũng có thể dẫn đến thay đổi về đương
sự.
Trong vụ án hôn nhân và gia đình thì tên vụ án ly hôn chỉ bao gồm tên vợ
chồng, các vụ án khác thì vẫn theo nguyên tắc đặt tên chung của vụ án dân sự.
Lưu ý rằng vụ án HN-GĐ thường có nhiều yêu cầu, nhiều người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, không thể đặt tên vụ án với sự liệt kê tất cả các quan hệ
tranh chấp và tên, địa chỉ của tất cả các đương sự.
Trong vụ án ly hôn hoặc chia tài sản sau khi ly hôn thường có những yêu
cầu của vợ hoặc chồng về quyền tài sản hoặc nghĩa vụ tài sản đối với người thứ
ba. Trong trường hợp này, không thể coi người thứ ba là người có yêu cầu độc

21
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

lập (họ không phải có đơn, không phải nộp tạm ứng án phí, họ không bị coi là từ
bỏ yêu cầu khi vắng mặt…) vì người yêu cầu đã là người vợ hoặc người chồng.
Ví dụ: Người chồng xin ly hôn và yêu cầu xác định trách nhiệm trả nợ một
khoản vay của Ngân hàng. Ngân hàng cho rằng nợ chưa đến hạn theo hợp đồng
nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp này Tòa án vẫn phải
xác định việc giải quyết trách nhiệm trả nợ Ngân hàng đã có yêu cầu, Ngân hàng
là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (việc Ngân hàng có mặt
hay vắng mặt không ảnh hưởng đến địa vị tố tụng đã được xác định của họ).
3.2. Xây dựng hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình
3.2.1. Hướng dẫn xuất trình tài liệu, chứng cứ
Thông thường trong vụ án về ly hôn thì các giấy tờ ban đầu mà nguyên đơn
nộp kèm theo đơn khởi kiện (có thể là bản sao có công chứng) để làm căn cứ thụ
lý vụ án bao gồm:
- Giấy đăng ký kết hôn;
- Giấy khai sinh của các con chưa thành niên (nếu có con);
- Giấy chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu của nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
- Hộ chiếu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
(nếu đương sự ở nước ngoài);
- Các lọai giấy tờ chứng minh về tài sản chung, tài sản riêng (nếu có yêu
cầu phân chia)…
Các loại giấy tờ nêu trên nếu không có công chứng thì đương sự phải xuất
trình bản chính để Tòa án so sánh, đối chiếu nhằm xác định tính xác thực của
các loại giấy tờ đó. Cần lưu ý là yêu cầu đương sự xuất trình tài liệu, chứng cứ
kèm theo đơn khởi kiện không có nghĩa là xuất trình ngay toàn bộ tài liệu chứng
cứ mà các đương sự còn được nộp trong quá trình giải quyết vụ án (theo trình tự,
thời hạn được pháp luật quy định).
Tòa án có thể hướng dẫn việc nộp các tài liệu chứng cứ cùng với hướng
dẫn làm đơn khởi kiện hoặc bản hướng dẫn riêng.
3.2.2. Hướng dẫn tự khai.
Bản tự khai là một nguồn chứng cứ quan trọng. Làm tốt việc tự khai là thực
hiện tốt nguyên tắc tự chứng minh, tự định đoạt của đương sự và nguyên tắc
tranh tụng. Trong vụ án HN-GĐ, nhất là vụ án ly hôn thì việc tự khai càng quan
trọng vì các sự kiện pháp lý xảy ra trong thời gian dài, da dạng, gắn liền với yếu
tố nhân thân nên làm tốt việc tự khai sẽ giúp việc thu thập chứng cứ nhanh
chóng, đầy đủ, có giá trị pháp lý cao.
Cần phải có bản hướng dẫn tụ khai chi tiết. Đối với vụ án ly hôn điển hình
(bao gồm cả tranh chấp về quan hệ hôn nhân, nuôi con chung, chia tài sản), cần
hướng dẫn tự khai các vấn đề cơ bản như sau:
-Về quan hệ hôn nhân:
+ Các tình tiết để xác định quan hệ vợ chồng là hợp pháp hay không hợp
pháp như: Thời điểm kết hôn? Có đầy đủ các điều kiện kết hôn theo pháp luật
quy định không? Nếu có vi phạm thì cụ thể là vi phạm gi? Đã khắc phục được vi
phạm chưa?
22
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

+ Các tình tiết thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng như: Chung sống
hạnh phúc đến khi nào? Các mâu thuãn lớn làm gián đoạn cuộc sống hạnh phúc?
Hai bên đã khắc phục những mâu thuẫn lớn đó như thế nào? Tình trạng sống
chung hiện nay? Đánh giá về tình cảm của vợ chồng? Yêu cầu Tòa án giải quyết
về quan hệ hôn nhân thế nào?
- Về việc nuôi con chung: Họ tên, ngày tháng năm sinh của các con? Ai
đang trực tiếp nuôi con? Quá trình nuôi con có diễn biến, thay đổi gì đặc biệt?
Tình trạng thu nhập của vợ, chồng hiện nay? Nguyện vọng của các con nếu cha
mẹ ly hôn? Yêu cầu cụ thể về việc nuôi con sau khi ly hôn như ai trực tiếp nuôi?
Mức cấp dưỡng nuôi con? Phương thức cấp dưỡng nuôi con? Có yêu cầu gì đặc
biệt về nuôi con sau ly hôn không?
- Về chia tài sản:
+ Những thỏa thuận về chia tài sản chung và yêu cầu Tòa án ghi nhận?
+ Những tài sản có tranh chấp: Tranh chấp về việc xác định tài sản chung
hay tài sản riêng? Tranh chấp về chia tài sản như thế nào? Những tài sản liên
quan đến những người khác có yêu cầu phân chia? Những quyền tài sản hay
nghĩa vụ tài sản (khoản thu hoặc khoản nợ) của vợ chồng cần phân chia?
Đối với các loại tranh chấp HN-GĐ khác (không phải vụ án ly hôn điển
hình) cũng cần có hướng dẫn tự khai cho từng loại việc căn cứ vào đặc điểm của
quan hệ tranh chấp.
3.2.3.Thu thập chứng cứ
Có một số quy định riêng về thu thập chứng cứ đối với vụ án HN-GĐ quy
định tại Khoản 3 Điều 208 BLTTDS cần lưu ý là:
- Đối với vụ án HN-GĐ liên quan đến người chưa thành niên, phải thu thập
tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp.
- Đối với việc tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực
tiếp nuôi con sau khi ly hôn, phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 7 tuổi
trở lên.
- Trong các trường hợp nêu trên, khi xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tham
khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà
nước về trẻ em hoặc mời các cơ quan này chứng kiến việc hỏi người chưa thành
niên.
Thủ tục tố tụng tiến hành với người chưa thành niên được quy định: “phải
bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng
nhận thức của người chưa thành niên, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí
mật cá nhân của người chưa thành niên”.
Tại Mục 25 Phần IV Giải đáp 01/2017 của TAND tối cao đã hướng dẫn về
“cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em”, trong đó lưu ý về một cơ quan
có nhiều thuận lợi cho việc cho việc cung cấp thông tin là UBND cấp xã.
Việc thu thập chứng cứ trong vụ án hôn nhân và gia đình cần chú ý về nội
dung là:
- Bổ sung cho những nội dung còn thiếu của tự khai;
- Làm rõ những điểm tranh chấp;

23
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Trình tự thông thường là đầy đủ 3 quan hệ gồm hôn nhân, nuôi con
chung, chia tài sản.
Việc chia tài sản được thu thập chứng cứ theo phạm vi yêu cầu chia tài sản
của các đương sự. Trong vụ án HN-GĐ cần chú ý có một loại tài sản đã được
các đương sự thỏa thuận chia trước khi Tòa án hòa giải nhưng yêu cầu Tòa án
công nhận. Đối với những tài sản đương sự chưa yêu cầu chia thì Tòa án không
đề cập tới; tránh tuyên bố là “không còn tài sản chung” dẫn tới khó khăn cho
việc giải quyết sau này khi có tranh chấp.
Vụ án HN-GĐ cũng là loại vụ án thường phải ủy thác tư pháp ở nước
ngoài. Trong trường hợp thực hiện quy định về không thay đổi thẩm quyền giải
quyết vụ án quy định tại Điều 471 BLTTDS thì cả Tòa án cấp huyện cũng phải
thực hiện việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Việc thông báo, tống đạt, ủy thác
thu thập chứng cứ ở nước ngoài cần chú ý là: BLTTDS đã có nhiều quy định cụ
thể mới, pháp điển hóa nhiều hướng dẫn trước đây. Trong trường hợp BLTTDS
chưa có quy định khác thì vẫn có thể áp dụng hướng dẫn trước BLTTDS. Về
trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp cần lưu ý đã có Thông tư liên tịch số
12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ
Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao thay thế cho Thông tư liên tịch số
15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011.
3.2.4. Hoà giải vụ án tranh chấp về Hôn nhân và gia đình
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình, hoà
giải là một thủ tục tố tụng rất quan trọng. Khác với những vụ án dân sự khác,
căn cứ vào mối quan hệ đặc biệt của đương sự và tính đặc thù trong quan hệ hôn
nhân và gia đình nên Tòa án cần tiến hành hoà giải, phân tích hậu quả của việc
phải ly hôn để họ suy nghĩ lại nhằm mục đích hàn gắn tình cảm vợ chồng. Vì
thế, Thẩm phán có thể thực hiện việc hòa giải sớm mà không cần phải chờ tới
việc thu thập chứng cứ về tranh chấp nuôi con, tài sản tương đối đầy đủ mới tiến
hành hòa giải. Khi tiến hành hòa giải Thẩm phán cần chú ý các trường hợp
không được hoà giải là trường hợp mà quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều
206 BLTTDS) và các trường hợp không tiến hành hoà giải được bao gồm:
Trường hợp quy định tại Điều 207 BLTTDS do bị đơn cố tình vắng mặt đến lần
thứ hai; đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng (ở nước ngoài, ở trại
giam…); bị đơn mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự; một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Đối với những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ cần hoà giải giữa
các đương sự liên quan, không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người
liên quan khác (Điều 209 BLTTDS). Ví dụ: về một khoản nợ chung, chỉ cần hoà
giải giữa chủ nợ và vợ chồng (không cần sự có mặt của các chủ nợ khác).
Để buổi hoà giải đạt kết quả tốt, Thẩm phán cần xây dựng kế hoạch hoà
giải. Khi hoà giải luôn thể hiện thái độ mềm dẻo, thân thiện trong giao tiếp và có
kỹ năng lắng nghe những điều đương sự trình bày. Chọn đúng thời điểm thích
hợp để tác động đến suy nghĩ, tâm tư của mỗi bên để định hướng họ đến sự đoàn
tụ gia đình. Trong trường hợp hòa giải để vợ chồng đoàn tụ không thành thì

24
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Thẩm phán mới tiến hành hòa giải về việc nuôi con chung và phân chia tài sản,
xác định trách nhiệm của vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
3.2.5. Ra các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh
chấp Hôn nhân gia đình
Về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Những biện pháp khẩn cấp tạm thời thường có yêu cầu áp dụng trong quá
trình giải quyết vụ án HN-GĐ là: Giao người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho các
nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thựchiện
trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình;
cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Trong thực tế, có xu hướng ngại áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy thường là khi còn
đang giải quyết vụ án thì các đương sự có thái độ hợp tác hơn là khi đã giải
quyết xong vụ án. Do vậy, cần cân nhắc, kiên quyết trong việc áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời đối với vụ án HN-GĐ.
Việc quản lý, sử dụng tài sản chung của vợ chồng hiện nay có nhiều hình
thức đa dạng, liên quan đến người thứ ba như các cá nhân, doanh ngiệp. Do vậy,
việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về tài sản cần cân nhắc đến lợi ích của
những người có quyền lợi liên quan, lợi ích của việc bảo tồn và khai thác tài sản.
Về quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:
Đối với vụ việc về HN-GĐ thì có trường hợp quyết định đình chỉ không có
nghĩa là dừng hẳn việc giải quyết yêu cầu của các đương sự mà chỉ là thay đổi
hình thức giải quyết (đình chỉ việc yêu cầu thuận tình ly hôn chuyển sang thụ lý
vụ án ly hôn). Trong trường hợp thụ lý vụ án ly hôn nhưng sau đó vợ chồng
thuận tình ly hôn thì Tòa án áp dụng thủ tục riêng chứ không áp dụng thủ tục
chung về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Cụ thể là sử dụng Mẫu 37-
DS (Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành) và Mẫu 40-DS
(Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự).
Trong trường hợp người xin ly hôn rút yêu cầu ly hôn thì phải coi là họ rút
cả yêu cầu về nuôi con và chia tài sản. Việc rút yêu cầu không đòi hỏi họ phải
làm đơn riêng về việc rút yêu cầu. Đây là trường hợp Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án như các vụ án dân sự thông thường khác nên không được
tính là việc hòa giải thành.
Trong trường hợp Tòa án hòa giải và vợ chồng đoàn tụ thì Tòa án không sử
dụng Biên bản hòa giải thành (Mẫu 36-DS) mà sử dụng Biên bản hòa giải (Mẫu
34-DS) và ra quyết định Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Mẫu 45-DS). Đây
cũng là trường hợp đương sự đã rút lại yêu cầu ly hôn nên phải đình chỉ giải
quyết vụ án. Không ra Quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành như hường
dẫn của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn thi hành
Luật HN-GĐ năm 2000. Tuy vẫn là quyết định Đình chỉ giải quyết vụ án nhưng
được tính là vụ việc Hòa giải thành.

25
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

3.3. Phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia
đình
Về trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp về hôn nhân và
gia đình cũng được thực hiện theo quy định về việc xét xử sơ thẩm các vụ án
dân sự nói chung.Tuy nhiên, việc xét xử các vụ án về tranh chấp hôn nhân và gia
đình có những đặc trưng riêng biệt đòi hỏi người Thẩm phán phải có kỹ năng
nhận diện, phân tích, động viên, hòa giải đồng thời phải có kiến thức xã hội sâu
sắc, am hiểu về tâm lý gia đình dựa trên những đặc thù của mối quan hệ hôn
nhân để ra một bản án thật sự khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp
luật.
Phiên tòa về tranh chấp hôn nhân và gia đình có một số đặc điểm cần lưu ý
như sau:
- Các đương sự có quan hệ gia đình nên chú ý sử dụng đại tự nhân xưng
hợp lý.
- Phiên tòa ly hôn điển hình có 3 quan hệ tranh chấp, cần định hướng cho
đương sự trình bày, hỏi các đương sự khác…cũng theo trình tự quan hệ hôn
nhân, việc nuôi con chung sau khi ly hôn, việc chia tài sản.
- Vụ án ly hôn rất dễ xảy ra tình trạng xúc phạm lẫn nhau khi trình bày về
những mâu thuẫn. Cần có can thiệp kịp thời khi chưa đến mức căng thẳng. Cần
phải cho đương sự thấy rằng họ cần có sự bình tĩnh, nghiêm túc, có văn hóa thì
phiên tòa mới diễn ra nghiêm minh, bảo vệ tốt quyền lợi của họ.
- Hạn chế việc triệu tập con vị thành niên đến phiên tòa.
- Cần để cho đương sự thấy rằng phiên tòa ly hôn là khép lại một giai đoạn
tồi tệ, mở ra một giai đoạn mới tốt hơn, đề cao nghĩa vụ với tương lai con cái
của họ.
3.4.Bản án Hôn nhân và gia đình
Bản án HN-GĐ phải tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu chung của bản
án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc thù của vụ án HN-GĐ (đã nêu ở
Tiểu mục 1.3.), bản án HN-GĐ cũng có những đặc điểm riêng, những vấn đề
cần lưu ý cho phù hợp với đặc thù của vụ án HN-GĐ. Đặc điểm của vụ án HN-
GĐ điển hình thường gồm 3 quan hệ tranh chấp có cấu trúc và quan hệ đặc biệt
nên trong từng phần của bản án HN-GĐ cũng thể hiện đặc điểm này; các phần
của bản án HN-GĐ đều phải đề cập lần lượt đến quan hệ hôn nhân, quan hệ về
nuôi con chung, quan hệ về chia tài sản.
3.4.1. Phần Nội dung vụ án
Khi mô tả về quan hệ hôn nhân cần chú ý về chọn lọc sự kiện đúng và đủ
để phản ánh yêu cầu cơ bản là tính chất của hôn nhân và tình trạng của hôn
nhân; chú ý đến đặc điểm tranh chấp về tài sản là nhiều loại tranh chấp khác
nhau, mức độ tranh chấp khác nhau.
Ngoài yêu cầu chung nêu trên, cần lưu ý về một số vấn đề đang có lúng
túng trong thực tiễn xét xử như:
- Sử dụng đại từ chỉ người khi viết bản án không chính xác;
- Mô tả người đại diện như là đương sự;
- Sử dụng từ ngữ không theo luật;
26
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Sử dụng một số từ ghép như anh chị, cha mẹ, ông bà… không chính xác;
- Viết tắt không đúng;
- Một số vấn đề về sử dụng dấu hai chấm (:), đặt câu dài, phân đoạn không
hợp lý.
3.4.2. Phần Nhận định của Tòa án
Đối với các bản án ly hôn và chia tài sản khi ly hôn, trước hết cần nhận
định về yêu cầu ly hôn của nguyên đơn trước vì nếu Tòa án không chấp nhận
yêu cầu đó thì cũng không giải quyết về con chung và yêu cầu chia tài sản khi ly
hôn, trong đó lưu ý các vấn đề sau đây:
- Nhận định về quan hệ hôn nhân (hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp)
để có cơ sở xác định vấn đề cho ly hôn hay hủy kết hôn hay tuyên bố không
công nhận vợ chồng.
- Nhận định yêu cầu xin ly hôn của nguyên đơn bằng cách phân tích những
tình tiết mà nguyên đơn, bị đơn đưa ra để kết luận yêu cầu xin ly hôn của
nguyên đơn đã thoả mãn những căn cứ cho ly hôn quy định tại Điều 56 của Luật
Hôn nhân và gia đình chưa.
- Về nuôi con chung, phải khẳng định được chấp nhận yêu cầu của ai, vì
sao? Phải nhận định cả về việc giao cho ai trực tiếp nuôi con nào? Ai đóng góp
nuôi con, theo mức đóng góp, phương thức đóng góp cụ thể.
- Nhận định về chia tài sản phải bao gồm:
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản gì. Nếu vợ, chồng
thống nhất về việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng thì chỉ cần
nêu: Về các tài sản ...xyz… chị B (vợ), anh G (chồng) đều thống nhất…
Trong vụ án ly hôn, một trong những nguyên tắc lớn là tài sản chung chia
đôi nên vấn đề xác định giá từng loại tài sản luôn được đặt ra. Việc định giá do
các bên thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được thì phải có định giá của cơ
quan có thẩm quyền.
Phần Nhận định của Tòa án về việc chia tài sản chung của vợ chồng phải
nhận định rõ là chia giá trị hay chia hiện vật, lý do của việc không chia được
bằng hiện vật và khi chia giá trị thì hiện vật do ai được nhận và quản lý.
Trong bản án chia tài sản khi ly hôn, Tòa án cũng phải nhận định đến các
quyền tài sản, nghĩa vụ tài sản khác như cổ phần, nợ chung… (nếu có yêu cầu).
Cần làm rõ yêu cầu nào bị bác và yêu cầu nào chưa giải quyết vì quan hệ
tài sản chỉ giải quyết khi đương sự có yêu cầu; những tài sản đương sự chưa yêu
cầu giải quyết thì đương sự còn quyền yêu cầu giải quyết bằng những vụ án
khác.
Trong vụ án ly hôn, thường có yêu cầu về tài sản liên quan đến các giao
dịch dân sự như chia thừa kế, các hợp đồng, chia tài sản thuộc sở hữu chung của
nhiều người (kể cả doanh nghiệp)… Có những trường hợp chưa thể chia mà chỉ
xác định thuộc sở hữu của ai (vợ hoặc chồng). Những vấn đề này cũng phải
được nhận định và quyết định trong bản án ly hôn.
3.4.3. Phần Quyết định
Trong phần này, cũng giống như các bản án dân sự khác, thường bao gồm
các phần:
27
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

-Áp dụng pháp luật;


- Phán quyết về các tranh chấp của vụ án;
- Án phí và chi phí tố tụng khác;
- Thi hành án và nghĩa vụ do chậm thi hành án;
- Quyền kháng cáo của các đương sự.
Nội dung các quyết định phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ và
dễ thi hành án. Tránh quyết định chung chung, khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều
cách hoặc quyết định thiếu các vấn đề liên quan dẫn đến việc khó thi hành án
hoặc không thi hành án được.
Trong phần phán quyết về các tranh chấp của vụ án nên đánh số từng vấn
đề. Lưu ý là mỗi vấn đề được quyết định là một mệnh lệnh thi hành án mà nếu
không tự nguyện thi hành thì cưỡng chế thi hành được. Tránh tình trạng làm
thay Cơ quan thi hành án hoặc ấn định cụ thể về thi hành án khiến cho mệnh
lệnh không có khả năng cưỡng chế thi hành. Ví dụ: Trả tiền và giao nhà cùng
một lúc; trả ngay khi án có hiệu lực pháp luật; thi hành tại Chi cục thi hành án
huyện B…
Về hình thức, phần phán quyết về các tranh chấp trong vụ án ly hôn nên
chia thành 3 mục là:
1. Về hôn nhân;
2. Về nuôi con chung;
3. Về chia tài sản.
Về cách tuyên cụ thể nên thống nhất theo từ ngữ quy định trong luật
là:
1. Về hôn nhân:
Cho anh Nguyễn Văn A ly hôn chị Lê Thị B.
(hoặc) Không chấp nhận yêu cầu của anh Nguyễn Văn A xin ly hôn chị Lê
Thị B
(hoặc) Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Nguyễn Văn A và chị
Lê Thị B.
(hoặc) Công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Nguyễn Văn A và chị Lê Thị
B
(hoặc) Hủy kết hôn trái pháp luật giữa anh Nguyễn Văn A và chị Lê …
2. Về nuôi con chung:
2.1. Giao con chung Nguyễn văn C, sinh ngày… cho chị Lê Thị B trực tiếp
nuôi dưỡng.
2.2. Anh A phải đóng góp nuôi con với chị B số tiền là 500.000 đ/tháng
(năm trăm nghìn đồng một tháng) cho đến khi cháu C thành niên (đủ 18 tuổi).
3. Về chia tài sản:
3.1. Công nhận sự thỏa thuận của anh Nguyễn Văn A và chị Lê Thị B về
chia tài sản đối với các tài sản được nêu tại Biên bản lập ngày… (có Biên bản
kèm theo).
3.2. Chia cho anh Nguyễn Văn A được quyền sở hữu nhà 15 phố X… Anh
A phải thanh toán cho chị Lê Thị B số tiền là 250.000.000đ (hai trăm năm mươi
triệu đồng).
28
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

3.3. Chia cho chị Lê Thị B được quyền sử dụng của thửa đất số 115, tờ bản
đồ số… tại thôn… xã… có diện tích… m2.
Một số lưu ý khác:
- Cần tham khảo các cơ quan chuyên môn cách mô tả các tài sản như bất
động sản là nhà, đất, xe máy, ô tô, vật kiến trúc, các vật khác…
- Cách xác định ranh giới gồm nhiều điểm xác định được nối lại như A1,
A2, A3, A4… M1, M2, M3… khi phân chia nhà, đất trong các vụ ly hôn.
- Cách xác định tứ cận, đặc biệt là cách định vị (mối quan hệ với những vị
trí đã được xác định).
- Một trong các cách tuyên giao nhà, đất hiện nay là có sơ đồ kèm theo
nhưng về nguyên tắc thì sơ đồ đó cũng phải được mô tả trong quyết định. Việc
mô tả phải đạt được yêu cầu là khi thi hành án xác định được chính xác, dễ
dàng, không thể có cách hiểu khác.

Phần thứ hai


CHIA TÀI SẢN TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1.CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG


1.1.Yêu cầu chung về áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án hôn nhân tranh chấp về chia tài sản
cũng theo nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật đối với vụ án hôn nhân và gia
đình (HN-GĐ). Đó là nguyên tắc Luật áp dụng là luật có hiệu lực ở thời điểm
thực hiện hành vi, trừ trường hợp văn bản pháp quy cụ thể có quy định khác. Do
đó, thường là giao dịch ở thời điểm nào thì áp dụng pháp luật ở thời điểm đó.
Phạm vi tài sản có tranh chấp trong vụ án HN-GĐ thường là rất nhiều loại
tài sản, được hình thành trong nhiều thời điểm khác nhau. Vì vậy,trong vụ án
chia tài sản của vợ chồng, có thể phải áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp
luật cũ (đã hết hiệu lực thi hành ở thời điểm xét xử) để xác định tính chất của tài
sản cũng như các yếu tố liên quan khác.
Ví dụ 1:
Anh Hvà chị B kết hôn năm 1985, có một con chung. Năm 1989, anh H
chết. Năm 1995, chị B kết hôn với anh T. Năm 2009, chị B và anh T ly thân.
Năm 2016, chị B xin ly hôn và yêu cầu chia tài sản chung. Tài sản tranh chấp có
3 ngôi nhà:
- Nhà số 1 do anh H được cha mẹ anh H cho anh H từ năm 1981 và anh
H, chị B quản lý sử dụng từ năm 1985.
- Nhà số 2 là nhà chị B được hưởng thừa kế của cha mẹ chị B năm 1990.
29
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Nhà số 3 do anh T đứng tên mua và sử dụng riêng từ năm 2012.


Vậy chị B và anh T, mỗi người có quyền dân sự thế nào đối với mỗi ngôi
nhà trên?
Nhà số 1 thuộc sở hữu của anh H từ trước khi kết hôn với chị B. Thời
điểm kết hôn (năm 1985) thuộc thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1959. Theo
quy định tại Điều 15 Luật HN-GĐ năm 1959 thì “Vợ và chồng đều có quyền sở
hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi
cưới”. Do vậy, từ thời điểm kết hôn, Nhà số 1 đã trở thành tài sản chung của vợ
chồng anh H chị B. Dù sau này, Luật HN-GĐ năm 1986 (có hiệu lực từ
03/01/1987) có quy định tài sản có trước khi cưới là tài sản riêng thì Nhà số 1
vẫn tiếp tục là tài sản chung nếu không có sự kiện phân chia gì khác.
Nhà số 2 là nhà chị B được thừa kế năm 1990. Năm 1990 là thời kỳ thi
hành Luật HN-GĐ năm 1986. Theo quy định tại Điều 16 Luật HN-GĐ năm
1986 thì tài sản được thừa kế riêng là tài sản riêng. Do vậy, Nhà số 2 là tài sản
riêng của chị B.
Nhà số 3 là nhà anh T mua năm 2012. Năm 2012 là thời kỳ thi hành Luật
HN-GĐ năm 2000. Theo quy định của Điều 27 Luật HN-GĐ năm 2000 thì “Tài
sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra…trong thời kỳ hôn
nhân”. Anh T và chị B kết hôn năm 1995, dù ly thân từ năm 2009 thì năm 2012
vẫn là trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, Nhà số 3 chỉ do anh T mua thì vẫn là tài
sản chung của vợ chồng anh T và chị B.
Xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng có ý nghĩa
rất quan trọng vì việc phân chia rất khác nhau. Do việc áp dụng pháp luật gắn
liền với thời điểm giao dịch nên trình tự giới thiệu của chuyên đề này sẽ là trình
bày quy định của luật hiện hành trước, sau đó sẽ nêu những điểm khác biệt trong
pháp luật của từng thời kỳ.
1.2.Tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật HN-
GĐ là: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,trừ trường hợp quy
định tại Khoản 1 Điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung”.
Khái niệm tài sản chung của vợ chồng nêu ở trên có một số điểm cần chú
ý là:

30
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Trong thực tế thường có cách hiểu sai là tài sản phải do cả hai vợ chồng
cùng tạo ra mới là tài sản chung. Pháp luật quy định tài sản chung là tài sản “do
vợ, chồng tạo ra” trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, tài sản chỉ do một bên vợ
hoặc chồng tạo ra nhưng trong thời kỳ hôn nhân (kể cả đã ly thân cũng vẫn là
trong thời kỳ hôn nhân) là tài sản chung của vợ chồng.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng nhưng phát sinh trong thời kỳ
hôn nhân thì hoa lợi, lợi tức ấy vẫn là tài sản chung, trừ trường hợp hoa lợi, lợi
tức từ tài sản riêng do được chia theo quy định về chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân.
- “Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Thỏa thuận này
không đòi hỏi phải là thỏa thuận sau khi có tài sản. Sau khi có tài sản mới thỏa
thuận chính là trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Do đó, vợ chồng
có thể thỏa thuận về những tài sản nào đó sẽ có trong tương lai là tài sản chung
của vợ chồng.
- Khoản 3 Điều 33 quy định: “Trong trường hợp không có căn cứ để
chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi
bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. Cần lưu ý rằng đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng đứng tên một bên vợ hoặc chồng không đủ là chứng cứ
chứng minh đó là tài sản riêng (Khoản 2 Điều 34).
Tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN-GĐ năm 2000:
Luật HN-GĐ năm 2000 không có quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng. Theo quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật HN-GĐ năm 2000 (Nghị quyết 02/2000/NQ-
HĐTP) thì tài sản có được từ nguồn tài sản riêng cũng là tài sản riêng. Do đó,
hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 2000
không là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN-GĐ năm 1986:
Luật HN-GĐ năm 1986 bắt đầu quy định về tài sản riêng của vợ, chồng
nên quy định về tài sản chung cũng khá rõ ràng để phân biệt với tài sản riêng.
Điều 14 quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng
tạo ra…trong thời kỳ hôn nhân”. Quy định “vợ hoặc chồng” ít tạo ra sự hiểu sai
như quy định “vợ, chồng”.
Hướng dẫn thi hành Điều 14, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/01/1988 đã quy định tại Điểm a,
Mục 3 cụ thể về tài sản chung của vợ chồng. Về cơ bản, quy định của Luật HN-

31
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

GĐ năm 1986 và Luật HN-GĐ năm 2000 về tài sản chung của vợ chồng là
giống nhau và đều không có quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng.
Tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN-GĐ năm 1959:
Quy định về chế độ tài sản của vợ chồng của Luật HN-GĐ năm 1959 có
khác biệt cơ bản so với các luật HN-GĐ sau này là Luật HN-GĐ năm 1959
không quy định vợ, chồng có tài sản riêng. Do đó, Điều 15 quy định: “Vợ và
chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có
trước và sau khi cưới”.
Tài sản chung của vợ chồng ở giai đoạn trước Luật HN-GĐ năm
1959:
Giai đoạn trước Luật HN-GĐ năm 1959 là trước 13/01/1960 đối với miền
Bắc, trước 25/3/1977 đối với miền Nam. Về nguyên tắc, Luật HN-GĐ năm 1959
không thể áp dụng đối với những quan hệ hôn nhân và gia đình xác lập trước khi
luật có hiệu lực. Do đó, ở thời kỳ này vợ chồng vẫn có cả tài sản chung và tài
sản riêng. Có những quy định của chế độ cũ vẫn cần được tham khảo để xác
định tài sản chung, tài sản riêng (Bộ luật Dân sự Bắc kỳ cũng quy định về tài sản
do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung).
Tuy nhiên cần lưu ý là nếu hôn nhân đã chấm dứt trước thời điểm Luật
HN-GĐ năm 1959 có hiệu lực thì tình trạng pháp lý của tài sản mới không thay
đổi; còn trường hợp hôn nhân tiếp tục tồn tại thì tình trạng pháp lý của tài sản sẽ
thay đổi theo tác động của Luật HN-GĐ năm 1959.
Ví dụ 2: Ông A kết hôn với bà B tại Sài Gòn năm 1973. Ông A có ngôi
nhà X là tài sản riêng của ông. Ông A chết năm 1975. Năm 2000, các thừa kế
của ông A mới khởi kiện chia thừa kế. Do thời điểm mở thừa kế là năm 1973
nên ngôi nhà X là tài sản riêng của ông A đã chuyển thành di sản của ông A từ
năm 1973. Di sản này không thể chuyển thành tài sản chung của ông A và bà
B.Tuy nhiên, nếu ông A chết vào năm 1978 thì ngôi nhà X đã chuyển từ tài sản
riêng thành tài sản chung của ông A và bà B từ thời điểm Luật HN-GĐ có hiệu
lực ở miền Nam (25/3/1977); và ở thời điểm mở thừa kế 1978, chỉ một nửa ngôi
nhà này là di sản của ông A.
1.3.Tài sản riêng của vợ, chồng
Theo quy định của Điều 43 Luật HN-GĐ thì tài sản riêng của vợ, chồng
bao gồm:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
- Tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

32
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân từ tài sản chung vợ
chồng.
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn
nhân.
- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng.
Trong các trường hợp nêu trên cần lưu ý một số trường hợp sau:
Cần phân biệt “tài sản được hình thành từ tài sản riêng” với “hoa lợi, lợi
tức”. Theo quy định của Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) thì hoa lợi
là “sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại”; lợi tức là “khoản lợi thu được từ việc
khai thác tài sản”. Do vậy, giá trị tăng thêm tự nhiên theo thời giá của tài sản
hình thành từ tài sản riêng không phải là hoa lợi, lợi tức. Ví dụ: Tài sản là ngôi
nhà có giá trị 1 tỷ đồng vào năm 2010, cho thuê mỗi năm được 60 triệu đồng.
Đến năm 2017, ngôi nhà có giá 1,7 tỷ đồng thì tiền thuê nhà thu được trong 6
năm có tổng số 300 triệu đồng là lợi tức chứ không phải 700 triệu đồng giá trị
tăng lên của ngôi nhà là lợi tức.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng nhưng phát sinh trong thời kỳ
hôn nhân thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng (Khoản 1 Điều 33). Tuy nhiên,
nếu phát sinh từ tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân thì lại là tài sản
riêng của người đã được chia riêng tài sản (Khoản 1 Điều 40).
Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN-GĐ năm 2000:
Luật HN-GĐ năm 2000 không có quy định về tài sản được hình thành từ
tài sản riêng. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn tài
sản riêng của vợ, chồng bao gồm cả tài sản có được từ nguồn tài sản riêng
(Điểm b Mục 3).
Luật HN-GĐ năm 2000 không quy định về hoa lợi, lợi tức. Các văn bản
pháp quy hướng dẫn thi hành Luật HN-GĐ năm 2000 cũng không quy định nên
phải áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) tương ứng. BLDS năm 1995
và BLDS năm 2005 đều quy định, hoa lợi, lợi tức thuộc chủ sở hữu.
Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN-GĐ năm 1986:
Quy định về tài sản riêng trong Luật HN-GĐ năm 1986 tương tự như Luật
HN-GĐ năm 2000. Tuy nhiên, là luật đầu tiên quy định về tài sản riêng, trước

33
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

đó là một thời kỳ dài thi hành Luật HN-GĐ năm 1959 không có quy định tài sản
riêng của vợ chồng nên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về tài sản có được từ nguồn tài sản riêng và về hoa lợi, lợi tức áp dụng
như giai đoạn thi hành Luật HN-GĐ năm 2000.
- Áp dụng quy định “tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn” phải
là với những hôn nhân kết hôn trong thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1986 (từ
03/01/1987 đến 31/12/2000) vì không có quy định hồi tố.
Ví dụ 3: Cha mẹ cho 2 con trai mỗi người một ngôi nhà vào năm 1985.
Người anh kết hôn vào năm 1986, ngôi nhà được cho mặc dù là có trước khi kết
hôn nhưng trở thành tài sản chung của người anh và vợ từ thời điểm kết hôn
theo Luật HN-GĐ năm 1959. Người em kết hôn vào năm 1988, ngôi nhà mà
người em được cho vẫn tiếp tục là tài sản riêng của người em theo quy định của
Luật HN-GĐ năm 1986.
- Áp dụng quy định “được thừa kế riêng hoặc được cho riêng” phải là
giao dịch trong thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1986 chứ không được áp
dụng hồi tố cho những giao dịch của thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1959.
Ví dụ 4: Anh A và chị B kết hôn năm 1985. Năm 1986, anh A được chia
thừa kế của cha anh A ngôi nhà X. Năm 1988, chị B được chia thừa kế của mẹ
chị B ngôi nhà Y. Ngôi nhà X là tài sản chung của vợ chồng vì thời điểm có
được tài sản năm 1986 là thời điểm thi hành Luật HN-GĐ năm 1959. Ngôi nhà
Y là tài sản riêng của chị B vì thời điểm có được tài sản năm 1988 là thời điểm
thi hành Luật HN-GĐ năm 1986.
1.4.Các quy định có ảnh hưởng đến việc xác định tài sản chung của
vợ chồng
1.4.1.Chế độ tài sản theo thỏa thuận
Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là một chế định pháp luật mới,
lần đầu được quy định trong Luật HN-GĐ. Khi có thỏa thuận hợp pháp thì thỏa
thuận này được ưu tiên áp dụng. Chỉ khi thỏa thuận không quy định hoặc không
rõ ràng thì mới áp dụng các quy định tương ứng của pháp luật.
Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng gồm tài
sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng, các giao dịch có liên quan nên
bản thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng để xác định tài sản chung của vợ chồng,
những giao dịch hợp pháp hay vô hiệu để xác định nghĩa vụ của vợ, chồng.
Thỏa thuận hợp pháp là thỏa thuận không phạm vào những trường hợp bị
quy định là vô hiệu (quy định tại Điều 50), trong đó cần lưu ý là:

34
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại
Bộ luật Dân sự và các luật có liên quan. Trong các điều kiện này có điều kiện về
hình thức. Luật quy định thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn và phải
được công chứng hoặc chứng thực (Điều 47).
- Không được vi phạm một trong các Điều 29,30,31,32 Luật HN-GĐ là
các điều quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng, nghĩa vụ
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy
nhất của vợ chồng, giao dịch liên quan đến tài khoản và động sản không phải
đăng ký.
- Không có vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền thừa kế,
lợi ích hợp pháp khác của các thành viên của gia đình.
Pháp luật cũng quy định về việc sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng, trong đó hình thức đòi hỏi như thỏa thuận ban đầu.
1.4.2.Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
Trong thời kỳ hôn nhân, tài sản riêng hay tài sản chung thường vẫn được
sử dụng chung nên việc đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung hay chưa là vấn
đề thường xảy ra tranh chấp khi ly hôn.
Điều 46 quy định “Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản
chung được thực hiện theo thỏa thuận”. Về hình thức của giao dịch thì phải tuân
theo hình thức của giao dịch mà pháp luật quy định với tài sản đó (Khoản 2 Điều
46). Như vậy, việc nhập nhà ở là tài sản riêng vào tài sản chung ở thời điểm năm
2015 phải tuân theo hình thức quy định về giao dịch nhà ở quy định tại Luật Nhà
ở năm 2014 là “công chứng, chứng thực hợp đồng” (Điều 122); việc nhập
quyền sử dụng đất là tài sản riêng vào tài sản chung cũng phải được công chứng
và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký (theo quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều 95
Luật Đất đai năm 2013, Điều 503 BLDS).
Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung cũng phải tuân theo nguyên tắc
chung của giao dịch là không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba hay với
nhà nước và phải đúng quy định thì mới có hiệu lực. Trường hợp quyền sử dụng
đất là tài sản riêng nhưng sử dụng đất làm nhà ở chung cũng chưa thể coi là đã
đưa quyền sử dụng đất vào tài sản chung. Thực tiễn xét xử vẫn xác định quyền
sử dụng đất là tài sản riêng, còn nhà ở trên đất mới là tài sản chung; hai tài sản
này phải được định giá riêng.
Nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo Luật HN-GĐ năm 2000:

35
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Luật HN-GĐ năm 2000 chỉ quy định tại Khoản 2 Điều 32 là “Vợ, chồng
có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung” nhưng văn
bản hướng dẫn Luật thì quy định khá cụ thể.
Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật HN-GĐ quy định: “Việc nhập tài sản
là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng
của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại
Khoản 2 Điều 32 Luật HN-GĐ phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả
vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy
định của pháp luật”. Như vậy, “lập thành văn bản” là bắt buộc, còn “công chứng
hoặc chứng thực” thì không bắt buộc.
Nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo Luật HN-GĐ năm 1986:
Điều 16 Luật HN-GĐ năm 1986 chỉ quy định người có tài sản riêng “có
quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng”. Các văn
bản hướng dẫn thi hành luật cũng không quy định cụ thể.
Tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1998 có quy
định: “Tài sản riêng của ai thì người đó được lấy về, nhưng người có tài sản
riêng phải chứng minh. Việc chứng minh có thể thực hiện bằng sự công nhận
của bên kia, bằng các giấy tờ (văn tự, di chúc…) và bằng các chứng cứ khác”.
Như vậy, ở thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1986, việc nhập tài sản riêng vào
tài sản chung không đòi hỏi có công chứng, chứng thực như thời kỳ thi hành
Luật HN-GĐ năm 2014, không đòi hỏi phải bằng văn bản như thời kỳ thi hành
Luật HN-GĐ năm 2000, chỉ cần có “chứng cứ” chứng minh có thỏa thuận là có
cơ sở xác định tài sản riêng đã gia nhập tài sản chung.
1.4.3. Định đoạt tài sản chung vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng cũng là một trường hợp sở hữu chung. Trong
trường hợp pháp luật HN-GĐ không có quy định khác thì phải áp dụng quy
định của BLDS tương ứng về tài sản chung. Những định đoạt về tài sản chung
vợ chồng hợp pháp thì tài sản đó coi như không còn. Những định đoạt không
hợp pháp là giao dịch vô hiệu, tài sản tham gia giao dịch vô hiệu phải được thu
hồi về hiện vật hoặc về giá trị để đưa vào khối tài sản chung của vợ chồng khi
phân chia.
Những tài sản chung sau đây là tài sản mà pháp luật quy định việc định
đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (Khoản 2 Điều 35 Luật
HN-GĐ):
- Bất động sản;

36
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
- Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình
Đối với tài sản chung đã được đưa vào kinh doanh chung: Đối với tài sản
chung đã được vợ chồng đưa vào kinh doanh chung thì trong quá trình kinh
doanh, việc định đoạt tài sản này không buộc phải có sự tham gia của cả vợ và
chồng nữa vì người trực tiếp kinh doanh là người đại diện (Khoản 1 Điều 25).
Tuy nhiên, cần phân biệt với trường hợp không phải là kinh doanh chung nhưng
có thỏa thuận bằng văn bản cho một người được phép giao dịch thì giao dịch đó
vẫn hợp pháp (Điều 36).
Đối với tài sản chung là tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và
động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng thì người đứng tên tài khoản được coi là người có quyền
giao dịch (Khoản 1 Điều 32); hoặc người đang chiếm hữu động sản được coi là
người có quyền giao dịch (Khoản 2 Điều 32).
Đối với việc định đoạt tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình thì dù giao dịch do một bên thực hiện cũng là hợp pháp (Khoản 1 Điều 33).
Định đoạt tài sản chung vợ chồng theo Luật HN-GĐ năm 2000:
Luật HN-GĐ năm 2000 không quy định cụ thể như Luật HN-GĐ năm 2014
mà chỉ quy định: Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan
đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc
dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả
thuận, trừ tài sản chung đã được chia trong thời kỳ hôn nhân để đầu tư kinh
doanh riêng.
Tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng được xác định căn cứ vào phần
giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng (Khoản 3 Điều 4
Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật HN-GĐ)
Luật HN-GĐ năm 2000 không có quy định về việc định đoạt tài sản
chung phải có thỏa thuận bằng văn bản và cũng không có quy định về những
loại tài sản đặc biệt là tiền gửi tài khoản Ngân hàng, tài khoản chứng khoán hoặc
động sản mà pháp luật không buộc phải đăng ký.
Định đoạt tài sản chung vợ chồng theo Luật HN-GĐ năm 1986:
Quy định về định đoạt tài sản chung vợ chồng của Luật HN-GĐ năm
1986 cũng tương tự như quy định của Luật HN-GĐ năm 2000 nhưng phạm vi
đòi hỏi phải có sự thỏa thuận có phần hẹp hơn. Điều 15 chỉ quy định: “Việc
mua, bán, đổi, cho vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản

37
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

mà có giá trị lớn thì phải được sự thỏa thuận của vợ, chồng”. Như vậy là thỏa
thuận chỉ là bắt buộc với tài sản có giá trị lớn.
Định đoạt tài sản chung vợ chồng theo Luật HN-GĐ năm 1959:
Luật HN-GĐ năm 1959 chỉ có một điều luật duy nhất quy định về quyền
định đoạt đối với tài sản chung, đó là Điều 15, quy định: “Vợ, chồng đều có
quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau
khi cưới”. Điều này đồng nghĩa theo Luật Luật HN-GĐ năm 1959 thì mọi giao
dịch liên quan đến mọi tài sản chung vợ chồng đều phải có sự đồng ý, thỏa
thuận thống nhất của cả vợ và chồng.
1.4.4. Nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng
Khi xác định tài sản chung, Tòa án không trừ đi giá trị nghĩa vụ chung
hay nghĩa vụ riêng nhưng cùng với việc chia tài sản chung thì Tòa án cũng phải
phán quyết về các nghĩa vụ khi có yêu cầu. Mặt khác, nếu sử dụng tài sản chung
cho nghĩa vụ chung thì cũng là trường hợp định đoạt tài sản chung hợp pháp. Do
vậy, quy định về nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng cũng là những quy định ảnh
hưởng đến xác định tài sản chung.
Luật HN-GĐ 2014 bổ sung hai điều luật mới (Điều 37, Điều 45) quy định
cụ thể về nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.
Theo quy định tại Điều 37 Luật HN-GĐ thì vợ chồng có các nghĩa vụ
chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập,
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng
phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển
khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ
luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 45 Luật HN-GĐ thì vợ, chồng có các nghĩa vụ
riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ
trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng

38
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều
37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì
nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng theo pháp Luật
HN-GĐ trước Luật HN-GĐ năm 2014:
Luật HN- GĐ năm 2000 chỉ đề cập đến việc “đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
thiết yếu của gia đình”. Đối với giao dịch dân sự chỉ do một bên thực hiện
nhưng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng phải có trách
nhiệm liên đới.
Luật HN-GĐ năm 1986 và Luật HN-GĐ năm 1959 không có điều luật
quy định về nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Trong
trường hợp này Tòa án áp dụng các quy định tương ứng của pháp luật dân sự.
Trong thực tiễn xét xử có việc nhầm lẫn giao dịch riêng về tài sản chung
với nghĩa vụ riêng. Giao dịch riêng về tài sản chung thì giá trị tài sản càng lớn
càng đòi hỏi phải có ý chí chung, càng thể hiện là giao dịch đó không hợp pháp.
Còn nghĩa vụ riêng thì giá trị tài sản càng lớn càng thể hiện là nghĩa vụ riêng của
một người. Đã có trường hợp cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng số
tiền người chồng đứng tên vay của Ngân hàng là rất lớn nên phải đưa cả người
vợ vào tham gia tố tụng để xem xét trách nhiệm chung.
1.4.5 Hạn chế quyền đối với tài sản riêng
Nguyên tắc chung thì vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản riêng của mình (Khoản 1 Điều 44). Khi ly hôn thì về nguyên tắc, tài sản
riêng của ai giao cho người ấy. Tuy nhiên, quan hệ từ hôn nhân là quan hệ đặc
biệt, kể cả sau khi đã ly hôn. Do đó, trong một số trường hợp, pháp luật có quy
định hạn chế quyền đối với tài sản riêng, cụ thể:
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản
riêng đó là nguồn sốngduy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải
có sự đồng ý của chồng, vợ (Khoản4 Điều 44)
- Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung
không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ
đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. (Khoản 2 Điều 30)
- Đối với nhà ở là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đó là nơi ở duy
nhất của vợ chồng thì người vợ (hoặc chồng) là chủ sở hữu có quyền xác lập,

39
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ
ở cho vợ chồng (Điều 31).
Hạn chế quyền đối với tài sản riêng theo quy định của pháp Luật HN-
GĐ trước Luật HN-GĐ năm 2014
Luật HN-GĐ năm 2000 có sự khác biệt so với quy định của Luật HN-GĐ
như sau:
- Luật HN-GĐ năm 2000 chỉ quy định hạn chế quyền định đoạt đối với tài
sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình
khi tài sản riêng đó đã được đưa vào sử dụng chung (Khoản 5 Điều 33)
- Về phạm vi hạn chế quyền đối với tài sản riêng của vợ, chồng để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình, Luật HN-GĐ năm 2000 không quy định dựa trên
khả năng kinh tế của mỗi bên như Luật HN-GĐ năm 2014 mà quy định: “Tài
sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia
đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng” (Khoản 4 Điều 33).
Luật HN-GĐ năm 1986 là luật đầu tiên quy định về tài sản riêng. Tuy
nhiên, Luật HN-GĐ năm 1986 không có quy định về hạn chế quyền đối với tài
sản riêng.
1.4.6. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ
chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung khi hôn nhân vẫn còn tồn tại nhằm phân chia tài sản
chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và chồng.
Khối tài sản chung của vợ chồng sẽ thay đổi khi có việc chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung được thực hiện bằng
hai cách:
- Một là, theo thỏa thuận của vợ chồng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38
thì “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung”phải được lập thành văn bản. Văn
bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của
pháp luật.
- Hai là, bằng việc yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng
có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
và việc chia này cũng theo quy định của Điều 59 (quy định về chia tài sản khi ly
hôn).
Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân:

40
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời
điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản
không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày
lập văn bản (Khoản 1 Điều 39).
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao
dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài
sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình
thức mà pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 39). Ví dụ: Hợp đồng về nhà ở được
quy định có hiệu lực ở thời điểm công chứng thì văn bản chia nhà ở trong thời
kỳ hôn nhân cũng có hiệu lực ở thời điểm công chứng.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài
sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật.
Việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân:
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền
thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Thỏa thuận chấm dứt
hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận
này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp
luật.
- Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng về việc chấm dứt hiệu lực của việc
chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của
vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật HN-
GĐ.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực
của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
- Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được
thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm
dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu:
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
1- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp
pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

41
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

2- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:


a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;                   
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật HN-GĐ, Bộ luật dân sự
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp
Luật HN-GĐ trước Luật HN-GĐ năm 2014:
Thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 2000:
Luật HN-GĐ năm 2000 chỉ cho phép vợ chồng được thỏa thuận chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do khác nhưng phải là lý do chính đáng
(Khoản 1 Điều 29 Luật HN-GĐ năm 2000).
Luật HN-GĐ năm 2000 không có điều luật quy định về thời điểm có hiệu
lực và việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung; không có điều luật
quy định về các trường hợp chia tài sản chung bị vô hiệu, nhưng Nghị định
70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật
HN-GĐ năm 2000 lại có quy định hướng dẫn về các nội dung này tại: Điều 6
(Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân), Điều 7 (Thời điểm
có hiệu lực của việc chia tài sản chung), Điều 8 (Hậu quả chia tài sản chung của
vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân), Điều 9 (Khôi phục chế độ tài sản chung vợ
chồng), Điều 10 (Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản
chung), Điều 11 (Việc chia tài sản chung bị vô hiệu).
Về cơ bản, các quy định hướng dẫn tại Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày
03-10-2001 của Chính Phủ có nội dung tương tự như các quy định về chia tài
sản chung tại Luật HN-GĐ. Hay nói cách khác, nội dung quy định Luật HN-
GĐvề chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã pháp điển hóa,
nâng lên thành Luật các quy định hướng dẫn tại Nghị định 70/2001/NĐ-CP. Tuy
nhiên, có một số nội dung mà Luật HN-GĐ có quy định nhưng Nghị định
70/2001/NĐ-CP chưa có quy định hướng dẫn, cụ thể là:
- Đối với quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung: Nghị định
70/2001/NĐ-CP không quy định hướng dẫn về trường hợp tài sản có được từ
việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu

42
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu của chung hay của riêng;
- Đối với quy định về các trường hợp chia tài sản chung bị coi là vô hiệu:
Nghị định 70/2001/NĐ-CP không ghi nhận trường hợp chia tài sản chung mà
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là trường hợp vô
hiệu.
Thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1986:
Luật HN-GĐ năm 1986 là Luật HN-GĐ đầu tiên quy định về chia tài sản
trong thời kỳ hôn nhân nên quy định chia còn rất hạn chế. Luật HN-GĐ năm
1986 quy định: “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính
đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng…” (Điều 18). Việc chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN-GĐ năm 1986 có điểm khác biệt
với các luật sau này là dù vợ chồng có thỏa thuận được về việc chia tài sản thì
thỏa thuận đó cũng phải do Tòa án công nhận (Điều 18 và Điều 42).
II. KỸ NĂNG ĐẶC THÙ GIẢI QUYẾT CHIA TÀI SẢN TRONG VỤ ÁN HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2.1. Phạm vi tài sản cần xem xét
Khác với vụ án dân sự thông thường, vụ án chia tài sản khi ly hôn phải
xem xét cả những tài sản tuy không có tranh chấp nhưng đương sự yêu cầu Tòa
án ghi nhận và cũng có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Đối với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
Thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 1986 thì vợ chồng không có quyền tự
chia mà phải do Tòa án giải quyết; pháp luật cũng không quy định việc chia một
phần nên khi chia phải xem xét toàn bộ tài sản chung.
Từ thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 2000 thì pháp luật cho phép vợ
chồng tự chia, nếu có tranh chấp mới yêu cầu Tòa án giải quyết nên phạm vi tài
sản xem xét là theo yêu cầu của vợ, chồng.
Đối với chia tài sản chung khi ly hôn và sau khi ly hôn:
Luật HN-GĐ năm 1959 và Luật HN-GĐ năm 1986 đều quy định vợ
chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung nhưng phải được Tòa án công
nhận. Như vậy, ở thời kỳ này, Tòa án phải xem xét toàn bộ tài sản chung của vợ
chồng và phân chia hết số tài sản chung đó.
Từ thời kỳ thi hành Luật HN-GĐ năm 2000 thì pháp luật chỉ quy định nếu
có tranh chấp thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định về án phí, lệ phí Tòa án
còn thể hiện khuyến khích việc đương sự tự phân chia tài sản thì được giảm
43
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

hoặc không phải chịu án phí, lệ phí. Do dó, chỉ tài sản nào mà có đương sự yêu
cầu thì Tòa án mới giải quyết. Vợ, chồng có thể chỉ yêu cầu giải quyết về một
phần tài sản chung khi ly hôn, những tài sản chung khác họ có thể yêu cầu giải
quyết bằng nhiều vụ án chia tài sản sau khi ly hôn.
2.2. Việc áp dụng pháp luật để chia tài sản
Để xác định tính chất của tài sản (tài sản chung hay tài sản riêng), xác
định về sở hữu (tài sản đó đã thuộc vợ chồng hay còn của người khác) thì phải
áp dụng pháp luật ở thời điểm giao dịch. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch
cũng phải áp dụng pháp luật ở thời điểm giao dịch. Tuy nhiên, khi đã xác định
được tài sản để chia thì việc chia tài sản không phải là giải quyết hậu quả của
giao dịch mà là thực hiện một hành vi pháp lý mới theo thẩm quyền nên phải áp
dụng quy định về chia tài sản ở thời điểm xét xử.
Về trường hợp nêu trong Ví dụ 1: Nhà số 1 được cho riêng anh H từ năm
1981 nhưng anh H kết hôn với chị B năm 1985 nên phải áp dung Luật HN-GĐ
năm 1959 xác định là tài sản chung của anh H và chị B. Nhà số 2 là nhà chị B
được thừa kế vào năm 1990 nên phải áp dụng Luật HN-GĐ năm 1986 xác định
là tài sản riêng của chị B. Nhà số 3 do anh T mua vào năm 2012 nên áp dụng
Luật HN-GĐ năm 2000 xác định là tài sản chung của anh T và chị B. Như vậy,
chỉ có Nhà số 3 là tài sản chung của anh T và chị B. Việc chia ngôi nhà số 3 như
thế nào phải áp dụng pháp luật ở thời điểm xét xử (2016) là Điều 59 Luật HN-
GĐ (2014).
Nguyên tắc giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định
tại Điều 59 Luật HN-GĐ, hướng dẫn cụ thể tại các điều 5, 6, 7 của Thông tư liên
tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 Hướng dẫn
thi hành một số quy định của Luật HN-GĐ (Thông tư liên tịch số 01/2016). Có
một số vấn đề cần lưu ý là:
- Trong trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội
dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với
những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng
hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2,3,4,5, Điều
59 và các điều 60,61,62,63, và 64 của Luật HN-GĐ để chia tài sản của vợ chồng
khi ly hôn.
- Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
hoặc văn bản này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản
của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

44
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2.3. Quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.3.1. Đối với tài sản chung
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật HN-GĐ và Điểm 4 Điều 7
Thông tư liên tịch số 01/2016 thì tài sản chung của vợ chồng “về nguyên tắc
được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà
vợ chồng được chia”:
- “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực
pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập
sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình
mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật
HN-GĐ. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn
so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định
cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của
vợ, chồng.
- “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình
và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm
được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ
đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
- “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”là việc chia
tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề
nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh
doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh
toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng
của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được
ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên,
con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang
chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh
doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án
phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng

45
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài
sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
-“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của
vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn
đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung
thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi
của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Nguyên tắc là chia đôi, có tính đến các yếu tố khác nên yếu tố chia đôi
giữ vai trò chi phối. Vì vậy, trong thực tiễn xét xử, dù một bên có công sức rất
lớn, có nhiều yếu tố khác để được chia nhiều hơn thì cũng không được chia
nhiều gấp đôi bên kia, hay nói cách khác thì dù được chia nhiều cũng không đến
2/3 giá trị tài sản chung.
Cũng coi là tài sản chung vợ chồng để chia theo Điều 59 trong trường hợp
vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản
chung của gia đình có thể xác định được theo phần (Khoản 2 Điều 61).
Quyền sử dụng đất là tài sản chung cũng được chia theo quy định ở Điều
59 đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,
đất lâm nghiệp, đất ở; đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của
pháp luật về đất đai (Khoản 2 Điều 62).
Giá trị tài sản chung của vợ chồng được xác định theo giá thị trường tại
thời điểm xét xử sơ thẩm (Điểm 5 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016).
Tổng giá trị tài sản chung để chia theo Điều 59 bao gồm cả tài sản,
quyền tài sản thuộc tài sản chung có tranh chấp; không cộng vào giá trị tài sản
chung những tài sản đã có thỏa thuận; không trừ đi các nghĩa vụ tài sản vì nghĩa
vụ tài sản cũng phải được phán quyết riêng.
2.3.2. Một số quy định khác về chia tài sản của vợ chồng
- Trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung
mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của
mình đóng góp vào khối tài sản đó (Khoản 4 Điều 59).
- Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong
trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án giao cho người vợ hoặc
người chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự ưu tiên nhận hiện vật (Điểm 6 Điều 7 Thông tư liên tịch số
01/2016).

46
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu
lực sau khi ly hôn (Điều 69)
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài
sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì
vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ
vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài
sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình (Khoản 1 Điều 61).
- Trong trường hợp nhà ở là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng bên kia có
khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan
hệ hôn nhân chấm dứt (Điều 63).
- Đối với tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh thì ưu tiên áp
dụng pháp luật về kinh doanh.
- Chia hiện vật về nhà, đất và quy định về hạn mức tách thửa, hạn mức về
xây dựng:
+ Hạn mức về tách thửa không hoàn toàn là hạn mức về chia hiện vật đối
với đất thuộc quyền sử dụng chung. Tuy nhiên, tách thửa cũng có nghĩa là làm
chủ riêng, đủ điều kiện tách thửa cũng có nghĩa là đủ điều kiện làm chủ riêng.
Vì vậy, không đủ điều kiện tách thửa thì không được chia riêng nhưng chia mà
nhập vào đất đang sử dụng thì có thể chia được.
+ Hạn mức xây dựng là xây dựng mới, không phải là hạn mức để không
chia nhà có sẵn. Tuy nhiên, nếu việc chia dẫn đến phải xây dựng lại thì không
thể chia nếu diện tích nhỏ hơn hạn mức quy định. Ví dụ: Nhà ở chung của vợ
chồng gồm một phòng 10 m2, một phòng 20 m2. Tòa án có thể chia cho mỗi
người một phòng sau khi ly hôn nhưng không thể chia cho mỗi người 15 m 2 để
xây dựng lại vì hạn mức cấp phép xây dựng của địa phương ấy là 30 m2.
2.4. Bài toán cơ bản về chia tài sản khi ly hôn
Anh A kết hôn với chị B năm 2001. Vợ chồng ở cùng gia đình nhà chồng
từ khi kết hôn đến năm 2006 thì ra ở riêng. Năm 2005, anh A được chia thừa kế
một mảnh đất 200 m2. Năm 2006, vợ chồng xây dựng một nhà 2 tầng trên đất
anh A được thừa kế.
Vợ chồng chung sống hạnh phúc đến năm 2011, có 2 con chung. Năm
2012, vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, chị B sống ly thân và trực tiếp nuôi một
con ở ki-ốt mà chị bán hàng tại chợ. Năm 2017, anh A xin ly hôn, chị B đồng ý
ly hôn. Vợ chồng cũng thỏa thuận mỗi người trực tiếp nuôi một con sau khi ly
hôn.

47
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Anh A và chị B có văn bản lập ngày 15/3/2017 thỏa thuận chia một số tài
sản bao gồm: mỗi người một xe máy đang sử dụng, mỗi người được sở hữu các
vật dụng sinh hoạt đang quản lý như ti vi, tủ lạnh, máy giặt…
Về các tài sản có tranh chấp, anh A trình bày:
- Đất thổ cư 200 m2 là tài sản riêng của anh. Nhà trên đất này mới là tài
sản chung.
- Chiếc máy cày do anh bán ô tô mà anh có trước khi kết hôn với chị B để
mua nên cũng là tài sản riêng của anh.
- Vườn cà phê 3 ha không chia mà để giành cho con nhưng đã thế chấp để
vay Ngân hàng 300 triệu đồng. Anh A yêu cầu nếu giao cho ai trả nợ Ngân hàng
thì cũng giao quản lý vườn cà phê.
- Ki- ốt cũng là tài sản chung của vợ chồng.
- Vợ chồng còn có cổ phần trong Công ty hoa quả có giá trị 300 triệu
đồng.
Anh A yêu cầu được chia một nửa tài sản chung; yêu cầu được chia hiện
vật là nhà và thổ cư 200 m2, vườn cà phê, cổ phần trong Công ty hoa quả.
Chị B trình bày:
- Anh A đã đưa 200m2 đất thổ cư nhập vào tài sản chung nên yêu cầu xác
định toàn bộ nhà đất là tài sản chung của vợ chồng.
- Máy cày không phải của riêng anh A vì tiền bán ô tô chỉ chiếm một nửa,
còn một nửa của vợ chồng. Chị yêu cầu xác đinh máy cày là tài sản chung, chỉ
đồng ý thanh toán cho anh A một nửa giá trị máy cày trước khi chia.
- Đồng ý là vườn cà phê không chia nhưng tiền vay Ngân hàng là anh A
vay riêng, chị không biết, không chịu trách nhiệm trả nợ.
- Ki- ốt là tài sản riêng của chị vì cha mẹ chị cho tiền để mua và đứng tên
chị.
Chị B yêu cầu được chia một nửa tài sản chung; yêu cầu chia hiện vật là
nhà và đất 200 m2, vườn cà phê; được rút cổ phần trong Công ty hoa quả để chia
bằng tiền.
Chị B cũng yêu cầu được chia một phần tài sản của gia đình nhà chồng do
có 5 năm sống chung và có nhiều đóng góp vào việc phát triển tài sản của gia
đình nhà chồng.
Bước 1- Xác định tài sản chung của vợ chồng phải phân chia:
Xác định tài sản chung của vợ chồng phải phải phân chia bao gồm cả các
công việc sau:

48
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Xác định những tài sản mà đương sự đã thỏa thuận nhưng yêu cầu Tòa
án ghi nhận;
- Xác định những tài sản chung của vợ chồng nhưng chưa phân chia trong
vụ án.
- Xác định những tài sản có tranh chấp nhưng không phải tài sản chung
của vợ chồng (có thể là tài sản riêng của vợ, chồng, có thể là tài sản của người
thứ ba).
- Các quyền, nghĩa vụ tài sản chung phải phân chia.
Trong bài toán cơ bản này cần xác định như sau:
- Các tài sản nêu trong Biên bản ngày 15/3/2017 sẽ được Tòa án ghi nhận
sự thỏa thuận mà không phải phân chia.
- Thổ cư 200 m2 vẫn là tài sản riêng của anh A vì việc làm nhà trên đất để
ở chung chưa đủ là căn cứ xác định đã nhập quyền sử dụng đất vào tài sản
chung. Do đó, chỉ có nhà trên đất là tài sản chung vợ chồng.
- Về chiếc máy cày: Có đủ chứng cứ xác định lời khai của chị B là đúng
nên cần xác định ½ giá trị máy cày là tài sản riêng của anh A, ½ giá trị máy cày
là tài sản chung của vợ chồng.
- Về vườn cà phê: Vườn cà phê là tài sản chung của vợ chồng nhưng
không có yêu cầu phân chia. Tuy không có yêu cầu nên không đưa vào số tài sản
chung sẽ phân chia nhưng vẫn phải phán quyết về yêu cầu tuyên bố hợp đồng
thế chấp vô hiệu.
- Về ki- ốt: Tuy đứng tên riêng chị B nhưng chị B không chứng minh
được chị mua bằng tiền cha mẹ cho riêng như chị khai nên Ki- ốt vẫn là tài sản
chung của vợ chồng.
- Khoản nợ Ngân hàng 300 triệu đồng: Giao dịch này chị B không tham
gia nên là nợ riêng của anh A.
- Cổ phần trị giá 300 triệu đồng trong Công ty Hoa quả: Theo điều lệ
Công ty thì chưa đến thời điểm được chuyển nhượng, thay đổi cổ đông nên chưa
giải quyết trong vụ án này.
- Yêu cầu của chị B xin chia một phần tài sản của gia đình nhà chồng có
cơ sở chấp nhận. Tuy nhiên, phần được chia này không thuộc tài sản chung của
vợ chồng.
Bước 2- Xác định giá trị phần tài sản chung được chia của vợ, chồng:
Tổng giá trị tài sản chung phải phân chia là:
- Nhà xây (không bao gồm giá trị sử dụng đất) trị giá 500.000.000đ

49
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Một nửa máy cày trị giá


200.000.000đ
- Ki- ốt trị giá
900.000.000đ
Tổng giá trị tài sản chung phải phân chia là 1.600.000.000 đ.
Hai bên đều chỉ yêu cầu được chia một nửa tài sản chung nên giá trị phần
mỗi bên được chia là 800.000.000 đ.
Bước 3- Chia hiện vật và thanh toán chênh lệch:
Trong vụ án này, có căn cứ để chia nhà ở, máy cày cho anh A sở hữu;
chia ki-ốt cho chị B sở hữu.
Tổng giá trị hiện vật anh A được chia là: Nhà ở và đất ở có trị giá
1.500.000.000đ, trong đó quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trị giá
1.000.000.000đ; máy cày trị giá 400.000.000 đ, trong đó phần tài sản riêng của
anh A là 200.000.000 đ. Tổng giá trị thuộc tài sản chung mà anh A được chia là
700.000.000 đ
(500.000.000 đ + 200.000.000đ = 700.000.000 đ)
Tổng giá trị hiện vật chị B được chia là 900.000.000 đ. Chị B phải thanh
toán chênh lệch giá trị tài sản chung cho anh A là 100.000.000 đ
(900.000.000 đ – 800.000.000 đ = 100.000.000 đ)
Quyết định của Tòa án về chia tài sản:
1.Công nhận thỏa thuận của anh A và chị B về việc chia một số tài sản
chung tại văn bản lập ngày 15/3/2017 (có văn bản kèm theo), cụ thể là:
- Anh A được chia: …
- Chị B được chia: …
2. Xác định đất thổ cư 200 m2 là tài sản riêng của anh A; nhà làm trên đất
thổ cư là tài sản chung của vợ chồng.
3. Xác định ½ giá trị máy cày hiệu…là tài sản chung của vợ chồng; ½ giá
trị máy cày là tài sản riêng của anh A.
4.Xác định vườn cà phê 3 ha tại… là tài sản chung của vợ chồng nhưng
chưa chia. Tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày… giữa anh A
và Ngân hàng…vô hiệu.
5. Xác định khoản nợ vay 300.000.000đcủa Ngân hàng…theo hợp đồng
ngày… là nợ riêng của anh A.
6. Xác định Ki- ốt tại… là tài sản chung của vợ chồng.,
7. Xác định cổ phần 300.000.000.đ tại Công ty Hoa quả là tài sản chung
của vợ chồng nhưng chưa chia.

50
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

8. Chia cho anh A:


- Nhà ở và đất thổ cư 200 m2 tại…;
- Máy cày hiệu….
9. Chia cho chị B: Ki- ốt tại…
10. Chị B phải thanh toán chênh lệch tài sản chung cho anh A là
100.000.000 đ (một trăm triệu đồng).
11. Bà X phải thanh toán cho chị B 200.000.000 đ (hai trăm triệu đồng)
trích chia tài sản trong thời kỳ chị B ở chung.
2.5. Một số lưu ý về án phí
Việc xác định án phí áp dụng quy định tại Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(Khoản 5 Điều 27 Chương III). Tuy nhiên, về một số trường hợp chưa quy định
trong Nghị quyết thì vẫn phải tham khảo hướng dẫn của Nghị quyết
01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao (Điều 13).Trongvụ án hôn nhân và gia đình về chia tài sản, khi xác định
án phí, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
- Có một số tài sản Tòa án phải giải quyết nhưng vợ chồng không phải
chịu án phí. Đó là những thỏa thuận về tài sản từ trước khi hòa giải và họ chỉ
yêu cầu Tòa án công nhận (Điểm d Khoản 5).
- Quy định chịu án phí “tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được
chia” (Điểm b Khoản 5) cần được hiểu cho chính xác: Trước đây đã có cách
hiểu là tương ứng với tỉ lệ tài sản chung mà họ được chia. Tại Nghị quyết
01/2012/NQ-HĐTP đã có ví dụ giải thích rõ là tính trực tiếp theo giá trị tài sản
mỗi người được chia (Điều 12) chứ không phải là tính theo tổng số tài sản chung
rồi chia theo tỷ lệ. Giá trị phần tài sản mà họ được chia là xác định theo giá trị
phần tài sản chung chứ không phải giá trị của hiện vật thực tế được giao. Trong
Bài toán cơ bản nêu trên thì án phí mà anh A phải chịu là tính theo giá trị phần
tài sản chung mà anh A được chia là 800.000.000đ chứ không phải tính theo
hiện vật mà anh được giao là 1.900.000.000 đ (nhà, đất, máy cày).
- Tranh chấp về nghĩa vụ của người thứ ba với vợ chồng thì khi được chấp
nhận, mặc dù người thứ ba đã chịu án phí nhưng phần tài sản tranh chấp đã trở
thành tài sản chung của vợ chồng nên nếu không thỏa thuận được mà phải chia
thì vợ chồng vẫn phải chịu án phí về chia tài sản chung (Điểm c Khoản 5). Cũng
có nghĩa là phần tài sản tranh chấp đó phải chịu 2 loại án phí.
- Đối với nghĩa vụ của vợ chồng với người thứ ba nếu được chấp nhận thì
vợ chồng phải chịu án phí về nghĩa vụ này. Do nghĩa vụ không tính vào giá trị

51
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

tài sản chung nên khi tính án phí của tài sản chung, phần nghĩa vụ này không bị
tính án phí (Khoản 3 Điều 13 Nghị quyết 01/2016)
- Sau khi Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự chỉ thỏa thuận được một
phần về tài sản nên Tòa án vẫn phải xét xử thì vẫn phải chịu án phí về việc chia
toàn bộ tài sản chứ không có việc những tài sản đã thỏa thuận được hưởng mức
50% án phí (Điểm e Khoản 5).
2.6. Một số lưu ý khác về tố tụng
2.6.1.Về xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Khác với nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người mà
việc giải quyết vụ án đó mang lại cho họ một quyền tài sản hoặc một nghĩa vụ
tài sản. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan khác với nhân chứng và cũng rất khác nhau giữa người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập với người tham gia tố tụng với bên nguyên đơn
hoặc bên bị đơn. Trong vụ án chia tài sản của vợ chồng, vấn đề người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan cần một số lưu ý sau:
-Khi đã có vợ hoặc chồng yêu cầu phân định quyền hoặc nghĩa vụ của vợ,
chồng sau khi ly hôn thì giao dịch với người thứ ba phải được giải quyết. Khi
ấy, yêu cầu của người thứ ba không còn là yêu cầu độc lập nữa. Nói cách khác là
chỉ coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi không
có ai khác yêu cầu. Cần phải xác định đúng để xác định quyền và nghĩa vụ tố
tụng của đương sự.
Ví dụ: Anh A xin ly hôn chị B. Anh A khai rằng vợ chồng còn nợ anh C
100 triệu đồng và yêu cầu Tòa án phân chia việc trả nợ sau khi ly hôn. Anh C
cũng có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng anh A chị B trả nợ. Trong
trường hợp này anh C không phải là người có yêu cầu độc lập, anh C không phải
làm các thủ tục tố tụng của người có yêu cầu độc lập như tạm ứng án phí…
-Có trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu giải quyết nhưng người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan lại không yêu cầu giải quyết. Cần phải xác định rằng có
một bên tham gia giao dịch yêu cầu giải quyết về giao dịch ấy thì Tòa án phải
giải quyết; không đòi hỏi có người có quyền có yêu cầu thì mới giải quyết.
Ví dụ: Anh X xin ly hôn chị Y. Anh X khai rằng vợ chồng có vay Ngân
hàng 200 triệu đồng và yêu cầu phân chia việc trả nợ sau khi ly hôn. Ngân hàng
cho rằng nợ chưa đến hạn nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Cần phải xác
định rằng phân chia khoản nợ là liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Ngân
hàng nên Ngân hàng phải tham gia tố tụng với tư cách đương sự. Tòa án không
thể không giải quyết vì anh A đã có yêu cầu. Ngân hàng có thể vắng mặt. Tòa án

52
Chu Xuân Minh- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

có thể giải quyết vắng mặt Ngân hàng nhưng vẫn phải làm đủ thủ tục thông báo,
tống đạt cho Ngân hàng như đối với đương sự (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan) chứ không phải như đối với nhân chứng.
2.6.2. Về định giá tài sản
Về định giá tài sản, Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính có hướng dẫn nhiều trường hợp
cụ thể. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch này là văn bản pháp quy hướng dẫn thi
hành Điều 92 Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004. Do đó, về nguyên tắc, Thông tư
liên tịch này không còn hiệu lực thi hành kể tự thời điểm có hiệu lực của
BLTTDS (01/7/2016). Có một số hướng dẫn đã được pháp điển hóa và đưa vào
Điều 104 BLTTDS về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. Những vấn đề
hướng dẫn trong Thông tư liên tịch không phù hợp với nội dung Điều 104 thì
không được tiếp tục áp dụng. Ví dụ: Điều 104 đã quy định Tòa án ra quyết định
định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá khi đương sự không thỏa thuận
được giá tài sản nên Tòa án không thể lấy giá trung bình như hướng dẫn của
Thông tư liên tịch.
Chia tài sản trong vụ án hôn nhân và gia đình cũng có nhiều trường hợp
cùng được chia hiện vật từ một hiện vật cũ như nhà, đất…Do vậy, khi định giá
cũng cần tính đến yêu cầu chia hiện vật như vừa định giá toàn bộ hiện vật vừa
định giá phần hiện vật mà đương sự có yêu cầu chia hoặc Tòa án dự kiến theo
một số phương án phân chia. Tòa án không tham gia hội đồng định giá nên yêu
cầu định giá cụ thể cần được nêu trong quyết định định giá tài sản.
2.6.3.Về hòa giải tranh chấp chia tài sản
Về quan hệ hôn nhân thì phải đạt kết quả vợ chồng đoàn tụ mới được coi
là hòa giải thành. Nhưng nếu hòa giải về hôn nhân không thành thì Tòa án vẫn
cần thiết phải hòa giải về các tranh chấp khác. Quyết định công nhận thuận tình
ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự (mẫu 40-DS) được coi là một vụ hòa
giải thành.
Quy định như trên là hợp lý vì dù hòa giải đoàn tụ không thành thì việc
đạt được sự thỏa thuận về chia tài sản cũng đạt được ý nghĩa như hòa giải thành
các vụ án dân sự khác; thậm chí là còn có ý nghĩa hơn khi các đương sự còn tiếp
tục có những quan hệ giao tiếp sau khi ly hôn.
Khi hòa giải về chia tài sản trong vụ án hôn nhân và gia đình, các đương
sự được phép ủy quyền.

53

You might also like