You are on page 1of 3

2.2.

Những vướng mắc trong thủ tục công nhận nhận thuận tình ly hôn

Thứ nhất, về việc nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Nếu như trong vụ án ly hôn, vợ, chồng có yêu cầu khởi kiện ly hôn đơn phương thì chỉ
cần một người là vợ hoặc chồng làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án giải quyết ly hôn nhưng
trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì ly hôn là yêu cầu của cả vợ và chồng,
giữa hai người đã có sự thống nhất trong việc giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng nên vợ và
chồng phải cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Tuy nhiên pháp luật không quy định trường hợp nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn trực tiếp tại Tòa án thì việc cả hai vợ chồng có cùng phải đến Tòa án nộp đơn hay
không? Do đó trong trường hợp này sẽ dẫn tới xuất hiện trường hợp vợ chồng cùng ký vào
đơn thuận tình ly hôn nhưng khi đến Tòa thì lại không thuận tình ly hôn vì theo một phía vợ,
chồng có ý kiến là ai nộp đơn thì đó là người yêu cầu thuận tình ly hôn, việc ký vào đơn chỉ
là do đáp ứng yêu cầu của người kia chứ bản thân không mong muốn chuyện ly hôn còn ai
nộp đơn thì người đó tự giải quyết. Như vậy việc cùng phải đến Tòa nộp đơn là rất quan
trọng, không chỉ để thể hiện sự thiện chí của các bên mà còn để tránh những hệ lụy không
hay xảy ra khi trong trường hợp một trong hai bên không hoàn toàn tự nguyện mà chỉ coi
việc đặt bút kí cho xong nhiệm vụ.

Thứ hai, về việc thụ lý đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Đối với những đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và tài liệu chứng cứ kèm theo
xét thấy đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết
đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cho đương sự. Đối với trường hợp đơn yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn thể hiện cả nội dung người yêu cầu thỏa thuận được người phải
chịu lệ phí thì Tòa án gửi thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí cho người tự nguyện chịu lệ phí
còn trong trường hợp nội dung thỏa thuận về việc chịu lệ phí của đương sự không thể hiện
trong đơn, Tòa án sẽ ấn định vợ, chồng mỗi người phải nộp 50% lệ phí giải quyết đơn.
Trường hợp này phát sinh một vướng mắc nhỏ nếu trường hợp vợ hoặc chồng một trong hai
người không nộp biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí thì Tòa án có thụ lý đơn yêu cầu không hay
sẽ trả lại đơn yêu cầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 364 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Do đó trường hợp này là khó xác định bởi lẽ đương sự không phải không nộp lệ phí,
không phải chậm nộp mà là một trong hai người yêu cầu không nộp lệ phí theo thời hạn mà
pháp luật quy định.
Thứ ba, về căn cứ công nhận thuận tình ly hôn

Một trong các căn cứ để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa
thuận của các đương sự trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là sự thỏa thuận của
các đương sự phải đảm bảo được lợi ích chính đáng của vợ, con. Tuy nhiên trên thực tế,
không phải sự thỏa thuận nào của các đương sự cũng hợp lý và bảo đảm được lợi ích chính
đáng của vợ con.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ,
chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn
đối với con; trưởng hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên
trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì
phải xem xét nguyện vọng của con". Theo quy định này, Tòa án tôn trọng, ưu tiên sự thỏa
thuận của các đương sự, trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc ai là người
trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án mới giải quyết và việc giao con cho ai trực tiếp nuôi
của Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định. Khi đó, việc yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn đã được chuyển sang giải quyết theo thủ tục vụ án ly hôn. Vậy
với quy định trên cũng có thể hiểu quyền lợi của con chỉ đặt ra khi vợ chồng có tranh chấp?
Có thể thấy nội dung của quy định này có sự mâu thuẫn với căn cứ phải bảo đảm quyền lợi
chính đáng của con trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Giả sử trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, khi Tòa án tiến hành lấy lời khai
con chung trên 07 tuổi về ý kiến, nguyện vọng của con chung khi bố mẹ ly hôn thì con
chung thể hiện quan điểm không muốn bố mẹ ly hôn, muốn được sống trong gia đình có đầy
đủ bố mẹ trong khi đó bố mẹ vẫn giữ nguyên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, trường
hợp này nếu Tòa vẫn giải quyết thuận tình ly hôn cho đương sự thì có phải không đảm bảo
quyền lợi chính đáng của con chung hay không?

Nguyên nhân của những vướng mắc trên:

Thứ nhất, do quy định của pháp luật còn chưa bao quát được những tình huống thực tiễn
xảy ra khiến cho việc giải quyết những vấn đề phát sinh trên thực tế là rất khó khăn.

Thứ hai, xuất phát từ việc không có những quy định cụ thể về những vấn đề trên khiến
cho các Tòa án có những quan điểm cũng như cách thức giải quyết khác nhau với cùng một
vấn đề từ đó dẫn tới sự không thống nhất và ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các đương
sự

You might also like