You are on page 1of 5

3.1.

Những thành tựu đạt được

Bên cạnh chế độ tài sản theo thỏa thuận thì Luật hôn nhân và gia đình cũng
ghi nhận chế độ tài sản theo luật định là nền tảng trong chế độ tài sản chung của vợ
chồng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều
59 đến Điều 64 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Và khi áp dụng vào thực
tiễn để giải quyết vụ tranh chấp tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng, các nguyên tắc
này đã có những ảnh hưởng tích cực như sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng.

- Việc thừa nhận này không chỉ đảm bảo quyền tự do định đoạt đối với quyền sở
hữu tài sản, đáp ứng nhu cầu cá nhân của mỗi người

- Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, số lượng các vụ việc về ly hôn ngày càng gia
tăng, việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn nhưng không cần phải xác
minh nguồn gốc cũng như giá trị tài sản của vợ chồng sẽ giúp Tòa án rất nhiều
trong việc tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực.

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của
vợ chồng là quy định rất tiến bộ bởi thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều
gia đình vẫn không coi trọng đóng góp của người phụ nữ trong việc quán xuyến,
chăm lo công việc nội trợ gia đình. Quy định trên của Luật hôn nhân và gia đình đã
phần nào khắc phục được hạn chế nêu trên, theo đó người chăm lo công việc gia
đình vẫn được coi là lao động có thu nhập.

Thứ ba, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện
vật hoặc chia theo giá trị được hưởng. Thực tiễn cho thấy việc phân chia tài sản
cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp, do đó nguyên tắc này sẽ giúp cho
Toà án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mục đích: chia tài sản không làm
mất giá trị sử dụng của tài sản đó.
Thứ tư, về nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng.

- Nguyên tắc này giúp đảm bảo công bằng cho vợ, chồng khi có tài sản riêng, hạn
chế xảy ra trường hợp đối phương được nhận một phần lợi ích nào đó từ tài sản mà
không phải của bản thân họ làm ra hoặc không đúng với ý chí của người đã tặng
cho, để lại thừa kế...

- Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng góp phần xác định loại tài sản nào nằm ngoài
việc chia giữa vợ và chồng dễ dàng hơn.

Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình được quy định nhằm

- Ngăn chặn thói tệ coi rẻ người phụ nữ và con cái.

- Hơn nữa, trên thực tế, sau khi ly hôn người vợ và con được coi là phái yếu. Họ
cần được bảo vệ và quan tâm. Do đó, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc
sống, yên tâm công tác, lao động, hạn chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu.

 Số liệu thực tế từ tòa án:

Nhóm chúng em lấy Bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 71/2022.

Về việc: “Tranh chấp về chia tài sản chung sau khi ly hôn” giữa anh Đỗ Văn Ch và
chị Nguyễn Thị Minh L.

- Trong vụ án, nguyên tắc về chia tài sản chung của vợ chồng đã được Tòa
án áp dụng và thể hiện rõ trong phán quyết như sau:

Cụ thể ở bản án là: Khi giải quyết ly hôn, anh Ch và chị L không yêu cầu Tòa án
giải quyết phân chia tài sản mà để tự thỏa thuận giải quyết với nhau và Tòa án
cũng đã đồng ý với quyết định trên của anh Ch và chị L. => tôn trọng sự thỏa thuận
của vợ chồng
+ Để đảm bảo quyền lợi của các đương sự, Tòa án yêu cầu chia đôi diện tích
đất bằng hiện vật cho Anh Ch và Chị L cụ thể là: Tòa giao cho chị L quyền sử
dụng đất và sở hữu phần diện tích đất ở và đất nuôi trồng thủy sản cùng tài
sản trên phần đất được chia là ngôi nhà cấp 4 và một phần ngôi nhà ngang
cấp 4, Tòa giao cho anh Ch quyền sử dụng và sở hữu phần diện tích đất ở và
đất nuôi trồng thủy sản còn lại cùng tài sản trên đất là một phần ngôi nhà
ngang cấp 4.

+ Tòa án đã thực hiện được nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở
hữu tài sản của vợ chồng. Mặc dù không có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nhưng chủ sử dụng thửa đất số 8 là anh Đỗ Ngọc A và chị Đỗ Thị Á
xác nhận đã chuyển nhượng cho anh Ch, chị L cùng thời điểm chuyển nhượng
thửa đất số 10; hai bên không có tranh chấp và yêu cầu gì. Do đó, có căn cứ
xác định thửa đất số 10 và thửa đất số 8 cùng toàn bộ tài sản trên đất là tài
sản chung của anh Ch, chị L hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

3.2. Tồn tại, vướng mắc

Thứ nhất, về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản vợ
chồng và phạm vi áp dụng.

Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tuy là một điểm mới tiến bộ,
song có thể thấy nội dung điều luật trên có sự trùng lặp và mâu thuẫn nhau khi
đoạn đầu quy phạm xác định khi lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận phải được
lập trước khi kết hôn, tuy nhiên đoạn sau lại xác định chế độ tài sản vợ chồng được
xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Có thể thấy, chỉ một nội dung về việc quy định
thời điểm xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, tuy nhiên lại quy
định hai thời điểm khác nhau.
Bên cạnh đó, quy định trên chỉ được áp dụng đối với các cặp vợ chồng
từ sau thời điểm ngày 01/01/2015 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
có hiệu lực). Vậy những trường hợp mà vợ chồng đã đăng ký kết hôn từ trước thời
điểm trên muốn lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận thì đều không
được thừa nhận bởi Luật chỉ thừa nhận việc lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận
phải được lập trước khi kết hôn.

Thứ hai, về xác định công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập,
duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Thực tế việc xác định công sức đóng góp nêu trên mới chỉ mang tính chất
định tính chứ không có một định lượng rõ ràng dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng
khác nhau.

Do đó, để quy định trên được áp dụng thống nhất trong phân chia tài sản
chung giữa các Tòa án, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn định lượng, dữ liệu các trường
hợp xảy ra để xác định phần trăm cụ thể góp phần thống nhất áp dụng pháp luật.

Thứ ba, về yếu tố lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng.

Một vấn đề khác cũng cần được xem xét khi xác định tài sản chung của vợ,
chồng khi ly hôn là yếu tố lỗi. Đây được xem là quy định mới trong Luật hôn nhân
và gia đình khi phân chia tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù vậy, yếu tố lỗi được
hướng dẫn rất chung chung. Do đó, xảy ra sự thiếu thống nhất trong nhiều trường
hợp. Khi nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do người chồng ngoại tình, nhưng có Tòa
án xác định chia cho người vợ 55%, có Tòa án lại xác định chia cho người vợ 60%
trong khối tài sản chung.

Bên cạnh đó, gần như rất khó có thể xác định cụ thể vợ hay chồng vi phạm
quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản. Khi hôn nhân đổ vỡ, lẽ dĩ nhiên là trước đó
đã xảy ra những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Lúc này, riêng việc xác định ai
không quan tâm, chăm sóc ai nhiều hơn đã vô cùng nan giải, bởi đây là những yếu
tố trừu tượng, định tính, chưa kể đến việc đặt yếu tố này lên “bàn cân” với những
quyền và nghĩa vụ khác.

Thứ tư, một số nội dung của Luật vẫn còn thiếu tính khả thi như
trong áp dụng tập quán, trong hoàn thiện cơ chế đồng bộ, thống nhất, minh
bạch trong đăng ký tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và giao dịch liên
quan. Cụ thể là cơ chế công khai về thỏa thuận của vợ chồng trong xác lập chế độ
tài sản theo thỏa thuận. Các loại tài sản khác, các quan hệ nghĩa vụ, hợp đồng được
quy định tại các luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể về đất đai, chứng khoán, vốn
góp tại doanh nghiệp, đối tượng sở hữu trí tuệ cần được quy định cụ thể hơn về sở
hữu của vợ chồng trong quan hệ liên quan.

Để áp dụng thống nhất, đảm bảo tính khách quan và công bằng, tránh chồng
chéo chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống văn bản hướng dẫn quy định rõ
ràng và cụ thể hơn nữa. Các quy định của pháp luật được xây dựng cần có tính khả
thi, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội.

You might also like