You are on page 1of 28

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

“THỰC TIỄN ÁN LỆ VIỆT NAM VỀ


CHIA TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
KHI LY HÔN”

Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Khánh Ngọc


Nhóm 4:
1. Trần Thanh Hơn - K21503KTL037 (Trưởng nhóm)
2. Tống Duy Hùng - K21503KTL038
3. Nguyễn Quốc Huy - K21503KTL041
4. Nguyễn Thị Mai Khanh - K21503KTL042

Tp.HCM, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1


Chương 1....................................................................................................................... 2
1.1. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn...........................................2
1.1.1. Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuận.........................................................................................2
1.1.2. Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài
sản vợ chồng theo luật định...........................................................................................3
1.2. Chế định của pháp luật về chia tài sản trong một số trường hợp đặc biệt ...............8
1.2.1. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình........................8
1.2.2. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
....................................................................................................................................... 8
1.2.3. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.................................................9
1.2.4. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh........................................10
Chương 2..................................................................................................................... 11
2.1. Vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng cùng xây nhà trên đất
bố mẹ chồng cho (Án lệ 03/2016/AL)..........................................................................12
2.1.1. Nội dung án lệ 03/2016/AL................................................................................12
2.1.2. Thực tiễn áp dụng án lệ 03/2016/AL..................................................................15
2.1.2.1. Bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp chia tài sản chung
của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước..........................................................................16
2.1.2.2. Bản án 06/2018/HNGĐ-PT ngày 28/02/2018 về tranh chấp hôn nhân gia đình
của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương...........................................................................17
2.1.2.3. Bản án số 15/2019/HNGĐ-PT ngày 31/10/2019 về ly hôn, tranh chấp tài sản
chung khi ly hôn của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước..............................................18
2.1.2.4. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng án lệ 03/2016/AL..................................20
2.2. Vấn đề về chia tài sản chung của vợ, chồng là phần vốn góp trong Công ty (Dự
thảo án lệ số 21)...........................................................................................................20
2.3. Các vấn đề về chia tài sản chưa có án lệ................................................................21
2.4 Các kiến nghị.........................................................................................................22
KẾT LUẬN.................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................25
LỜI NÓI ĐẦU
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Bản án, Quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án1”. Khi giải quyết hậu quả pháp lý của việc ly hôn, cần phải
giải quyết đồng thời các mối quan hệ: nhân thân, tài sản và con cái. Trong đó vấn đề
chia tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn có thể được xem là vấn đề phức tạp nhất,
thường khiến các vụ án ly hôn kéo dài. Tại Mục 1, chương IV, quy định về Ly hôn tại
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN & GĐ năm 2014) chỉ có 14 điều
nhưng lại có tới 6 điều (từ điều 59 tới điều 64) là đề cập tới vấn đề chia tải sản giữa vợ
và chồng khi ly hôn, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của vấn đề này.
Nhóm tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Thực tiễn án lệ Việt Nam về chia tài sản
giữa vợ và chồng khi ly hôn” nhằm mục đích có thể làm sáng tỏ hơn vấn đề thực tiễn áp
dụng quy định pháp luật về chia tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn, từ đó giúp người đọc
có thể vận dụng tốt hơn các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình trong vấn đề bảo vệ
quyền lợi của đương sự khi ly hôn, đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm cải thiện các bất
cập trong quy định pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành. Cùng một quy định của
pháp luật, người đọc có thể có những cách hiểu và vận dụng khác nhau thông qua các Án
lệ, người đọc sẽ hiểu hơn về cách hiểu và vận dụng hiện tại của cơ quan xét xử, từ đó có
thể áp dụng một cách có lợi nhất cho các đương sự.
Trong phạm vi của đề tài này, Nhóm tác giả sẽ trình bày các vấn đề sau đây:
Chương 1: Các quy định của pháp luật về chia tải sản giữa vợ và chồng khi ly hôn
Chương 2: Thực tiễn án lệ Việt Nam về chia tài sản giữ vợ và chồng khi ly hôn
và các kiến nghị
Chi tiết các nội dung trên sẽ được thể hiện tại các phần bên dưới.

1
Khoản 4 Điều 13 Luật HN & GĐ năm 2014
CHƯƠNG 1:
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI
LY HÔN
1.1. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1.1.1. Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp
chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
“Trong thời kì hôn nhân, pháp luật cho phép vợ chồng lựa chọn chế độ chia tài
sản theo thỏa thuận2”(Khoản 1 Điều 28 Luật HN& GĐ năm 2014). Theo quy định tại
Điều 47 Luật HN & GĐ năm 2014: “Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn,
bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực, và chế độ tài sản theo thỏa
thuận được xác lập kể từ ngày đăng kí kết hôn3”.
“Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản
này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản
thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được
vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các
quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63 và 64
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn4”
(Khoản 1 Điều 59 Luật HN& GĐ năm 2014; Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư Liên
tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của
Tòa án Nhân dân tối cao - Viện kiểm sát Nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (TTLT số 01/2016).
“Khi giải quyết ly hôn, nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn5” (Khoản 2 Điều 7 TTLT số 01/2016).
Trường hợp văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên
bố vô hiệu do rơi vào một trong những trường hợp bị vô hiệu quy định tại Điều 50
Luật HN & GĐ năm 2014 thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
1.1.2. Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp
chế độ tài sản vợ chồng theo luật định
2
Khoản 1 Điều 28 Luật HN& GĐ năm 2014
3
Điều 47 Luật HN & GĐ năm 2014
4
Khoản 1 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014
5
Khoản 2 Điều 7 TTLT số 01/2016
2
Nguyên tắc 1: Chia theo thỏa thuận của vợ chồng trước tiên
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản đó do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật 6”
(Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đối với chế độ tài sản luật định, trước
tiên sẽ được tiến hành trên nguyên tắc “do các bên thỏa thuận”. Có thể thấy, pháp luật
tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản ly hôn dưới góc độ
pháp lý chính là việc đảm bảo thực thi nguyên tắc tự nguyện và quyền định đoạt của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia
đình nói riêng.
Các bên đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau, hoặc thông qua sự hướng dẫn,
giải thích, hỗ trợ của Tòa án mà tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Việc
các bên đạt được thỏa thuận với nhau là một biện pháp hiệu quả trong việc tránh các
tranh chấp phát sinh trong quá trình phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Nguyên tắc 2: Chia theo luật định nếu vợ chồng không thể đạt được thỏa thuận
Pháp luật luôn tôn trọng và khuyến khích sự tự thỏa thuận của các bên vợ chồng
trong việc chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, việc tự thỏa thuận nêu trên của vợ chồng
không được trái với nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Cụ thể là sự tự thỏa thuận
của vợ chồng trong quá trình phân chia tài sản khi ly hôn phải đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trên thực tế, không phải trong mọi trường hợp vợ chồng đều có thể thống nhất
được về ý chí trong việc phân chia tài sản. Khi ly hôn, vợ chồng chẳng những không
có bất kỳ ý định ngồi lại với nhau để thống nhất về cách chia tài sản, mà còn có những
tranh giành lợi ích, lẫn tránh nghĩa vụ liên quan đến tài sản và vật chất. Trong những
trường hợp đó theo yêu cầu của vợ, chồng, hoặc của cả hai vợ chồng, Tòa án sẽ dựa
vào các quy định của pháp luật để phân chia tài sản.
Nguyên tắc 3: Tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở
hữu riêng của các bên

6
Khoản 1 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014
3
Khoản 4 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ,
chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài
sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình7”.
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật HN & GĐ năm
2014 như sau: “1. Tản sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi
kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản được chia riêng cho vợ, chồng theo các quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của
Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy
định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng 2. Tài sản được hình thành từ tài
sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi túc phát sinh
từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều
33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”8.
Tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại Điều 43 của Luật HN & GĐ năm
2014 được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình (Nghị định 126/2014) như sau: “1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu
trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. 2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập
quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác 3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về
ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của
vợ, chồng”.9
Trong trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu Tòa án xác định tài sản đang có
tranh chấp là tài sản riêng của chính mình thì người có yêu cầu có nghĩa vụ phải chứng
minh, đưa ra căn cứ để xác định đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể
bằng sự công nhận của phía bên vợ (chồng) còn lại hoặc bằng các giấy tờ (giấy chứng
nhận quyền sở hữu, di chúc, hợp đồng tặng cho, giấy chuyển nhượng hoặc các chứng
cứ khác…). Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản
riêng thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng. Đây là nguyên tắc suy đoán
pháp lý được áp dụng để xác định tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc này phát

7
Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
8
Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014
9
Điều 11 Nghị định 126/2014
4
huy vai trò của nó một cách tích cực trong quá trình phân chia tài sản của vợ chồng,
đặc biệt là chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
“Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung
mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của
mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác 10”
(Khoản 4 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014).
Nếu vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì tài
sản đó trở thành tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản riêng của một bên vợ, chồng và khối tài sản chung của vợ chồng có thể
xảy ra hiện tượng sáp nhập, trộn lẫn với nhau. Hiện tượng này vẫn thường xảy ra trong
thực tiễn do quá trình sống chung. Khi vợ chồng ly hôn, bên vợ chồng có tài sản riêng
đã đem sáp nhập, trộn lẫn vào khối tài sản chung có yêu cầu nhận lại tài sản của mình
thì cần đưa ra các chứng cứ về việc mình đã đóng góp vào khối tài sản tranh chấp. Khi
các chứng cứ được xác định thì Tòa án nhân dân sẽ trích trả cho bên vợ, chồng đó
phần giá trị tài sản mà họ đã trộn lẫn, sát nhập lúc trước, trừ trường hợp vợ chồng có
thỏa thuận khác.
“Giá trị tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời
điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc11”(Khoản 5 Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/2016).
Đối với trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng là nhà ở đã đưa vào sử dụng
chung thì theo quy định tại Điều 63 Luật HN & GĐ năm 2014 thì “khi ly hôn vẫn
thuộc sở hữu riêng của người đó; Tuy nhiên trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về
chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân
chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây chính là quy định về quyền
lưu cư của vợ chồng khi ly hôn12 ”
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi trên cơ
sở xem xét nhiều yếu tố khách quan
“Giá trị tài sản chung của vợ chồng được xác định theo giá thị trường tại thời
điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc13 ” (Khoản 5 Điều 7 TTLT số 01/2016).
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật HN & GĐ năm
2014 như sau: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
10
Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
11
Khoản 5 Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/2016
12
Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
13
Khoản 5 Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/2016
5
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền
sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ
trượng hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu
chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ
chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là
tài sản chung14”.
Việc xác định tài sản chung của vợ chồng theo quy định bên trên được hướng
dẫn cụ thể tại Điều 9 Nghị định 126/2014 về “Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng
trong thời kỳ hôn nhân” như sau: “1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền
trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này 2. Tài sản mà
vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS đối với vật vô chủ, vật
bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật
nuôi dưới nước 3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật15”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014 và Khoản 4 Điều
7 TTLT số 01/2016 tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn về nguyên tắc sẽ được chia
đôi, nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được
chia: “a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Là tình trạng về năng lực pháp
luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly
hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có
quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia
hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ
nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. b) Công sức
đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là
sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng
trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà
14
Điều 33 Luật HN & GĐ năm 2014
15
Điều 9 Nghị định 126/2014
6
chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương
đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ
được chia nhiều hơn. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: Là
việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động
nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh
doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu
của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi
dân sự. Ví dụ, Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe
taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá
200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao
cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh
doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh
toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm
quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về
nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ, Trường hợp người chồng có
hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly
hôn, Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người khi khi chia tài sản chung của vợ chồng
để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên16”.
Về cách thức phân chia, theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật HN & GĐ năm
2014: “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị
lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch17”.
Nguyên tắc 5: Yếu tố nhân đạo, bảo vệ bên yếu thế trong xã hội
Khoản 5 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014 và Khoản 6 Điều 7 TTLT số
01/2016 quy định: “khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án nhân dân phải xem
xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình. Ví dụ, Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ
chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án nhân dân xem xét
và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn
16
Khoản 2 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014 năm 2014 và Khoản 4 Điều 7 TTLT số 01/2016
17
Khoản 3 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014
7
chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng
với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu
cầu18”.
1.2. Chế định của pháp luật về chia tài sản trong một số trường hợp đặc biệt
1.2.1. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Văn hóa gia đình Á đông nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng, việc vợ
chồng cùng chung sống với gia đình nhà chồng, gia đình nhà vợ hoặc gia đình nhà ông
bà của chồng, vợ là một hiện tượng thường thấy. Chính vì vậy mà pháp luật Hôn nhân
và gia đình vẫn có chế định riêng về việc chia tài sản ly hôn trong trường hợp vợ
chồng sống chung với gia định.
Điều 61 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định về việc chia tài sản trong trường
hợp vợ chồng chung sống với gia đình như sau: “1. Trong trường hợp vợ chồng sống
chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia
đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung
của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát
triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần
trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được
thì yêu cầu Tòa án giải quyết 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được
theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung
đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này19”
1.2.2. Vấn đề quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba
khi vợ chồng ly hôn
Không chỉ tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên vợ, chồng
trong việc chia tài sản khi ly hôn, pháp luật còn xây dựng những chế định để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba có giao dịch dân sự với vợ chồng.
Điều 60 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định về việc giải quyền quyền, nghĩa vụ
tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
“1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi
ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác 2. Trong trường

18
Khoản 5 Điều 59 Luật HN & GĐ năm 2014 và Khoản 6 Điều 7 TTLT số 01/2016
19
Điều 61 Luật HN & GĐ năm 2014
8
hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và
45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết20”.
Theo đó, vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực
hiện mà giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; giao dịch khác phù
hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật HN & GĐ năm 2014;
vợ chồng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản
riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu
của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật
Dân sự (BLDS) thì cha mẹ phải bồi thường.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 TTLT số 01/2016 thì: “Khi chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ
về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư
cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa
vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết
khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ
ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết
bằng vụ án khác21”.
1.2.3. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt và có giá trị cao trong khối tài
sản chung của vợ chồng. Việc phân chia tài sản là quyền sử dụng đất cần có căn cứ
pháp lý rõ ràng và chính xác để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên vợ,
chồng khi ly hôn. Đó là lý do vì sao nhà làm luật đã xây dựng riêng một điều luật để
quy định về việc chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn.
“Điều 62 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định về việc chia quyền sử dụng đất
của vợ chồng khi ly hôn như sau:
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về
bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được
thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai
bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận
20
Điều 60 Luật HN & GĐ năm 2014
21
Khoản 3 Điều 7 TTLT số 01/2016
9
của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định
tại Điều 59 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất
thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền
sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử
dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng,
đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử
dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử
dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại
Điều 61 của Luật này22”.
1.2.4. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Việc vợ chồng đưa tài sản chung vào đầu tư kinh doanh ngày càng trở nên phổ
biến. Điều 36 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định về tài sản chung được đưa vào kinh
doanh như sau: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản
chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan
đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản23”.
Có thể thấy, trrong đời sống xã hội ngày nay, tài sản chung của vợ chồng không
chỉ đơn thuần là tư liệu sinh hoạt thông thường của gia đình, mà còn được đưa vào
trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Tài sản này càng lớn, việc xác định giá trị, phân
chia tài sản khi giải quyết ly hôn như thế nào để bảo đảm cả quyền và lợi ích hợp pháp
của không chỉ vợ, chồng, mà còn đối với bên thứ ba là những đối tác tham gia giao
dịch với vợ chồng.
Điều 64 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định về việc chia tài sản chung của vợ
chồng đưa vào kinh doanh như sau: “Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh
liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên

22
Điều 62 Luật HN & GĐ năm 2014
23
Điều 36 Luật HN & GĐ năm 2014
10
kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có
quy định khác24”.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁN LỆ VIỆT NAM VỀ CHIA TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
KHI LY HÔN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
Theo Trang tin điện tử về của tòa án nhân dân tối cao 25 thì hiện nay chỉ có một
án lệ duy nhất về chia tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn đang có hiệu lực, đó là án lệ
số 03/2016/AL về “Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 03/5/2013
của Tòa án dân sự Toàn án nhân dân tối cao về vụ án “Ly hôn” tại Hà Nội, được công
bố bởi Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao và được áp dụng từ ngày 25/05/201626”. Chính vì vậy toàn bộ nội
dung Chương 2 sẽ tập trung chính vào phân tích án lệ số 03/2016/AL, ngoài ra Nhóm
tác giả cũng sẽ đề cập tới các nội dung tại Dự thảo án lệ số 21 về chia tài sản chung
của vợ, chồng là phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động
bình thường, được lấy từ nguồn là Quyết định Giám đốc thẩm số 02/2012/DS-GĐT
ngày 12/01/2012 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án chanh chấp hôn
nhân gia đình tại thành phố Hải Phòng giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Hằng N và
bị đơn là anh Đặng Ngọc K; người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan là bà Chu Thị H và
chị Nguyễn Hoàng Phượng L. Mặc dù Dự thảo án lệ số 21 này chưa có hiệu lực, tuy
nhiên nó cũng được đăng lên Trang tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao, cũng thể
hiện quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này, vì vậy là nguồn tham khảo
có giá trị27
2.1. Xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng cùng xây nhà trên
đất bố mẹ chồng cho (Án lệ 03/2016/AL)
2.1.1. Nội dung án lệ 03/2016/AL
“Án lệ số 03/2016/AL là án lệ được thông qua và công bổ theo Quyết định số
220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ
này được lấy từ nguồn án lệ là Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày
03-5-2013 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Ly hôn” tại Hà Nội

24
Điều 64 Luật HN & GĐ năm 2014
25
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/anle
26
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND014299
27
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanleduthao?dDocName=TAND058614
11
giữa nguyên đơn là chị Đỗ Thị Hồng với bị đơn là anh Phạm Gia Nam; người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Gia Phác, bà Phùng Thị Tài, anh Phạm
Gia Ơn, chị Phạm Thị Lữ, anh Bùi Văn Đáp, chị Đỗ Thị Ngọc Hà.”
Nội dung của án lệ này có thể khái quát như sau: “Trường hợp cha mẹ đã
cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà
kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì
cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng
người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai
đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người
con đã được tặng cho quyền sử dụng đất28”.
Nội dung của án lệ nêu trên có liên quan tới các quy định pháp luật sau:
- Điều 14 của Luật HN & GĐ năm 198629;
- Điều 242 của BLDS năm 199530;
- Khoản 2 Điều 176 của BLDS năm 199531.
Để hiểu rõ hơn nội dung của án lệ nêu trên, nhóm tác giả sẽ trình bày cụ thể nội
dung vụ án được dùng làm nguồn án lệ. Chi tiết như sau:
Vợ chồng chị Hồng và anh Nam kết hôn năm 1992, có đăng ký hợp pháp. Tới
năm 2009 chị Hồng khởi kiện yêu cầu ly hôn và Nam cũng đồng ý.
Trong quá trình chung số, vợ chồng chị Hồng, anh Nam có xây một căn nhà trên
thửa đất của ba mẹ anh Nam cho. Khi ly hôn, cả hai vợ chồng đều thống nhất rằng căn
nhà nêu trên là tài sản chung của vợ chồng, tuy nhiên lại không thống nhất được về thửa
đất.
Chị Hồng cho rằng mặc dầu thửa đất có nguồn gốc là của ba mẹ chồng, nhưng
ba mẹ chồng đã họp gia đình và tuyên bố cho vợ chồng chị, đồng thời vào năm 2001,
ba chồng yêu cầu anh Nam đi làm thủ tục cấp sổ đỏ đứng tên hộ anh Phạm Văn Nam,
do đó đây là tài sản chung của vợ chồng.

28
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND014299
29
Điều 14 Luật NHGĐ 1986 “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về
nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được cho chung”
30
Điều 242 của BLDS năm 1995 “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho
vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không
có quy định khác”.
31
Khoản 2 Điều 176 của BLDS năm 1995 “Căn cứ xác lập quyền sở hữu:…2. Được chuyển giao quyền sở hữu
theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
12
Anh lại cho rằng thửa đất này ba mẹ anh chỉ cho vợ chồng anh ở nhờ chứ
không tặng cho vì gia đình anh đông anh em. Năm 2001 anh tự kê khai làm thủ tục nhà
đất mà gia đình anh không biết, anh muốn trả lại đất cho ba mẹ.
Theo ông Phác, bà Tài (ba mẹ anh Nam) thì năm 1993 gia đình ông cho vợ
chồng anh Nam, chị Hồng ở nhờ trên đất để làm ăn sinh sống chứ không cho luôn, mà
có nguyện vọng sẽ để lại cho một người con khác trong gia đình. Gia đình ông bà
không biết việc vợ chồng anh Nam, chị Hồng đã sang tên đất từ năm 2001. Đến khi vợ
chồng anh Nam, chị Hồng ly hôn thì ông bà mới biết, vì vậy yêu cầu trả lại đất cho
ông bà.
Tại Bản án sơ thẩm số 03/2011/HNGĐ-ST ngày 17/5/2011, Tòa án nhân dân
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã quyết định về vấn đề tài sản chung của chị
Hồng, anh Nam như sau:
1. Ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng (anh Nam, chị Hồng)
2. Quyền sử dụng đất là tài sản của ba mẹ chồng (ông Phác, bà Tài)
3. Giao hộ gia đình ông Phác được quyền sở hữu toàn bộ tài sản trên đất và trả
lại vợ chồng anh Nam, chị Hồng giá trị căn nhà và công trình trên đất
4. Yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ anh Nam,
và cấp lại cho hộ ông Phác khi hộ ông Phát có yêu cầu
Tại Bản án phúc thẩm số 105/2011/LHPT ngày 30/8/2011 và ngày 06/9/2011
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định giữ nguyên Bản án Hôn nhân và gia
đình sơ thẩm số 03/2011/HNGĐ-ST ngày 17/5/2011 của Tòa án nhân dân huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội.
Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Hồng có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám
đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm nêu trên. Và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã
kháng nghị theo hướng đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc
thẩm theo hướng hủy nội dung về tài sản của bản án phúc thẩm và sơ thẩm, yêu cầu xét
xử lại
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm soát nhân dân tối cao giữ quan
điểm cho rằng tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định tài sản thửa đất là của ba mẹ chồng
(ông Phác, bà Tài) là có căn cứ, và đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng
nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

13
“Tài sản mà các đương sự tranh chấp là diện tích đất 80m2 tại xóm Vân Hòa,
xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội mang tên hộ anh Phạm Gia
Nam”32.
“Hồ sơ thể hiện nguồn gốc diện tích đất nêu trên là của ông Phạm Gia Phác
được Ủy ban nhân dân xã Vân Tảo, huyện Thường Tín cấp đất giãn dân vào năm
1992. Căn cứ Biên bản bàn giao đất của Ủy ban nhân dân xã cho ông Phác thì thời
điểm có biên bản giao đất này chị Hồng đã kết hôn với anh Nam. Tuy nhiên, theo xác
minh của Tòa án cấp sơ thẩm tại xã Vân Tảo, Thường Tín về thủ tục cấp đất thì xã
Vân Tảo đã có chủ trương cấp đất giãn dân từ năm 1991. Dù khi làm thủ tục cấp đất,
gia đình ông Phác chỉ có 4 người là ông Phác, bà Tài, chị Lữ, anh Ơn (vì thời điểm
này anh Nam đi bộ đội chưa về địa phương), nhưng việc cấp đất giãn dân là cấp đất
cho hộ đông người, cấp cho vợ chồng ông Phác và các con, nên anh Nam cũng là đối
tượng được cấp đất. Sau khi nhận đất, gia đình ông Phác đã xây dựng một căn nhà
cấp 4. Năm 1993, gia đình ông Phác cho vợ chồng anh Nam chị Hồng ra ở riêng trên
diện tích đất này và anh chị là người quản lý, sử dụng đất liên tục từ đó cho đến nay.
Chị Hồng cho rằng gia đình ông Phác đã tuyên bố cho vợ chồng chị diện tích
đất nêu trên, ông Phác và anh Nam khẳng định gia đình chưa cho vợ chồng.
Xét thấy: Theo xác minh tại Ủy ban nhân dân xã Vân Tảo thì năm 2001, xã tổ
chức cho các hộ dân trong xã Vân Tảo đăng ký kê khai để xét cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng và các hộ kê khai tại trụ sở thôn xóm (BL 103). Tất cả các hộ dân trong
xã đều được biết về chủ trương kê khai đất này. Ông Phác là chủ đất nhưng không đi
kê khai. Anh Nam đang ở trên đất và là người đi kê khai làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận. Ngày 21/12/2001, anh Nam được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
U060645 đứng tên hộ ông Phạm Gia Nam. Vợ chồng anh chị đã xây nhà 2 tầng kiên
cố vào năm 2002 và đến năm 2005 thì xây thêm tum tầng 3. Ông Phác và các anh chị
em trong gia đình anh Nam đều biết việc xây dựng trên của vợ chồng anh Nam chị
Hồng, nhưng cũng không ai có ý kiến gì. Như vậy, từ khi được cấp giấy chứng nhận
(2001) cho đến khi có việc ly hôn của anh Nam, chị Hồng (2009), gia đình ông Phác
cũng không ai có khiếu nại gì về việc cấp đất, xây nhà này. Điều đó thể hiện ý chí của
gia đình ông Phác là đã cho anh Nam và chị Hồng diện tích đất nêu trên. Do đó, việc
ông Phác và anh Nam khai rằng anh Nam tự ý kê khai giấy tờ đất, ông Phác không

32
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND014299
14
biết là không có cơ sở chấp nhận. Như vậy, có căn cứ xác định lời khai của chị Hồng
về việc gia đình ông Phác đã cho anh chị diện tích đất trên, là có cơ sở.
Do đó, việc Tòa án các cấp nhận định rằng anh Nam đi làm giấy tờ đất ông
Phác không biết và việc chị Hồng khai gia đình chồng đã cho vợ chồng nhưng không
có chứng cứ chứng minh, để xác định diện tích đất 80m2 tại thôn Vân Hòa, xã Vân
Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội là tài sản thuộc hộ gia đình ông Phạm Gia
Phác; đồng thời, buộc anh Nam, chị Hồng trả lại đất cho gia đình ông Phác, là không
đúng. Cần phải xác định diện tích đất tranh chấp trên là tài sản chung của vợ chồng
anh Nam, chị Hồng và khi chia phải coi anh Nam có công sức đóng góp nhiều hơn để
chia theo công sức của mỗi bên và cần phải căn cứ vào nhu cầu về chỗ ở để chia hiện
vật cho các bên nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự”.
Do đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét
thấy kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với phần tài sản tranh chấp
của anh Nam, chị Hồng về mảnh đất tranh chấp là có căn cứ chấp nhận. Theo đó đã
quyết định hủy Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 105/2011/LH-PT ngày
30/8/2011 và ngày 06/9/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án hôn
nhân gia đình sơ thẩm số 03/2011/HNGĐST ngày 17/5/2011 của Tòa án nhân dân
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội về phần quan hệ tài sản, đã giải quyết vụ án “Ly
hôn” giữa nguyên đơn là chị Đỗ Thị Hồng và bị đơn là anh Phạm Gia Nam; Giao hồ sơ
vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại
theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Thực tiễn áp dụng án lệ 03/2016/AL
Án lệ 03/2016/AL được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn phân chia tài sản
khi ly hôn. Trong thực tiễn rất hay xảy ra trường hợp, ban đầu ba mẹ chồng hoặc ba
mẹ vợ tăng cho nhà đất cho vợ chồng con trai, hoặc vợ chồng con gái , tuyên bố về
việc cho, khiến vợ chồng người con hiểu là mình được toàn quyền sử dụng, định đoạt.
Sau khi họ sinh sống ổn định, lâu dài, xây nhà, thậm chí đi đăng ký quyền sử dụng đất
thì vẫn không hề có ý kiến gì. Nhưng khi xảy ra tình trạng ly hôn thì lại tuyên bố là
không có việc cho đất, mục đích là muốn con dâu, hoặc con rể không được chia tài sản
này. Chính vì vậy, việc ra đời của án lệ 03/2016/AL có ý nghĩa rất quan trọng, bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người con dâu, con rể này.

15
Sau đây nhóm tác giả xin dẫn chiếu một vài bản án đã áp dụng thành công án lệ
03/2016/AL. Cụ thể như sau:
2.1.2.1. Bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp chia tài
sản chung của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước
“Trong các ngày 12 tháng 7 và ngày 07 tháng 8 năm 2017, tại trụ sở Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử công khai phúc thẩm vụ án thụ lý số 14/2017/TLPT-
HNGĐ ngày 13/3/2017 về “Tranh chấp chia tài sản chung. Do Bản án hôn nhân gia
đình sơ thẩm số 37/2016/HNGĐ-ST ngày 01/8/2016 của Toà án nhân dân huyện B bị
kháng cáo”33;
Nội dung vụ ân này có tình tiết tương tự tính tiết được nêu tại Án lệ số
03/2016/AL. Theo đó, bố mẹ chồng đã cho vợ chồng người con một diện tích đất
882m2 từ năm 1998, nhưng sau khi hai người con ly hôn thì cả người chồng và ba mẹ
chồng đều nêu ý kiến rằng đây là tài sản của ba mẹ chồng. Tuy nhiên Tòa án nhân dân
tỉnh Bình Phước đã vận dụng án lệ 03/2016/AL để xác định đây là tài sản chung của
vợ chồng đã được tặng cho chung.
Cụ thể, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã nhận định “Căn cứ vào Án lệ số
03/2016/AL đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày
06/4/2016 và công bố theo Quyết định số 220/QA-CA ngày 06/4/2016 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao; Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 xác định diện tích
đất 882m2 và căn nhà gỗ bán kiến cố 103,63m2 ông L, bà L đã tặng cho anh T, chị C
nên việc anh T, ông L kháng cáo cho rằng diện tích đất 882m 2 là tài sản của ông bà là
không có cơ sở. Việc Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị C, xác
định đây là tài sản chung của vợ chồng là phù hợp quy định pháp luật”34 
2.1.2.2. Bản án 06/2018/HNGĐ-PT ngày 28/02/2018 về tranh chấp hôn
nhân gia đình của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
“Ngày 28/02/2018, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử
phúc thẩm vụ án hôn nhân gia đình thụ lý số 39/2017/TLPT-DS, ngày 22 tháng 11
năm 2017. Do có kháng cáo của đương sự đối với bản án sơ thẩm số
25/2017/HNST ngày 28/9/2017 của TAND huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.”35

33
Bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp chia tài sản chung (thuvienphapluat.vn)
34
Bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp chia tài sản chung (thuvienphapluat.vn)
35
Bản án 06/2018/HN&GĐ-PT ngày 28/02/2018 về tranh chấp hôn nhân gia đình (thuvienphapluat.vn)
16
Nội dung vụ án này có tình tiết tương tự tính tiết được nêu tại Án lệ số
03/2016/AL và tương tự bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp
chia tài sản chung của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước. Theo đó, cụ F và cụ Đ là vợ
chồng, cả 2 đều có tên trên sổ địa chính. Tới năm 1986, một mình cụ F có đơn đề nghị
UBND xã P chia tách đất cho con (tức cho vợ chồng ông V và bà M), sau đó ông ông
V, bà M trực tiếp quản lý, sử dụng diện tích đất được bố mẹ tách cho và đã 02 lần xây
dựng nhà, hàng năm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, Tuy nhiên đến khi vợ chồng ông M
ly hôn thì ông V lại đưa ra lý do là đất chỉ được cụ F viết đơn ký tên cho vợ chồng ông
V, trong khi cụ Đ (vợ cụ F) không đồng ý, do đó lập luận rằng diện tích đất đã cho là
của vợ chồng cụ F, cụ Đ. Tuy nhiên tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã vận dụng án lệ
03/2016/AL để xác định đây là tài sản chung của vợ chồng ông V, bà M.
Cụ thể, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã nhận định “Đối với nội dung
kháng cáo của ông Vũ Văn V và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cụ
Đỗ Thị Đ, ông Vũ Xuân B, bà Vũ Thị T, bà Vũ Thị E và chị Phạm Thị P do anh Bùi
Văn D người được ủy quyền không nhất trí với bản án sơ thẩm xác định vợ chồng ông
V bà M có diện tích 742m2 đất và chia cho bà Trịnh Thị M được quyền sử dụng 266
m2 vì cho rằng diện tích 742m2 đất nói trên là của cụ Đ, cụ F nằm trong tổng số
1467m2 và chưa cho ông V, bà M. HĐXX phúc thẩm thấy rằng cụ F và cụ Đ có diện
tích 1467m2 đất ở theo thời kỳ 299 đăng ký sử dụng tại bản đồ địa chính, sổ địa chính
mang tên cụ F, cụ Đ. Quá trình sử dụng đất năm 1986 cụ F có đơn đề nghị UBND xã P
chia tách đất cho con và cho vợ chồng ông V bà M, năm 1988 cụ F tiếp tục có đơn đề
nghị tách đất do vậy năm 1990 UBND xã P đã làm thủ tục tách đất cho ông V nên diện
tích 1467m2 của cụ F, cụ Đ được tách đăng ký trên bản đồ đo đạc và sổ địa chính năm
1990 và năm 2001 mang tên cụ F thửa 298 diện tích 338m 2, thửa 304 diện tích 106m2,
mang tên ông V thửa 511 diện tích 165m 2, thửa 512 diện tích 511m2. Việc cụ F có đơn
xin tách đất được ông Đỗ Văn J, ông Nho Văn X là cán bộ địa chính đo đạc trình bày
xác nhận. Sau đó cụ F và ông V đều được cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất.
Nay ông V và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cho rằng khi tách đất chỉ
có một mình cụ F viết đơn ký tên mà không có sự đồng ý của cụ Đ để cho rằng toàn bộ
diện tích 1467m2 vẫn là của cụ F, cụ Đ là không có căn cú chấp nhận bởi lẽ thực tế
từng thời điểm mà chính sách quản lý đất đai có sự quy định mức độ khác nhau. Như
thời điểm những năm 1986 đến 1993 thông thường chỉ người chồng đứng tên trong sổ

17
địa chính. Ở đây thực tế quá trình tách đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất từ năm 1990 đến nay cả cụ F, cụ Đ và các người con của cụ đều đã biết việc tách
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ F, cụ Đ và ông V. Trong khi
đó ông V, bà M trực tiếp quản lý, sử dụng diện tích đất được bố mẹ tách cho và đã 02
lần xây dựng nhà, hàng năm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, phần diện tích đất còn lại
của cụ F, cụ Đ do các cụ đóng thuế. Mặt khác tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ thực tế
thửa đất, nguồn gốc đất và áp dụng án lệ số 03/2016 để kết luận diện tích 742m 2 đất là
của vợ chồng ông V và M là có căn cứ và quyết định chia giao cho bà M một phần ít
hơn là 266m2 đất ao, còn ông V phần nhiều hơn lại là đất liền thổ bằng 60% diện tích =
476m2 là phù hợp và đã quan tâm, bảo đảm được quyền lợi cho ông V. Vì vậy kháng
cáo của ông V và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cụ Đỗ Thị Đ, ông
Vũ Xuân B, bà Vũ Thị T, bà Vũ Thị E và chị Phạm Thị P không có căn cứ để tòa án
chấp nhận”
2.1.2.3. Bản án số 15/2019/HNGĐ-PT ngày 31/10/2019 về ly hôn, tranh
chấp tài sản chung khi ly hôn của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước.
Bản án này cũng tương tự các bản án đã đề cập bên trên. Tại phần “”Nhận định
của Tòa án” có nội dung như sau “Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn chị Nguyễn
Thị H trình bày: Do vợ chồng muốn có Giấy chứng nhận QSDĐ để vay vốn làm ăn,
nhưng diện tích đất 3,8ha tại thôn 10, xã T, huyện B, tỉnh Bình Phước lại chưa được
cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nên vợ chồng bàn bạc với nhau lập “Giấy tặng cho đất”
đề năm 2000 (không đề ngày, tháng) có nội dung bà Đặng Thị C1 (Đặng Thị T) cho vợ
chồng diện tích đất 3,8ha đất nêu trên, để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ,
chữ ký trên “Giấy tặng cho đất” là do anh K tự ký tên của bà Đặng Thị C1 chứ không
phải chữ ký của bà C1 (T), nhưng sau đó do gia đình bên chồng phát hiện khiếu nại
nên vợ chồng chưa được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Chị H cho rằng tuy do anh K ký thay bà T nhưng Giấy tặng cho đất này vẫn có
giá trị vì anh K là con của bà T (C1) ký thay mẹ vào Giấy tặng cho đất, ngoài ra chị H
còn cho rằng việc bà T tặng cho vợ chồng 3,8ha đất này còn được thển hiện trong Biên
bản họp gia đình ngày 20/4/2000.
Xét, lời trình bày của chị H về “Giấy tặng cho đất” năm 2000 là do anh K ký
thay bà T là phù hợp với lời thừa nhận của anh K, phù hợp với lời trình bày của bà

18
Đặng Thị T tại phiên tòa phúc thẩm. Do đó Hội đồng xét xử căn cứ vào Điều 92 của
Bộ luật tố tụng dân sự công nhận là sự thật.
Đối với lời trình bày của chị H cho rằng việc bà T tặng cho vợ chồng 3,8ha đất
này còn được thển hiện trong Biên bản họp gia đình ngày 20/4/2000. Đối chiếu lời
trình bày này của chị H với Biên bản họp gia đình ngày 20/4/2000 (Bút lục 67) thấy
rằng: Nội dung trong Biên bản họp gia đình ngày 20/4/2000 chỉ thể hiện bà Đặng Thị
T chỉ giao cho vợ chồng anh K, chị H trông nom, chăm sóc 3,8ha tọa lạc tại Thôn 10,
xã T, huyện B, tỉnh Bình Phước để phát triển kinh tế gia đình. Không thể hiện nội
dung bà T tặng cho anh K, chị H như chị H trình bày.
Như vậy, 3,8ha tọa lạc tại Thôn 10, xã T, huyện B, tỉnh Bình Phước có nguồn
gốc: Trước khi anh K và chị H lấy nhau thì diện tích đất 3,8ha tọa lạc tại Thôn 10, xã
T, huyện B, tỉnh Bình Phước thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Đặng Thị T mẹ
của anh K. Tuy chị H đưa ra 02 chứng cứ là: Hợp đồng tặng cho đất năm 2000 không
phải do bà T ký nên không có giá trị pháp lý và Biên bản họp gia đình ngày 20/4/2000
không thể bà Đặng Thị T đã tặng cho vợ chồng anh K và chị H, nhưng trên thực tế thì
khi vợ chồng chị H, anh K làm nhà, thay đổi một số cây trồng trên đất và sử dụng từ
năm 2000 đến nay bà T không có ý kiến phản đối gì, như vậy thể hiện ý chí của bà T
đã tặng cho anh K và Chị H diện tích 3,8ha đất nêu trên rồi, nên Tòa án cấp sơ thẩm
áp dụng Án lệ số 03/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao để xác định tài sản chung của vợ chồng là có căn cứ.
Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chia cho chị H được hưởng giá trị ngang bằng
với anh K là chưa xem xét đến công sức đóng góp của anh K trong khối tài sản này
(nguồn gốc tài sản này là do mẹ anh K cho), chưa đảm bảo quyền lợi của anh K, nên
cần chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của anh K để chia lại cho anh K được
hưởng phần nhiều hơn chị H mới phù hợp, cụ thể: Chia cho anh K diện tích đất
26.254,6m2 cùng toàn bộ cây trồng trên đất, tổng trị giá khoảng 780.000.000đ. Chia
cho chị H diện tích đất 12.108,7m2 cùng toàn bộ cây trồng trên đất, tổng trị giá
360.000.000đ36”.
2.1.2.4. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng án lệ 03/2016/AL
Quan phân tích một số bản án áp dụng án lệ 03/2016/AL như đã trình bày chi
tiết ở trên. Chúng ta có thể thấy các bản án nêu trên đều đã vận dụng chính xác nội
36
Bản án 15/2019/HNGĐ-PT ngày 31/07/2019 về ly hôn, tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
(thuvienphapluat.vn)
19
dung án lệ 03/2016/AL , cụ thể là nội dung “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng
người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện
tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những
người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử
dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng
cho quyền sử dụng đất”
Tuy xác định trong trường hợp như trên, vợ chồng người con đã được tặng cho
quyền sử dụng đất, nghĩa là quyền sử dụng đất được xem là tài sản chung của vợ
chồng. Nhưng khi phân chia tài sản, tòa án có thể xem xét nguồn gốc của tài sản và
chia cho người vợ/chồng nào là con ruột của người tặng cho đất phần tài sản nhiều
hơn. Theo đánh giá của Nhóm tác giả, cách giải quyết và vận dụng này của các Tòa án
là hợp tình hợp lý. Xét về tình thì khi bố mẹ tặng cho tài sản cho các con, đa phần sâu
thẳm trong lòng họ tặng cho con ruột của chính mình, con dâu/con rể không phải là đối
tượng chính mà người tặng cho muốn hướng tới, Đa phần, họ tặng/cho con dâu, con rể
với “điều kiện ngầm”, và với mong muốn là vợ chồng người con sống với nhau hạnh
phúc, không phải với mục đích khi ly hôn thì người con dâu/con rể được hướng phần
tài sản đó.
2.2. Vấn đề về chia tài sản chung của vợ, chồng là phần vốn góp trong
Công ty (Dự thảo án lệ số 21)
Vấn đề về chia tài sản chung của vợ, chồng là phần vốn góp trong Công ty
TNHH đang hoạt động bình thường. Ở đây nhóm nghiên cứu đã tham khảo nguồn là
“Dự thảo án lệ số 21” của TAND tối cao công bố trên Trang tin điện tử về án lệ.
Theo đó, ngày 12/02/2012, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định
Giám đốc thẩm số 02/2012/DS-GĐT về vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình tại thành
phố Hải Phòng giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Thanh N và bị đơn là anh Đặng
Ngọc K, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Chu Thị H và Nguyễn Ngọc
Phượng L
Trong vụ án này, trong thời kỳ hôn nhân, 2 vợ chồng chị Hằng N và anh K cùng
nhau thành lập một công ty TNHH, công ty này đang hoạt động bình thường với vai
trò một người là giám đốc, một người là thành viên, nhưng sau ly hôn thì một người

20
không muốn là thành viên của công ty nữa mà yêu cầu chia tài sản của mình trong
công ty.
Giải pháp pháp lý xảy ra: Tòa phải xác định người được quản lý, điều hành
công ty thì phải thanh toán phần giá trị tài sản của người kia trong công ty mà không
được dùng tài sản của công ty để chia.
Nội dung của án lệ nêu trên: Theo các tài liệu công bố, “Công ty ĐL do anh K
làm giám đốc có cả chị N là thành viên của Công ty. Công ty đang hoạt động nên khi
giải quyết vụ án, không được ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty; nếu chị N không
tham gia Công ty mà giao toàn bộ Công ty ĐL cho anh K, thì cũng không thể lấy tài
sản của Công ty để chia cho chị N như Toà án các cấp đã giải quyết, mà chị N chỉ
được hưởng chênh lệch trị giá tài sản của Công ty. Toà án yêu cầu chị N, anh K xem
xét, đối chiếu thống nhất các tài sản của Công ty để giải quyết theo quy định của pháp
luật.”. Điều này sẽ giải quyết được mục đích giữ gìn và phát triển ổn định của một
doanh nghiệp, tránh được việc phá sản công ty sau ly hôn.
2.3. Các vấn đề về chia tài sản chưa có án lệ
Hiện nay, hầu hết các vụ án ly hôn liên quan đến phân chia tài sản chung đều
xảy ra tranh chấp, các bên không thỏa thuận được nên khởi kiện yêu cầu Tòa án thụ lý.
Qua thực tiễn cho thấy tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn, nhận thấy, xung quanh
nội dung này còn có nhiều vấn đề liên quan, cần đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng vụ án, đồng thời, tăng tính thuyết phục trong quá trình tham gia
giải quyết vụ án.
Khi ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng được đặt ra như một tất yếu
vì ly hôn làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, chấm dứt cơ sở hình thành, phát triển của
khối tài sản chung. Sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nếu các
bên có thể tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực
tế, đa số các trường hợp về phân chia tài sản chung đều xảy ra tranh chấp, các bên
không thỏa thuận được nên khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp
luật. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là tài sản chung chia đôi
có tính đến các yếu tố như được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014.
Qua thực tế xã hội hiện nay nhận thấy xã hội càng phát triển thì việc tranh chấp
chia tài sản chung khi ly hôn là một nội dung càng phức tạp trong hầu hết các vụ án

21
“Ly hôn”, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp của Tòa án nhân dân như: thu thập
chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện thì mới có thể giải quyết vụ án được
chính xác, đặc biệt là các vụ án ly hôn có tài sản tranh chấp liên quan đến bất động
sản, nợ ngân hàng, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không
thể xác định được. Khi giải quyết loại vụ việc này, các sai phạm của Tòa án chủ yếu
liên quan đến vấn đề phân chia tỷ lệ tài sản chung, nguồn gốc hình thành, công sức
đóng góp vào tài sản chung, ngoài ra, còn có các sai phạm liên quan đến xác định án
phí khi phân chia tài sản chung, xác định những thành phần người tham gia tố tụng có
liên quan để đưa vào giải quyết trong vụ án, vi phạm về thời hạn gửi Bản án, quyết
định,…. Khó khăn lớn nhất trong phân chia tài sản chung khi ly hôn là việc vận dụng
các nguyên tắc chia tài sản chung sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm
bảo được quyền, lợi ích của vợ chồng và những người có liên quan. Việc đánh giá và
quy đổi một vấn đề trừu tượng như công sức đóng góp thành một khối lượng tài sản cụ
thể là hết sức khó khăn, còn phụ thuộc vào sự đánh giá, nhận thức pháp luật của Hội
đồng xét xử.
Có thể nói, nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, vướng mắc như trên, là do
các quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, thiếu các văn bản hướng
dẫn thi hành, quy định chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
2.4. Các kiến nghị
Từ đánh giá nêu trên nhóm tác giả xin đề xuất, kiến nghị một số giải pháp trong
giải quyết tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn. Các cơ quan chuyên môn cần cao kịp thời có văn bản hướng dẫn, áp dụng
thống nhất pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án hôn
nhân gia đình; hướng dẫn cụ thể hơn về cách đánh giá công sức đóng góp của vợ, chồng
vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Việc có hướng dẫn chính thức
từ phía cơ quan xét xử về các vấn đề trên sẽ giúp cho Tòa án các cấp có hướng giải
quyết đúng đắn, thống nhất đối với các yêu cầu chia tài sản chung, đặc biệt là trường
hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất chung của gia đình.
Thứ hai, tăng cường tập huấn, lớp bồi dưỡng chuyên môn để có thể trao đổi,
học hỏi, bổ sung các kinh nghiệm và kiến thức.

22
Thứ ba, nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử cần nêu cao tinh thần trách
nhiệm, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và cập nhật thường xuyên các án lệ
để đảm bảo trong công tác xét xử được công bằng và văn minh.
Ngoài ra, nên có án lệ về công sức đóng góp của vợ chồng khi chung sống với
cha, mẹ cũng như tài sản riêng cha mẹ, ông bà cho mà xác định nhập hay không nhập
vào tài sản chung của vợ chồng. 

KẾT LUẬN
Xã hội càng phát triển, các mối quan hệ càng phức tap hơn, trong đó có cả quan
hệ hôn nhân và gia đình. Càng ngày việc ly hôn diễn ra càng nhiều, và việc yêu cầu
Toà án giải quyết về phân chia tài sản chung của vợ chồng cũng ngày một gia tăng. Từ
yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi ngày càng cao tính rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ của

23
các quy định pháp luật cũng như chất lượng áp dụng trong quy trình giải quyết các vụ
án của Toà án phải triệt để hơn.
Việc áp dụng các án lệ trong giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
đã kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật, mang tính thực tiễn cao và mềm
dẻo, linh hoạt. Tuy vậy, quá trình nghiên cứu thực tiễn án lệ về chia tài sản vợ chồng
sau khi ly hôn, tác giả cũng đã đưa ra những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp
luật, từ đó xác định được nhu cầu hoàn thiện pháp luật, tìm ra phương hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn là tất yếu khách quan xuất phát từ những hạn chế và bất cập. Mặt khác hoàn thiện
quy định pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng là yêu cầu
của xã hội, phù hợp với đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình.
Số lượng án lệ luôn tăng đều qua các năm, tuy vậy nó không mang tính hệ
thống và không mang tính ổn định do luật pháp mang tính ổn định tương đối trong khi
các quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển. Để nâng cao chất lượng giải quyết các
vụ, việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa
hệ thống pháp luật về nội dung cũng như hoàn thiện việc tổ chức thực hiện pháp luật.
Những giải pháp này giúp tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn giải quyết, góp phần bổ
sung thêm cơ sở lý luận pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn. 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu giảng dạy môn Luật Hôn nhân và gia đình- Giảng viên: Ths. Nguyễn
Thị Khánh Ngọc,

24
2. BLDS năm 2015,
3. BLTTDS năm 2015,
4. Luật HN & GĐ năm 2014,
5. Các trang thông tin điện tử:
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx
-https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-lien-tich-01-2016-TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP-huong-dan-thi-hanh-Luat-hon-nhan-gia-dinh-293202.aspx
- https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/anle
- https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND014299
- https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanleduthao?dDocName=TAND058614
- Bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp chia tài sản chung (thuvienphapluat.vn)
- Bản án 20/2017/HNGĐ-PT ngày 07/08/2017 về tranh chấp chia tài sản chung (thuvienphapluat.vn)
- Bản án 06/2018/HN&GĐ-PT ngày 28/02/2018 về tranh chấp hôn nhân gia đình (thuvienphapluat.vn)
- Bản án 15/2019/HNGĐ-PT ngày 31/07/2019 về ly hôn, tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
(thuvienphapluat.vn)

25

You might also like