You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG


LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

- Họ và Tên : Nguyễn Đỗ Minh Đức


- Mã số sinh viên : 3120380099
- Nhóm thi : 865006_2011
- Mã học phần : 865006
- Tên học phần : Pháp luật đại cương
- Học kỳ :2
- Năm học : 2020-2021

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9 năm 2021

1
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHẤM THI

Cán bộ chấm thi 1:


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Cán bộ chấm thi 1:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Điểm: …………….. Điểm: ……………..

CÁN BỘ CHẤM THI 1 CÁN BỘ CHẤM THI 2


KÝ TÊN KÝ TÊN

............................................... ...............................................

2
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 3

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4

NỘI DUNG ................................................................................................................ 5

1. Các khái niệm ..................................................................................................... 5

2. Tài sản chung của vợ, chồng: ............................................................................. 5

2.1 Các loại tài sản chung của vợ, chồng: ........................................................... 5

2.2 Thực hiện quyền đối với tài sản chung: ........................................................ 5

3. Tài sản riêng của vợ, chồng ................................................................................ 7

3.1 Các tài sản được xác định là tài sản riêng: .................................................... 7

3.2 Thực hiện quyền đối với tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân: .................... 7

3.3 Nhập tài sản riêng vào tài sản chung ............................................................. 8

4. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản ............................................... 8

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 12

3
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Gia đình là nền tảng của xã hội, được xác lập trên cơ sở tình yêu tự nguyện từ
hai phía. Đối với gia đình thì tình cảm, sự yêu thương gắn bó giữa vợ chồng là một
điều rất quan trọng. Tuy nhiên, để có thể hướng tới một cuộc hôn nhân ổn định, lâu
dài, bền vững thì một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải quan tâm đến đó chính là
đời sống vật chất, kinh tế, tiền bạc, tài sản của vợ chồng. Như là một phần tất yếu
của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp
ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra
phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và
gia đình, trong một quy chế được gọi là Chế độ tài sản của vợ chồng. Chính vì thế,
chế định tài sản của vợ chồng luôn được các nhà nghiên cứu luật pháp quan tâm,
nghiên cứu, xây dựng thành một chế định riêng, cơ bản, quan trọng nhất được quy
định cứng trong Luật Hôn nhân và Gia đình qua tất cả các thời kỳ, từ Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000 và gần đây nhất là Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ở Việt Nam, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng này được quy định trong Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Để làm rõ về vấn đề này hơn, trong bài tiểu luận
này, em đi sâu phân tích về quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp
luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó trọng tâm đi sâu về tài sản chung, tài sản riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rất cụ thể trong Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014.

4
NỘI DUNG
1. Các khái niệm
+ Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các
lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại sẽ có như hoa
lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã được thỏa thuận giữa các bên, tiền và
các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản.
+ Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người liên quan đến tài sản. Quan hệ
tài sản không chỉ thể hiện tài sản thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng mà còn bao
gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.
+ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Tài sản chung của vợ, chồng:
2.1 Các loại tài sản chung của vợ, chồng:
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung
của vợ chồng bao gồm:
+ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng thỏa
thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2.2 Thực hiện quyền đối với tài sản chung:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và
lao động có thu nhập.

5
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng
trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
- Thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung:
+ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ
chồng có thỏa thuận khác. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký ở đây bao gồm
quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền
sử dụng, quyền sở hữu.
+ Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử
dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để
ghi tên của cả vợ và chồng.
+ Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ
và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan
đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về
chia tài sản chung.
+ Nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng
riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy
định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản

6
tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản
chung của vợ chồng)..
+ Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia
đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như:
nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với
các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường
chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...).
3. Tài sản riêng của vợ, chồng
3.1 Các tài sản được xác định là tài sản riêng:
+ Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân
và gia đinh; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo
quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
+ Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của
vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được
thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn
nhân và gia đình.
3.2 Thực hiện quyền đối với tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân:
+ Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình;
nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và
cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản
đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
+ Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó.

7
+ Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự
đồng ý của chồng, vợ.
- Căn cứ nguồn gốc xác lập tài sản riêng của vợ, chồng:
+ Đối với căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản
mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của mỗi bên; trừ trường hợp sự thỏa thuận
đó là căn cứ rõ ràng là nhằm tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của
vợ, chồng đối với người khác.
+ Đối với tài sản mà vợ, chồng được hưởng do cùng hàng thừa kế theo pháp luật
về nguyên tắc thuộc tài sản riêng của vợ chồng chỉ được cô là tài sản chung khi vợ
chồng có thỏa thuận.
+ Đối với những đồ nữ trang trong ngày cưới mà cha mẹ cho con (vàng, kim khí
quý…) thì cần xác định theo nguyên tắc: nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì đó là
tài sản riêng, nếu bố mẹ tuyên bố cho chung cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung.
3.3 Nhập tài sản riêng vào tài sản chung
Pháp luật quy định vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài
sản chung của vợ chồng. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc những
tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vào tài sản chung phải được
lập thành văn bản, có chữ kí của vợ và chồng, văn bản đó được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định của pháp luật. Nếu người có tài sản riêng nhập tài sản
của mình vào tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì việc
nhập tài sản đó vào tài sản chung là vô hiệu.
4. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng:
+ Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch
được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các
luật khác có liên quan.

8
+ Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch
mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác
có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
+ Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên
kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho
người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình
thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật
dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân
sự để giải quyết việc ly hôn.
- Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh:
+ Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia
quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh
đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận
khác hoặc Luật Hôn nhân và gia đình và các luật liên quan có quy định khác.Trong
trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại
Điều 36 của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền
sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ
hoặc chồng:
+ Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao
dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng
nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định
tại Điều 24 và Điều 25 của Luật Hôn nhân và gia đình.

9
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao
dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật Hôn
nhân và gia đình thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp
luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

10
KẾT LUẬN
Có thể thấy với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì các quan hệ cũng
thay đổi cho phù hợp với xu thế của xã hội, do đó pháp luật cũng luôn phải thay đổi
theo để bắt kịp với những thay đổi đó. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014 thay thế Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là một sự thay đổi tiến bộ
phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước; phù hợp với quy luật khách quan,
phù hợp với Hiến pháp năm 2013 – một đạo luật gốc, là cơ sở, nền tảng cho việc
điều chỉnh các Luật chuyên ngành. Việc quy định tài sản của vợ chồng (trong đó
bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân) là
điều rất cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống
kinh tế, xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của người dân trong một xã hội
mới, của một nhà nước mà quyền và lợi ích của người dân được đặt lên trên, phù
hợp với tiến trình của một nhà nước Pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
[2] TS. Lê Minh Toàn (2010), Giáo trình pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia.
[3] Công ty Luật TNHH Đại Tâm (2018), Quan hệ tài sản của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?,
https://luatdaitam.vn/quan-he-tai-san-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan.html.
[4] ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), Chế định tài sản của vợ chồng theo quy định
của pháp luật hôn nhân và gia đình, http://pbgdpl.hanam.gov.vn/556n/che-dinh-tai-
san-cua-vo-chong-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hon-nhan-va-gia-dinh.html
[5] Công ty luật Minh Gia (2016), Quan hệ tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng quy định ra sao?, https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-hon-nhan/quan-he-tai-
san-chung-tai-san-rieng-cua-vo-chong-quy-dinh-ra-sao-.aspx

12

You might also like