You are on page 1of 26

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


***
TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MÃ MÔN HỌC: GELA220405E


THỰC HIỆN: NHÓM 03
LỚP: THỨ 4 TIẾT 7-8
GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG
Tp. Hồ Chí Minh , tháng 12 năm 2023
4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN


HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm: 03 ( Lớp thứ 4 – Tiết 7-8)

Tên đề tài:Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Lý luận và thực tiễn.
TỈ LỆ %
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
HOÀN THÀNH

1 Lê Vũ Xuân Phương 22146045 100%

2 Phạm Nguyễn Hoài Bảo 22146005 100%

3 Nguyễn Thục Đoan 22146011 100%

4 Nguyễn Trần Thanh Thủy 21151433 100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

- Trưởng nhóm: Nguyễn Thục Đoan SĐT: 0913218032

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Ngày 06 tháng 12 năm 2023


1

MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................1

3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................1

4. Bố cục đề tài........................................................................................................................2

B.NỘI DUNG..........................................................................................................................3

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH...............3

1.1. Khái niệm về tài sản riêng của vợ chồng.................................................................3

1.2. Xác định tài sản riêng của vợ chồng........................................................................4

1.2.1. Tài sản riêng của vợ chồng có trước khi hôn nhân.......................4
1.2.2 Tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hoặc tặng riêng trong thời
kỳ hôn nhân......................................................................................................4
1.2.3 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia
khi tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân..............................4
1.2.4 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng tư trang cá nhân..............4
1.2.5 Tài sản riêng của vợ,chồng còn có thể bao gồm những tài sản mà vợ,
chồng thỏa thuận là tài sản riêng của mỗi bên.............................................5
 Thứ nhất, văn bản thoả thuận tài sản riêng vợ chồng nhằm xác định
tài sản vợ chồng hình thành trước hôn nhân............................................5

 Thứ hai, văn bản thoả thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. 5

1.2.6 Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân............................................................6
1.3 Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng......................................................................6

1.4 Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng..................................................................8

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH...............................................................................................................................9
2

2.1 Việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hiện nay
theo luật hôn nhân và gia đình..............................................................................................9

2.1.1 Tài sản riêng của vợ chồng mà theo quy định pháp luật không phải
đăng ký quyền sở hữu.....................................................................................9
2.1.2 Tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân: Tài sản của vợ chồng phát
sinh trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung vợ chồng...........10
2.1.3 Trường hợp cá biệt: Nếu các bên vợ chồng có thỏa thuận việc ký kết
hợp đồng tiền hôn nhân (xác định phân chia tài sản trước và sau khi kết hôn)
thì các tài sản của vợ chồng này được phân chia theo thỏa thuận của kết hợp
đồng tiền hôn nhân........................................................................................11
2.2 Thực tiễn việc thực hiện chia tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
hiện nay.................................................................................................................................14

C. KẾT LUẬN......................................................................................................................17

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................18

BẢNG PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN.........................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................21


1

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hôn nhân và gia đình từ xưa đến nay là một chuyện trọng đại của đời người. Và hôn
nhân được coi là bước tiến quan trọng thể hiện sự hiểu biết và xác định trách nhiệm
của từng cá nhân. Còn gia đình cũng là một bước ngoặt lớn và được coi là là phần gốc
của cuộc sống. Một xã hội muốn tăng trưởng kinh tế cùng sự phát triển bền vững của
cộng đồng dân cư phải đi kèm với điều kiện có các hộ gia đình êm ấm và hoà thuận sẽ
đóng góp cho, cũng như của một quốc gia nói chung. Nhận thức được vai trò thiết yếu
hàng đầu của gia đình nên Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng và chăm lo cho
công tác bảo vệ và gìn giữ gia đình hạnh phúc và êm ấm, bằng chứng về việc ấy được
thể hiện rõ ràng nhất trong những quy định luật pháp về Hôn nhân và gia đình đã được
nước Việt Nam thông qua.

Hiện nay, song song với một Việt Nam đang phát triển về kinh tế và văn hóa, nhiều
vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình ngày càng xuất hiện thường xuyên. Cụ thể và
rõ ràng nhất là xu hướng ly hôn tăng cao trong những năm gần đây. Kéo theo các vụ
việc kiện tụng liên quan đến phân chia, tranh chấp tài sản của vợ chồng.Vấn đề liên
quan đến tài sản riêng của vợ chồng trong hôn nhân là một khía cạnh quan trọng của
Luật Hôn nhân và Gia đình. Sau những lý do đã trình bày, nhóm em đã quyết định
chọn đề tài “Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân-Lý luận và thực
tiễn”. Vấn đề này đang được xem là rất cấp bách và liên quan chặt chẽ đến các quy
định pháp luật hiện nay liên quan đến tài sản.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận bao gồm: Nghiên cứu những v ấn đề lý lu ận v ề ch ế
độ tài sản của vợ chồng; Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành v ề ch ế độ
tài sản của vợ chồng; Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ch ế độ tài s ản c ủa v ợ
chồng trong thời kỳ hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã dựa vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 và Nghị định “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình”. Đồng thời, bài tiểu luận này còn so sánh, phân tích, tổng hợp và

1
2

tham khảo nhiều bài viết, bài nghiên cứu của tác giả về vấn đề phân chia tài sản giữa
vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
4. Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:
Chương 1: Khái niệm tài sản và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
theo luật hôn nhân và gia đình.
Chương 2: Thực tiễn việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình

B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH.
1.1. Khái niệm về tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản là bất cứ thứ gì có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Thuộc sở hữu của
các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Ví dụ về tài sản bao gồm tiền mặt và các

2
3

khoản tương đương tiền - chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm và séc, tài khoản thị
trường tiền tệ, tiền mặt, tín phiếu kho bạc, bất động sản và thiết bị cơ sở hạ tầng liên
quan.
Tài sản nói chung được chia thành hai loại lớn: tài sản lưu động và tài sản lưu động.
Tài sản thanh khoản là một trong những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành
tiền mặt mà ít hoặc không ảnh hưởng đến giá nhận được. Ví dụ, cổ phiếu, thị trường
tiền tệ và trái phiếu chính phủ là tài sản lưu động. Mặt khác, tài sản thanh khoản là
những tài sản không thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt mà không bị mất giá
trị đáng kể. Ví dụ về tài sản lưu động: tài sản và đồ sưu tầm khác. Khi cá nhân đăng
ký kết hôn hợp pháp thì sẽ hình thành các khái niệm khác về tài sản, bao gồm tài sản
chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ chồng.
-Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng có thể có tài sản chung và
tài sản riêng. Tuy nhiên, hiện không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng
mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng.
Điều 43 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
+ Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của
“Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”.
+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.
+ Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
+ Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.
+ Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ,
chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
1.2. Xác định tài sản riêng của vợ chồng
1.2.1. Tài sản riêng của vợ chồng có trước khi hôn nhân
Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết
hôn :
Việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng đã bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ,
chồng về tài sản. Luận văn nêu nguồn gốc tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài

3
4

sản mà mỗi bên đã có từ trước khi kết hôn. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu
riêng của mỗi bên và được pháp luật thừa nhận, bảo hộ; Những tài sản này không phải
do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng
đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình.
1.2.2 Tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hoặc tặng riêng trong thời kỳ
hôn nhân.
Những tài sản này không do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà được định
đoạt bởi ý chí của chủ sở hữu. Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của
các chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển dịch tài sản của mình
cho bên vợ, chồng được hưởng.
1.2.3 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia khi
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 đã dự liệu về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ, chồng được chia, kể cả hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ phần tài sản riêng được chia, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất
kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung
là tài sản riêng của vợ, chồng.
1.2.4 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng tư trang cá nhân.
Luận văn khẳng định việc pháp luật quy định những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài
sản riêng của vợ, chồng là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống. Đây là một
trong những điểm mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã kế thừa của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, quy định này đảm bảo được quyền tự do cá nhân và cuộc
sống riêng tư của vợ chồng. Tuy nhiên, cần có văn bản giải thích và hướng dẫn cụ thể
trường hợp này để việc giải quyết được thống nhất, đáp ứng quyền lợi hợp pháp của
những người tham gia tố tụng.
1.2.5 Tài sản riêng của vợ,chồng còn có thể bao gồm những tài sản mà vợ, chồng
thỏa thuận là tài sản riêng của mỗi bên.
Luật hôn nhân và gia đình hiện nay chưa ghi nhận chính xác khái niệm văn bản thỏa
thuận tài sản riêng của vợ chồng; văn bản khước từ tài sản là gì. Văn bản thỏa thuận
tài sản riêng là thỏa thuận của vợ chồng trong đó một bên được xác lập quyền sở hữu

4
5

đối với tài sản dựa trên sự cam kết của người kia. Như vậy có thể thấy đối với những
tài sản không xác định được là tài sản chung (theo quy định tại Điều 33) hay tài sản
riêng (theo quy định tại Điều 43) thì khi muốn chứng minh đó là tài sản riêng cần có
văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng. Vì vậy, khái niệm này có thể được sử
dụng theo các hướng sau:
 Thứ nhất, văn bản thoả thuận tài sản riêng vợ chồng nhằm xác định tài sản
vợ chồng hình thành trước hôn nhân.
Về nguyên tắc, tài sản do các bên tạo lập trước thời kỳ hôn nhân được coi là tài
sản riêng vợ chồng; nếu không có thỏa thuận khác. Để tránh các tranh chấp có
thể xảy ra về sau (đặc biệt là trường hợp ly hôn); các bên có thể lập thành văn
bản thỏa thuận để ghi nhận rõ những tài sản riêng của vợ hoặc chồng hình thành
trước khi kết hôn gồm những gì? Sau khi kết hôn hai bên có quyền thế nào đối
với tài sản này.

 Thứ hai, văn bản thoả thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Văn bản này thường được lập khi một trong hai bên mua thêm, nhận chuyển
nhượng tài sản sau kết hôn; và muốn xác định tài sản này là tài sản riêng của
mình (thường gọi là văn bản cam kết tài sản riêng). Hoặc trường hợp khác là hai
vợ chồng muốn phân chia tài sản chung nhưng vẫn giữ quan hệ hôn nhân
(Thường gọi là thỏa thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân).

1.2.6 Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng
của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc
khai thác tài sản riêng của mình.
Để xác định tài sản của vợ chồng liên quan đến hoa lợi, lợi tức, có các trường hợp như
sau:
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ
chồng (tài sản do hoạt động sản xuất, kinh doanh).

5
6

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng mà trong thời kỳ hôn nhân là
tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được chia trong thời kỳ hôn nhân là tài sản
riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 40
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Như vậy, theo quy định thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ : Tiền thuê nhà là lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng của bạn, trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng
bạn.
1.3 Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng
Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản riêng như sau:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập
hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng
không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc
quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người
đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó
là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý
của chồng, vợ.”
Theo đó, một bên vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền sở hữu độc lập và toàn quyền
trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó mà không phụ thuộc vào ý chí của bên
kia.
- Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng với tư cách là chủ sở hữu sẽ tự quản lý tài sản riêng
của mình. Tuy nhiên, nếu người có tài sản riêng không thể tự mình trực tiếp quản lý tài
sản đó do các điều kiện khách quan, chủ quan hoặc khách quan (ốm đau, bệnh tật,…)
thì có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Trường hợp một bên vợ,
chồng không thể tự quản lý và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý tài sản
riêng của mình thì bên kia mới có quyền quản lý tài sản đó.

6
7

- Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu cá
nhân hoặc thỏa thuận cùng sử dụng tài sản riêng của mỗi bên nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu chung cho gia đình, trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ
để đảm bảo đời sống của gia đình thì người có tài sản riêng có nghĩa vụ đóng góp tài
sản riêng của mình để phục vụ nhu cầu đời sống chung của gia đình.
- Quyền định đoạt: Vợ, chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản riêng mà không phụ
thuộc vào ý của người kia, quyền này có thể bị hạn chế trong trường hợp hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì muốn định đoạt
tài sản đó phải có sự thỏa thuận của vợ và chồng. Hai bên vợ, chồng sở hữu tài sản
riêng đó có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung
của vợ chồng (khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014).
Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn
nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản của vợ chồng theo quy định
của pháp luật thì tài sản riêng của ai thuộc về người đó. Nhưng người có tài sản riêng
phải chứng minh được tài sản riêng đó là của mình, việc chứng minh có thể được thể
hiện bằng sự công nhận của bên kia. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về tài sản riêng
của vợ, chồng dùng để thanh toán nghĩa vụ của mỗi người. Quy định vấn đề này có thể
đảm bảo cho vợ, chồng thực hiện các nghĩa vụ về tài sản độc lập, bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba là người có quyền
1.4 Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng
Về nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều
45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ,
chồng như sau:
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường
hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng
theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.

7
8

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của
gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

8
9

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2.1 Việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hiện
nay theo luật hôn nhân và gia đình
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia
riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục
vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật
thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ,
chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
2.1.1 Tài sản riêng của vợ chồng mà theo quy định pháp luật không phải đăng ký
quyền sở hữu
Tùy thuộc vào loại tài sản mà cá nhân, tổ chức sẽ có các cách thức xác lập quyền sở
hữu khác nhau. Có những tài sản, quyền sở hữu sẽ được xác lập kể từ khi tài sản được
hình thành, tạo ra hoặc khi nhận chuyển nhượng; trong khi đó cũng có những tài sản,
pháp luật yêu cầu các nhân, tổ chức sở hữu phải thực hiện một số thủ tục đăng ký với
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở
hữu hợp pháp của họ đối với các tài sản này. Theo Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản là bất động sản sẽ phải được đăng ký. Đối với các tài sản
khác là động sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với những loại tài sản này nhìn chung
không phải đăng ký, trừ một số loại động sản đặc thù mà pháp luật quy định cần phải
đăng ký như tàu bay, tàu biển, phương tiện đường thủy nội địa, tàu cá, phương tiện cơ
giới đường bộ,…
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, các tài sản của vợ, chồng được xác lập
trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung của vợ, chồng, trừ các tài sản
mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở

9
10

hữu riêng của vợ, chổng. Do đó, nếu tài sản mà vợ, chổng muốn xác định là tài sản
riêng không thuộc một trong các loại tài sản được pháp luật mặc định là tài sản riêng
được nêu ở trên, các bên phải thực hiện các thủ tục xác lập tài sản riêng của vợ, chồng
theo quy định để được pháp luật công nhận quyền sở hữu riêng của mỗi người đối với
các loại tài sản này.
Việc xác lập tài sản riêng của vợ, chổng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện
thông qua một trong hai hình thức sau: chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; hoặc
thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng.
2.1.2 Tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân: Tài sản của vợ chồng phát sinh
trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung vợ chồng
Tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này tài sản đã chia trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ, chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là
tài sản chung;
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng;
- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân như: Tiền thưởng, tiền trúng thưởng
xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với
nhân thân của vợ, chồng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu
cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có
căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi
bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

10
11

2.1.3 Trường hợp cá biệt: Nếu các bên vợ chồng có thỏa thuận việc ký kết hợp
đồng tiền hôn nhân (xác định phân chia tài sản trước và sau khi kết hôn) thì các
tài sản của vợ chồng này được phân chia theo thỏa thuận của kết hợp đồng tiền
hôn nhân.
Thứ nhất, thời điểm xác lập Thỏa Thuận này
Theo quy định tại Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về thỏa thuận xác lập chế
độ tài sản của vợ chồng như sau:
Thỏa Thuận này phải được xác lập trước khi hai bên đăng ký kết hôn. Lưu ý là trước
khi đăng ký kết hôn chứ không phải trước khi hai bên tổ chức đám cưới. Bởi vì quan
hệ hôn nhân giữa hai bên chỉ được pháp luật công nhận khi hai bên đã đăng ký kết hôn
còn đám cưới chỉ là một nghi lễ của phong tục văn hóa nhằm thông báo rộng rãi cho
bạn bè, gia đình, người thân biết về mối quan hệ hôn nhân giữa đôi bên và nó không
có giá trị pháp lý.
Thứ hai, hình thức của Thỏa Thuận
Thỏa Thuận này phải được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực.
Thứ ba, nội dung của Thỏa Thuận
Nội dung của Thỏa Thuận sẽ do hai bên tự chủ động lựa chọn và quyết định, tuy nhiên
pháp luật cũng “gợi ý” một số phương án cơ bản như sau:
1. Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
2. Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ,
chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kì hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
3. Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được
trước khi kết hôn hoặc trong thời kì hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có
được tài sản đó
Nếu hai bên không lựa chọn một trong ba phương án ở trên thì có thể tự xây dựng cho
mình một Thỏa Thuận. Những nội dung cơ bản của Thỏa Thuận này bao gồm
1. Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
2. Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có
liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
4. Nội dung khác có liên quan.

11
12

Thứ tư, thời điểm có hiệu lực của Thỏa Thuận


Thỏa Thuận này có hiệu lực kể từ khi hai bên đăng ký kết hôn.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung nội dung Thỏa Thuận
Sau khi lập và công chứng văn bản Thỏa Thuận tài sản xong xuôi, hai bên vẫn có thể
sửa đổi, bổ sung nội dung văn bản Thỏa Thuận đó bất kỳ lúc nào trước hoặc trong thời
kỳ hôn nhân. Các bên có thể sửa đổi một phần hoặc toàn bộ, hoặc lựa chọn áp dụng
chế độ tài sản theo luật định.
Việc sửa đổi, bổ sung hay thay đổi lựa chọn phải được lập thành văn bản và phải được
công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Thỏa Thuận sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu
lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực.
Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài
sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác
Thứ sáu, các trường hợp Thỏa Thuận bị vô hiệu
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
(1) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân
sự và các luật khác có liên quan;
(2) Vi phạm một trong các quy định sau đây:
- Quy định về Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng tại Điều 29 Luật
HN&GĐ 2014;
- Quy định về Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình tại Điều 30 Luật HN&GĐ 2014;
- Quy định về Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng tại Điều 31
Luật HN&GĐ 2014;
- Quy định về Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân
hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không
phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Điều 32 Luật HN&GĐ 2014
(3) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền
được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của
gia đình.

12
13

Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu Thỏa Thuận này là: Vợ, chồng
hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản; Người bị xâm phạm, người giám hộ
của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng
Thứ bảy, hậu quả của việc Thỏa Thuận bị vô hiệu
Thỏa Thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án vô hiệu một phần hoặc
toàn bộ. Trường hợp Thỏa Thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản
của vợ chồng theo luật định được áp dụng. Trường hợp Thỏa Thuận bị tuyên bố vô
hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội
dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật
định được áp dụng.
Thứ tám, nghĩa vụ cung cấp thông tin về Thỏa Thuận trong giao dịch với người
thứ ba
Khi thực hiện các giao dịch với người thứ ba liên quan đến tài sản đã thỏa thuận thì
Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin, thỏa thuận
liên quan đến tài sản đó.
Tóm lại, theo Luật sư, quy định cho phép Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ
chồng trước khi kết hôn trong Luật HN&GĐ 2014 có thể sẽ không phù hợp với suy
nghĩ và quan niệm “truyền thống” ủng hộ vì họ cho rằng quy định này trái trái với đạo
lí của người Việt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là một quy định
pháp luật hết sức tiến bộ và phù hợp với xu thể xã hội hiện đại ngày nay.
Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận
được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được
công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung
của vợchồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Luật hôn nhân và gia đình 2014

13
14

2.2 Thực tiễn việc thực hiện chia tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân hiện nay
Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể về tài chung; tài sản riêng của vợ chồng nhưng
cách xác định tài sản riêng vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn rất khó khăn. Cần
hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn.
Theo nghiên cứu của em, trên thực tiễn hầu hết các vụ án ly hôn liên quan
đến phân chia tài sản đều xảy ra tranh chấp, các bên không thỏa thuận được nên khởi
kiện yêu cầu Tòa án thụ lý. Khi ly hôn, việc xác định và chia tài sản của vợ chồng
được
diễn ra như một lẽ tất yếu vì ly hôn làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng
cũng như chấm dứt khả năng hình thành, phát triển của khối tài sản chung.
Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014. Tài sản của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính
đến các yếu tố sau đây:
• Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
• Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập;
• Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
• Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì
chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình
được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản
riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2014.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ,
chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng
góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

14
15

Khi giải quyết loại vụ việc này, các sai phạm của Tòa án chủ yếu liên quan đến vấn
đề phân chia tỷ lệ tài sản chung, nguồn gốc hình thành, công sức đóng góp
vào tài sản chung mà chưa xác định rõ các tài sản riêng trong khối tài sản tài sản
chung. Bởi lẽ theo quy định pháp luật hiện hành, rất khó để đánh giá và kết luận chính
xác khối tài sản nàolà tài sản riêng, khối tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng, từ
đó gây khó khăn cho chính những người thực thi pháp luật.
Khó khăn lớn nhất trong phân chia tài sản chung khi ly hôn là việc vận
dụng các nguyên tắc chia tài sản sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, cụ thể
là xác định rõ đâu là tài sản riêng của từng người, đảm bảo được quyền, lợi ích của vợ
chồng và những người có liên quan. Việc đánh giá và quy đổi một vấn đề mang tính
chung chung như công sức đóng góp của vợ chồng thành một khối lượng tài sản cụ
thể là hết sức khó khăn, còn phụ thuộc vào sự đánh giá, nhận thức, quan điểm pháp
luật của Hội đồng xét xử. Có thể nói, nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, vướng
mắc như trên, là do các quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, thiếu
các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác
nhau.
Ví dụ điển hình như vụ án ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên: Sau
khi ly hôn, Tòa án căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và đã ra quyết định
như sau:
• Tài sản chung của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên sau khi ly hôn được
chia là 13 bất động sản thì ông Vũ, bà Thảo mỗi người 50%, tương ứng với số
tiền 363 tỷ đồng.
• Về cổ phần các công ty, tập đoàn Trung Nguyên và tài sản vàng, ngoại tệ, tiền...,
tòa tuyên ông Vũ được chia 60% và bà Thảo được chia 40% tổng giá trị tài sản
chung.
• Tuy nhiên, Tòa án chưa xác định được các tài sản riêng mà các bên tự mình xây
dựng, tạo lập trong quát trình lao động, sản xuất cá nhân, mà nhập chung thành
khối tài sản chung để phân chia. Như vậy, việc phân chia tài sản như trên, ít nhiều
sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên do khối tài sản riêng của từng người chưa
được tách bạch cụ thể. Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, bà Thảo được chia 40%
tổng giá trị tài sản chung và bị bắt buộc phải quy đổi thành tiền có phần chưa thỏa

15
16

đáng do công sức tạo dựng nên giá trị thương thiệu cũng như thành quả của Tập
đoàn Cà phê Trung Nguyên rất khó để cân đo đong điếm thành những con số
chính xác.
Từ đánh giá trên, em xin nêu quan điểm, kiến nghị về các bất cập, hạn chế trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp chia tài sản riêng khi ly hôn như sau:
Cần hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn.
Hiện nay các quy định về việc phân chia tài sản riêng còn nhiều hạn chế, chưa
được cập nhật đầy đủ, mạch lạc như việc phân chia tài sản chung. Cần có các quy
định, hướng dẫn kịp thời hướng dẫn, áp dụng thống nhất pháp luật, tháo gỡ các
vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình. Hướng dẫn cụ
thể hơn về cách đánh giá công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy
trì và phát triển khối tài sản chung để xác định khối tài sản riêng của mỗi người,
vì nếu cứ xác lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung sẽ không bảo đảm được
đầy đủ quyền lợi cho các bên.
• Các cá nhân, tổ chức cần tổ chức và tham gia các hội nghị tập huấn, lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ để cán bộ làm công tác dân sự có thể trao đổi, học hỏi, bổ sung
các kinh nghiệm và kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.
• Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết tranh chấp chia tài sản, đặc biệt
là tài sản riêng khi ly hôn đòi hỏi các cá nhân cần có nhận thức rõ về quy định
pháp luật và cán bộ áp dụng pháp luật cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy
mọi khả năng của mình, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và những kinh
nghiệm đã được đúc rút qua thực tiễn.

16
17

C. KẾT LUẬN
Vấn đề tài sản trong quan hệ hôn nhân vợ chồng đã và ngày càng trở nên phức tạp
với nhiều tình huống đa chiều, phong phú. Mặc dù pháp luật có quy định về
tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng nhưng để xác định rõ ràng tài sản nào là tài sản
riêng trong thời kỳ hôn nhân thì không phải là việc dễ. Nếu các bên trong quan hệ vợ
chồng còn yêu thương, thỏa thuận với nhau trong các vấn đề về tài sản trước và sau
thời kỳ hôn nhân, thì việc tranh chấp phát sinh sẽ được hạn chế rất nhiều. Nhìn chung,
tài sản riêng của vợ chồng được xác định gồm: Tài sản mỗi người có trước khi kết
hôn; Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản
được chia riêng cho vợ, chồng; Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài
sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng; Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ,
chồng; Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên
sau khi chia tài sản chung. Tài sản chung vợ chồng là tài sản các tài sản do vợ chồng
tạo nên trong thời kỳ hôn nhân mà không phải là tài sản riêng.. Bên cạnh đó, với
những quan điểm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta và toàn xã hội về quyền lợi của công
dân về tài sản riêng và thống nhất trong việc bình đẳng giới về mặt lí luận và cả thực
tiễn của pháp luật trong đời sống thông qua việc ghi nhận quyền này của luật hôn nhân
và gia đình. Từ đó, pháp luật rõ ràng giúp cho công dân được có những quyền lợi về
tài sản và đảm bảo sự công bằng cho công dân

17
18

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

18
19

Hình ảnh 2. Tại phiên hòa giải cuối vào hôm 14/1, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đề xuất
phương án phân chia tài sản.

Hình ảnh 3.Bà Lê Hoàng Diệp Thảo trao đổi thông tin với luật sư của mình.

19
20

BẢNG PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN

Mức độ
Nội dung hoàn thành Sinh viên hoàn thành
hoàn thành

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

Nguyễn Thục Đoan


Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu. Tốt
Phạm Nguyễn Hoài Bảo
PHẦN 2. NỘI DUNG

Nội dung 2: Khái niệm tài sản riêng của vợ Lê Vũ Xuân Phương
Tốt
chồng Nguyễn Trần Thanh Thủy
Nội dung 3: Tài sản riêng của vợ chồng Lê Vũ Xuân Phương
Tốt
trong thời kì hôn nhân Nguyễn Trần Thanh Thủy
PHẦN 3. KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 4: Việc hình thành và xác định tài
sản riêng của vợ chồng trong thời kì hiện Nguyễn Thục Đoan Tốt
nay theo luật Hôn nhân và Gia đình.
Nội dung 5: Thực tiễn việc thực hiện chia
tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn Phạm Nguyễn Hoài Bảo Tốt
nhân hiện nay.
PHẦN 4. KẾT LUẬN

Nội dung 6: Biên tập lời kết luận. Phạm Nguyễn Hoài Bảo Tốt

TỔNG HỢP NỘI DUNG BÀI TIỂU


Nguyễn Thục Đoan Tốt
LUẬN, CHỈNH SỬA HOÀN THIỆN

20
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật hôn nhân và gia đình 2014 (52/2014/QH13)

2. Ngọc Nhi, Công nhận tài sản riêng trong thời kì hôn nhân, website: Thư viện
pháp luật Link : https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/cong-nhan-tai-san-
rieng-trong-thoi-ki-hon-nhan-517 (ngày truy cập 4/12/2023).
3. Nguyễn Đức Thắng, “Quyền sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ
hôn nhân,” website :Công ty Luật TNHH Dương Gia - Chi nhánh Đà Nẵng,
Link: https://danang.luatduonggia.vn/hon-nhan-gia-dinh/quyen-su-dung-tai-
san-rieng-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan.html (ngày truy cập
4/12/2023).
4. Luật sư Lê MInh Công, “Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay
riêng?,” website: DFC Công ty tư vấn luật uy tín - Văn phòng luật sư tư vấn
Link: https://luatsudfc.vn/hoa-loi-loi-tuc-tu-tai-san-rieng-la-tai-san-chung-hay-
rieng.html (ngày truy cập 4/12/2023).

5. Hoàng Lộc, “Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung và tài sản
riêng,” website: Trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau,
Link:http://pbgdpl.camau.gov.vn/quyen-va-nghia-vu-cua-vo-chong-doi-voi-tai-
san-chung-va-tai-san-rieng.1972 (ngày truy cập 4/12/2023).
6. “Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng,” website: Luật Việt An,
Link:https://luatvietan.vn/xac-dinh-tai-san-chung-tai-san-rieng-cua-vo-
chong.html (ngày truy cập 4/12/2023).
7. Luật sư Lê Kiều Hoa, “Quyền sở hữu tài sản là gì ? Vợ chồng có nên xác lập tài
sản riêng không ?,” website: Công ty Luật TNHH Minh Khuê,

21
22

Link:https://luatminhkhue.vn/quyen-so-huu-tai-san-vo-chong-co-nen-xac-lap-
tai-san-rieng-khong.aspx (ngày truy cập 4/12/2023).
8. Dương Công Luyện, “Quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng,”
website: Sở Tư Pháp tỉnh Lạng Sơn
Link:https://sotp.langson.gov.vn/quy-dinh-ve-tai-san-chung-va-tai-san-rieng-
cua-vo-chong#:~:text=Trong%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%E1%BB
%A3p%20kh%C3%B4ng%20c%C3%B3,coi%20l%C3%A0%20t%C3%A0i
%20s%E1%BA%A3n%20chung. (ngày truy cập 4/12/2023).

9. Thảo Linh, “Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn của vợ chồng,” website:
Apolo Lawyers, https://apolo.com.vn/bai-viet-chi-tiet/thoa-thuan-ve-tai-san-
truoc-khi-ket-hon-cua-vo-chong-53.html (ngày truy cập 4/12/2023).
10. Tiểu luận “TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN
NHÂN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN,” website: Studocu,
Link: https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap-luat-
dai-cuong/tai-san-rieng-cua-vo-chong-ly-luan-va-thuc-tien/21559847 (ngày
truy cập 4/12/2023).

22

You might also like