You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG


QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ
(PHẠM VI: ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN PHÁP ĐỊNH)

Người thực hiện: Trần Võ Trọng Nghĩa


MSSV: 1735000274
Lớp: GVK4

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO CHẾ
ĐỘ TÀI SẢN PHÁP ĐỊNH .............................................................................................................. 4
1.1 Định nghĩa về tài sản .............................................................................................................................................. 4
1.2 Tài sản chung của vợ chồng ............................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO CHẾ ĐỘ TÀI SẢN PHÁP ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN ............................................................................................................................................... 8
2.1. Thực tiễn xét xử của các Tòa án về xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài
sản pháp định thông qua một số bản án xét xử thực tế .................................................................................... 8
2.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thống nhất quan điểm xét xử trong
các vấn đề liên quan đến xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định .. 9
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................................... 11
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật Dân sự


Luật HN&GĐ: Luật Hôn nhân và Gia đình
TAND: Tòa án nhân dân
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng nghìn năm thì quan hệ hôn nhân luôn là sợi dây liên kết giữa các thành viên
trong gia đình về mọi mặt trong cuộc sống bao gồm: Tình cảm, nuôi dưỡng, chăm sóc, vật chất... Một
gia đình được xây dựng dựa trên nền tảng tình yêu thương nhưng để gia đình được vun đắp và phát
triển tốt hơn thì nền tảng vật chất là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quan hệ hôn nhân gia
đình. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế thị trường luôn có nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế tài chính của các hộ gia đình hiện nay thì việc Nhà nước đề ra những
quy định của pháp luật nhằm xác định tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng.
Việt Nam là nhà nước pháp quyền, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dựa trên tiền đề
là pháp luật, nhà nước thực hiện hoạt động quản lý của mình đối với đời sống xã hội. Pháp luật
HN&GĐ là phương tiện mà nhà nước dùng để đảm bảo cho sự quản lý, điều chỉnh các quy phạm xã
hội và của nền đạo đức nói riêng về các vấn đề hôn nhân gia đình. Một trong số đó thì vấn đề về tài
sản giữa vợ, chồng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm, xem xét bởi vì quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng là nền tảng để xây dựng, phát triển quan hệ hôn nhân vững chắc, lâu dài hơn. Có một nền tảng
tài sản vững chắc thì sẽ hạn chế được tối đa các xung đột, tranh cãi trong gia đình từ đó mà các thành
viên trong gia đình có thể thoải mái, tự do làm được những điều mình muốn, yêu thương và phát triển
bản thân. Tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Nhưng quan trọng và căn bản
nhất hẳn là tài sản chung của vợ chồng vì đây là nền tảng để đảm bảo, phục vụ các nhu cầu sống thiết
yếu trong gia đình. Tuy vậy, hiện nay các công trình nghiên cứu khoa học vẫn chưa thực sự đào sâu
về các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản giữa vợ và chồng, đặc biệt là tài sản chung của vợ chồng.
Dẫn đến trong quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, những
quy định chưa được cụ thể gây lúng túng cho các nhà làm luật, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình
xét xử.
Nhằm góp phần làm rõ các quy định về tài sản chung của vợ chồng, kiến nghị một số giải pháp
khắc phục những vướng mắc, khó khăn đang tồn tại trong quá trình xét xử thực tiễn. Tạo cơ sở cho
việc áp dụng luật một cách hiệu quả, thống nhất giữa các Tòa án và nâng cao hơn nữa hiệu quả của
quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
nghiên cứu những quy định pháp lý về xác định tài sản chung của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân
gia đình. Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về vấn đề này, tác giả quyết định
chọn đề tài “Xác định tài sản chung của vợ chồng qua thực tiễn xét xử” để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt” từ đó ta có thể hiểu gia đình là một phần tế bào của xã hội, là hạt nhân của xã hội và việc vun đắp
và phát triển một gia đình tốt cũng góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh. Và một trong
những yếu tố then chốt góp phần xây dựng, phát triển một gia đình không thể không kể đến vấn đề tài
sản. Tài sản không chỉ đơn thuần là phương tiện giúp cho con người đảm bảo được các nhu cầu sống
2

cần thiết mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn để chúng ta có thể tự do, thoải mái tham gia
các hoạt động khác trong cuộc sống xã hội, một phần giúp cuộc sống tinh thần của chúng ta nhẹ nhàng
hơn. Vì thế, trong thực tiễn một số nhà làm luật cũng đã có một số công trình nghiên cứu xoay quanh
vấn đề tài sản này, trong đó quan hệ tài sản chung của vợ chồng đã có một số công trình nghiên cứu
sau đây:
+ Phan Trần Mai Phương (2013), “Chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng”, Khoá luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nguyễn Thị Bảo Nga (2003), “Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng”, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phạm Minh Thơ (2013), “Định đoạt tài sản chung của vợ chồng - những vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nguyễn Thị Kim Cương (2011), “Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi
ly hôn”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trần Thị Kim Hà (2016), “Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân”, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đặng Lê Phương Uyên (2018), “Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
theo pháp luật Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần giúp chúng ta có thể tiếp cận vấn đề về tài sản
chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định dưới nhiều góc độ khác nhau, Mỗi công trình đã
đưa ra những luận điểm cho thấy các quan điểm khác nhau giữa các tác giả về vấn đề tài sản của vợ
chồng, đặc biệt là vấn đề tài sản chung. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi, bất cập về các quy
định tài sản chung của vợ chồng trong thực tiễn xét xử. Do đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu về đề tài
xác định tài sản chung của vợ chồng qua thực tiễn xét xử để làm rõ hơn vấn đề này trong pháp luật
HN&GĐ Việt Nam, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tài sản chung của vợ chồng
và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề trên theo quy định của pháp
luật Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn các quy định về tài sản chung của vợ chồng,
thực tiễn áp dụng của các Tòa án thông qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn
về tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam. Do đó, tác giả đã thực hiện đề tài với 3 mục
tiêu chính sau đây:
Một là, nghiên cứu và phân tích khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nhằm góp
phần làm rõ khái niệm, nhận thức về vấn đề này một cách đúng đắn, rõ ràng và phù hợp với quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hai là, từ những nghiên cứu và phân tích về các vấn đề lý luận sẽ tiến hành tìm hiểu chuyên
sâu các vấn đề thực tiễn liên quan từ đó đưa ra cái nhìn bao quát hơn về đề tài nghiên cứu. Góp phần
3

xác định rõ ràng, đúng đắn và phù hợp về việc xác định tài sản chung của vợ chồng cả trong lý luận
lẫn thực tiễn cuộc sống. Từ đó đưa ra các kiến nghị để thống nhất các vấn đề đang có nhiều cách hiểu,
cách xử lý khác nhau giữa các nhà làm luật, các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ba là, Từ hai mục đích chính trên thì tác giả góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham
khảo về quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản pháp định thông qua một số
phân tích, bình luận và kiến nghị nhằm giúp cho việc nghiên cứu về vấn đề này được đa dạng, chuyên
sâu hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến xác định
tài sản chung của vợ chồng qua thực tiễn xét xử theo chế độ tài sản pháp định, nghiên cứu các quy
định của pháp luật Việt Nam có liên quan, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật các quy định về tài
sản chung của vợ chồng.
Phạm vi nghiên cứu đề tài đi sâu vào nghiên cứu vấn đề về tài sản chung của vợ chồng trên cơ
sở pháp luật Việt Nam, thông qua các quy định pháp luật được quy định theo pháp luật HN&GĐ và
các tài liệu liên quan khác. Đặc biệt, bài tiểu luận cũng phân tích các bản án thực tế từ năm 2016 đến
nay để góp phần làm rõ hơn những quan điểm xét xử của các Tòa án nhân dân. Ngoài ra, phạm vi
nghiên cứu về quy định của các văn bản quy phạm pháp luật cũng giới hạn ở Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ đó, đồng thời tìm ra những điểm còn hạn chế, định
hướng hoàn thiện khung pháp lý của vấn đề quan trọng này.

5. Phương pháp nghiên cứu


Nhằm giải quyết đầy đủ, rõ ràng những vấn đề cụ thể được đặt ra xung quanh đề tài tiểu luận
về xác định tài sản chung của vợ chồng qua thực tiễn xét xử thì tác giả đã áp dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau: (i) Phương pháp phân tích, (ii) Phương pháp quy nạp, (iii) Phương pháp nghiên
cứu đánh giá, (iv) Phương pháp tổng hợp, (v) Phương pháp so sánh luật học, (vi) Phương pháp luận
duy vật biện chứng
Nhằm góp phần tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện các vấn đề lý luận về xác
định với quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Cấu trúc đề tài
Nội dung của bài tiểu luận về xác định tài sản chung của vợ chồng qua thực tiễn xét xử ngoài
phần mở đẩu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 02 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định
Chương 2: Thực tiễn xét xử của các Tòa án Nhân dân xác định tài sản chung của vợ chồng theo
chế độ tài sản pháp định và kiến nghị hoàn thiện
4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN PHÁP ĐỊNH
1.1 Định nghĩa về tài sản
Tình yêu là chất kết tinh dẫn đến ngôi nhà của hôn nhân thì tài sản, vật chất là một trong những
nền móng góp phần xây dựng và vun đắp cho ngôi nhà hôn nhân đó được bền vững và phát triển hơn.
Bởi, tài sản được xem như là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con
người. Tài sản góp phần giúp con người ta đáp ứng được những nhu cầu cá nhân, hỗ trợ ta trong việc
thực hiện các công việc ngoài xã hội, thứ giúp chúng ta có thể chăm lo cho mái ấm gia đình tốt hôn.
Do đó, không thể nào phủ nhận tầm quan trọng của tài sản, vật chất trong đời sống hằng ngày của con
người.
Hiện nay, trong Luật HN&GĐ 2014 vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về tài sản là như thế nào.
Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến định nghĩa khác nhau về tài sản. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa,
tài sản là: “Của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng” 1. Theo Viện ngôn ngữ, Từ
điển tiếng việt phổ thông thì: “Tài sản là của cải, vật chất dùng để sản xuất kinh doanh” 2.Theo Từ
điển luật học của Bộ tư pháp thì: “Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền
tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm: vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có như hoa
lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu như đã thỏa thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá
được bằng tiền và quyền tài sản”3. Trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng có định nghĩa về tài sản tại Điều
105 như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và
động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”4.
Ta có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản nhưng chung quy khái niệm tài sản được nhìn
theo khía cạnh bao quát, theo nghĩa rộng do đó có thể phần nào phản ánh được tình hình thực tế cuộc
sống hiện nay. Định nghĩa tài sản theo nghĩa rộng giúp cho việc xác định đa dạng, phong phú về
những đối tượng được xem là tài sản hơn5.
Nhìn chung khi xét về mặt bản chất, pháp lý thì Bộ luật Dân sự là nguồn của Luật Hôn nhân
và Gia đình do đó có thể sử dụng khái niệm về tài sàn được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015
để xác định những đối tượng thuộc trường hợp được xem là tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 thì tài sản bao gồm 04 nhóm: vật, tiền, giấy
tờ có giá và quyền tài sản. Bộ luật Dân sự năm 2015 nhận định vật ở đây bao gồm cả vật hiện hữu và
vật hình thành trong tương lai. Và theo như quy định của pháp luật thì một vật được xét thuộc trường
hợp là tài sản khi thỏa mãn những yếu tố luật định như: vật đó phải là một bộ phận của thế giới vật
chất; vật đó phải mang lại lợi ích cho con người (đáp ứng nhu cầu về vật chất hay tinh thần nhất định
cho con người); con người có thể chiếm hữu được. Nếu đáp ứng được những điều kiện trên thì được

1
Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
2
Viện ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh niên. Năm 2010.
3
Từ điển luật học của Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý, NXB từ điển bách khoa, NXB Tư pháp trang 685.
4
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015.
5
Phan Trần Mai Phương (2013), Chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 9.
5

xét là tài sản. Về tài sản là tiền thì theo nhận định của một số nhà làm luật tiền được hiểu là tiền Việt
Nam Đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc quyền
phát hành, giá trị đồng tiền được ghi trên bề mặt đồng tiền và mọi người dân đều có quyền sử dụng
và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước6. Về giấy tờ có giá là giấy tờ bao gồm các loại trái
phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá
khác được pháp luật quy định và trị giá của giấy tờ đó được thành tiền và được Nhà nước cho phép
giao dịch. Cuối cùng về quyền tài sản được pháp luật nhận định là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác 7. Xét
thấy, BLDS quy định về quyền tài sản chỉ nhìn nhận ở góc độ giá trị kinh tế của nó và không phải là
một định nghĩa hoàn chỉnh là chỉ là định nghĩa nằm ở ranh giới giữa một quy phạm định nghĩa và một
quy phạm liệt kê. Ngoài quy định tại khoản 1 thì tại khoản 2 Điều 105 BLDS 2015 cũng có định nghĩa
tài sản được chia thành 02 loại đó là động sản và bất động sản. Và việc phân chia này được BLDS xác
định bằng phương pháp loại trừ.
Luật HN&GĐ 2014 trên cơ sở nền tảng kế thừa và phát triển của Luật HN&GĐ 2000 đã có
nhiều quy định tiến bộ và hoàn thiện hơn. Tuy vậy vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập trong những quy
định pháp lý dẫn đến sự tranh cãi, gây khó khăn, vương mắc trong giải quyết giữa các Tòa án. Việc
xác định, xây dựng quy định về định nghĩa về tài sản là cần thiết trong Luật HN&GĐ giúp đảm bảo
quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan trong quan hệ hôn nhân, giúp các nhà làm luật và cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền nhìn nhận, giải quyết và xử lý các vụ việc được rõ ràng, đúng đắn hơn.

1.2 Tài sản chung của vợ chồng


Trong đời sống hôn nhân gia đình thì vấn đề tài sản chung được xem là một trong những vấn
đề quan trọng đặt lên hàng đầu bởi đây được xem là khối tài sản góp phần đảm bảo cuộc sống, phục
vụ các nhu cầu phát sinh trong quá trình chung sống của các thành viên trong gia đình. Luật HN&GĐ
2014 không định nghĩa trực tiếp như thế nào là tài sản chung mà chỉ liệt kê ra các trường hợp được
xem là tài sản chung của vợ chồng dựa trên một trong những căn cứ sau đây: thời điểm phát sinh tài
sản, nguồn gốc hình thành tài sản, ý chí của vợ chồng hoặc suy đoán pháp lý mà tài sản được xác định
là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi bên 8. Và về tính chất khối tài sản này là sở
hữu chung hợp nhất và có thể bị phân chia trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận hoặc căn cứ theo
quyết định của Tòa án có thẩm quyền9. Theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 và Điều 9 Nghị
định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) thì tài sản chung của
vợ chồng, bao gồm:

6
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 204.
7
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015.
8
Đặng Lê Phương Uyên (2018), Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.9.
9
Trần Thị Kim Hà (2016), Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.1.
6

Thứ nhất, tài sản chung là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Các tài sản do vợ chồng tạo lập ra, thu nhập do lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh được xem
là các loại tài sản chủ yếu trong khối tài sản chung bởi đây là những loại tài sản phát sinh thường
xuyên, định kỳ và góp phần thỏa mãn các nhu cầu sống hằng ngày cả về vật chất, tinh thần của gia
đình đa phần phụ thuộc vào những loại tài sản này10. Và yếu tố then chốt để xác định những tài sản
trên là tài sản chung của vợ chồng khi đây là những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân
của vợ và chồng. Và khối tài sản trên có thể được tạo lập từ các nguồn khác nhau như tài sản do vợ
hoặc chồng tạo ra hoặc do cả hai vợ chồng cùng nhau tạo lập ra và việc tạo lập khối tài sản chung của
vợ và chồng có thể không ngang bằng nhau nhưng pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận quyền bình
đẳng của vợ và chồng đối với khối tài sản chung đó. 11
Bên cạnh những tài sản được tạo lập từ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh
thì khối tài sản chung của vợ và chồng cũng có thể bảo gồm hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng,
trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Từ những tài sản riêng của vợ chồng được hình thành
trước thời kỳ hôn nhân hoặc được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì từ những tài sản riêng đó có
thể làm phát sinh hoặc không phát sinh các hoa lợi, lợi tức12. Bởi trên thực tế thì vợ chồng trong quá
trình chung sống thường cùng nhau đầu tư thời gian, chất xám, công sức khai thác tài sản để từ đó
hưởng hoa lợi, lợi tức chung nên trong trường hợp mà tài sản riêng của vợ hoặc chồng làm phát sinh
hoa lợi, lợi tức thì pháp luật Việt Nam quy định đó được xem là tài sản thuộc phần sở hữu chung của
vợ, chồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ hai, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Điều kiện để xác
định tài sản này là căn cứ vào ý chí của người tặng cho, người để lại thừa kế. Bởi tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chỉ được xem là tài sản trong khối tài sản chung khi đây là những tài sản mà vợ chồng
được thừa kế theo di chúc, nếu là tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế theo pháp luật thì Nhà nước
sẽ xem đây là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Tài sản của vợ chồng được thừa kế chung
chỉ khi hưởng thừa kế theo di chúc vì nếu trong trường hợp mà tài sản thừa kế theo pháp luật thì lúc
này vợ, chồng sẽ sở hữu riêng vì quy định pháp luật của Nhà nước đa phân chia phần di sản mỗi người
được quyền hưởng.13
Thứ ba, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn. Đây được xem là loại tài
sản chung đặc biệt bởi dù qua bao thời kỳ thì quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản mang giá trị
cao, lâu dài. Quyền sử dụng đất ở đây có thể được hiểu là quyền sử dụng đất có được từ việc được
Nhà nước giao đất, quyền sử dụng đất có được thông qua các giao dịch, hay được tặng cho, thừa kế.

10
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ
sung), NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 210.
11
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ
sung), NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 212
12
Trần Thị Kim Hà (2016), Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.9.
13
Đặng Lê Phương Uyên (2018), Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.11.
7

Do đó, nếu vợ chồng có quyền sử dụng đất sau khi đã kết hôn thì quyền sử dụng đất này sẽ được xem
là tài sản chung của vợ chồng.
Thứ tư, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều
9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP các tài sản này bao gồm: Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ
số, tiền trợ cấp; Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự
đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất
lạc, vật nuôi dưới nước; Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật 14. Điều kiện để những
tài sản nêu trên được xem là tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng khi đây là những tài sản
được tạo lập, hình thành trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc là tài sản hợp pháp.
Thứ năm, tài sản riêng nhưng có thỏa thuận đưa vào làm tài sản chung. Quy định này góp phần
thể hiện rõ hơn việc Nhà nước tôn trọng quyền tự do, ý chí, thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ
hôn nhân gia đình. Việc thỏa thuận, định đoạt các tài sản riêng đưa vào tài sản chung hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của vợ, chồng. Pháp luật quốc gia không can thiệp vào những thoả thuận này nhưng
phải đảm bảo điều kiện thoả thuận không xâm phạm lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác. Nếu việc thỏa thuận, định đoạt các tài sản riêng đưa vào tài sản chung nhằm trốn tránh
nghĩa vụ, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác thì thỏa thuận đó sẽ không
được Nhà nước công nhận là hợp pháp.
Thứ sáu, không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản
riêng của mỗi bên. Đây được xem là quy định pháp luật dựa vào suy đoán pháp lý bởi nếu trong tranh
chấp tài sản mà các bên không chứng minh được đây là tài sản riêng của mình thì sẽ được mặc định
là đây là tài sản thuộc khối tài sản chung. Quy định này góp phần mở rộng phạm vi tài sản chung của
vợ chồng, hạn chế xáo trộn có thể xảy ra đối với khối tài sản chung của vợ chồng. Qua đó góp phần
bảo vệ tính ổn định của khối tài sản chung, gián tiếp đảm bảo tính bền vững của mối quan hệ hôn
nhân15.

14
Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014.
15
Đặng Lê Phương Uyên (2018), Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.12.
8

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO CHẾ ĐỘ TÀI SẢN PHÁP ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN
2.1. Thực tiễn xét xử của các Tòa án về xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài
sản pháp định thông qua một số bản án xét xử thực tế
Trong thực tiễn xét xử của các Tòa án về việc xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ
tài sản pháp định thì các vấn đề liên quan hiện nay đã khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn một số vướng
mắc còn tồn tại chủ yếu có nguyên do bắt nguồn từ sự thiếu sót trong quy định của pháp luật.
Thứ nhất, trong bản án số 07/2018/HNGĐ-PT ngày 11/01/2018 về yêu cầu chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre. Tóm tắt bản án: “Bà Nguyễn Thị Đ và ông
Nguyễn Văn R tự nguyện kết hôn vào năm 1969, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã T vào
năm 1996. Sau khi cưới, bà Đ và ông R được mẹ ông R cho chung vợ chồng hơn 15 công đất tại ấp
T, xã T, huyện M, tỉnh Bến Tre. Trong đó có thửa đất số 3585, tờ bản đồ số 1, diện tích 1.645,8m2
nhưng ông R đã bán một phần trong thửa đất này, hiện còn lại 1.088,3m2 và hiện tại ông R đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2014. Do cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẩn,
ông R hay đánh đập bà nên vợ chồng đã sống ly thân từ năm 1987 nhưng bà vẫn còn về thăm mẹ
chồng và làm giấy đăng ký kết hôn vào 1996. Bà Đ xác định thửa đất số 3585, tờ bản đồ số 1, diện
tích 1.645,8m2 tại ấp T, xã T là tài sản chung của bà và ông R do được tặng cho chung, thực tế thì bà
không có quản lý, sử dụng thửa đất này một ngày nào hết. Bà Đ yêu cầu Tòa án giải quyết chia cho
bà 822,9m2 đất thuộc một phần của thửa 3585, tờ bản đồ số 1, tại ấp T, xã T. Nhận định của Tòa án
thì mặc dù đất được cấp trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng ông R và bà Đ nhưng đất cấp cho cá
nhân ông R, bà Đ không có công sức đóng góp, cải tạo đất và thực tế bà Đ cũng không có canh tác
quản lý phần đất này nên đây được xác định là tài sản riêng của ông R. Khi ông R được cấp quyền sử
dụng các anh chị em của ông R không có tranh chấp thì xem như đã thừa nhận phần đất này cha mẹ
cho riêng ông R”.16
Trong vụ việc trên thì quyền sử dụng đất có được trong thời kỳ hôn nhân tuy nhiên phần đất
này được nhận định là mẹ ông R tặng riêng cho ông R để dưỡng già và ông R được cấp giấy chứng
nhận. Đồng thời, bà Đ cũng không có bằng chứng giấy tờ chứng minh là phần đất thử 3585 được cha
mẹ cho chung vợ chồng, bà Đ cũng không quản lý, sử dụng, không có công sức đóng góp, cải tạo đất.
Và khi ông R được cấp quyền sử dụng đất thì các anh chị em của ông R cũng không tranh chấp về
vấn đề đất đai. Từ đó có thể thấy mặc dù đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng Tòa
án vẫn xác định đây là tài sản riêng của ông R là hoàn toàn hợp lý. Theo quan điểm cá nhân thì tác
giả cho rằng hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc này là phù hợp và bảo đảm quyền và lợi ích
của các chủ thể liên quan.
Thứ hai, Bản án số 35/2019/HNGĐ-PT ngày 15/10/2019 về tranh chấp chia tài sản chung sau
ly hôn của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Tóm tắt bản án: “Chị L kết hôn với anh N và về sống

16
Bản án số 07/2018/HNGĐ-PT ngày 11/01/2018 “V/v yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân” của Tòa án nhân dân
tỉnh Bến Tre.
9

chung cùng với gia đình chồng. Sau đó một khoảng thời gian thì chị L đi xuất khẩu lao động ở nước
ngoài và có gửi tiền về cho gia đình. Cùng thời gian này thì gia đình chồng của chị L cũng xây dựng,
sửa chữa lại ngôi nhà đang ở. Sau đó, thì chị L và anh N ly hôn và chị L yêu cầu chia tài sản của chị,
anh N trong thời gian ở chung với gia đình anh N gồm: 01 ngôi nhà 3 tầng và công trình phụ khép
kín. Trong vụ việc trên, Tòa án nhận định ngôi nhà này được hình thành trong khoảng thời gian chị L
và gia đình chồng sống chung và chị L cũng có công sức đóng góp trong việc tạo lập, phát triển khối
tài sản trên. Do đó, Tòa án có thẩm quyền đã xác định đây là tài sản chung của ông T, bà Đ, anh N,
chị L”.17
Ở vụ việc trên, tuy căn nhà 3 tầng và công trình phụ khép kín là khối tài sản chung được hình
thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng khối tài sản chung này cùng thuộc sở hữu chung của vợ chồng
chị L với cha mẹ chồng. Và Tòa án trong trường hợp này không xác định đây là tài sản chung của vợ
chồng theo chế độ tài sản pháp định mà xác định đây là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần theo
quy định của BLDS và xác định công sức đóng góp của ông T, bà Đ, anh N, chị L là ngang nhau và
chia tài sản làm 4 phần bằng nhau. Như vậy, có thể thấy mặc dù tài sản chung hình thành trong thời
kỳ hôn nhân nhưng vì khối tài sản chung này cùng thuộc sở hữu chung với các chủ thể khác nên quan
điểm của Tòa án vẫn là ưu tiên xác định đây là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của các chủ thể.
Theo quan điểm Tác giả đánh giá thì hướng giải quyết này của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục vì
đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

2.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thống nhất quan điểm xét xử trong
các vấn đề liên quan đến xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định
Hiện nay, trong thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều giữa các Tòa án về xác định
tài sản chung của vợ chồng. Những bất đồng này chủ yếu nguyên nhân bắt nguồn từ sự quy định chưa
rõ ràng, cụ thể, thiếu sót trong quy định của pháp luật HN&GĐ nói riêng và pháp luật Việt Nam nói
chung.
Những bất đồng hiện nay trong việc xác định tài sản chung chủ yếu liên quan đến quyền nhân
thân. Đây là vấn đề đặc biệt trong mối quan hệ tài sản chung bởi gắn với quyền nhân thân của các chủ
thể. Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định các trường hợp cụ thể về các tài sản liên quan đến quyền
thuộc về nhân thân. Việc định hướng, đề ra các quy định về quyền nhân thân trong xác định tài sản
chung, riêng giúp xác định, khắc phục khả năng xảy ra bất đồng quan điểm giữa các Tòa án. Tác giả
kiến nghị các nhà làm luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần định hướng, xây dựng các quy định
về liên quan đến quyền nhân thân trong việc xác định tài sản chung như: quyền được hưởng bảo
hiểm...
Ngoài ra, hiện nay các Tòa án thường xác định các tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
theo chế độ tài sản pháp định dựa trên những căn cứ được đề ra như: nguồn gốc hình thành tài sản,
thời điểm phát sinh tài sản, ý chỉ của vợ chồng hoặc những suy đoán pháp lý mà tài sản được xác định

17
Bản án số 35/2019/HNGĐ-PT ngày 15/10/2019 “V/v tranh chấp chia tài sản chung sau ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc
Giang.
10

là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng. Việc dựa vào những căn
cứ pháp lý đó để xác định tài sản có thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay không là hoàn toàn
hợp lý. Tuy nhiên, Nhà nước ta vẫn chưa đề ra văn bản hướng dẫn cụ thể nào về trình tự xác định các
căn cứ trên, căn cứ nào là quan trọng nhất và căn cứ nào cần được ưu tiên xác định trước. Do đó, ngoài
việc đề ra các căn cứ, thì pháp luật Việt Nam cũng cần quy định cụ thể rõ ràng về trình tự sắp xếp các
căn cứ dựa trên mức độ quan trọng đối với từng loại tài sản để có thể xác định được tài sản chung của
vợ chồng một cách phù hợp nhất.
Nhìn chung, các vấn đề về xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định
giữa các cấp Tòa án có thẩm quyền đã có sự thống nhất quan điểm xét xử nhiều vụ việc, đa phần đảm
bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Góp phần
giúp định hướng, phát triển cộng đồng xã hội ngày một đi lên.
11

KẾT LUẬN CHUNG

Xác định tài sản chung của vợ chồng qua thực tiễn xét xử là một trong những vấn đề quan trọng
trong luật HN&GĐ. Bởi việc xác định rõ, đúng đắn các tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình, đảm bảo lợi ích của các chủ thể. Với đề tài “Xác định tài sản chung của vợ
chồng qua thực tiễn xét xử”, tác giả đã nghiên cứ về lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng giữa các Tòa
án. Từ đó nhận thấy, trong thực tiễn áp dụng các căn cứ pháp luật hiện nay còn nhiều bất cập, vướng
mắc. Tác giả đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện việc xác định tài sản
thuộc khối tài sản chung của vợ chồng nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc áp dụng luật một cách thống
nhất giữa các Tòa án và giải quyết các vụ việc một cách thấu tình đạt lý, cũng như đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
2. Luật Hôn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014.
3. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

B. Tài liệu tham khảo


1. Đặng Lê Phương Uyên (2018), Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo
pháp luật Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Thị Kim Hà (2016), Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân,
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phan Trần Mai Phương (2013), Chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng, Khoá luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
7. Viện ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh niên. Năm 2010.
8. Từ điển luật học của Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý, NXB từ điển bách khoa, NXB Tư
pháp.
9. Bản án số 07/2018/HNGĐ-PT ngày 11/01/2018 “V/v yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân” của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.
10. Bản án số 35/2019/HNGĐ-PT ngày 15/10/2019 “V/v tranh chấp chia tài sản chung sau ly
hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.

You might also like