You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


HÌNH THỨC THI TLOTT
KINH TẾ TP. HCM

Học phần: NHẬP MÔN LUẬT HỌC


Khóa: _____________________Mã lớp HP: _________________________
Chuyên ngành: ______________
Thời hạn nộp bài: _________________
Họ tên SV: _______
Mã số SV: _______________
Lớp: ___________

Đề tài tiểu luận:


BÌNH LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG BẢN ÁN SỐ
19/2021/HNGĐ-ST CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ RẠCH
GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG VỀ VIỆC LY HÔN, CON CHUNG VÀ PHÂN
CHIA TÀI SẢN CHUNG.
Tóm tắt:
Tại tiểu luận này, sinh viên sẽ tiến hành tóm tắt nội dung tại Bản án số
19/2021/HĐGĐ-ST của Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung bản án, sinh viên đặt ra những vấn đề
pháp lý cần bình luận và đánh giá. Theo đó, nội dung Bản án số
19/2021/HĐGĐ-ST giải quyết vụ việc ly hôn giữa nguyên đơn là chị Phan
Thị Thùy D và bị đơn là anh Phan Thanh Q.
Cùng với yêu cầu ly hôn, nguyên đơn và bị đơn cũng yêu cầu Tòa án
nhân dân thành phố giải quyết các vấn đề về nuôi con chung và tài sản chung
vợ chồng. Bên cạnh vấn đề nuôi con chung và cấp dưỡng cần phải bình luận,
vấn đề phân chia tài sản vợ chồng trong vụ án này cũng là một trong những
vấn đề điển hình về những tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng hiện
nay.
Thông qua việc bình luận các vấn đề pháp lý, sinh viên cũng đưa ra
những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra
kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

i
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

Luật hôn nhân và gia đình Luật HNGĐ

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân


HĐTP TAND tối cao
dân tối cao

Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS

ii
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tóm tắt nội dung bản án...............................................................................1

2. Những vấn đề pháp lý doanh nghiệp được đặt ra sau khi nghiên cứu bản
án. 2

B. BÌNH LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG BẢN ÁN THEO CÁC


QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ NĂM 2014.........................................................3
1. Căn cứ để tiến hành ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014............................3

2. Vấn đề nuôi con chung khi ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014.................4

3. Cấp dưỡng và thời điểm cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và Gia đình năm
2014.......................................................................................................................4

4. Bình luận Quyết định của Toà án nhân dân TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang về vấn đề xác định tài sản chung vợ chồng.............................................5

5. Đánh giá các quy định về “tài sản chung của vợ chồng” theo Luật HNGĐ
năm 2014 từ đó đưa ra những bất cập, vướng mắc và kiến nghị.....................6

C. KẾT LUẬN.......................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................9

iii
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tóm tắt nội dung bản án
Theo đơn khởi kiện và lời trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, chị D và anh
Q đăng ký kết hôn hợp pháp vào năm 2019, có 01 con chung là cháu Xuân
Anh sinh ngày 28/08/2019 (29 tháng tuổi), do mâu thuẫn không thể giải quyết
được nên chị yêu cầu Tòa án cho ly hôn và được nuôi cháu Xuân Anh, yêu
cầu anh Q cấp dưỡng 3.000.000 đồng/tháng đến khi cháu Xuân Anh đủ 18
tuổi. Về tài sản chung: chị D và anh Q được bà Ch tặng cho và hiện đang
đứng tên trên GCN QSD đất số CR 133713 đối với căn nhà tại số 465 Mạc
Cửu, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chị D yêu
cầu được chia 40% giá trị căn nhà tại thời điểm mua tương ứng là
1.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, anh Q, bà Ch (mẹ anh Q) và ông Phan Thanh
B (bố anh Q) đều cho rằng nhà đất nêu trên, bà Ch không tặng cho mà nhờ vợ
chồng anh Q, chị D đứng tên giùm do bà Ch đã lớn tuổi, đi lại khó khăn; giấy
tờ nhà do bà Ch cất giữ, đồng thời người sử dụng căn nhà cũng là bà Ch chứ
không phải là vợ chồng anh Q, chị D.
Tại phiên tòa, chị D có xuất trình 02 người để làm chứng là ông
Nguyễn Trí Dũng (cha ruột chị D) và ông Nguyễn Anh Kiệt (chú ruột chị D)
để chứng cho việc biết bà Ch mua nhà đất số 465 Mạc Cửu có mặt của anh Q.
Tuy nhiên, trong quá trình Tòa án tiến hành tiếp cận chứng cứ chị D không
cung cấp, nay tới phiên tòa mới đưa người là chứng mà không vì trở ngại
khách quan, hay sự kiện bất khả kháng nên Tòa án không chấp nhận; hơn nữa,
ông Dũng và ông Kiệt đều có quan hệ thân thích với chị D nên không đáp ứng
điều kiện khách quan của chứng cứ nên Tòa án không xác định là người làm
chứng trong vụ án.
Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu ly hôn của chị D, giao cháu Xuân
Anh cho chị D nuôi dưỡng, anh Q có trách nhiệm cấp dưỡng 3.000.000 đồng/
tháng. Về tài sản chung, HĐXX xác định nhà và đất số 465 Mạc Cửu, phường
Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang không phải là tài sản
chung của anh Q chị D tạo lập và không phải là tài sản bà Ch tặng cho nên

1
không có căn cứ chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung của chị D; ghi nhận sự
tự nguyện của bà Ch về việc hỗ trợ chi phí đứng tên dùm cho chị D số tiền
150.000.000 đồng.
2. Những vấn đề pháp lý doanh nghiệp được đặt ra sau khi nghiên
cứu bản án.
Thông qua nội dung bản án đã được trình bày trên đây, các vấn đề pháp
lý cần được lưu ý và bàn luận thêm bao gồm.
- Căn cứ và các điều kiện để tiến hành ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014
- Vấn đề nuôi con chung khi ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014;
- Cấp dưỡng và thời điểm cấp dưỡng theo Luật HNGĐ năm 2014;
- Bình luận Quyết định của Toà án nhân TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Gian về
vấn đề xác định tài sản chung vợ chồng;
- Đánh giá các quy định về “tài sản chung của vợ chồng” theo Luật
HNGĐ năm 2014 từ đó đưa ra những bất cập, vướng mắc và kiến nghị.
Những vấn đề này sẽ được bình luận cụ thể hơn trong nội dung Phần B
tại tiểu luận này.

2
B. BÌNH LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG BẢN ÁN THEO
CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ NĂM 2014.
1. Căn cứ để tiến hành ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014.
Theo Luật HNGĐ năm 2014 quy định việc ly hôn là sự kiện pháp lý
phát sinh khi có một trong những căn cứ luật định. Căn cứ quy định tại khoản
1 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Quyền ly hôn cũng là một trong
những quyền cơ bản của con người. Trong trường hợp xét rằng mục đích cuộc
hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng đều có quyền
yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, đối với một bên vợ, chồng do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ
của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của họ thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về người thân thích của họ 1.
Mặc dù nhận định rằng quyền ly hôn là quyền cơ bản của vợ hoặc chồng, tuy
nhiên pháp luật cũng có các quy định hạn chế quyền ly hôn. Theo đó, tại
khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 quy định người chồng không có
quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích của nội dung này là nhằm đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của người mẹ và trẻ em không bị xâm phạm
trong những thời điểm yếu đuối về thể chất và tinh thần.
Từ những quy định đã được nêu trên đây có thể nhận thấy việc ly hôn
dựa theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cả vợ hoặc chồng có thể
chia thành: thuận tình ly hôn2 hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên3 (thường
được gọi là khởi kiện ly hôn). Trong bản án nêu trên, chị D là người yêu cầu
Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn với lý do “trong cuộc sống
vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, bất hoà do tính tình đôi bên không phù hợp,
thường xuyên cự cãi gây mất tình cảm vợ chồng”. Như vậy, có thể nhận tháy
căn cứ để Toà án tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn là dựa trên yêu cầu của
1
Khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014.
2
Điều 55. Thuận tình ly hôn
3
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
3
chị D., căn cứ ly hôn trong bản án nêu trên là yêu cầu của một Bên theo quy
định tại Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014
2. Vấn đề nuôi con chung khi ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014.
Vấn đề nuôi con chung khi ly hôn cũng là vấn đề quan trọng cần xem
xét khi giải quyết yêu cầu ly hôn của các cá nhân. Phần lớn liên quan đến vấn
đề này, Toà án nhân dân có thẩm quyền sẽ tôn trọng thoả thuận của vợ chồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù, việc giao con chung cho người
có trách nhiệm nuôi dưỡng phải tuân theo quy định pháp luật.
Theo đó, căn cứ quy định khoản 3 Điều 86 Luật HNGĐ năm 2014 quy
định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường
hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của
con”. Trong bản án nêu trên, Chị D. và anh Q có một con chung 29 tháng
tuổi. Do vậy, Toà án nhân dân TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã quyết định
chấp nhận yêu cầu nuôi con chung của chị D. Giao cháu Nguyễn Xuân Anh
cho chị D. trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là hoàn toàn đúng với quy định
pháp luật.
3. Cấp dưỡng và thời điểm cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và Gia
đình năm 2014.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản
khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà
có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người
đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng
thiếu theo quy định. Luật HNGĐ năm 2014 không có quy định về thời điểm
cấp dưỡng.
Tuy nhiên căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều  482 BLTTDS năm
2015 quy định những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm
được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến
nghị: “Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao

4
động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động,
trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công
dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công”. Như vậy, căn cứ quy
định trên đây có kết luận riêng đối phần bản án tuyên về nghĩa vụ cấp dưỡng
sẽ có hiệu lực thi hành ngay khi Toà án tuyên mặc dù các nội dung như phân
chia tài sản có thể bị kháng nghị, kháng cáo chưa có hiệu lực.
4. Bình luận Quyết định của Toà án nhân dân TP. Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang tại Bản án số 19/2021/HNGĐ-ST về vấn đề xác định tài
sản chung vợ chồng.
Vấn đề phân chia tài sản chung vợ chồng trong bản án này giữa nguyên
đơn và bị đơn là vấn đề nổi bật và thường phổ biến trong các vụ án ly hôn
tranh chấp tài sản chung trên thực tế. Nhìn chung, việc xác định đâu là tài sản
chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất khó xác định
trong đời sống thực tiễn pháp lý, đặc biệt là những trường hợp tương tư như
chị D và anh Q trong bản án này. Để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này, sinh
viên sẽ tiến hành phân tích và bình luận quyết định của Tòa án nhân Thành
phố Rạch Giá để thấy được những hạn chế và vướng mắc:
Thứ nhất, anh Phan Thanh Q và chị Nguyễn Phan Thùy D đang là
người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất số CCR 133713 do Sở tài nguyên và môi
trưởng tỉnh Kiên Giang cấp ngày 20/06/2019 đối với nhà đất tại địa chỉ số 465
Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Căn cứ
Điều 16 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, về nguyên tắc, anh Q và chị D
đứng tên trên giấy chứng nhận QSD đất nên được suy đoán là chủ sở hữu hợp
pháp đối với căn nhà này. Do đó, trường hợp bà Đinh Thị Ch cho rằng nhà đất
tại địa chỉ số 465 Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh
5
Kiên Giang là do bà nhờ vợ chồng anh Q, chị D đứng tên giùm thì bà Ch phải
có nghĩa vụ chứng minh cho lời trình bày của mình là có căn cứ.
Thứ hai, bà Ch không xuất trình được các chứng cứ chứng minh cho
việc bà Ch nhờ vợ chồng anh Q, chị D đứng tên đối với nhà đất nói trên (hợp
đồng, giấy tờ, hay các chứng khác thể hiện nội dung đứng tên giùm). Việc bà
Ch chứng minh rằng mình đã bỏ tiền ra để mua nhà và đất nói trên, đồng thời
bà là người giữ giấy tờ nhà và đang sử dụng nhà và đất này để cho thuê không
phải là cơ sở để xác định bà Ch không tặng cho nhà và đất này cho vợ chồng
anh Q, chị D.
Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại xác định việc chị không xuất trình
được chứng cứ nào chứng minh bà Ch cho chị và anh Q đất và nhà nói trên
(không có văn bản thể hiện tặng cho Q sử dụng đất, nhà; không có người làm
chứng) để cho rằng nhà và đất số 465 Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang không phải là tài sản chung của anh Q chị D
tạo lập nên và không phải là tài sản bà Ch tặng cho nên không có căn cứ chấp
nhận yêu cầu chia tài sản chung của chị D là không có căn cứ và không thuyết
phục.
Do đó, trong trường hợp này phải xác định nhà và đất nêu trên thuộc tài
sản chung của anh Q và chị D, đồng thời khi chia tài sản chung của vợ chồng
thì phải coi anh Q có công sức đóng góp nhiều hơn để chia theo công sức của
mỗi bên và cần phải căn cứ vào nhu cầu về chỗ ở để chia hiện vật cho các bên
nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự như theo hướng dẫn tại Án lệ số
03/2016/AL trong xác định sự tồn tại của giao dịch dân sự tặng cho quyền sử
dụng đất giữa cha mẹ và con cái.
5. Đánh giá các quy định về “tài sản chung của vợ chồng” theo Luật
HNGĐ năm 2014 từ đó đưa ra những bất cập, vướng mắc và kiến
nghị.
Trên cơ sở phân tích bản án, việc tiếp theo cần phải thực hiện đó là
đánh giá các quy định về tài sản chung vợ chồng theo quy đinh của Luật
HNGĐ để đưa ra các kiến nghị hoàn thiệện vướng mắc. Theo đó, quy định

6
tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ 2014, Tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc
tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Tuy nhiên Luật HNGĐ 2014 và các văn bản pháp luật không có bất kỳ
hướng dẫn nào về việc xác định trường hợp nào thì xem xét đến công sức
đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung dẫn đến việc Tòa án tùy nghi áp dụng.
Theo đó, tại Án lệ số 03/2016/AL trong xác định sự tồn tại của giao
dịch dân sự tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con cái, HĐTP
TAND tối cao đã nhận định rằng “Do nhà và đất là bố mẹ anh Nam cho vợ
chồng anh Nam, chị Hồng nên khi chia phải coi anh Nam có công sức đóng
góp nhiều hơn để chia theo công sức của mỗi bên.” Tuy nhiên, ngay cả trong
trường hợp này, HĐTP cũng không xác định rằng khi xem công sức để chia
thì xác định tỷ lệ như thế nào. Do đó, lại khiến các Thẩm phán lúng túng và
tùy nghi áp dụng.
Vì các lẽ trên, cần kiến nghị ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để
xác định các trường hợp được xem là có công sức đóng góp và tỷ lệ chia như
thế nào là phù hợp với công sức đóng góp của mỗi bên.

7
C. KẾT LUẬN
Trên đây là nội dung phân tích và bình luận những vấn đề liên quan đến
về ly hôn, cấp dưỡng và nuôi con chung khi ly hôn theo Luật HNGĐ năm
2014. Trên cơ sở nội dung và phán quyết tại Bản án số 19/2021/HNGĐ-ST về
vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng, sinh viên đưa ra các đánh giá,
bình luận về những vướng mắc, bất cấp trong chế định này của Luật HNGĐ
đồng thời trên cơ sở đó xây dựng các khuyến nghị hoàn thiện chế định này.
Việc xác định các quyền lợi về nhân thân và quyền lợi về vật chất khi
ly hôn luôn là vấn đề được quan tâm hiện nay. Nắm bắt rõ cũng như có những
nhìn nhận đúng đắn liên quan đến việc ly hôn và các tranh chấp khi ly hôn
không những góp phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu học tập mà còn
tạo nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc sống sau này của mỗi sinh viên.
Trên cơ sở các phân tích, bình luận nội dung Bản án số 19/2021/HNGĐ-ST
này, sinh viên đã tiến hành đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp
luật để phù hợp với thực tiễn.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3. Luật đất đai năm 2013
4. Án lệ số 03/2016/AL trong xác định sự tồn tại của giao dịch dân sự
tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con cái.

You might also like