You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Giảng viên: Lê Vĩnh Châu

Nhóm: 1

Lớp: CLCQTL47B

TP.HCM, ngày 21 tháng 01 năm 2023


Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Triệu Hoàng Bảo Nguyên 2253401020166

Nguyễn Gia Phước 2253401020199

Bùi Nguyễn Hà Phương 2253401020200

Trương Ngọc Thái 2253401020221

Nguyễn Ngọc Trúc Vy 2253401020301

Đoàn Nguyễn Thể Xuyên 2253401020309

1
1. Tôi sinh 10/10/2002. Khi nào tôi có quyền kết hôn? (lấy vợ)
Trong trường hợp này là nam (lấy vợ).
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì nam
từ đủ 20 tuổi trở lên mới đủ điều kiện kết hôn. Vậy nên thời điểm người này có quyền
kết hôn là từ ngày 10/10/2022 trở đi vì đến ngày 10/10/2022 thì người này mới đủ 20
tuổi và đủ điều kiện kết hôn.
2. Tôi sinh năm 2004. Khi nào tôi có quyền kết hôn? (lấy chồng)
Trong trường hợp này là nữ (lấy chồng).
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì nữ từ
đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện kết hôn. Người này sinh năm 2004 thì năm 2022
vào ngày sinh được ghi trên giấy khai sinh thì sẽ đủ 18 tuổi. Vậy nên người này có
quyền kết hôn kể từ ngày sinh trên giấy khai sinh năm 2022 trở đi.
3. Người bị kết án chung thân/tử hình có quyền được kết hôn?
Nếu cả hai bên thỏa mãn các điều kiện kết hôn và không thuộc một trong các
trường hợp cấm kết hôn theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
thì người đang thụ án vẫn được quyền đăng ký kết hôn.
4. Tình huống: Chị N, sinh năm 1990. Anh T sinh ngày 10/1/1995. Tháng 2/2014
được UBND Xã đăng ký KH. Họ có 3 con chung là: KT sinh năm 2008; HT
2012; TK 2021. Việc KH có vi phạm pháp luật? Thời điểm sớm nhất anh T có
quyền KH?

Việc kết hôn của chị N và anh T đã vi phạm pháp luật. Vì tháng 2 năm 2014 anh T
chỉ mới 19 tuổi. Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì điều
kiện kết hôn của nam giới phải từ đủ 20 tuổi trở lên. Thời điểm sớm nhất anh T có thể
đăng ký kết hôn là 10/1/2015.
5. Nhà nghèo, bố mẹ bị bệnh nặng, cần nhiều tiền để chữa trị. Vì vậy bố buộc
em phải KH với ông A, người nước ngoài (65 tuổi) lớn hơn bố em 10 tuổi, em
không yêu ông ấy và em đã có người yêu rồi. Cho em hỏi:
5.1. Em không đồng ý KH với ông ta, nhưng bố buộc em phải kết hôn, nếu em
KH, việc KH của em có vi phạm pháp luật không?
Việc kết hôn của em là trái pháp luật. Vì đây là hành vi cưỡng ép kết hôn.
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014.

2
5.2. Nếu bố em từ bỏ ý định buộc em KH với ông A, nhưng vì ông A hứa cho
bố mẹ em tiền để chữa bệnh, vì thương bố mẹ, nên em đồng ý KH. Như vậy có
vi phạm pháp luật?
Việc kết hôn của em không vi phạm pháp luật vì đây là hành vi tự nguyện của em.
Không có sự cưỡng ép hay ép buộc gì cả. Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014.
6. Kết hôn không xuất phát từ tình yêu mà vì vụ lợi :
6.1. Có bị xem là vi phạm sự tự nguyện?
Không.
Vì căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định, việc
kết hôn giả tạo hướng đến các mục đích tư lợi thông qua hành vi tuân thủ các quy
định pháp luật. Việc kết hôn giả tạo thực chất không vi phạm điều kiện về sự tự
nguyện trong việc kết hôn, vì các bên có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau, nhưng
không nhằm đạt được mục đích của việc kết hôn.
6.2. Có giải quyết đăng ký kết hôn không?
Có giải quyết đăng ký kết hôn vì: “Kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn có đăng
ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ở thời điểm kết hôn một hoặc
cả hai bên tham gia vào việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do luật định"1.
Vậy có thể hiểu rằng trường hợp kết hôn vì vụ lợi vẫn được giải quyết đăng ký kết
hôn.

1
Đại học Luật TP.HCM (2023), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.162

You might also like