You are on page 1of 2

Bài tập 4

Năm 1981,ông Thứ kết hôn với bà Liên. Con chung của họ là Trí, sinh năm 1986.
Năm 1999, hai năm sau khi ông Thứ chết, bà Liên kết hôn với ông Khoa. Con nuôi chung
của bà Liên và ông Khoa là Nga (sinh năm 2009).
Năm 2012, do mâu thuẫn trầm trọng, ông Khoa bỏ nhà đến địa phương khác lập nghiệp.
Tháng 2.2015, bà Liên sinh một bé trai và khai sinh cho con tên là Thịnh. Giấy khai sinh số
177/2015 do UBND phường TC cấp thể hiện tên ông Khoa ở mục thông tin người cha.
Năm 2017, ông Khoa yêu cầu Tòa án giải quyết cho ông ly hôn bà Liên đồng thời phân định
hai ngôi nhà hiện bà Liên đứng tên quyền sở hữu gồm: Nhà số 34 A tọa lạc tại đường T,
phường 7, quận G trị giá 2.5 tỷ đồng (do anh Trí đang quản lý, sử dụng) cùng nhà số 110/6
đường E, khu phố G trị giá 3 tỷ đồng (do bà Liên đang quản lý, sử dụng). Theo hồ sơ vụ án,
năm 1980, bà Liên được cha mẹ tặng cho nhà số 34A. Còn nhà số 110/6 thì bà được thừa kế
riêng vào năm 2000. Quá trình hòa giải, bà Liên đồng ý việc chấm dứt hôn nhân. Về tài sản,
không chỉ phản đối yêu cầu của ông Khoa về việc chia nhà, bà Liên còn đề nghị Tòa án chia
đôi 120m2 đất nông nghiệp tọa lạc tại xã A, huyện B - diện tích đất do ông Khoa đứng tên
nhận chuyển nhượng từ thu nhập hợp pháp năm 2016.
Hãy cho biết, nếu Tòa án giải quyết việc chấm dứt hôn nhân giữa ông Khoa, bà Liên thì tranh
chấp tài sản của các bên phải được phân định thế nào theo pháp luật? Dựa vào cơ chế pháp lý
để giải quyết quyền lợi con chung (xác định người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng và
quyền thăm nom con) theo tình tiết vụ án.
Bài làm
Căn cứ Điều 59 LHNGĐ 2015, do chế độ tài sản của vợ chồng bà Liên và ông Khoa không
thoả thuận được nên sẽ do Toà án chia theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và
điều 60 đến 64 LHNGĐ 2015:
Thứ nhất, xét điểm d) khoản 2 Điều 59 LNHGĐ 2015, bà Liên có thể đã vi phạm nghĩa vụ vợ
chồng là chung thuỷ do trong thời gian 2012 đến 2015 không thể nào mang thai con ông Khoa
được nên Thịnh (chưa thành niên) không phải là con ông Khoa nên Thịnh sẽ do bà Liên nuôi
khi ly hôn và sẽ không nhận được bất cứ trợ cấp nào cho việc nuôi con
Thứ hai, nhà số 34A và nhà số 110/6 thì đó là tài sản riêng của bà Liên được thừa kế hợp pháp
vào năm 2000 nên sẽ không được chia.
Thứ ba, về 120m2 đất nông nghiệp thì sẽ được chia theo Điều 59 LHNGĐ và khoản 4,5 ,6
Điều 7 thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP do ông Khoa nhận
chuyển nhường từ thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ tính là tài sản chung của
vợ chồng.
Tường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng
khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các
yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực
hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng
cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân
thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly
hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để
bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia
đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ,
chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà
chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với
thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều
hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các
bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải
bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng
đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập
và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng
của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến
điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất
năng lực hành vi dân sự. Do ông Khoa và bà Liên có con nuôi tên Nga(chưa đủ tuổi thành
niên) nên sẽ phải chu cấp chi phí, chăm lo cho Nga theo quy định pháp luật.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi
phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ở đây, bà Liên có thể đã vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ của vợ chồng là có con riêng với người
khác nên có thể bà Liên sẽ được ít tài sản hơn.
Tóm lại, đối với các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đứa con chung của họ là Nga, tòa án có
thể sẽ quyết định quyền nuôi con, hỗ trợ tài chính và quyền thăm nom dựa trên lợi ích tốt nhất
của đứa trẻ, xem xét các yếu tố như sự ổn định, khả năng chăm sóc và sở thích của đứa trẻ. Bà
Liên sẽ được căn nhà số 34A và 110/6 và 1 phần đất của lô đất 120m2 đất nông nghiệp và ông
Khoa sẽ được nhiều hơn số đất nông nghiệp trong mẫu 120m2

You might also like